Tên gọi, tính vị, quy kinh của các dược liệu - Tuệ Tĩnh toàn tập

954 Dược liệu

Trong chuyên mục này, nhà thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan đến tên gọi, tính vị, quy kinh, công dụng của một số loại dược liệu.

Bài viết được tham khảo dựa trên sách Tuệ Tĩnh toàn tập. Tải file PDF Tại đây.

LOẠI CỎ HOANG

  1. Quán chúng: Rễ củ cây Ráng, khí hơi lạnh, ít độc, ít hoạt tràng, thanh nhiệt, trị các chứng xuất huyết, trừ tà, giết các loại trùng, tiêu các chứng tích báng. Cạo bỏ vỏ ngoài phơi khô mà dùng.
  2. Hoàng tinh: Củ Hoàng tinh vị ngọt, lành, tính hoãn bình, bổ trung ích khí, thêm tân dịch tinh túy; xưa các nhà tu tiên thường ăn được sống lâu. Gọt vỏ, đồ lên và phơi khô lại đồ, 9 lần để dùng.
  3. Sài hồ nam: Rễ cây lức (Nghệ An gọi là cây sơn năng mọc ở bờ biển nước mặn), VỊ ngọt, tính lành, không độc, chữa cảm sốt, sốt cơn, gan uất nhiệt, nóng trong xương và gân co rút,
  4. Tiền hồ nam: Rễ cây chỉ thiên (Lưỡi chó), vị đắng, khí hơi lạnh, trị các chứng bệnh cảm sốt, bí đái khó chịu, hay thực nhiệt, đau đầu, ho đờm, uống đều đỡ.
  5. Long đởm nam: cỏ Thanh ngâm (Thăm ngăm), vị đắng chát, tính hàn, sát trùng trừ độc, chữa gan nóng, đau mắt. Lấy dao trẻ cắt bỏ rễ con, phơi râm cho khô mà dùng.
  6. Sơn tam nại: Củ Địa liền (Thiền liền) vị cay tính ấm, tuyên thông các khiếu, trừ khí độc của rừng núi, sốt rét cơn, làm ấm bụng, trị lạnh da thổ tả (hoắc loạn); tán xỉa sâu răng.
  7. Cao lương khương: Củ Riềng ấm, vị cay khí nóng vừa, tính lành, chữa bệnh phong tê, báng hơi, tả lỵ lâu ngày do độc rượu, dạ dày lạnh, khí uất tích thì nên dùng.
  8. ích trí tử = Trái tré (Quả Ré) vị cay tính ấm, không độc, điều hoà tỳ vệ, an tâm dương thận, lợi tam tiêu, bổ tuỷ thêm tinh khí. Khi dùng bỏ vỏ.
  9. Tất bát: Lá lốt, vị rất cay thấu tận xương, tính rất ấm, chữa đau lưng, trừ chướng khí, thổ tả hàn lỵ, khí rừng tích báng trong bụng, đau âm nang.
  10. Khương hoàng: Nghệ vàng, vị cay đắng, khí hơi lạnh, tính mãnh liệt, phá tan hòn cục, tiêu ung nhọt, hạ khí, thông máu ứ khỏi đau tim.
  11. Uất kim: Củ nghệ rừng, vị cay đắng, khí lạnh vừa, tính thuần hậu, khai uất kết, thông kinh nguyệt, chữa đau bụng, bôi nhọt ra da non. Thái miếng phơi khô mà dùng,
  12. Nga truật: Ngải xanh (Nghệ đen), vị cay đắng, tính hơi ấm, phá hòn cục, tiêu thức ăn, chữa nôn nước chua, đau bụng, thông kinh nguyệt. Thái miếng tẩm giấm, sấy khô để dũng.
  13. Hương phụ: Củ cỏ gấu, vị ngọt đắng, tính lạnh ít, không độc, khai uất, lợi tam tiều, khoan khoái trong lòng, là vị thuốc quý của phụ nữ. Rang xém, giã với trầu cho tróc hết vỏ đen, thành mảnh vụn, rồi tuỳ chứng mà tẩm hoặc rượu, hoặc giấm, hoặc muối, hoặc đồng tiện, rồi sao lên mà dùng,
  14. Mạt lị hoa: Hoa lài (nhài), vị cay khí thơm, tính nóng, không độc, mát da thịt, nhuận táo, làm đen tóc. Dùng ướp trà uống cho sảng khoái.
  15. Mao hương: Cây Sả, dùng cả hoa lá, vị đắng tính ấm, chữa đau bụng, lạnh dạ dày, nôn ói, trừ tà, bạt hôi thối.
  16. Bạch mao hương: (Hương bài trắng) vị ngọt, khí ấm, thơm dịu, khử mùi hôi, chữa đau bụng lạnh, nấu nước tắm cho trẻ bị lở ngứa.
  17. Hoắc hương: Cây Hoắc hương, vị đắng cay, tính hơi ấm, rất lành, giúp chính khí trừ từ khí, chữa nôn ói, thổ tả thần hiệu. Lấy cây lá phơi khô mà dùng.
  18. Lan diệp: Lá Lan, vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng sát trùng, trừ độc, tiêu ung nhọt, lợi tiểu tiện, sinh tân dịch, đẹp nhan sắc.
  19. Trạch lan: Cây Mần tưới, vị đắng, tính hơi ấm, thông hoạt, phá hòn cục, tiêu ung nhọt, lợi tiểu tràng, trị máu xấu chóng mặt và phụ nữ hư lao.
  20. Hương nhu: cỏ Hương nhu, vị cay tính hơi ấm, để lâu được, chữa thổ tả rút gân, và giải cảm nắng, trừ phiền nhiệt rất tốt. Tháng 8, 9 có hoa hái về phơi khô, cất dùng.
  21. Bạc hà: Lá Bạc hà, vị cay tính ấm, thanh nhiệt hóa đờm, tiêu thức ăn, chữa các bệnh phong tà, đau đầu và sốt âm.
  22. Tích tuyết thảo, Liên tiên thảo: Rau má, vị đắng, khí lạnh, tính lành, chữa mụn nhọt lở ngứa, phong đơn nóng rát, phụ nữ đau tim nóng ruột.
  23. Ngải diệp: Lá Ngải cứu, vị đắng, tính hơi ẩm, nhiều công dụng, làm mồi cứu chữa được nhiều bệnh.
  24. Thanh cao: cỏ Thanh hao, vị đắng, tính bình, lành, trị các chứng hư tổn, sốt, âm, mồ hôi trộm, sốt rét, đi lị, đau bụng, vết thương đâm chém (đắp).
  25. Sung úy: Cây ích mẫu, vị cay ngọt, tính ấm, bổ, an thần, sáng mắt, chữa đau tim, rong kinh băng huyết, là vị thuốc quý về thai sản.
  26. Nhân trần /Nam/: Cỏ Nhân trần, vị đắng hơi cay, tính hơi lạnh, bình, khử thấp, trừ phong, thanh nhiệt, trị chứng vàng da, đau đầu uống thể nhẹ mình.
  27. Thanh tương tử: Hạt Duối mang, vị đắng, hơi lạnh, tính rất lành, thanh nhiệt, bổ trung, yên 5 tạng, tư thanh manh tê thấp và lở.
  28. Kê quan hoa: Hoa gà (Mào gà), vị ngọt, tính mát, khí thuần hòa, trị chứng tràng phong (loét ruột chảy máu) đi lị, trĩ rò và băng huyết.
  29. Trữ ma căn: Rễ củ Gai/bánh/, vị ngọt, tính lạnh, ngưng động thai chảy máu, giải cảm thời khí sốt nóng, khát nước, trị đái không thông, đắp vết thương trùng cắn hay trúng tên độc.
  30. Thương nhĩ: Cây Trái ké, vị ngọt, tính ấm, hơi độc, trừ phong khí lở ngứa, tê thấp tay chân co quắp, thanh can sáng mắt, bổ xương tủy. Khi uống vị thuốc này thì kiêng ăn thịt lợn.
  31. Đăng tâm thảo: Cỏ bấc, vị ngọt hơi lạnh, tả phế, mát tim, thanh hòa uất, khỏi đau họng, và lợi tiểu tiện, thông đái gắt, tiêu thủy thũng.
  32. Hy thiêm: Lá Bà a, vị đảng hơi lạnh, ít độc, giải nhiệt, chữa lở ngứa, sốt rét lâu ngày, phong thấp, tê chân tay và phù thũng. Dùng tươi hoặc hái về phơi khô, tẩm nửa rượu nửa mật đồ lên và phơi 9 lần.
  33. Lô căn: Rễ lau, vị ngọt tính lạnh, giải cảm thời khí phiền nhiệt, khát nước, trúng độc và ngừng nôn ọe nhiệt tả.
  34. Mộc tặc: Cỏ tháp bút, vị ngọt tính bình, không độc, bổ gan, tiêu mộng mắt, ngừng băng huyết, khỏi hoạt tràng, chữa sưng hòn dái và lòi dom (đáp).
  35. Ngưu tất/Nam/: Rễ cỏ xước. vị chua đảng, tính bình, lành, mạnh gân cốt, chữa tê liệt, bổ tinh điều huyết, thông đái gắt, trị sốt rét lâu ngày. Kỵ sắt, bỏ gốc, tẩm rượu mà dùng.
  36. Huyên thảo: Rau/hoa/Hiên, vị ngọt tính mát, lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, trù thấp nhiệt, quên lo phiền, an thai, bảo dưỡng sổng lâu.
  37. Hoàng qùy tử: Hạt Vông (bông) vang, vị ngọt, khí lạnh, rất hoạt tràng, thông tia sữa, thông đái gắt, tiêu phù thũng, làm dễ đẻ và chữa nhọt lở.
  38. Quyết minh tử: Hạt Muồng muồng (Muồng ngủ), vị mặn tính bình, không độc, ích thận thanh can, mát 5 tạng, chữa mụn nhọt, mắt lóa và đau đầu đặc hiệu.
  39. Địa phu tử: Hạt Hau hau, vị đắng tính lạnh, lành, hòa hoãn, lợi tiểu tiện, bổ ích tinh thần, tỏ tai sáng mắt, chữa liệt dương, sa tinh hoàn và lở ngứa.
  40. Đình lịch nam: Hạt đay, vị cay tính lạnh không độc, tiêu tích đờm, xẹp phù thũng, ngùng hen suyễn, thông kinh nguyệt. Lót giày trong nồi sao mà dùng.
  41. Xa tiền tử: Hạt mã đề, vị ngọt, khí lạnh, lợi tiểu tiện, ngừng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí, làm dễ đẻ. Xát bỏ vỏ ngoài.
  42. Mã tiền thảo: cỏ Mã tiền (cỏ Roi ngựa), vị đắng, tính hơi lạnh, thông kinh bế, tân tích tụ, chữa nhọt lở vết đứt và lở tri.
  43. Đại lam: Cây Chàm, vị đắng, ngọt, tính lạnh, thanh nhiệt, trị xuất huyết, giải độc, sát trùng, chữa bệnh cam trẻ em và sưng lở.
  44. Lam điền: Chàm bột, vị ngọt cay, tỉnh lạnh, tan trong nước, cầm máu, giải thuốc độc, khỏi hoảng hốt, sát trừng trị đơn lở.
  45. Thanh đại: Bột chàm, chất trong, vị mặn, tính lạnh, không độc, giải chất độc, bình can hỏa, trị trẻ em kinh giật và cảm nhiệt.
  46. Thủy liễu: Rau răm, vị cay tính ấm, không độc, chữa đau bụng lạnh, vết thương rắn cắn (uống và đắp), chàm ghẻ (xát), cước khí sưng chân và mụn tri thì nấu nước xông và ngâm rửa.
  47. Má liễu: Cây cỏ Nghể, vị đắng cay, tính ấm, không độc, chữa nuốt nhầm địa vào trong bụng (uống), nấu nước xông rửa lở chàm và các mụn lở ghẻ chóng khỏi.
  48. Biển súc: Rau Thài lài, vị ngọt tính bình, không độc, sát trùng, thanh nhiệt, chữa đái buốt, hoàng đản (vàng da), lở chàm.
  49. Tật lê tử: Qủy kiến sầu (gai ma vương) vị đắng tính ấm, bình, chữa các chứng đau mắt, tích khối, phổi lép, đau họng, mụn nhọt, tiết tinh. Sao cháy hết gai mà dùng.
  50. Tỳ ma tử: Hạt Thầu dầu, vị ngọt, tính bình, không độc, chữa các chứng tích hòn, miệng méo (đắp bên không méo), tai điếc (nút vào lỗ tai), mụn sưng (đắp), đẻ khó (rịt dưới bàn chân). Đập dập bỏ vỏ mà dùng. Uống hạt Thầu dầu thì kiêng ăn đậu rang, nếu phạm phải thì phát chướng mã chết.
  51. Thường sơn: Lá Thường sơn, vị đắng, hơi cay, có độc, tính hàn, gây nôn ra đờm, chữa sốt rét, tiêu thủy thũng. Róc bỏ gân lấy phiến lá, đồ với rượu phơi khô mà dùng.
  52. Nam tinh: Củ Ráy chuột (Chóc chuột), vị đắng /cay/, tính ấm, có độc mãnh liệt (ngứa); chữa trúng phong sùi đờm, tiêu mụn nhọt, phá hòn cực, duỗi gân cốt. Thái miếng, nấu chín, phơi khô mà dùng.
  53. Quỷ câu: Cù Nưa, vị cay (ngứa) tính ám. không độc. công hiệu chữa lao trùng truyền nhiễm, sốt rét cơn và hạ thai chết trong bụng,
  54. Xạ can: Cây rẻ quạt, vị cay tính hàn, ít độc, chữa đau họng, đờm khí kết tu, tiêu hòn cục, báng sốt rét, thống kinh bế.
  55. Phượng tiên hoa: Móng tay nước (Hoa bóng nước), rễ hạt đều vị ngọt tính ấm, làm thuốc chữa hóc xương và thúc đè thì nuốt hạt, thông kinh bẽ và chữa gãy xương thi nhai rè.
  56. Tường vi cân: rễ Tầm xuân, vị đắng chát, khí hơi lạnh, trừ thấp nhiệt, trị ly, sát trùng, chữa mụn lở và làm dân gân.
  57. Nguyệt quý hoa: Hoa hồng, vị ngọt tính âm, không độc, hoạt huyết, tiêu mụn nhọt, lên da non, tri tràng nhac. lờ chảy nước kiên hiệu.
  58. Mạch môn đông: Củ tóc tiên (Cò lan), vị ngọt khi bình, giải phiến nhiệt, nhuận phế thanh tâm, yên tạng phù, bổ lao tổn. chữa ho và điên cuồng.
  59. Cốt toái bổ: Cây tổ rồng, vị đắng tính ấm, không độc, bổ lao tổn, hằn gắn vết thương gãy xương, trị phong huyết đau nhức và sát trùng,
  60. Toan tương thảo: Vị chua, tính hàn không độc, thõng máu và tiểu tiện khỏi đái buốt đái giát, giải khát, chữa mụn lở có giòi và trĩ rò.
  61. Ngưỡng thiên bì: Rêu xanh mặt đất, Vị đắng hơi lạnh, ít độc, chưa trúng nặng đau tim, trúng khí độc nôn ói, đau mắt và lở.
  62. Óc du: Rêu mọc nóc nhà, vị ngọt tình hãn, không độc, trị nhiệt tà, thông niệu đạo khôi đái giát, giải khát, chứa trẻ em cảm sốt và đau răng.

LOẠI DÂY LEO

  1. Cẩm địa la: Củ gám (Ngải máu) vị ngọt đắng, tính bình không độc, trừ trúng độc, khí độc của rừng núi (sớm làm chướng khí) và nhọt độc.
  2. Thỏ ty tử: Hột Tơ hồng, vị cay khí bình, bổ trung ích khí, thêm tinh tuy, mạnh gân cốt, sáng mắt nhẹ mình, chữa đau lưng.
  3. Ngũ vị tử/nam/: Hột Năm cơm, vị ngọt cay lại chua mặn, khí ấm, tinh binh, mát phổi, bổ thuỷ sinh tôn dich chữa hư lao, ho lâu, háo khát.
  4. Phúc bồn tử: Trái (quả) Chúc xôi, vị ngọt tính bình, bổ dưỡng, ích khi, tư âm, hoà ô tạng, trị hư lao uống lâu sẽ khỏi.
  5. Sử quân tử: Trái (quả) giun, VỊ ngọt tính âm, không độc, trị 5 chứng cam của trẻ con, sát trùng trừ giun, mạnh tỳ, ngừng đi lị và đãi đục.
  6. Mộc miết tử: hạt trái Gấc, vị ngọt tính ấm, không độc thông bí tác. làm tan ung nhọt, tiêu sưng, trị đau lưng, nhọt vú. lòi dom.
  7. Khiên ngưu tử: Hột Bìm bìm, vị đắng cay, tính ấm, có độc, lợi tiểu tiện, thòng đại tiện, tiểu báng hạch, cổ đờm, thông bí kết, sát trùng. Khi dùng sao vàng tán nhỏ, rây lấy lớp bột lân đầu, còn bỏ đi. Giông đen thuộc thuỷ công hiệu chóng, loại trắng thuộc kim công hiệu chậm, người khoẻ thi uống, người già yếu hay có thai thì không dùng.
  8. Qua lâu nhân: Nhân hạt Dưa trời (7), vị đắng, tính hàn, hoà hoãn trơn chảy, nhuận phế bổ lạc, tri các chứng xuất huyết, đơm hoả, đau họng. Bỏ vỏ dùng nhân, bọc vài lớp giấy thấm đập ép cho hết dầu mà dùng.
  9. Thiên hoa phấn/Qua lâu căn: Củ dưa trời, vị ngọt hơi đắng, khí hàn, tính lành, bổ hư thanh nhiệt, nhuận táo khỏi khát, chữa mụn nhọt, vàng da.
  10. Cát căn: Rễ (củ) cây Sắn dây, vị ngọt, khí hàn tính lành, phát tán cho ra mồ hôi, giải cảm, mát da thịt, khỏi phiến nhiệt, thông quan (lợi đại tiện), giải độc.
  11. Thiên môn đông: /Cù/ Tóc tiên leo. vị ngọt đống, tính hàn, đại bổ, giáng hóa, mát phổi, nhuận tam tiêu, trị ho lao phổi lép.
  12. Bách bộ: Củ Bách bộ (Ba mươi), vị ngọt đắng, tính hơi â’m, không độc, mát phổi, chữa ho lâu, lao truyền nhiễm và bệnh cổ độc.
  13. Hà thủ ô trắng: Rễ (củ) cây Sữa bò, vị ngọt đắng, chát, tính ấm, nhu nhuận, mạnh gân bổ tỳ, trừ nhọt độc. Uống lâu thì tăng tuổi thọ. Lấy dao nứa cạo bỏ vỏ thô, lấy chày đập nát, ngâm nước vo gạo 1 đêm, phơi khô mà dùng. Khi uống thì kiêng ăn các thức tiết, cá không vảy, củ cải và tỏi.
  14. Tỳ giải: Củ Kim cang, vị ngọt chát, tính bình, rất lành, mạnh gân cốt, chữa đau lưng, tê bại, các chứng đái đục và mụn lở, củ sắc trắng sức mạnh hơn, thái miếng tẩm rượu phơi khô, hoặc đốt qua, lột vỏ, sác uống.
  15. Thổ phục lính: Củ Khúc khắc, vị ngọt chát, không độc làm mạnh dạ dày, cứng gân, trị phong thấp và giang mai rất công hiệu.
  16. Giải khôi: Củ Bồ nâu (củ nâu), vị ngọt chát, tính bình không độc, chữa các chứng tích tụ trong bung, sát trùng và cầm ỉa chảy.
  17. Mộc thông: Cây (dây) ruột gà, vị thể tính bình, lưu lợi, thông tiểu tiện, khỏi trệ, tiêu tháp thũng, thanh nhiệt, trị sưng họng, mụn lở.

LOẠI CỎ MỌC Ở NƯỚC

  1. Xương bồ: Rể Xương bồ, vị cay tính ấm, không độc, trừ thấp, an thần tỏ tai sáng mắt, chữa trúng ác, điên cuồng uống thì tỉnh. Thứ sinh ở trên đá, dài 1 tấc 9 đốt, dùng dao nứa cạo vỏ ngoài, đập dập sao hoặc tẩm nước vo gạo phơi khô mà dùng.
  2. Bồ hoàng: Bông cây náng (Cỏ nến) vị ngọt tính ấm, không độc, phá khối điều kinh, cảm băng huyết, an thai, khỏi đau, thông tiểu tiện. Pha huyết thì dùng sống, cầm máu thì sao.
  3. Giao hồ cô: Cây Niễng niễng, vị ngọt, không độc, tính lạnh, khai vị, mát dạ dày, mát ruột, giải phiền nhiệt, đau bụng, giải độc rượu.
  4. Phù bình: Cây bèo vần, vị cay khí hàn, không độc, trừ phong, lợi tiểu, chữa kinh cuồng, tê thấp, nhọt lở. Loại lưng tía lá tốt, ngày 15 tháng 7 lấy về bỏ rễ phơi khô, hoặc dùng tươi.
  5. Thủy tần: Cay Rau bợ, vị ngọt, tính hàn, trơn chạy, không độc, hạ nhiệt, mát da thịt, lợi tiểu tiện, chữa tiêu khát (đái đường) và vết bỏng.
  6. Thủy tào: Ngọn rau rong (Rong nước), vị ngọt tính hàn, không độc, mát trong lòng, trừ nhiệt lỵ, tiêu khát, trị bệnh sởi và nổi mẩn đỏ ở trẻ em.

LOÀI MỄ CỐC

  1. Cánh mễ: Gạo tẻ, mùi thơm ngon, tính mát bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cho cơ thể, nhờ đó làm nguồn sóng. Một tên gọi là Cương mễ, trong trắng ngon thơm, gạo hiến cho nhà vua dùng gọi là Ngự mễ.
  2. Đạo mễ: Gạo nếp, một tên gọi là Nhu mễ, một tên gọi là Dư mễ, vị ngọt, tính ấm thơm mềm, dẻo, bổ, trung ích thận, trị đi tiểu ra chất nhờn (đái dưỡng trấp: cao lâm), trị các chứng ẩu thổ đau bụng, tỳ vị hư yếu.
  3. Lang vĩ: Hột kê, vị ngọt, tính bình, không độc, ăn đỡ đói, chắc ruột mạnh dạ dày, dùng ăn chống đói khi mất mùa ít dùng làm thuốc.
  4. Hồ ma tử (Hột vừng): Hột lòng trứng (mè), có tên là chi nia, vị ngọt, hàn, lành trơn chảy, nhuận trường, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát trùng, thúc đẻ, chữa mụn lở.
  5. Ma du: Dầu mè, có tên lã Hương du, vị ngọt, hàn, lành, trơn chảy, nhuận trường, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát trùng, thúc đẻ, chữa mụn lở.
  6. Ý dĩ: Hột Ý dĩ, vị hơi ngọt, tính hơi hàn, không độc, trừ phong, thấp, nhiệt, trị co quắp, uống lâu nhẹ mình tăng trí nhớ.
  7. Hắc đậu: bạt Đậu. đen, vị ngọt, tính hòa không độc, trị được nhiều bệnh, trù phong, thấp, nhiệt, giải độc, công hiệu kể không cùng.
  8. Xích tiểu đậu: Hột Đậu đỏ, vị ngọt chua, tính bình không độc, kiêm cả công và bổ, trị chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt, bế trướng, đái tháo và nôn mửa.
  9. Lục đậu: Đậu xanh, vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt.
  10. Bạch đậu: Hột Đậu trắng, vị ngọt, tính mát không độc, khai thống, ấm bụng, mạnh chân thủy, trừ bệnh lao truyền nhiễm, giúp 12 kinh, hòa 5 tạng.
  11. Bạch biển đậu: Đậu ván trắng, vị ngọt, tính mát không độc, hòa các tạng, trừ phong, giải cảm nắng, mạnh tỳ, trị thổ tả, nôn ói, tiêu độc.
  12. Đao đậu: Đậu rựa, vị ngọt, tính bình, không độc, ích nguyên khí, ấm trong lòng, khoan khoái ruột, khi bị nấc cụt cho uống thì hạ ngay.
  13. Đậu sị: Vị đắng, tính hàn, không độc, kiêm cả bổ và công, các chứng lục dằm đều chữa được cả, hơn 40 phương thuốc dùng đến nó. Cách chế Đậu sị; Mùa hè tháng 5 – 6, chọn hạt đậu đen to béo, tùy dùng nhiều ít, bỏ vào nước, hạt nào nổi lên thì bỏ đi, ngâm một đêm, vớt ra cho ráo, đổ vào nồi hông đồ chín, rải ra trên chiếu, chờ lúc hơi âm ấm, liền lấy Thanh hao trải lên một lớp dày độ 3, 4 ngày xem lại thấy đã sinh vàng đều, đừng để lên mốc nhiều quá, đem ra phơi khô, tẩy sạch mốc vàng, lấy nước tưới đều, vừa ướt tay làm chừng, rồi đổ vào vò, lấy lá dâu đậy lên dày độ 3 tấc, lấy bùn trát kín, phơi ra giữa nắng 7 ngày, bỏ lá dâu cũ đi, lại mang phơi một lúc rồi lấy gạo tráng trộn vào, lại lẫy lá dâu khác ủ lên rồi trát bùn lại, làm như thế 7 lần cộng 49 ngày lại cho vào nồi hông đồ qua phơi khô, cất kín mà dùng.
  14. Trần Thương mễ: Gạo thóc lâu năm, chua hơi mặn, tính ấm, không độc, ít khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, chùa đi lỵ và đau bụng.
  15. Tửu khúc: Bánh men rượu, vị ngọt, tính ấm, không độc, khoan khoái trong lòng, khai vị, trù đàm tích, khi nghịch, hòn cục trong bụng và chữa hoắc loạn (thổ tả).
  16. Mễ thố: Giấm tinh (giấm thanh) cũng gọi là Khổ tửu. Vị đắng, chua, không độc, khí ấm, tính chạy khắp, làm mềm chất rắn, phá hòn cục, thu liễm vết thương, tiêu hạch khỏi đau, tan đinh nhọt sưng tấy.
  17. Hảo tửu: Rượu tăm, (rượu đế) vị đắng, ngọt, cay, tính nhiệt có độc, khử tà, hạ khí, hành huyết, khai uất, trừ phong, dùng để tẩm chế các vị thuốc.
  18. Tửu tào: Bã (Hèm) rượu, vị ngọt, cay, tính không độc, dẫn tiêu thức ăn, ấm trong lòng, trừ máu ứ, chữa bệnh lở, nẻ, bị đánh, bị ngã và bị trùng thú cắn.
  19. Khang Tỳ: Cám, vị ngọt nhạt, tính hòa bình, hạ khí, thông ruột, phá tan hòn cục, trị chứng nghẹn, ọe.

LOÀI RAU

  1. Cửu thái: Rau Hẹ, vị cay, chua, chát, tính ấm, lành, bổ dương, hạ khí, trị đau vùng tim, cầm máu, giữ tinh, trừ nhiệt lỵ.
  2. Cửu tử: Hột Hẹ, vị cay, ngọt, tính không độc, hay ấm buồng hơi, trị các chứng mộng di tinh, bạch đái, đái ra máu, đau đầu gối, đau lưng.
  3. Thông cân: Củ Hành, vị cay, khí ấm, tính bình, giải biểu, trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, tê thấp, an thai.
  4. Giới khiêu (8) / giới bạch/: Cây rau kiệu, vị cay, đắng, tính ôn hòa, bổ trung, hành khí, nhẹ mình, lợi thủy, chắc ruột, trị bệnh đái gắt, đái đục.
  5. Đại đoán: Củ tỏi, vị cay hôi, tinh ẩm, hơi độc, trừ tà, trừ độc, chữa mụn nhọt, tiêu thức ăn, thông quan trung tiện, phá hòn cục. Ăn nhiều thì tán khí hại người.
  6. Giới thái: Rau cải, vị cay, tính ấm không độc, thông lợi khoan khoái trong hông ngực, thông khiếu, an thần, lợi đàm, trừ ho dốc.
  7. Giới tử: Hột cải, vị cay, tính nhiệt không độc, khoan khoái, trị các chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng, tê dại, mụn nhọt.
  8. Bạch giới tử: Hột cải trắng, vị cay, tính ẩm, không độc, khoản lợi, tiêu đàm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, cước khí, đau phong.
  9. La bặc căn: Củ cải, vị cay ngọt, lá hơi đáng, tính không độc, lãm long đơm, tiêu thức ãn, tán phong tà, thông ứ, thông đái gắt (lâm lậu) trừ bệnh lỵ.
  10. La bạc tử: Hột lu bú (Cải củ), vị cay ngọt, tính bình, không độc, trị các chứng phong đàm, suyễn đầy, đi lỵ, mụn lở và đại tiểu tiện không thông.
  11. Sinh khương: Củ gừng /sống/, vị cay, tính ấm, không khí, tỉnh thần, thông 9 khiếu, trừ tà khí, phục hồi chính khí rất là hay.
  12. Can khương: Củ gừng già chế khô, vị cay, tính ấm, không độc, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết, bệnh trầm trọng làm tỉnh táo lại được. Cách chế: Cuổi mùa đông đào củ Gừng già đã có xơ đem ngâm nước chảy về phía đồng 7 ngày, lấy ra xắt lát, đồ chín phơi khô mà dùng.
  13. Hồ tuy: Mùi tui (rau mùi ta) ngò ri vị cay tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, thông đại tiếu tiện, trị chứng phong tà và làm cho đậu hãm mọc được.
  14. Hồ tuy tử: Hột mùi túi (Ngõ ri), vị cay tính bình không độc, hay tống độc ra sát trùng trị lở, tiêu thức ăn cũ, trị chứng trưởng phong hạ huyết, bệnh trĩ mạch lươn và chứng sưng dái.
  15. Khổ cần: Râu cần, vị ngọt thơm ngon, tính binh, không độc, dưỡng huyết, thông lợi đường ruột, thanh nhiệt độc, chỉ băng huyết, giải khát, ích tâm thần.
  16. Tiểu hồi hương: (1) Hột Thì là, vị cay tính ấm không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, trù trướng, tiêu hòn báng, đau bụng và đau răng.
  17. Úng thái: Rau Muống, vị ngọt tính hàn không độc, giải các chất độc, và sinh da thịt, làm dễ đẻ, tiêu thủy thũng.
  18. Quân đạt thái (9): Quân đạt (củ cải đường), vị đắng ngọt, tính hàn, không độc, hoạt lợi, trị chứng nhiệt độc lưu hành, đau đầu, khai vị (ngon miệng), ra da và giải khát.
  19. Hiện thái: Rau Dền trắng, vị ngọt tính lạnh không độc, làm dễ đẻ, sát trùng, lợi khiếu, trị lở môi, giải độc nọc ong nọc rắn và ngứa do sơn ãn (xát).
  20. Mã xỉ hiện: Rau Sam, vị chua tính hàn không độc, trị ghẻ lở, sát trùng, tiêu sưng, trị mờ mát, hòn cục trong bụng và cam lỵ.
  21. Khổ cự: Rau Diếp /đắng/, vị đắng tính hàn không độc, công dụng điều hòa tiếp bổ, khai vị thanh tâm, chữa các chứng ung độc sưng tấy.
  22. Bạch cự: Rau vạt (rau Diếp trắng), vị đắng tính hàn không độc, thanh nhiệt, mạnh gân, bền xương, thanh thần, trung hòa giải độc rượu, thông huyết mạch.
  23. Lạc qùỵ: Lá Tầm tơi (Dây mồng tơi), vị chua tính hàn không độc, hoạt thai dễ để, hoạt trường, thông đại tiểu tiện, hột tán bột với phấn xoa trừ rôm xảy rất tốt.
  24. Ngư tinh thái: Rau Dấp (Diếp cá) vị cay, tanh hôi, tính ấm, hơi độc, trị chốc đầu, lở ghẻ, đau răng, bệnh sốt rét.
  25. Quyết thái: Rau Rút, vị ngọt tính hàn không độc, ăn nhiều thì không đói, hòa tạng phủ, thông lợi trường vị, tiêu thũng.
  26. Dá vi: Rau Vi, vị ngọt tính hàn, không độc, ăn nhiều thì đói, hòa tạng phủ, thông lợi trường vị, tiêu thũng.
  27. Vu tử: Củ Khoai/sọ/, vị cay tính bình không độc, khoan khoái trong ruột, tiến thực, trừ phiền nhiệt, giải khát, thông kinh, trị động thai.
  28. Thổ noãn: Cù Tử, vị ngọt cay tính hàn, hơi độc, giải các thuốc độc, no lòng, tri ho nhiệt và khô cổ họng.
  29. Sơn dược: (Thự dự): Củ Mài, vị ngọt tính bình không độc, bổ tim, nuôi thận, bồi bổ tỳ vị, ích khí, mạnh gân, lớn xương. Cạo bỏ vỏ vàng phơi khô mà dùng.
  30. Linh dư tử: Dái khoai Mài (củ đeo), vị ngọt tính ấm không độc, đại bổ vinh vệ, tư dương hư tổn, dược lực mạnh hơn Sơn dược.
  31. Cam thụ: Củ tía (Khoai lang), vị ngọt ngon, tính bình, không độc, bổ ích lao thương, mạnh tỳ thận, công dụng như Sơn dược.
  32. Trúc duẩn: Măng trúc (tre), vị ngọt hơi đắng, tính hàn không độc, bổ trung hoà vị, mát tim, giáng hoà, tiêu đàm.
  33. Giã tử: Trái cà, vị ngọt tính hàn, hơi độc, hoạt lợi, chứa chứng lao truyền thi, bệnh ôn, thũng độc, hòn cục, làm thuốc thì dùng thứ cà sắc vàng tốt hơn. Tính hàn, ăn nhiều thì đau bụng và động khí, sinh cố tật, đàn bà hay ăn thì hại tử cung.
  34. Khổ già (Thủy già): Trái cà vàng (cà qụánh), vị đắng hơi ngọt, tính lạnh độc, chữa mụn nhọt, lở chốc, chướng khí, đau răng và chó dại cắn.
  35. Khổ biểu: bàu đắng, vị đắng tính hàn, hơi độc, tiêu thũng, thông đái gắt lợi tiểu tiện, trị cam mũi chảy nước hôi thối, vàng da (hoàng đản) và mụn lở.
  36. Tây qua: Trái dưa hấu, vị ngọt tính hàn, lành, chỉ khát tiêu phiền, trị trúng nắng, thông đái gắt, trị tê đau, ly ra máu.
  37. Điềm qua: Trái Dưa đá (đính chính là dưa bở), vị ngọt tính hàn hơi độc, giải cảm nắng, giải khát trừ phiền, lợi tiểu tiện, tiêu khí ủng tắc ở tam tiêu.
  38. Qua đế: Cuống dưa đá vị ngọt tính lạnh có độc, gay nôn ra đờm đọng, giải cổ độc, đẩu phong, thuỷ thũng, hoàng dân. Dùng thứ cuống dưa xanh hoặc phơi héo.
  39. Đông qua: Bí đao, vị ngọt tính hơi hàn không độc, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu mụn, tiêu sưng và thông tiểu tiện.
  40. Việt qua: Trái dưa gang, vị ngọt tính hàn, không độc, lợi đường ruột, chỉ khát trư phiền, trừ độc rượu, chữa nhiệt tả, lở âm nang, àn sống nhiều thì động khi đau tim, kết khối, yếu gân, tổn tai mát.
  41. Hồ qua: Trái dưa bở (đính chính là Dưa chuột), vị ngọt tính hàn hơi độc, lợi tiểu mát da thịt, trị đau mắt đỏ, ngã chạy tổn thương, phỏng lửa và cổ trướng, ăn nhiều sinh nóng lạnh, sốt rét, tích ứ. hư nhiệt, ít khí, tổn huyết, phát lờ, chân nóng trẻ con càng nên kiêng.
  42. Tỳ qua: Xơ Mướp, vị ngọt tính âm không độc, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, trị mụn nhọt làm cho đậu mọc, thông sữa. Lẩy những quả dã già đã qua mùa sương, bò hột mà dùng.
  43. Khổ qua: Mướp đắng, vị đắng tính hàn không độc trừ tạng nhiệt, sáng mát, mát tim, bổ lao tổn; hột uống thì ích khí, mạnh dương.
  44. Mộc nhĩ: Nấm tai mèo, nhẹ mình, ích khí, cường chi, trị chảy nước mát, băng huyết, đi ly ra máu. Tốt nhất là nấm lấy ở 5 giống cây: Dâu, Dâu da, dương, Liễu, Hoè, còn nữa thì lành hay độc tuý tính từng cây gỗ có nấm mọc.
  45. Thổ khuẩn: Nấm đất, vị ngọt tính hàn, có độc, chuyên trị đinh sang, thũng độc và các chứng ban. Độc hay lành cũng tuỳ đất và cỏ nơi nấm mọc ra. Sinh trên đất gọi là Khuẩn sinh trên cây gọi là Tầm.

LOÀI QUẢ

  1. Mai tử: Trái (Quả) mơ, vị chua tính bình không độc, ăn sống hại răng, dùng làm thuốc thì chế ra hai thứ: Ô mai, và Bạch mai.
  2. Ô mai chế: Mơ đen, vị chua chát, tính ấm bình, tác dụng giải phiền nóng, liềm phế khí, an âm, trừ tả lỵ, sốt rét, tiêu khát và đờm dãi. Cách chế Ô mai: Dùng quả mơ chín vàng (ươm), ngâm với nước tro rơm nửa ngày, đồ qua, phơi ráo đem gác lên giàn bếp mà xông khói đến khô đen hãy dùng.
  3. Bạch mai chế: Quả mơ muối, vị chua tính hàn không độc, tác dụng trừ nhiệt, chỉ huyết sinh tân dịch, lợi cuống họng, chữa trúng phong đờm huyết và kiết ly. Cách chế Bạch mai: Quả mơ chín vàng (ươm), lấy nửa nước muối hoà với nhau mà ngâm, ngày phơi đêm lại ngâm, ngâm đến 10 ngày sẽ thành sắc trắng như sương, nên cũng gọi là “sương mai”, phơi khô hãy dùng.
  4. Lý tử: Quả mận, vị đắng chua, xơi độc, tác dụng điều trung chùa cớ tát, nông âm ỉ trong xương. Hạt nó có tác dụng hành huyết nhuận thúy An nhiều thì sinh hu nhiệt, (quả nào bỏ vào nước mà nổi thì không nên ăn).
  5. Đào tử: Quả đào, vị cay chua, ngọt tính nhiệt và độc, án ít thì bổ khí đẹp da, ăn nhiên thì phát nhiệt, đổ mồ hôi.
  6. Đào nhân: Óc hạt đào, vị ngọt hơi đắng, tính bình không độc, cồng dụng hạ khí nhuận tràng, thông huyết ứ thành hòn, diêu kinh, chữa các chứng tê thăp, lao nóng ảm i trong xương.
  7. Đào mô: Quá đào héo trên cành, vị đắng tính hơi ấm và hơi độc, công dụng trừ các khí độc phá hòn cục, trừ trũng ác, có thai bị thường ra huyết, trừ nọc sốt rét. Lấy quả đào còn non, xanh mà tự khò héo còn dính trên cành là đúng
  8. Đào giao: Nhựa cây đào, vị đắng, tính bình và rất mạnh, công dụng hành huyết trừ tà, làm cho đậu hãm có thể mọc lại, thõng đái gát, giải nhiệt khát, trị hư lao.
  9. Táo tử: Quả Táo, vị ngọt tính bình không độc, hòa vinh dưỡng vệ, bố ích tinh thần, bảo dưỡng ngũ tạng tam tiêu.
  10. Đường lê: Quả Đào trời, (.7) vị chua ngọt, chát, tính không độc, chuyên trị nong trong lòng, đi lỵ lâu ngày, đốt thành tro hòa nước uổng,
  11. Hồng thị: Quả Hồng, vị ngọt hơi chát, tính hàn, thông khi kinh mạch, làm mát dạ dày, nhuận trong miệng hòa trong ruột, thông được tai mũi Hỗ uống rượu không nên cùng ăn Hồng, làm người ta dễ say hoặc đau tim.
  12. Thị sương: Quả hồng khô (mứt hồng), vị ngọt tính bình không độc. nhuận phổi, nhuận tim, hòa dạ dày, tiêu đờm, giáng hòa, hòa huyết. Có tên gọi là Bạch thị, Thị bánh. Cách chế: Dùng quả Hồng lớn chín rồi, gọt bỏ vỏ, lấy tay nắn cho xẹp lại, ngày phơi nắng, đem phơi sương, nôn gọi là Thị sương
  13. Hãn thị: Quả Cậy, vị ngọt chát tính hàn lành, nhuận tim mật phổi, chặt ruột, giải độc rượu.
  14. Thiên quân tử: Quả bàm, vị chát ngọt tính hòa bình, không độc, chỉ khát, an tim, trừ uất nhiệt, đẹp da mạnh sức, ăn nhiều cũng được.
  15. Thạch lưu: Quả lựu, vị ngọt chua chát, tỉnh ấm, hơi độc, nhuận họng ráo, trừ lao trùng truyền nhiễm. Rễ nó dùng sát trùng rất tốt, và trị chứng huyết lậu, ăn nhiều thì hại phổi tổn rang.
  16. Quất thực: Quả quýt, vị chua ngọt tỉnh ám, không độc, khoan tung, chi khát, mát phổi, khai uất, trừ đàm tán khí kết.
  17. Trần bì: Vỏ Quýt, vị đắng cay, tinh khai thông, khoan trung, diêu đờm dãi, mạnh tỳ vị, trù uất nhiệt. Để được lâu năm càng tốt, cho nên gọi là Trần bi. Để cả xơ trạng thì tiêu cơm và bổ trung, bỏ xơ tráng gọi là Quất hồng bì, thi tiêu đờm phá trệ.
  18. Thanh bì: vỏ quýt xanh, vị cay đắng, khí thơm tính hòa bình, khai uất, phá tan chất rắn, chế được thấp trị đau, hành khỉ vào tang can. Khi dùng bố ruột, sao qua mả dùng
  19. Cam thực: Quả cam, vị chua ngọt tính hàn không độc, lợi trường mát dạ dày, trừ đơn độc, giải khát, sinh tân dịch, dề dẻ.
  20. Chanh thực: Quả Chanh, VỊ chua tính hàn không độc, thông kết. tiêu đờm, khôi nôn, khát, trừ vị phong, dạ dày co thắt, trị mụn lở và bướu cổ.
  21. Hưu thực: Quả bưởi, vị chua tính hàn không độc, làm cho thư thái, trị được chứng có thai nhác ăn, đau bụng, độc rượu, ăn không tiêu.
  22. Cam phao: vỏ Bưởi, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trù đàm, táo thấp, trị trường phong hạ huyết, tiêu thũng bớt đấu, hỏa huyết. Bỏ lớp trắng, lấy lớp vỏ vàng sao mà dùng.
  23. Câu duyên: Quả Thanh yên, vị chua tính bình, không độc, trị khỉ nghịch, đau bụng và ho, tuyên thông khí kết trong bụng.
  24. Kim quất: Quả Kim quýt, vị chua ngọt, khi thơm êm dịu, tính không độc, khoan trung hạ khí, sinh tân dịch, giải trừ các mùi tanh hôi.
  25. Lệ chi: Quả Vải, vị ngọt tính hàn, không độc, hòa khí, thông tinh thần, trị nặng đầu, đậu sởi.
  26. Long nhãn: Quả nhãn, vị ngọt, khí ấm, tỉnh bình không độc, trấn tĩnh an thần, làm tăng trí nhớ, trừ trùng lao, bổ ích tâm tỳ, thêm tuổi thọ.
  27. Cảm lãm: Quả Trám (Cà na) vị chua ngọt, tính ấm, không độc, sinh tân dịch, dạ dày, ăn quả này giải được độc rượu, độc cá, ba ba. Phàm có bị hỏa đàm thì không nên ăn nó, ăn có thể làm úng tắc ở trên ngực. Làm thuốc dùng trám trắng.
  28. Ngũ liễm tử: Quả khế, có tên gọi Dương đào, vị chua chát, tính bình không độc, khử phong, thanh nhiệt, sinh tàn dịch, trị hoắc loạn (thổ tả), thương tích và giải uế.
  29. Tân lang tử: Hạt Cau, vị cay, đắng, chát, tính ấm, không độc, hạ khí, lợi đại tiện, tiêu đờm nước ứ đọng, đầy bụng, sát trùng và trị lỵ.
  30. Đại phúc bì: vỏ quả cau, vị cay tính ấm không độc, tiêu đàm, giáng khí tiêu phù thũng, trị hoắc loạn, tích đờm và đầy bụng.
  31. Da tử: Quả Dừa, vị ngọt, tính bình, không độc, ăn đỡ đói, khử phong, ích khí, tiêu phù thũng, hoác loạn, tâm phiền, giải nhiệt độc.
  32. Quang lang tử: Quả Báng (Búng báng), vị ngọt, tính bình không độc, làm bột ăn đỡ đói, .bổ lao tổn trị lưng đau, chân yếu, uống sẽ nhẹ mình và khỏe mạnh.
  33. Bà la mật: Quả Mít, vị ngọt, khí thơm, tính không độc, ích khí, trừ phiền khát, giải say rượu, ăn nhẹ mình, no bụng, đẹp mày mặt.
  34. Vỏ hoa quả: Quả Vả, vị tính bình, không độc, mạnh dạ dày điều hòa trong ruột, thông lợi hầu họng, chữa trĩ, lòi dom kiết lỵ.
  35. Thục tiêu: Hột đắng cay, một tôn là Xuyên tiêu, vị cay, tính ấm, có độc, hạ khí, ấm trong bụng mạnh thận hỏa chữa chứng phong, đau mắt, phù thũng, lở ghẻ.
  36. Hồ tiêu: Hột tiêu đen, vị cay, tính nhiệt, điều hòa thức ăn, hạ khí, ấm trong bụng, tiêu thức ăn, chữa hàn lỵ đau bụng đau lưng.
  37. Tất trừng già: Hột Màng tang, vị cay, khí thơm, tính ấm, không độc tiêu thức ăn, trừ phong, chữa thổ tả, đau bụng, đờm lạnh, kết đọng ở bàng quang.
  38. Minh trà: Trà ngon, vị ngọt, đắng tính hơi hàn, nhuận tạng, trừ nhiệt khu phong, sáng mắt, nhẹ đầu, hạ đờm, trị chướng lỵ tiêu thức ăn.
  39. Bồ đào: Quả Nho, vị ngọt, tính bình, không độc, trị phong hàn đau tế, tiêu nước, nhẹ mình, mạnh chỉ hòa vinh vệ.
  40. Cam giá: Cây mía, vị ngọt, ngon, tính mát không độc, giáng hỏa tiêu phiền, ngưng mửa, lợi đờm, làm mát phổi, điều hòa tỳ vị.
  41. Liên tử: Hột Sen, vị ngọt, tính mát không độc, bổ trung, ích khí, yên tâm vị, ngùng lỵ, thu liễm tinh khí, giải phiền nhiệt, ăn nhiều tăng tuổi thọ.
  42. Liên ngâu: Ngó sen, vị ngọt, tính mát, không độc, kiêm cả bổ và tả, thanh nhiệt, trừ phiền, giải say rượu, chì huyết, tan các chất bẩn đọng lại.
  43. Liên ý: Tâm sen, vị đắng, tính hàn, không độc, trị phiền trong lòng, huyết khô sau khi sinh đẻ, ngửng thổ huyết, hoắc loạn, di tinh và phiền nhiệt.
  44. Liên phòng: Gương sen, vị đắng chát, tính hơi ấm, không độc trị bụng trướng đau, ỉa chảy, băng huyết, xuất huyết.
  45. Hà diệp: Lá sen, vị đồng tính bình, không độc, trị tâm phiền chữa các bệnh thai sản, chữa lở ghẻ, đậu mùa, chỉ huyết, cố tinh ích nguyên khí của dạ dày,
  46. Làng giác: Củ ấu, vị ngọt, tính bình, không độc, yên trong lòng, bổ 5 tạng, giải đơn độc, trúng thử, thương hàn, đều giải nhiệt cả. Có tên gọi là Lăng thực.
  47. Khiếm thực: Củ Súng vị ngọt chát, tính hoà bình không độc, bổ trung, mạnh thận, ích tinh, bổ tỳ, trị tê thấp, đau lưng, mỏi gối.
  48. Ô vu: Củ Năn, vị ngọt, tính hàn, không độc, trơn nhuận chỉ huyết, nhuận tràng, trừ tê thấp, chữa hoàng đàn, giải độc, ăn khoẻ người.

LOÀI CÂY

  1. Bá tử nhân: Hột Trắc bá, vị ngọt, tính lạnh, không độc, bổ tim, mạnh dạ dày, ích nguyên dương, thu ráo mồ hôi, trừ ghẻ lở. Khi dùng bỏ vồ lấy nhân mà dùng.
  2. Tùng chi: Nhựa cây thông, có tên gọi là Tùng giao, Tùng hương hay Lịch thanh, vị ngọt, tính ấm, không độc, ráo mủ rất hay, trị lở ghẻ, mụn nhọt, đau thấp, nhuận tim, ích phổi, trị điếc tai.
  3. Sam mộc: Cây The mốc, vị cay, tính ấm, không độc, phát tán, trị chứng đau bụng, khí cuộn dồn lên, cước khí sưng lở ghẻ.
  4. Quế bì: Vỏ quế, vị ngọt cay, tính rất nóng, hơi độc, ổn bổ các chứng thư hàn, làm bớt đau, trị phong sang ứ huyết và chứng tê. Khi dùng cạo bô vò thô. Thứ dày gọi là nhục quế; bỏ vỏ và lõi gọi là quế tâm.
  5. Quế chi: vỏ cành quế, có tên gọi là mẫu quế nhỏ và non gọi là Liều quế, vị cay, tính ấm, không độc, hạ khí phát hãn, khai tâm, lợi phổi, trị đau phong đau sườn, và họng tác.
  6. Mộc tê: Hoa mộc tê, vị cay, tính ấm, không độc, trừ mùi hôi, hóa đơm, nhuận tân dịch, lá nó giải đậu mùa làm cho mọc thưa.
  7. Trầm hương: Trầm hương thứ đen mà bỏ vào nước chìm gọi là trầm hương, thứ tía gọi là mật hương thứ có vằn trắng mà nhẹ gọi là Tốc hương, vị cay, khí rất thơm, tinh ấm không độc, hạ khí thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương.
  8. Giáng chân hương: Giáng hương, vị cay, khí thơm, tính bình không độc, trị gãy xương, bị thương tích vì đâm chém, cầm máu và đỡ sau, sát trùng trừ hơi độc, trừ thấp và lam chướng.
  9. Ô dược: Ô dược, vị cay tính ấm, không độc, tính hay đẩy ra, trị đau bụng, trướng ruột, mụn ghẻ, cước khí xung tâm và sốt rét.
  10. Bạch giao hương: Nhựa cây Sau sau, vị ngọt, rất đổng tính không độc, trị vết thương đâm chém và máu còn ra nhiều hay còn trị được mụn lở và phù thũng.
  11. Tô hợp: Nhựa cây Tô hợp, vị ngọt, khí thơm, tính ấm không độc, trừ tả, trị sốt rét. giết 3 loại trùng, trị kinh gián, hôn mẽ và cáp kình phong.
  12. Hậu phác: Vỏ cây Vối, vị đắng, tính ấm không độc, yên đường ruột, trừ phong, sốt rét, đau bụng, thổ tả, đàm kinh phong và phá hòn cục. Bỏ vỏ ngoài xắt lát, trộn nước gừng sao khô dùng.
  13. Càn tất: Sơn khô, vị cay tính ấm, không độc, trị phong hàn. bổ gan trừ đau, trị trúng, truyền thi, phá hòn cục, thông kinh, trị đau bụng,
  14. Đổng diệp: Lá vông, vị đắng, tính hàn, không độc, sát trùng ghẻ trị thoát giang, lợi tiểu tiện tiêu thũng, làm cho tóc rụng lại mọc, nhuộm tóc đen.
  15. Khổ luyện tử: Quả Sầu đâu, vị đắng, tính hàn, có độc, sát trùng, trị tiểu đường sán khi, nhiệt trong bàng quang, điên cuồng và lở ghẻ. Dùng làm thuốc lây cây trắng thì tốt cây tia rất độc
  16. Hoè hoa: Hoa hòe, vị đãng, tính hòa bình, không độc, sát trùng, trị ghẻ. trị đau mắt, đại tiện ra máu (trữ phong hạ huyết), đau yết hầu.
  17. Hoè tử: Quả hoè. vị đáng, tinh hán, không độc, trị mắt màng mộng, đâu phong, chóng mặt, chữa bệnh mạch lươn, lờ hạ bộ, dạ dày ráo.
  18. Tạo giác: Quả Bồ kết, vị cay, tính nhiệt, có hơi độc, trừ phong thông các khiếu, trừ tà ôn, phá hòn cục, tiêu đàm, khai thông họng đau tắc.
  19. Tạo giác thích: Gai bồ kết, vị cay, tính ấm, không độc, hay khai thông trị phong, nhọt, làm cho nhau thai chóng thoát ra, phá vơ ]ở ghẻ và mụn nhọt.
  20. Vô hoạn tử: Quả bồ hòn, VỊ đắng, tính bình, hơi độc, chữa lao truyền thì sưng răng đau, đau họng, tẩy sạch vết bẩn ở đồ dùng.
  21. Liễu chi: Cánh liều, vị đắng, tính hàn, không độc trị đau phong mụn lở tê thấp, co rút, hút mù, thấm nước,
  22. Tô mộc: Cây vang, vị mặn, tính bình, không độc, trừ huyết xấu sinh huyết tốt, trị đau bụng, thượng phong, sưng lở
  23. Ô mộc: Cây mun. vị mặn cay, tính mát không độc, giải các thứ nhiệt độc, trị nôn ói, thổ tả (hoắc loạn), đại tiện ra máu. Dùng làm thuốc lây cây toàn màu đen là tốt,
  24. Tông bì: Bẹ móc, vị đắng chát, tính bình, không độc, trị các chứng ly, đại tiện ra máu, đổ máu mũi, băng huyết, vết thương đâm chém, ghè lơ, có tên là Tung bì.
  25. Ba đậu nam: Quả Mắn đẻ (12), tính rát nhiệt có độc, hay thông trệ, trị chứng đảm tích trúng ác, máu cục trong bụng, thuỳ thũng, trúng phong, các chứng đau tê. Khi dùng bọc vài lần giấy, đập cho thấm hết dầu mà dùng.
  26. Tang bì: vỏ rễ cây dâu tằm ăn, vị ngọt tính hàn không độc, trị phổi, họng nóng, lợi tiểu tiện, tiêu đàm trừ ho suyễn, khoan khoái trong ruột, hạ khí trị đau đầu. Khi dùng đào lấy rễ dưới mặt đất kiêng đố sắt, lấy dao tre cạo vỏ thô, tước láy bờ trắng, tẩm mặt và nước mà nương cho khò để dùng. Rễ trên mặt đất dọi năng chớ dùng, độc chết ngươi.
  27. Tang thầm tử: Quả dâu tằm ăn, khí vị cũng giống rẻ, tính chất mạnh dẫn thuỷ, an thần, hoà ở tạng, ăn vào đỡ đói, chữa đau khớp xương.
  28. Chử thực: Quả Dướng, vị ngọt, tính hàn, không độc, tiêu chướng bụng, bổ dương, sáng mát, trị chứng hệt dương, bền xương, cứng gân, mạnh lưng vã manh đầu gối.
  29. Chỉ xác: Quả trấp xanh, vị đắng, tính bình, không độc, long đờm, hạ khí, tẩy sạch trong ngực, trong ruột, làm đỡ đau, phá hòn cục, trừ lỵ. Khi dùng bỏ ruột, thái mỏng sao.
  30. Chỉ thực: Quả trấp non, vị đắng, tính hàn, không độc, khai thông đại tiện, phá chất rắn, tiêu tích, trừ đàm suyễn, trị đau, phong sang, tống nước đọng. Quả nhỏ như mắt ngỗng để lâu là tốt, khi dùng bỏ ruột, thái mỏng sao.
  31. Chi tử: Quả Dành mọc trên núi tốt hơn, mọc ở đồng bằng sức kém, vị đắng, tính hàn, không độc, tư âm, giáng hòa, mát âm thận, trị nội thương, ngoại thương, huyết nhiệt.
  32. Toan táo nhân: Nhân hột táo chua, vị chua, tính bình không độc, bổ tâm an thần, trừ nhiệt tà mất ngủ, tay chân tê nhức, trị chứng hư phiền, tiết tả lâu ngày và đổ mồ hôi. Khi dùng bỏ vỏ cứng lấy nhân, muốn ngủ thỉ sao đen, muốn không ngủ thì dùng sống.
  33. Mạn kinh tử: Hột quan âm,, vị đắng, tính hơi hãn, không độc, lợi khiếu thững quan, trừ tê thấp, trị phong tà, đau đầu mỏi mát.
  34. Mọc cận: Cây Bông bụt, vị ngọt, tính bình không độc, thông hoạt, trị lở sưng đau, ỉa ra máu, bạch đái, mất ngủ và giải khát.
  35. Phù dung diệp: Lá phù dung, vị cay, tính bình không độc, hoa lá tính chất giống nhau, mát phổi, điều kinh, trị huyết nhiệt, mụn nhọt lở sưng.
  36. Mộc miên: Cây Gạo (Bông gạo), vị cay, tính bình, không độc, nhuận táo, trị lậu huyết, lở, đáp bó vết thương bị que gẫy, hoặc vò hoặc hột đều dùng tốt cả.
  37. Tang ký sinh: Tầm gửi cây dâu, vị đắng, tính bình, không độc, mạnh gân, thêm huyết, trị các chứng co quắp tê đau, khi có thai, khi sình đẻ dùng đều tốt, kiêng đồ mặn.
  38. Đào ký sinh: Tầm gửi cây đào, vị đấng cay, tỉnh không độc, trị lao trẻ con, đái vàng xương giơ, mặt xanh bùng, trị trùng thuốc độc, đau tim.
  39. Liễu ký sinh: Tầm gửi cây liễu, vị đắng, tỉnh bình, không độc, trị phong đàm, khí trệ, đỡ đau bụng, dùng vài cành sắc uống thì lành.
  40. Đạm trúc diệp: Lá trúc nhỏ, vị cay ngọt, tính hàn, không độc, trừ đàm nhiệt, đau đầu, mất ngủ, hư phiền và bệnh qủi chú (bị ngất, chết giả). Loài trúc rất nhiều, làm thuốc thì dùng Đạm trúc, cây nhỏ mà mát to, giữa từng đốt có rãnh dọc là đúng.
  41. Trúc nhự: Tinh tre (phoi tre), vị ngọt nhạt, tính hơi hàn không độc, trị phổi khô héo, mửa ói, sốt nóng, không ngủ, động thai và sốt huyết. Không có trúc nhự thỉ dùng mãng tre cũng được, cạo lấy vỏ trắng mà dùng.
  42. Trúc lịch: Nước tre non, vị ngọt, tính hàn, không độc, công dụng rất chóng, thanh đàm, giáng hòa, trị phong cuồng, giải nhiệt, trừ phiền, trừ bệnh nhọc mệt sốt trở lại. Khi dùng chọn thứ xanh non, còn có phấn trắng, lấy dao cắt đoạn, lẫy viên gạch đặt nghiêng trên lửa mà đốt cho nó chảy nước ghé bát xuống lấy, hoặc dùng thêm gùng giã lấy nước hòa vào một ít, thì nó đưa suốt vào kinh mạch. Không co’ trúc, dùng mầm non tre cũng được.
  43. Trúc hoàng: Phẫn trong cây nứa, vị ngọt, tính hàn, không độc, hòa tạng phủ, trừ phong, trấn tĩnh tâm thần, chữa trẻ con bị kinh giàn, trúng đàm, không nói được, công hiệu rõ rệt. Có tên là thiên trúc hoàng, ồ trong ruột nứa, hoặc trắng như phấn hoặc vàng như đất, người ta chẻ nứa ra thường thấy có.

LOÀI CÔN TRÙNG

  1. Phong mật: Mật ong. Có tên là bách hoa cao, lại gọi là Bạch mật hay là Thạch mật. Vị ngọt tính bình, không độc, điều hòa nội tạng, nhẹ mình, mạnh trí, trừ kinh giản, bớt đau. sát trùng, giúp sức cho các thuốc.
  2. Phong lạp: Sáp ong (Sáp vãng) có tên là bạch lạp hay Hoàng lạp tùy sác màu gọi tên, tính hơi ấm, trị lỵ, liệt dương và mụn sưng rất hay.
  3. Tử khoáng: Cánh kiến, vị ngọt mặn, tính bình hơi độc, thêm tinh, đỡ đau, ra da non, trị bạch đái, tích máu cục, lở ngứa.
  4. Tang phiêu tiêu: Tổ Bọ ngựa ở cây dâu, vị ngọt, tính bình không độc, trị chứng đau bụng cục (sản khối), liệt dương, đau lưng, 5 chứng lâm lậu, mộng tinh, kinh ứ không thông.
  5. Đường lang: Cái Bọ ngựa (13), khí vị cũng giống như tổ no’, trị trẻ con kinh phong, co giật. Rút dàm xóc trong thịt.
  6. Bạch cương tàm: Tằm chết gió (Tằm vôi), vị mặn, tính bình, không độc, trừ độc, trị chứng cấm khẩu, họng đau, vì phong đờm, kết hạch, băng huyết, Bạch đái, mụn lở. Ngâm nước vo gạo 1 đêm, rửa sát ngoài da, bỏ miệng và chân sao vàng.
  7. Tàm kiển: Cái kèn xác.(kén tằm), vị ngọt, tính ấm không độc, tinh hay thúc đẩy ra, trị đi tiểu ra máu, băng huyết, cam lở, mụn sưng không có miệng thì phá vỡ ra được. Dùng kén mà bướm tằm đã cắn ra.
  8. Sào ty thang: Nước ươm tơ, vị mặn nồng tỉnh không độc, trị chứng trong lòng nóng, tiêu khát, thường ngày uống nhiều thỉ khỏi nóng và đỡ khát.
  9. Tàm sa: Phân tàm. Vị ngọt cay, tỉnh không độc, chủ trị chứng phong thấp, tê đau, sởi mọc nổi mẩn trong da. đọng máu cục, chứng lậu huyết. Khi dùng lẩy phân khô thứ tằm lớn, cho vào nước đăi sạch, phơi khô mà dùng.
  10. Thanh linh: Cái (con) chuồn chuồn, hơi hàn, không độc, tráng dương, cố tinh, ấm thủy, tống ra mạnh.
  11. Ban miêu: Cái sâu đậu (địt lửa). Vị cay, tính hàn, rất độc (14). Phá hòn cục, thông lâm lậu, đái gắt, hạ thai, trị chó dại cán trúng khí độc, và nhọt lở bướu u. Bỏ cánh và chằn, lấy gạo nếp trộn vào sao vàng, bỏ gạo đi mà dùng.
  12. Tri thù: Con nhện, tính máy, hơi độc, trị bệnh ôn, sốt rét, nhọt lở, trúng phong trẻ con to bụng.
  13. Bích tiền: Trứng nhện. Nhện to ở trên vách, cắp trứng dưới bụng đựng trong bao trảng, to bằng đồng tiền lã đúng. Tính mát không độc, sắc trắng, chữa đổ máu mũi, vết thương đâm chém, cam trẻ con, ung thư đau họng.
  14. Thủy diệt: Con đỉa. Khi dùng phơi khô, xắt rất nhỏ, sao vàng sậm mà dùng. VỊ mặn, tính bình co’ độc, phá hòn cục, tiêu tích, trị kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện.
  15. Cầu dăng: Con bọ chét chó, đầu vòi nhọn vát, mình nó cứng chắc, nốt đậu bị đảo hãm uống vào thỉ giương lên được mà sống, trị chứng sốt rét kinh niên do đờm.
  16. Tề tào: Con sũng đất, tính hơi ẩm, có độc, phá huyết, thông kinh, trị mụn ở nách, gảy xương, mắt mờ, phong lở.
  17. Thuyền thoái: Xác ve. Khi dùng lấy nước nóng rửa sạch, bò vòi, cánh, chân. VỊ ngọt mặn, tỉnh hơi hàn không độc, trị ác sang mắt mờ, đau đầu, chóng mạt, sởi đậu bị hãm, nốt đen và lở ngứa.
  18. Khương lang: Bọ hung, vị mặn, tính mạnh, có độc, trị chứng kinh giản, điên cuồng, trừ tên độc, trị mụn nhọt, táo bón và đại tiện ra máu.
  19. Thiên ngưu: Con xén tóc, vị mặn, tính bình hơi độc, trừ sốt rét, trẻ con cấp kinh dinh độc, bị tên bấn đều chữa được.
  20. Lâu cò: Con dế dụi, có tên là thổ cẩu. VỊ mặn, tính hàn, không độc, thông trệ chữa hóc xương, lâm lậu đái gắt, thủy thũng, và thúc đẻ.
  21. Huỳnh hỏa: Con đom đóm, vị cay, tính âm không độc, có ánh sáng, thông thần sát trũng, trị trẻ con lở, chúng qủi chú (bị ngất, chết giả), mắt thanh manh.
  22. Y ngư: Cái rệp trong sách. Tính hơi ấm, không độc, trị chứng phong uổn ván ở trẻ con, lưng gáy cứng đờ, kinh giản, đái khó, và tích huyết thành cục. Loài trùng này thường ở trong tủ sách, rương áo, nhỏ như con tằm cóp, đuôi có hai chìa, sắc toàn phấn trắng, đụng phải nọ’ thì dây phấn trắng.
  23. Thiềm thừ: Con Cóc, khi dùng bò ruột đi, tính bỉnh mát có độc. tiêu lở, ung thư, trị chó dại cắn, cam tích trẻ con, chữa lở càng hay.
  24. Thiêm tô: Mủ cóc, vị ngọt cay tính ấm có độc (bảng A), tri nhọt lở, bổ dương, chữa đau lựng và thận lạnh. Lấy một vật gì xát trên chỗ nổi hai bên vai nó, thi ri ra một thứ nước trán/Ị lấy lá dâu mà hứng lẩy, để chỗ râm, đợi khô cạo lây cát vào thè tre, chớ cho phạm phải mốt sẽ sưng đò và mù.
  25. Hà mô: Con nhái (chẫu chàng), vị cay, tính hàn hơi đôc; tri tích máu cục, cuồng nhiệt, tiêu ung nhọt vã sưng lở.
  26. Diên oa: Con ếch có tên là Điền kê, Thanh kê hay Trường cổ, vị ngọt tính hãn không độc, có thể bổ ích, an thai lợi thủy, trị lao nhiệt hư phiền, bệnh lây từ người chết, trẻ con lở ngứa.
  27. Khoa dầu: Con Nòng nọc, dùng Nòng nọc cùa ếch nhái làm thuốc thì tât, vị mặn. tính hàn trơn hơi độc, trị nhiệt sáng, sưng nóng đơn độc, nhuộm tóc râu xanh đen.
  28. Ngô công: Con rết, vị cay. tính ấm có độc, giết sâu trùng chú trị phong ứ huyết và lở ghẻ. Khi dùng bò đau đuôi chân, lay lá bạc hà bọc nướng.
  29. Khâu dấn: Con Trùn, Vị mặn, tính hàn không độc, trị được nhiều bệnh: thương hàn, ôn dịch độc nhiệt, bệnh trùng, cô’ trướng, kinh giản, phong cuồng và sốt rét; dùng thú co có khoang trắng và lớn là tốt.
  30. Oa ngưu: Con Sên, vi man tính hàn độc, trơn mềm, trị trúng phong méo miệng, kinh giản co giật, rết cắn, thũng độc.
  31. Phi liêm: Con Mòng đồng, vi mặn, tính hàn có độc, trị khí nghịch tác họng kinh bế, tích máu cục và tích tụ. Hình như con lằng (nhăng) mà lớn, hay cán trảu ngựa.

LOÀI CÓ VẢY

  1. Xuyên sơn giáp: Vảy tê tê (vảy con trút), vị mặn tính hãn hơi độc, trục máu ứ trù tà lở, đậu hãm không mọc, trúng phong, sót rét rừng và trẻ con hay khóc, sao vãng mà dùng.
  2. Nhiễm xà dởm: Mật Trăn, vị ngọt đắng tính hàn hơi độc, chữa đau mắt, đau bụng, bệnh phong hủi, máu tích cục và đau họng rất hiệu.
  3. Bạch hoa xa: Rắn Hổ mang, vị ngọt mận có độc, tính chất cường mạnh, trị đau thấp, trúng phong co quắp, ác sang phong cùi. Khi dùng bỏ đầu đuôi đến 3 tấc, lột da, róc xương, lấy thịt tẩm rượu, mùa xuân, mùa hạ tẩm 1 ngày, mùa thu mùa đông tẩm 3 ngày, lẫy da nướng khô mà dùng.
  4. Hoàng hạm xà: Rán mái gầm, một tên gọi là Kim xà, vị ngọt tính ấm hơi độc, sắc đen vàng, trị đau cánh tay, chó dại cán, phong cùi và lở chảy nước. Khi dùng cũng làm như làm rắn Hổ mang.
  5. Xà thoát: Xác rắn, vị ngọt mặn tính không độc, chữa chứng cấp kinh phong trẻ con, đau họng, làm cho đẻ dễ, sát trùng, trị lở ghẻ.
  6. Thủy xà: Rắn nước, vị ngọt, tính mặn hàn không độc, chữa phiền khát, nhọt trong xương, kiết lỵ, tiêu đinh độc ở đầu ngón tay.
  7. Cáp giới: Tắc kè, vị mặn tính bình hơi độc, công dụng khai phế khí, chữa hen suyễn ho lao, lợi thủy thông kinh chữa què gãy, mắt no’ có độc, đuôi thì lành, khi dùng bỏ mắt kì trên xương sống tẩm rượu nướng khô hãy dùng. Con nào đứt đuôi thì dược lực kém không nên dùng.
  8. Thủ cung: Con Thạch sùng, có tên là Bích hổ, dài 3,4 tấc có 4 chân, sắc tráng màu tro, thường ở trên vách, vị mặn, tính hàn, hơi độc, chữa đau các khớp xương trúng phong, cam lỵ trẻ con và tiêu hòn cục.

LOÀI CÁ

  1. Lý ngư: Cá chép, vị ngọt, tính bình không độc, hạ khí trừ hoàng đản, trị ho đờm, máu cục trong bụng, an thai, tiêu thũng.
  2. Dư ngư: Cá Vền, vị ngọt, tính ấm không độc, bổ trung ích khí, nhưng chớ nên ăn nhiều, vì hay sinh nóng lở ngứa.
  3. Tôn ngư: Cá Chày, vị ngọt ngon, tỉnh ấm không độc, ẩm dạ dày, hòa trung, tiêu thức ăn cũ, chớ nên ăn nhiều vì động phong.
  4. Hoàn ngư: Cá Trôi, vị ngọt, tính bình tốt, không độc, bổ dưỡng, ấm dạ dày, hòa trung ích khí, trị đau họng mắc xương.
  5. Thanh ngư: Cá Trắm, vị ngọt, tính bình không độc, ích khí trị cước khí, mật nó có độc trị tắc họng và mắt mờ.
  6. Thoan ngư: Cá Rồng, vị ngọt, tính bình không độc, bố tạng mạnh tỳ, hòa trùng, điều hòa mạch máu, bổ gân mạnh xương.
  7. Cảm ngư: Cá Măng, vị ngọt không độc, tính hung dữ, ăn nhiều trừ được chứng nôn ói, ấm tỳ làm cho ăn ngon miệng và khoan khoái trong ruột.
  8. Thời ngư: Cá Chày, vị ngọt, tính bình không độc, trị chứng hư lao, bổ trung, mỡ nó chữa phỏng rất hay
  9. Phường ngư: Cá mè, vị ngọt tính ấm không độc, béo trơn mát phổi, giúp tỳ, điều hòa vệ khí bổ hư, công dụng như cá diếc.
  10. Lê ngư: Cá Lóc, vị ngọt, tính bình không độc, khu thấp trừ phong, tiêu thũng, thông quan, chữa trĩ lợi thai. Người có lở loét ngoài da không nên ăn, hay sinh vết sẹo.
  11. Sa ngư: Cá Bống, vị ngọt, tính bình không độc, khoan trung, tiêu thức ăn, ấm tỳ vị, ăn nhiều rất tốt nên người ta ưa chuộng.
  12. Điều ngư: Cá Dầu, vị ngọt, tính ấm không độc, rất là ấm tỳ, trị hàn tả, ăn nhiều quên cả lo buồn.
  13. Khoái tàn ngư: Cá Ngân, vị ngọt, tỉnh binh không độc, ăn rất ngon, mạnh dạ dày, khoan trung, ngon miệng, phơi khô để lâu, vị cứ như mới.
  14. Thạch thủ ngư: Cá Mò Dóng, vị ngọt tính bỉnh không độc, ăn rất ngon, ích khí mạnh tỳ, trị lỵ và đau bụng, đau ruột.
  15. Lặc ngư: Cá Mòi, vị ngọt, tính bình không độc, khai vị ấm trong lòng, hòa 5 tạng, nấu canh ăn hay kho ãn cũng ngon.
  16. Tề ngư: cá Lành canh, vị ngọt, tính ấm không độc, không tanh, chữa tri lở rất tốt, chớ nên ăn nhiều sinh đờm, sinh đinh nhọt.
  17. Xương ngư: Cá Chim giang, vị ngọt, tính bình rất lành, thịt ăn mạnh tỳ thêm khí lực, trong trứng nó có độc, chớ nên ăn nhiều.
  18. Lô ngư: Cá Vược, vị ngọt lạnh, hơi độc, có thể ăn được, công dụng lợi tiểu an thai, hòa 5 tạng, mạnh gân xương, chữa bệnh lao ngược. Gan nó có độc chớ nên ăn.
  19. Tức ngư: Cá Diếc, vị ngọt tính ấm không độc, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa mụn tri, đại tiện ra máu, nôn ói và đau mắt đỏ.
  20. Mạn lệ ngư: Cá Lạc, vị ngọt, tính bình không độc, công dụng trừ các thứ độc, chữa phong lở, tê thấp, đau lưng mỏi chân, sát trùng lao, trừ thuốc độc.
  21. Hải mạn lệ ngư: Cá Dưa, vị ngọt, tính bình không độc, công dụng bổ hư lao, sát trùng giải độc, trừ phong thấp, công dụng giống như cá Lạc.
  22. Hoàng thiện: Cá Lươn, vị ngọt, tính rất ấm không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết, lậu huyết, khử thấp trừ phong ấm bụng. Hễ con nào bò ngóc đầu lên, hoặc dưới cổ họng có khoang tráng đó là loài rắn, chớ ăn mà chết người, nên cẩn thận.
  23. Do ngư: Cá Trạch, vị ngọt, tính bình không độc, nhiêu nhớt trơn, chữa tiêu khát, giết trị trùng, giải say rượu, cường dương, bổ khí.
  24. Dì ngư: Cá Leo, vị ngọt, tính ấm không độc, trị chứng miệng mắt méo xệch, năm chứng trĩ, lòi dom (trôn trê) và thủy thũng.
  25. Hoàng tảng ngư: Cá Bò, vị ngọt tính bình không độc, nhiều nhớt bọt. Khu phong, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa chứng lao lâu ngày, lở loét dam dề, đái gắt.
  26. Hà dồn: Cá Nóc, vị ngọt, tính ấm gan có độc, bổ ích trù trùng, chữa thấp thở, đau lưng, đau chân.
  27. Hải dồn: Cá Nóc bể, vị mặn, rất tanh, tính không độc, công dụng trừ cổ độc (trùng thuốc độc) sốt rét rùng, trùng lao truyền, chữa đau ruột, bệnh trĩ nội, vã ghẻ lở
  28. Tỵ mục ngư: Cá Lưỡi câu, mình dẹp, vị ngọt tính bình không độc, cóng dụng bổ hư, thêm khí lực, ăn nhiều động phong.
  29. Sa ngư: Cá Nhám, vị ngọt tính bình không độc, bổ tạng điều trung cũng như cá điếc, làm nem làm gỏi ăn rất ngon. Con nào có đốm thì độc.
  30. Ô tặc: Cá Mực, vị ngọt chua, tính bình không độc, bổ trung ích khí, điều kinh, phơi khô làm món ăn tốt.
  31. Hải phiêu tiêu: Mai mực (mực nang), có tên là ô tặc cốt, vị ngọt mận, tính hơi ấm không độc, ráo mù, cầm máu, chữa bạch đái, đau bụng, sát trùng, trị ụ, lở.
  32. Hải dao ngư: Cá Đuối, vị ngọt mặn, tính bình hơi độc, thịt no’ chữa đau âm hộ, bạch trọc, đái gắt, răng nó chữa bệnh sốt rét.
  33. Hà ngư: Hà là tôm, Mễ là tép. Tôm tép đều co’ vị ngọt, tính ấm hơi độc, chữa chứng đơn chạy, báng hòn, phòng đờm, nôn mửa, làm cho mụn đậu khỏi loét.
  34. Hải hà: Tôm bể, vị ngọt, tính, bình hơi độc, trị trùng lao truyền nhiễm, lở ngứa chảy nước, trừ giun đũa, chữa cam răng (cam tẩu mã).
  35. Thủy mấu: Con Sứa, vị mặn tính ấm không độc, tiêu máu ứ, chữa đơn độc trẻ con, bị bỏng, đàn bà hư lao, bạch đới.

LOÀI CÓ MAI

  1. Quy bản: ức cải rùa (yếm rùa), vị ngọt, tỉnh bỉnh không độc, thông kinh lạc, bổ tâm, ích thận thêm âm huyết, trị tê bại, trong bụng báng, máu cục, sốt rét và ho
  2. Đại mạo: Vảy đoi mòi, vị ngọt, tỉnh hàn không độc, giải các trúng độc, yên tinh thằn, trừ nọc đậu, chữa sốt rét và nóng âm.
  3. Miết giáp: Mô (mai) ba ba, (Cua đính), vị mặn, tính bình không độc, bổ âm ích khí, trừ nóng âm ỉ, ho lao, điều kinh phá khối cục.
  4. Ngao: Con Giải, vị ngọt, tính bình không độc, trừ huyết nhiệt, trị cổ độc khử phong, liền gắn xương chữa lở ghẻ tràng hạt (nhạc) và các chứng huyết xấu.
  5. Điền giải: Cua đồng, vị mặn, tính hãn hơi độc, sinh phong liền gân nói xương, trị nhiệt tả, bạt độc, trừ lỏ ghẻ và máu kết cục. Cua đồng thì kiêng thứ 6 chân, 4 chân, 1 mắt đỏ, dưới bụng có lông, trong bụng co’ xương, đầu lưng có chăm sao, chân có khoang thì chớ án mà hại người, nên cẩn thận.
  6. Hậu giáp: Mai con Sam, vị cay hơi mặn, tính bình hơi độc, sát trùng chữa tri, lở ngừa ngáy chảy nước, suyễn thở, khử tả, lậu huyết.

LOÀI CÓ VỎ

  1. Mẫu lệ nhục: Ruột con Hàu, vị ngọt tỉnh ăm, không độc, điều trung lợi thủy, đẹp mày mạt, giải độc, trị đau bụng, nóng khát, hư lao.
  2. Mẫu lệ: vỏ hàu, vị mặn tính hơi hàn không độc, giữ tình, liễm mồ hôi, trừ nhiệt tà, bạch đái, thấp lỵ và đau do tích báng.
  3. Bạn phấn: Bột vỏ trai, vị mặn, tính hơi hàn không độc, tính khai thông, trị dòm đặc, bạch đái, nôn ói, thủy thũng, các chứng đau, mắt đau. Khi dùng bỏ vào lửa nướng đỏ để nguội tán nhỏ mà dùng.
  4. Má dao: Con vẹm, vị cay, tính hàn không độc, lợi thủy, tiêu đàm, trị cục bướu đái ra sỏi, bạch đái và nóng ngoài da.
  5. Nghiến nhục: Ruột hến, vị ngọt mặn tính lạnh không độc, làm hoạt tràng, thông khỉ mát gan, giải độc, trị lở, thông tiểu tiên.
  6. Nghiến xác: Vỏ Hến, vị mặn, tính ấm không độc, trị ghẻ lở, cố tinh, trù lỵ, chữa ợ chua, ngưng mửa, long đờm trừ ho thở.
  7. Trân châu: Tục gọi là hạt Trai (ngọc trai), vị mặn tính hàn, không độc, giải nhiệt, trấn tâm an thần, trị đơm hỏa, đau mắt, điếc tai, đái ra máu.
  8. Thạch quyết minh: vỏ ốc 9 lỗ, tính bình không độc, chữa đái buốt, di tinh, nóng âm ỉ, đau mắt và mắt mờ.
  9. Xa ngao: Con Nghiêu, vị ngọt mặn tỉnh lạnh, không độc, giải phát, tiêu khối cứng, giải độc rượu, trị sưng lở, và ung nhọt ở sống lưng.
  10. Xa cừ: Óc xa cừ, vị ngọt mặn, tính lạnh, không độc, trấn tâm an thần, trừ độc sâu rắn, giải các thuốc độc, sát trùng cổ (huyết hấp trùng).
  11. Bối tử: Con ốc Bẹn, vị mặn, tính bình lại mạnh không độc, mát da thịt, trục máu xấu, giết các trùng, trị mắt mộng, mụn lở và tên độc.
  12. Điền loa: Óc Bươu vị ngọt, tính hàn, không độc tiêu thũng, thông tiểu tiện, trừ thấp nhiệt, đau mắt, lỵ, không ãn uống được và tràng nhạc.
  13. Loa sư: Ốc vặn, vị ngọt, tính hàn, không độc lắm, sáng mắt, trừ hoàng đản (vàng da), chữa trôn trê, trĩ mạch lươn, ngừng nôn ói, nhuận tràng.

LOÀI CHIM

  1. Hùng kê nhục: Thịt Gà trống, vị ngọt tính ẩm không độc, hay đông phong dưỡng vệ, hòa vinh, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh thũng, tê dại.
  2. Thư kê nhục: Thịt Gà mái, vi chua tỉnh binh không độc, trị phong, hàn thấp, bổ 5 chứng hư hao, chữa bị thương gẫy xương, tích hòn cục, băng huyết và bạch đới
  3. Ô kê cốt: Xương gà ác (xương thịt đen lông trắng), vị ngọt, tính bình không độc, chữa hư nhược, phụ nữ băng huyết, bạch đới, đau bụng và trẻ con đi lỵ, không ăn được.
  4. Kê quan huyết: Máu mào gà, vị mặn, tính hòa binh không độc, giải độc, chữa chết vì thất cổ, gió độc, miệng mắt méo lệch và lở ngứa.
  5. Kê can: Gan gà, vị ngọt đắng, tính hơi ấm không độc, bổ thận ích gan, mạnh dương, trị đau bụng, có thai ra máu và mắt mờ.
  6. Kê linh: Lông gà, chữa chứng hạ huyết, mạnh phần âm, chữa đau ngoại thân, mắc xương, mụn nhọt, trẻ con khóc đêm, phụ nữ viêm bàng quang đái gắt.
  7. Kê phần bạch: Chất trắng trong cứt gà có tên gọi là Kê thi, tính hơi hàn, không độc, trị được nhiều bệnh: trúng phong, sùi đòm, tay chân giá lạnh thương hàn, phong tê đái ra sỏi sạn, trong bụng tích cục. Lấy phân gà trống cạo lấy bên phần trắng, sao lên mà dùng.
  8. Kê tử: Trứng gà, vị ngọt, tính bình không độc, bổ trung giải nhiệt, trừ các chứng lỵ tri, rôm sảy, an thai chữa tê bại.
  9. Trĩ diểu: Chim tri, vị chua tỉnh hàn không độc, hòa trung ích khí, nhẹ mình chữa bệnh tri, ngưng tả, lỵ.
  10. Cầm kê: Gà Lôi, vị ngọt, tính ấm không độc, thịt nó ăn thêm trí tuệ được.
  11. Giá kê: Chim Đa đa, vị ngọt, tính ăm không độc, lợi tạng bổ tâm, thèm trí lực, trừ các huyết độc, trị bệnh sốt rét và ôn dịch.
  12. Thuần diểu: Chim Cút, vị ngọt tính bình không độc, bổ gân xương chịu đựng được rét nấng, trị phiền nhiệt, bệnh dạ dày và kiết lỵ.
  13. Duật diểu: Chim Mò nhác, vị ngọt, tính ấm không độc, bổ trung, ích khí, trừ hư tổn ấm dạ dày, hòa tỳ ích mệnh môn.
  14. Cáp điểu: Chim bồ câu, vị mặn, tính bỉnh, hơi ấm không độc, giải các thuốc độc trị phong sang, xích bạch điến, ích khí hòa tinh, phân nó dùng càng tốt. Có tên gọi là Gia cưu hay là Phi nô, làm thuốc dùng thứ lông trắng thi tốt.
  15. Tước điểu: Chim sẻ, vị ngọt, tính ấm không độc thêm tinh túy, mạnh xương ích khỉ, khỏe lưng gối, ngưng bạch đái, băng huyết, khiến cho có con.
  16. Bạch đỉnh hương: Cứt chim sẻ, vi đắng, tinh ấm hơi độc, trị đau mát, mụn nhọt, đau vì tích máu cục trong bụng, đau họng và bạch đới.
  17. Xảo phụ: Chim Chiền chiện có tên gọi là Tiêu liêu, vị ngọt tính ấm không độc, thịt nó ăn đẹp da và thông minh, tổ nó trị chứng ợ hơi.
  18. Yến nhục: Thịt chim Yến, vị ngọt, tính bình có độc, có thê’ chữa được bệnh trỉ, giết trùng lở; ăn nhiều thì thấn khí mỏi mệt.
  19. Biền bức: Con Dơi, cũng gọi là Phụ dực hay Phi thử, vị ngọt, khí bình không độc, làm khoan trong lòng, thông nước tiểu, tiêu phù thũng, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhót lớ, hen suyễn, sốt rét.
  20. Dạ minh sa: Phân Dơi, vị cay, tính lành không độc, trị mắt mờ, trứng cá ở mặt, tràng nhạc, hồi hộp kinh sợ, tích tụ, thai chết, thai ra ngang. Khi dùng lấy nước đãi sạch đất bụi, phủi khô hoặc sao Iấy mà dùng.
  21. Ban cưu: Chim Cu ngói, vị ngọt, tính bình không độc, trị lao tổn, bổ âm, bổ dương, trù thuốc độc chửa đau mắt và ợ hơi. Có tên gọi là thuần cưu, mình thon nhỏ mà không có vàn, khí vị và công dụng cũng như nhau, nhưng thứ có vàn thì hơi độc.
  22. Thanh giai: Chim Cu Kỳ, vị chua, ngon, béo, tính hàn, không độc, giúp khí, bổ hư, an 5 tạng, ráo mủ, hoạt huyết, chữa trị là lở.
  23. Bổ cốc: Chim Chèo Bẻo, vị ngọt, không độc, an thần, định trí, lãm cho vui vẻ, ăn thịt nó nhiều thì ít ngủ.
  24. Bá lao: Chim Tu hú, lông nó tính binh, có độc, trị trẻ con bị cảm gầy yếu, đeo lông nó thì khỏi bệnh dàn.
  25. Cù dục: Chim Sáo Sậu, vị ngọt, tính hàn bỉnh, không độc, thông khiếu, hạ khí, chữa ợ nghẽn, băng huyết, bệnh ho người già và bệnh trĩ.
  26. Bách thiệt điểu: Chim Khiếu, vị ngọt, khí ấm không độc, tính liếng thoắng, chữa trẻ đã lớn tuổi mà chưa biết nói, lấy thịt nó nướng ăn thì sẽ biết nói.
  27. Gián thước: Chim khách, vị ngọt, tính bình, không độc lại có tính tinh thông, hòa trung, ích khí, trị phong. Ai có tin tức gần tới thì mách ầm ĩ.
  28. Hoàng anh: Chim Hoàng anh, có tên gọi là Hoàng tước, Hoàng điểu, Thương canh, vị ngọt, tính ấm, không độc hót hay, ăn nhiều làm cho người ta mất tính ghen ghét, giúp tỳ, bổ hư tổn, ích tinh, mạnh dương.
  29. Trác mộc điêu: Chim Gõ kiến, vị chua, tỉnh bình, không độc, tính rất mạnh, trị động kinh, cam răng, trùng lao và bệnh
  30. Ô nha: Chim ác (quạ), tính bình không độc, vi chua chát, trị được ho lao nóng âm i, kinh giản, thô huyết và các trùng.
  31. Ô thước: Chim Ác là, vị ngọt, tính hòa không độc, trị được bệnh ôn nóng, khát phiền nhiệt, đàm kết, lợi tiểu tiện và thông được sỏi bàng quang.
  32. Sơn thước: Chim Giải phướn, đuôi dài, vị ngọt, tính ấm, không độc, trừ độc các thứ quả, trị tâm phiên, nướng thịt ăn thì giải ngay.
  33. Đỗ quyên: Con Quốc, có tên gọi Đỗ vũ hay Tử qui, vị ngọt, tỉnh bỉnh, không độc, chuyển trị bệnh lở, bệnh tri loét có trùng, lấy thịt nó đán vào chỗ đau rất hay.
  34. Anh Vũ: Chim Két (vẹt), tính bình không độc, nuôi quen thì biết nói thịt nó ăn trừ được chứng hư lao.
  35. Khổng tước: Con Công; vị mặn, tính mát, hơi độc, màu sắc rất đẹp, giải các độc, trị trùng, cổ trướng, uống thuốc mà ãn nó thì đi tả ra thuốc, mật nó rất độc, ăn thịt thì bỏ đi, lông nó chớ đụng phải mà mù mắt.
  36. Ưng điểu: Chim Bù Cắt có tên gọi là Chi điểu, tính hùng, cánh mạnh, giết được các loài chim, ăn đâu nó thì chữa được váng đầu, ăn thịt nó thi trừ được tà, ăn mát nó thì được sáng mắt, xương nó chữa gẫy xương.
  37. Xi điểu: Diều hâu, vị mặn, tính bình, không độc, chữa chứng đau đầu, chóng mặt điện giản, đổ máu mũi và chứng đái buốt
  38. Xy hưu: Cú vọ, tính u mê, hình rất xấu, trị chứng đau đầu, chóng mật, sốt rét, cảm thời khí, ăn thịt nó thì bệnh lành.
  39. Hưu lưu: Cái dạ dị (Cú mèo) tính năng cũng giống như chim cú, nhưng tai mát ngang nhau, giống như con mèo, đêm thì bay ra ngày thì núp.

LOÀI CHIM NƯỚC

  1. Quán điểu: Con Giang, Vạc, vị ngọt, tinh lãnh, không độc, xương nó chữa bệnh lao trùng truyền nhiễm, trúng thuốc độc, mỏ nó trị đau họng, trứng nó trị ghè lở.
  2. Đồi thu: Con Sếu, vị mặn, tĩnh hàn, không độc, an nó ích khí, hòa trung, mạnh sức, giải các trúng độc.
  3. Sao bồ: Bồ nông (chằn bề), có tên gọi là Dào hà, vị mặn, tính ấm, không độc, mờ nó chữa mụn sưng, đau phong, mỏ nó trừ lỵ và các trùng.
  4. Bạch nga: Ngan tráng, vị ngọt, tính bình, không độc, mỡ nó chữa mụn sưng, tai điếc, thịt nó trừ thấp nhiệt, hòa các tạng. Ngan sắc xanh có độc, không dùng làm thuốc, ngan trắng dùng mới tốt.
  5. Gia ác: Con vịt, vị ngọt, tính mát hơi độc, hay động phong huyết, bổ hu, ích tạng, trị kinh phong trẻ con, giải độc, trị lở sưng và lỵ kiệt. Có tên gọi là Lộ hay Gia phũ Con nào sắc vàng hay trắng mà già thì ăn rất bổ, sắc đẹp vã non thì có độc.
  6. Trâm phù: Cái Mòng (vịt nước, le le), vị ngọt, tính mát không độc. ích khí, bố trung, tiêu thức ẩn tích lại, trị phong lở nhiệt, giết các loài trùng.
  7. Quát hồng: Con Két, vị ngọt, tính bình, không độc, ích khỉ hòa trung, chữa tai điếc, nấu canh, nướng chả ăn rất béo và thơm.
  8. Uyên ương: Chim Uyên ương, vị ngọt tính bình, hơi độc, chữa loét lở, ngủ thây chiêm bao, hay làm cho vợ chồng hòa vui.
  9. Giao tinh: Chim trích, vị ngọt, tính bình không độc, giải các độc tôm cá được.
  10. Lộ trang: Con Cò, vị ngọt, tính bình, không độc, thịt bổ hư, mạnh da dày, đầu nó chữa lở miệng, vết thương.
  11. Lư từ: Chim Cốc (Cồng cộc), vị chua, mặn, tính lanh, hơi độc, lợi thủy, tiêu bụng trướng, mỏ no’ chữa nghẹn và mắc xương.
  12. Ngư cấu: Chim bói cá (thần chài), vị mặn, tính bình, không độc, sác xanh đẹp, lạn bắt cá, ai bị mắc xương, đốt nó tán nhỏ, hòa với nước mà uống thì khỏi ngay.

LOÀI GIA SÚC

  1. Hà: Lợn (heo) đực: vị chưa, tính lành không độc Đồn là heo con hơi độc Phê là heo nái, vị chua tính bình. Trư là heo lớn, thịt lành và thơm.
  2. Trư nhục: Thịt Lợn (heo), tùy đực, cái, lớn nhỏ mà phân biệt tính chất chữa điên cuồng giải nhiệt, trị đơn độc, trừ phù thũng, và bổ thận.
  3. Trư cao: Mỡ lợn (heo), vị ngọt, tính trơn chảy, hơi hàn, không độc, hoạt thuyết, khử phong, nhuận phổi, giải các thuốc độc, chữa ghẻ lở có trừng. Dùng mỡ heo vào ngày tháng chạp thì tốt hơn cả.
  4. Trư náo: Óc heo, vị ngọt, tỉnh hàn có độc, ăn nhiều có tổn hại, trị đau đầu chóng mặt, lở chân, mụn nhọt đau nhức dán vào là tan.
  5. Trư tủy: Tủy heo, vị ngọt, tinh hàn không độc, hay thông suốt. Bổ ích cho chứng hư lao, chữa ngã bị thương và chứng sưng loét.
  6. Trư huyết: Tiết lợn, vị mặn, tính bình không độc, trừ chứng đầu choáng váng, chữa trúng phong chướng khí pham phòng, xốn xáo trong bụng, băng huyết, đơn độc vã sởi.
  7. Trư tâm: Tìm heo, vị mặn ngọt, tính hàn không độc, ích khí bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trị bà đẻ khí lực hơi yêu.
  8. Trư can: Gan heo, vị đắng tính hơi ẩm không độc, bình can sáng mắt, chửa bệnh đói, lao lạnh, đi tả lâu ngày và trẻ con phát ban.
  9. Trư tỳ: Lá lách heo, vị ngọt, tính bình, không độc, trị sốt rét, bệnh dịch lưu hành, tích cục trong bụng, trừ hư nhiệt, ích tỳ.
  10. Trư phế: Phổi heo, vị nhạt, tính hàn, không độc, mát phổi, trị ho lao, giáng đờm hỏa, trừ hư nhiệt.
  11. Trư thận: Bàu dục lợn (trái cật heo), vị mặn, tính lạnh không độc, bổ hư, bổ khí, lợi bàng quang, chữa đau lưng, đau gối, ừ tai, băng lậu.
  12. Trư di: Cái lõi trong cật heo, vị mặn, tính bình hơi độc, chữa bệnh phổi, hư lao suyễn ho, phổi yếu, máu đọng cục, và đi lỵ.
  13. Trư vị: Dạ dày heo (bao tử heo), tính hơi ấm không độc, hay tư nhuận bổ trung, ích khí, chữa nóng âm ỉ, tích máu cục, cam vàng da và đi lỵ, đi tả.
  14. Trư đại trường: Ruột già heo, vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, trừ chứng táo nhiệt trong ruột, đi dại tiện luôn luôn, bổ hạ tiêu, trị hư lỵ ra huyết nhiều.
  15. Trư bàng quang: Bong bóng heo, vị ngọt mặn, tỉnh hàn, trong trống rỗng không độc, trị đái gắt, đái buốt, mộng tinh, chữa chứng đái sưng đau vã ngọc hành lở.
  16. Trư dởm: Mật heo, vị đắng, tinh hãn không độc, mở được chỗ tắc, trị được chứng thương hàn nóng khát, bệnh lao nóng âm ỉ trong xương, làm thông quan, sáng mát và trừ bệnh bại liệt.
  17. Trư tiểu trường: Ruột non heo, vị đắng, tính hòa bình không độc, bổ tâm, thanh nhiệt, hòa tạng, công hiệu nhiêu kể không hết.
  18. Trư noãn: Hoàn dái heo, vị ngọt, tính ấm, không độc, trị bệnh rất hay, trù phong cố tật, trùng lao truyền nhiễm, cổ độc, phạm phòng, đau ngọc hành và đau bụng dưới.
  19. Cẩu nhục: Thịt chó, vị chua mặn, tính nóng không độc, tráng dương, ích thận, bổ lao thương, ấm bụng, cổ tình tủy.
  20. Dương nhục: Thịt dê, vị đắng ngọt, tính rất nóng, ích cho tâm tỳ, bổ dược hư lao hàn lạnh, trừ kinh giản, trị bị gió chóng mặt, đau lưng, liệt dương.
  21. Thủy ngưu nhục: Thịt trâu, vị ngọt, tính mát, không độc, ích dạ dày, hòa tỳ, bổ gân cốt, trị đau phong và thủy thũng.
  22. Hoàng ngưu nhục: Thịt bò, vị ngọt, tính ấm, ích khí, ấm tỳ, trị chứng lưng và chân đau cứng lại, làm cho hết khát và hết chảy nước miếng.
  23. Ngưu giác: Sừng trâu, vị đắng, tính hàn, không độc, trị đau đầu, nhiệt độc thương hàn, chứng đái ra cát sỏi, hay ra máu, phong đàm và cổ họng sưng đau.
  24. Ngưu giác tai: Nỏ sừng trâu, vị đắng, tính ấm, không độc, trị bệnh rất tốt, chữa chứng băng huyết, bạch đới, đại tiện ra huyết, đi ly, máu cục và đau bụng.
  25. Hoàng mình giao: Cao da trâu, vị ngọt, tính bình, không độc, trị nhọt lở, các bệnh huyết, đau phong hàm kết, ho lao.
  26. Mã nhục: Thịt ngựa, vị đáng, cay, tính nóng, có độc, lớn gân, mạnh xương, 1 chứng xương sống lưng yếu liệt, tê bại và nhiệt khí, lở đầu, rụng tóc

LOÀI THÚ RỪNG

  1. Hổ hình cốt: Xương ống chân hùm, vị cay, tính ấm, không độc, trừ các chứng đau phong, lao truyền, chó dại cán, kinh phong lở loét. Khi dùng đập vỡ vò tủy đi, ròi tẩm mỡ sữa hoặc dấm, hoặc rượu, mà nướng tùy từng phương thuốc mà tẩm dùng.
  2. Hổ nhục: Thịt hùm, vị mặn, tính bình, không độc, trị được âm tà tích khí và trù bệnh sốt rét, nôn ọe.
  3. Báo nhục: Thịt Heo, vị mặn, tính binh, không độc, béo bổ, ân vào chịu được rét được nóng, mạnh xương nở gân, điều hòa 5 tạng.
  4. Tượng nhục: Thịt Voi, vị ngọt, tính bình không độc, thông được tiện bế, chữa được chốc đầu, rụng tóc, ăn thịt nó nhiều, thi nặng minh.
  5. Tượng nha: Ngà Voi, vị ngọt, tính hàn, không độc, trị chứng nóng âm ỉ trong xương, kinh giản, bụi bay vào mát, hay mắc xương.
  6. Tê giác: Sừng tê ngưu, vị mặn, đắng chua, tính hàn, không độc, giải các nhiệt độc, trị nhọt lở, cổ trướng, bệnh mất mậu, phong cuồng, sốt rét và ôn dịch.
  7. Lê ngưu giác: Sừng bò tót, tính hàn, không độc, giải nhiệt, mát tim, trị động kinh, trừ huyết nóng, hoảng hốt.
  8. Dã trư nhục: Thịt Lợn lòi (heo rừng), vị ngọt, tính bình, không độc, bổ 5 tạng, nhuận da thùa, trừ chứng động kinh, chứng sốt rét, trị băng huyết, lỵ ra huyết và phong nhiệt.
  9. Hào trư: Con nhím chồn, vị ngọt, tính hàn, hay nhiễm độc, thịt, rất béo lợi được đại trường, tiêu cổ trướng, trị nhiệt phong,
  10. Hùng dởm: Mật gấu, vị đắng, tính hàn, không độc, thấu khắp da thịt, mát tim, sáng mắt, giết trùng ghẻ, thoái nhiệt, trừ phong, chữa bệnh trĩ mạch lươn.
  11. Linh dương giác: Sừng dê rừng trắng, vị mặn, tính hàn, không độc, tri cổ trướng, mụn, thấp, phong nhiệt, kinh giản, loạn huyết, liệt dương và chướng khí.
  12. Sơn dương: Dê rừng, vị ngọt, tính nhiệt, lành, rất bổ dương, trị bệnh lao, lam chướng, bệnh lỵ, bạch đới và cứng gân cốt.
  13. Lộc nhục: Thịt hươu, VỊ mặn, tính ấm, không độc, dưỡng vệ hòa vinh, bổ dường khí huyết, mạnh xương tủy, chữa mọi chứng lao tổn, hay nói không xiết.
  14. Lộc giác: Sừng (gạc hươu), vị mặn tính ấm, không độc, bổ dưỡng rất tốt, nhẹ mình, chữa đau, trù mụn lở, bạch đới, di tính.
  15. Lộc nhung: Sừng hươu non, vị ngọt tính ấm, ‘”không độc, bổ khí huyết, mạnh xương tủy, chữa mọi chứng lao tổn, hay không kể xiết.
  16. Lộc huyết: Tiết hươu, vị mặn, tính ấm, không độc, bổ hư lao, tráng dương, chi huyết, trị đau lưng, héo phổi và đau ngứa.
  17. Mê nhục: Thịt nai, vị ngọt, tính bình, không độc và rất tốt, bổ trung, ích khí, sinh huyết tốt, trị đau lưng, đau chân, hòa 5 tạng.
  18. Mê giác: Sừng (gạc) nai, vị ngọt, tính nóng không độc, bổ dưỡng, thêm huvết, thêm tinh tủy, chữa tê thấp, trừ phong và chứng đau vô khí.
  19. Kỷ nhục: Thịt Cheo, vị ngọt, tính binh không độc, và điều hòa, trừ được 5 bệnh trĩ và bệnh thấp, thịt nó tẩm gừng và dấm mà ăn thi bệnh tự khỏi.
  20. Chương nhục: Thịt Hoảng (Mềnh), vị ngọt, tính ẩm không độc, bổ các tạng, trù phong: thông sữa, tiêu sưng bướu, nấu ăn, khiến người ta nhẹ mình thích chí
  21. Xạ hương: Dái con xạ (cầy hương), vị cay, khí thơm, tính ấm, hóa dược phong độc, trân tâm, khai khiếu, giết tã trùng, chữa đau bụng khí hoặc huyết, bệnh đờm, bệnh lỵ, đều chữa được cả.
  22. Miêu nhục: Thịt Mèo, vị ngọt chua, tính ấm, không độc, chữa dược bệnh có độc, bệnh lao, bệnh đậu, và bệnh thử trì lâu năm cũng tiêu hết.
  23. Ly nhục: Thịt Cáo, vị ngọt, tỉnh bỉnh, không độc, mà tư nhuận, bổ trung, ích khí, chữa chứng du phong, bệnh lao truyền thỉ, bệnh trị lở (mụn trì).
  24. Phong ly: Cái Cu ly (Cù lần), tính nhát, thấy người thì rụt đầu lại, óc nó chữa được bệnh ôn dịch và bổ dưỡng cho người thêm thọ, nước đái nó trừ được bệnh cùi (hủi).
  25. Hổ nhục: Thịt Cầy vôi, vị ngọt, tính ấm không độc mà rất tư bổ, bổ hư, dưỡng tạng, trừ phong độc, giãi dược cổ độc, trừ được tà, trị ngứa lở. Xét sách Bản thảo con hồ là ở hang, đầu nhọn, đuôi lớn mình tròn, chân ngắn, lông nó co ba sắc: đen, trắng và xám. Gọi Hồ là Ly, gọi Lỵ là Hồ đêu sai.
  26. Lạc nhục: Thịt Chồn, vị ngọt, tính bình không độc, bo trung, ích khí, làm cho nở da thịt, trị cam mòn, cam trũng trẻ con.
  27. Chuyên nhục: Thịt Cầy dõng, vị chua, ngọt, tính binh, không độc, chửa chứng lao nhiệt ho khan, kiết lỵ, thủy thũng sáp nguy cũng công hiệu.
  28. Hoan nhục: Thịt Cầy vện, vị ngọt chua, tính bình, không đột:, bổ trung ích khí, làm cho nở da thịt, trị cam mòn, cám trùng trẻ con.
  29. Sài nhục: Thịt Chó Sói, vị chua, tính nóng, có độc hại cho người, trù đau lạnh, các chứng lở, 5 chứng cám và chứng lỵ.
  30. Thổ nhục: Thịt Thỏ, vị cay, tỉnh binh, không độc, điều trung ích khí, hòa tỳ vị, giải nhiệt, trị đau tê.
  31. Sơn thát: Con Sóc, vị ngọt, tính ấm, không độc, thịt có tính kích dục, chữa liệt dương rất hay, xương nó chữa bị thương vì tên độc bắn.
  32. Thủy thát: Con Rái cá, vị ngọt mặn, tính mát lành, chữa phong ôn, ôn nhiệt, bệnh lao nóng, âm i, tiêu nước, nhuận trường thông huyết.
  33. Lão thử: Chuột đực, vị ngọt, chát, tính hơi ãm, không độc, chữa vết thương gãy xương, ngã qùe, đâm chém bỏng lửa, trẻ con kinh giản. Phân nó hai đầu nhọn nên thường gọi là lượng đầu tiêm.
  34. Vị bì: Da Dím lon, vị đắng, hơi cay, tính, không độc, giết được trùng bệnh tri, chữa được chứng hạ huyết, đau lưng, đau ruột, đau bụng, khí dồn lên.
  35. Di hầu: Con Khỉ, thịt nó vị chua, tính bình không độc, chữa chứng sốt rét lâu ngày, bệnh lam chướng, bệnh ôn dịch và các chứng phong lao.
  36. Viên nhục: Thịt Vượn, thịt mỡ và huyết của nó có tính tiêu nhẹ những chứng trĩ lâu năm và lở ghé liên miên thi dùng thịt nó trong ăn ngoài bôi đáp thì khỏi hết.

CÁC THỨ NƯỚC

  1. Vú thủy: Nước mưa, vị ngọt, tính bình, không độc, rất trong sạch, ích khỉ, mát cốc tạng, dùng nước múa sác thuốc làm thang trừ được bệnh tật.
  2. Lộ tủy: Hạt móc, vị ngọt tính binh, không độc mã trong suốt, các bệnh lở ghẻ, trùng lỵ, và hư hao dùng nó mà sảc thuốc thì công hiệu rất chóng. Mùa thu, sáng sớm hứng những hạt móc đọng trên lá cỏ cây mà dùng.
  3. Dông lộ: Hạt sương sa, vị ngọt, tính hàn, không độc. Bệnh sốt rét, thương hàn, trúng độc rượu, mụn nách, tắc mũi, lấy nước sương hòa vào thuốc mà uống, khi lấy cũng như cách lấy nước móc.
  4. Bán thiên hà thủy: Nước cọc rào, vị ngọt, tính hàn, không độc, sát trùng thuốc độc, khử tã, khỏi hoảng hốt, lại chửa bệnh dịch và lở ngứa.
  5. Trường lưu thủy: Dòng nước chảy, vị ngọt tính bình không độc, ích thận, can tỳ, bổ lao tổn, làm cho truyên kinh dân thuốc đi khắp nơi. Dũng nước sôi và nước lạnh hòa lẫn nhau gọi là âm dương thủy.
  6. Tinh hoa thủy: Nước giếng ban sớm, (lấy lúc giờ dần khi mặt trời chưa mọc chưa ai múc), vị ngọt, tính bình, không độc, giáng hỏa, tư âm, trấn tâm, ngừng băng huyết, sáng mát, chữa lỵ.
  7. Tân cấp thủy: Nước mới múc, tính thông hoạt, thông lợi tiểu tiện, hòa trung, thanh nhiệt, trừ nhọt sưng, giải độc, vã khỏi tiêu khát (đái tháo).
  8. Bích hải thủy: Nước mặn, vị mạn hơi ấm, hơi độc, tắm nước mận, trừ được ngứa, lở, lác (hắc lào), uống nước ấy trừ được đồ ăn đình trệ lâu ngày và khỏi bụng đầy.
  9. Địa tương thủy: Nước mới xáo. Vị ngọt tính hàn, không độc, chữa chứng nóng, trừ hắc loạn, giải trúng độc, thật là thái thuốc qúi. Dào đất sâu ba thước, đến lớp đất vàng làm chừng, lấy nước mới múc về đổ vào, khuấy cho đều, chờ cho lắng cặn, lọc lẩy nước trong mà dùng.

CÁC THỨ ĐẤT

  1. Hoàng thổ: Đất sét, vị ngọt, tính binh không độc, giải được các thứ độc, chữa các chứng lỵ và đau ruôt.
  2. Đông bích thổ: Đất vách đàng dông, vị ngọt, tính ấm, không độc, ấm trong lòng, trừ hảc loạn, dịch sốt rét, kiết lỵ và lác lở chảy nước.
  3. Thiên bộ phong: Đất bậc cửa, tính bình không độc, mát và thông (tiêu độ), và khó đẻ, dùng nó rất hay. Chữa nhọt sưng, hột xoài NDQNP nói dát bùn khô giữa đường.
  4. Thổ phong sào: Tổ tò-vò, vị ngọt, tính bình, không độc, trị nhọt lở, thương hàn, bệnh thời khí, hoàng đản, hắc loạn và hư phiền.
  5. Lang chuyên: Đất bọ hung đùn, tính hàn, không độc, trị nhọt lở, thương hàn, bệnh thời khí, hoàng đản, hoắc loạn và hư phiền.
  6. Thử nhưỡng thổ: Đất chuột đùn, tính bình không độc mà mạnh, trị các chứng đau phong, gân co quắp, thũng độc.
  7. Nghị phong thổ: Đất kiến đùn, Vị ngọt, tính bình, không độc mã mạnh, chuyên trị thai chết nhau không ra, và tiêu được thũng độc và huyết xấu.
  8. Bạch nghị nê: Đất tổ mối, tính bình, mát, không độc mà mạnh gấp bội, chuyên trừ nhọt độc, mụn lở, tiêu sưng, vơ mủ.
  9. Khâu dấn nê: Đất trùn đùn, vị chua, tính hàn, không độc mà hùng mạnh, trù mọi chứng lở sưng, thông quan, chữa lỵ huyết và nôn mửa.
  10. Tỉnh dề nê: Đất lòng giếng (Bùn đáy giếng). Vị ngọt, tính lạnh không độc, chửa trẻ con nhiệt, độc ngứa, hoác loạn và động thai.
  11. Phục long can: Đất lòng bếp, vị cay, tinh ấm không độc, cầm máu, tiêu ung nhọt, trị nôn ói, trúng phong, cảm nắng và điên cuồng.
  12. Thổ chuyên: Đất Hòn gạch, vị cay, tỉnh ẩm, không độc, trị lỵ, hư hàn, chân đau tê thấp, đàn bà bạch đới, hôi bẩn.
  13. Xanh mặc: Muội nồi (nhọ nòi, lọ nghẹ), có tên gọi là Bách thảo suông vị ngọt, tính ấm không độc, chửa bệnh yết hầu, cổ độc, xuất huyết, hoắc loạn, điên cuồng.
  14. Ô long vi: Mồ hóng bếp, vị cay đắng, tính hơi hãn, không độc, cầm máu, an thai trị nôn ói, đau bụng, nghẽn ách, sung lở. Dùng thứ trên nhà thòng xuống mà trắng, chớ phạm vào chỗ khói lửa vì có độc,

LOÀI NGŨ KIM

  1. Tinh kim: Vàng ròng, vị cay, tính bình, hơi độc, hòa huyết, trấn tâm, an 5 tạng, trị bệnh nóng hầm trong xuơng, và bệnh phong. Vàng sống có độc, vàng đã tôi luyện không độc.
  2. Tinh ngân: Bạc chảy, vị cay tỉnh bình, có độc, yên hồn, định phách, nhẹ mình, trị phong nhiệt, điên cuồng, rửa chữa mắt mờ,
  3. Xích đồng tiết: vảy đồng đỏ, vị đáng, tính bình, hơi độc, trừ mặt màng mộng, đàn bà đau bụng, bị phong rút uốn ván và hôi nách, Khi dùng lấy đồng đỏ nung vào lửa cho hồng, tôi vào nước cho ròi ra tùng miếng, cứ nung và tôi như thế ít lâu mà lấy dùng.
  4. Đồng thanh: Thôi (Ri) đồng xanh, vị chua, tanh, tỉnh bình, hơi độc, cầm máu, trừ đàm, ứ huyết, chữa đau mắt, đinh nhọt. Có tên gọi Đồng lục, khi dùng lấy đô đông đánh cho sáng, bôi dấm váo cho đều, úp xuống đất 3, 4 ngày sinh rỉ xanh cạo lấy mà dùng.
  5. Ô duyên: Chì, vị ngọt, tính hàn, không độc, yên dạ dày, trấn tâm, trừ chất độc trong các thuốc kim thạch, bền răng, sáng mắt, trị ghé lở.
  6. Hoàng đơn: Đơn, vị hơi cay, tính hơi hàn, không độc, hòa vị, trẩn kinh, trừ bệnh sốt rét lâu năm, sát trùng, cầm máu, chữa ghẻ lở.
  7. Mật dà tăng: Khoáng (Cặn), lò bạc, vị mặn, cay, tính bình, hơi độc, hòa tạng, an tâm, ngùng nôn mửa, đi lị, sát trùng, chi huyết, chữa bệnh trĩ loét.
  8. Huyền tích: Thuốc tráng gương, vị ngọt, tính hàn, không độc, mềm dẻo, trừ độc thạch, tín, trị giang mai và phong lở ghẻ ngứa.
  9. Khổng phương huynh: Đồng tiền kẽm, vị cay, tinh bình, có độc, trị 5 chứng lâm lậu, đau bụng, kho đẻ, đau mát.
  10. Thiếc: sát, vị ngọt, tính bình, cứng rắn, không độc, chữa thương tích, ngực tức đày, tiêu thức ăn, mát trong lòng.
  11. Thiết y: Tét sắt (Rỉ sắt) Trị đinh nhọt ghẻ lở, phong ngứa, di tinh, khó đẻ, rắn cắn, sâu cản

LOÀI ĐÁ

  1. Thạch nhũ: Đá thạch nhũ, vị ngọt, tỉnh ấm, không độc, bổ tinh, yên ngũ tạng, trị ho, đái buốt, lợi khiếu, tráng dương, bố lao tổn. Sinh ở trong hang núi đá nước đá chảy xuống gặp lạnh, đọng lại thành cục trong trắng như lụa.
  2. Thạch khôi: Vôi, vị cay nông, tĩnh có độc, câm máu, sát trùng, chữa trĩ, bạch đái, khó đẻ, và các chứng lở.
  3. Phù thạch: Hòn đá nổi (đá bọt), vị mặn, tính bình không độc, giáng hỏa, trừ đàm, trị mắt mờ, đái gắt, nổi hạch, sưng dái.
  4. Đại giả thạch: Hòn son, vị đống, tính hàn không độc, yên hồn, trừ tà, trừ phong, trị bưng huyết, đau bụng, lở âm hộ.
  5. Thạch yến: Yến đá, vị ngọt, tính lành không độc, trị đi tả, đái buốt, bạch trọc, bạch đối, mát mờ, đẻ khó.
  6. Thạch giải: Cua đá, vị mặn, tính hàn, không độc, giải thuốc độc, trị mất mờ, thanh mạnh, ung nhọt, bệnh dịch và khó đẻ.
  7. Tích lịch châm: Lưỡi tầm sét, tính bình, không độc, trị kinh phong, giết trùng lao, chữa bệnh đái ra cát sỏi và ỉa chảy.

LOÀI MUỐI KHOÁNG

  1. Thực diêm: Muối ăn, vị ngọt, mặn, tính hàn không độc, chữa chứng khí nghịch, tích đờm, đau bụng, giết trùng độc, tiêu phù thũng, sưng lở.
  2. Tiêu thạch: Diêm (Diêm tiêu), vị đắng, tính hàn, không độc, chữa bụng đày trướng, họng tắc, bệnh tích tụ, đái buốt và đau bụng.
  3. Bàng sa: Hàn the, vị cay, đắng, tính hơi ấm, không độc, chữa chứng tích cục, đờm đọng, họng đau, nhọt lở và mắt mờ.
  4. Lưu hoàng: Sinh (Diêm vàng), vị mận, mùi hôi tanh, tính ấm, có độc, trị lở loét có trùng, thận lạnh, liệt dương, bổ lao, tổn, chặn cơn kinh giật trẻ con.

THUỘC VỀ NGƯỜI

  1. Loạn phát: Tóc rối. Khi dùng phải đốt ra, vị đắng, tính hơi ẩm, không độc, thông quan, cầm máu, chặn cơn kinh trẻ con, chữa các chứng lỵ, lở và đậu mùa (Lược)
  2. Trảo giáp: Móng tay, vị ngọt mặn, tỉnh hàn không độc, công dụng khai thông, thúc đẻ, thông đái buốt, cầm máu, chữa chứng phạm phòng và chứng cảm gió. Dốt tồn tính cho uống vào là khỏi ngay.
  3. Nhân nha: Răng người, vị ngọt hơi đắng, mặn tỉnh có độc, công dụng chữa sốt rét, nốt đậu bị hãm, lao trùng, nhọt lở và có độc.
  4. Nhân phẩn: Phân người, tính hơi hàn, không độc, thương hàn, sốt nóng phát cuồng mụn độc, nốt đậu bị hãm, bệnh lao nóng âm (đốt ra tro lắng nước mà dùng).
  5. Đồng tiểu tiện: Nước đái trẻ. Tính hàn không độc, nhuận tim phổi, trừ lao, chặn ho, tiêu máu cục trong bụng, chỉ huyết, sát trùng, thanh nhiệt. Dùng nước đái con trai độ 6, 7 tuổi trở xuống mạnh khỏe là tốt, khi lấy bò 4 giọt dầu và 4 giọt cuối đùng dùng.
  6. Nhú trấp: Nước sữa người, vị ngọt, tính mát không độc, bổ khí huyết, chữa hư lao, đau mắt, phong cấm khẩu.

A(8)

  1. A Giao
  2. A Ngùy
  3. Actiso
  4. An Tức Hương
  5. Anh Túc
  6. Alpine Sanicl
  7. Anh Đào Châu Phi
  8. Aronia

B(84)

  1. Bá Bệnh (Mật Nhân/Bách Bệnh)
  2. Ba Chẽ (Đậu bạc đầu)
  3. Bả Dột (Ba dót)
  4. Ba Đậu(Bã đậu)
  5. Ba Gạc (Ba gạc lá to)
  6. Ba Kích (Ba kích thiên)
  7. Bá Tử Nhân (Trắc Bách Diệp)
  8. Bắc Đậu Căn
  9. Bạc Hà (Bạc Hà Nam)
  10. Bạch Biển Đậu (Đậu Ván Trắng)
  11. Bách Bộ(Bách Bộ Thảo)
  12. Bạch Cập
  13. Bạch Chỉ (Bách Chiểu)
  14. Bạch Đầu Ông (Bạch Đầu Thảo)
  15. Bạch Đồng Nữ (Cây Mò Trắng)
  16. Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo (An Điền Lan)
  17. Bách Hợp (Loa kèn)
  18. Bạch Liềm
  19. Bạch Linh (Bạch Phục Linh/Phục Linh)
  20. Bạch Mao Căn (Tiên Mao Căn)
  21. Bạch Phàn
  22. Bạch Phụ Tử
  23. Bạch Quả (Ngân hạnh)
  24. Bạch Tật Lê (Thích Tật Lê)
  25. Bạch Thược (Thược dược/Xích Thược)
  26. Bạch Tiền
  27. Bạch Tiễn Bì (Bạch tiền bì)
  28. Bạch Truật (Sơn khương)
  29. Bạch Vi (Xuân Thảo)
  30. Bán Biên Liên (Cây Lỗ Biên)
  31. Bán Chi Liên (Hoàng Cầm Râu)
  32. Bán Hạ (Bán Hạ Bắc)
  33. Bản Lam Căn (Bọ mẩy)
  34. Ban Miêu (Sâu Đậu)
  35. Bàng Đại Hải (Hạt đười ươi)
  36. Băng Phiến (Nhựa Long Não)
  37. Bát Giác Hồi Hương (Đại Hồi)
  38. Bèo Hoa Dâu (Bèo Dâu)
  39. Bìm Bìm (Khiên Ngưu Tử)
  40. Binh Lang (Cau/Tân Lang)
  41. Bình Vôi (Củ Một/Ngải Tượng)
  42. Bồ Công Anh
  43. Bồ Hoàng (Cỏ Nến/Bồ Hoàng)
  44. Bồ Kết (Tạo Giác Thích/Trư Nha Tạo)
  45. Bọ Mẩy
  46. Bội Lan
  47. Bòng Bong
  48. Bông Ổi
  49. Bụp Giấm
  50. Ba Chạc (Dầu Dấu/Bí Bái)
  51. Ba Đậu Tây (Điệp Tây/Vông Đồng)
  52. Ba Gạc Ấn Độ (Ấn Độ Sà Mộc)
  53. Bạc hà
  54. Bạc Thau (Bạch Hạc Đằng/Bạc Sau)
  55. Bạch Dương
  56. Ban Âu
  57. Bàn Long Sâm (Sâm Cuốn)
  58. Bạng Hoa (Cây Sò Huyết)
  59. Bát Giác Liên (Độc Diệp Nhất Chi Hoa)
  60. Bầu Đất (Dây Chua Lè)
  61. Bảy Lá Một Hoa
  62. Biến Hóa (Quán Chi/Thổ Tế Tân)
  63. Biển Súc
  64. Bìm Bịp
  65. Black Cohosh
  66. Blackcurrant
  67. Bổ Béo (Bùi Béo/Béo Trắng)
  68. Bồ Bồ
  69. Bồ Cu Vẽ (Đỏ Đọt/Sâu Vẽ)
  70. Bồ Đề (Cây Đa/ Đa Búp Đỏ)
  71. Bơ hạt mỡ
  72. Bồ Hòn (Bòn Hòn)
  73. Bọ Mắm (Cây Thuốc Dòi)
  74. Bời Lời (Bời Lời Nhớt/Mò Nhớt)
  75. Bòn Bọt (Chè Bọt/Toàn Bàn Tử)
  76. Bông Báo (Bông Xanh/Đại Hoa Lão Nha Chủy)
  77. Bông Gạo (Mộc Miên/Gòn)
  78. Bông Gòn
  79. Bỏng Nổ (Cây Nổ)
  80. Bóng Nước (Nắc Nẻ/Bông Móng Tay)
  81. Bụng Báng (Báng/Cây Đoác)
  82. Bùng Bục (Bục Bục/Bông Bét)
  83. Bướm Bạc
  84. Búp Ổi

C(145)

  1. Cà Gai Leo
  2. Cà Phê
  3. Cải Trời
  4. Cam
  5. Cẩm Quỳ
  6. Cam Thảo (Cam Thảo Bắc)
  7. Cam Thảo Nam (Cam Thảo Đất)
  8. Cam Tùng ( Cam Tùng Hương)
  9. Cần Tây
  10. Cánh Kiến Trắng (An Tức Hương)
  11. Canhkina (Ô môi)
  12. Cảo bản (Cảo bổn)
  13. Cao Lương Khương (Riềng)
  14. Cáp Giới (Tắc Kè)
  15. Cát Căn (Củ Sắn Dây)
  16. Cát Cánh (Bạch dược)
  17. Câu Cốt
  18. Câu Đằng (Dây móc câu)
  19. Câu Kỷ Tử (Địa cốt tử)
  20. Cẩu Tích (Culi)
  21. Cây Bàn Tay Ma
  22. Cây Chùa dù (Kinh giới rủ)
  23. Cây Đoạn (Li-đen)
  24. Cây Kacip Fatimah
  25. Cây Manna (Tần bì lùn)
  26. Cây Phỉ
  27. Chè Dây
  28. Chỉ Thực
  29. Chi Tử(Dành Dành)
  30. Chỉ Xác
  31. Chìa Vôi (Dây Chìa Vôi)
  32. Chu Sa (Thần Sa)
  33. Chử Thực Tử
  34. Chùm Ngây
  35. Cỏ Ba Lá (Chẽ Ba Đỏ)
  36. Cọ Lùn
  37. Cỏ Mần Trầu (Thanh Tâm Thảo)
  38. Cỏ Mực (Cỏ Nhọ Nồi)
  39. Cỏ Ngọt
  40. Cỏ Ngũ Sắc (Hoa Ngũ Sắc)
  41. Cỏ Sữa Lá To
  42. Cốc Nha
  43. Cốc Tinh Thảo
  44. Cơm Cháy
  45. Cốt Khí Củ (Hổ Trượng)
  46. Cốt Toái Bổ (Tắc kè đá)
  47. Củ Dòm (Hán phòng kỷ)
  48. Cù Mạch
  49. Cúc Hoa Vàng (Cam Cúc/Cúc Thơm)
  50. Cúc La Mã (Dương Cam Cúc)
  51. Cúc Lục Lăng
  52. Cúc Ngải Vàng
  53. Cúc Xu Xi (Cúc Vạn Thọ)
  54. Cương Tàm (Bạch Cương Tằm/Cương Trùng)
  55. Cửu Lý Hương (Vân Hương)
  56. Cửu Thái Tử (Hạt Cây Hẹ)
  57. Ca Cao (Cù Lắc)
  58. Cà Chua
  59. Cà Cuống (Đà Cuống/Sâu Quế)
  60. Cà Dại Hoa Tím (Cà Hoang/Cà Gai)
  61. Cà Dại Hoa Trắng (Cà Pháo)
  62. Cà Rốt (Hồ La Bặc)
  63. Cà Tàu (Cà Dại Trái Vàng)
  64. Cà Tím (Cà Dái Dê Tím)
  65. Cải Xoong (Đậu Ban Thái/Tây Dương Thái)
  66. Cẩm Xà Lặc (Mỏ Quạ/Găng Vàng)
  67. Cam Xũng (Lưỡi Cọp/Đơn Lưỡi Hổ)
  68. Canh Châu (Kim Châu/Chanh Châu)
  69. Cánh Kiến Đỏ (Tử Giao/Xích Giao)
  70. Cao Ban Long (Lộc Giác Giao)
  71. Cao Khỉ (Hầu)
  72. Cao Ngựa Bạch
  73. Cây Bã Thuốc (Sang Dinh)
  74. Cây Ban (Điền Cơ Vương/Châm Hương)
  75. Cây Bồng Bồng
  76. Cây Bưởi Bung (Cây Cơm Rượu)
  77. Cây Chẹo (Chẹo Tía)
  78. Cây Củ Đậu (Sắn Nước)
  79. Cây Dung (Chè Lang)
  80. Cây Đại (Miến Chi Tử)
  81. Cây Gai (Trữ Ma)
  82. Cây Gáo
  83. Cây Hàm Ếch (Tam Bạch Thảo)
  84. Cây Hàn The (Cỏ Hàn The)
  85. Cây La (La Rừng)
  86. Cây Lai (Thạch Lật)
  87. Cây Lấu
  88. Cây Lim (Xích Diệp Mộc/Cách Mộc)
  89. Cây Mắm (Mắm Đen/Mắm Trắng)
  90. Cây Một Lá (Châu Trâu Diệp/Thanh Thiên Qùy)
  91. Cây Nghể (Nghể Răm/Nghể Nước)
  92. Cây Ráy (Dã Vu)
  93. Cây Rum
  94. Cây Sa Kê (Cây Bánh Mỳ)
  95. Cây Sảng (Sảng Lá Kiếm/Quả Thang)
  96. Cây Sáng Mắt
  97. Cây Si
  98. Cây Sóng Rắn (Sóng Rận)
  99. Cây Sữa (Mò Cua)
  100. Cây Sui (Cây Thuốc Bắn/ Nỗ Tiễn Tử)
  101. Cây Sừng Trâu (Cây Sừng Dê/Cây Sừng Bò)
  102. Cây Xạ Vàng
  103. Chân Bầu (Chưng Bầu)
  104. Chanh (Má Điêu)
  105. Chanh dây
  106. Chanh Trường
  107. Chè Vằng
  108. Cherry
  109. Chỉ Cụ (Khúng Khéng/Kê Trảo)
  110. Chiết xuất Bơ (Avocado extract)
  111. Chiết xuất thịt Kangaroo
  112. Chóc Gai (Ráy Gai/Cây Móp)
  113. Chổi Xuể (Chổi Sể)
  114. Chua Me Đất Hoa Vàng (Tạc Tương Thảo)
  115. Chuối Hột
  116. Cỏ Bạc Đầu (Cỏ Nút Áo)
  117. Cỏ Bợ (Tứ Diệp Thảo/Dạ Hợp Thảo)
  118. Cỏ Chỉ (Cỏ Gà/Cỏ Ống)
  119. Cọ Dầu
  120. Cỏ Đuôi Lươn (Bồn Bồn)
  121. Cổ Giải
  122. Cỏ Lăn Tăn
  123. Cỏ Lào (Cây bớp bớp)
  124. Cỏ May (Thảo Tử Hoa/Trúc Tiết Thảo)
  125. Cỏ Sữa Nhỏ Lá
  126. Cỏ Tranh (Bạch Mao)
  127. Cỏ Trói Gà (Cẩm Địa Là)
  128. Cóc Mẳn (Cỏ The/Thạch Hồ Tuy)
  129. Cối Xay (Dằng Xay/Kim Hoa Thảo)
  130. Con Dế (Dễ Dũi/Thổ Cẩu)
  131. Con Nhím (Dím/Cao Chư)
  132. Con Quy
  133. Con Rắn
  134. Con Rươi (Palolo)
  135. Con Sam (Kabutegami)
  136. Công Cộng (Lam Khái Liên)
  137. Củ Dền
  138. Củ Khỉ (Hồng Bì Núi/Xì Hắc)
  139. Củ Nâu (Vũ Dư Lương)
  140. Cúc Bách Nhật (Thiên Kim Hồng/Thiên Nhật Hồng)
  141. Cúc Bất Tử (Cúc Bất Huyệt)
  142. Cúc Keo (Gai Tầm Xoọng/Quýt Gai)
  143. Cúc Liên Chi Dại (Cây Chứng Ếch)
  144. Cúc Mốc (Ngải Phù Dung/Nguyệt Bạch)
  145. Cúc Tần (Từ Bi/Cây Lức)

D(48)

  1. Dạ Cẩm (Cây Loét Mồm)
  2. Dâm Dương Hoắc
  3. Dầu Bưởi (Tinh dầu bưởi)
  4. Dầu cá (Fish Oil)
  5. Dầu Dừa ( Coconut Oil)
  6. Dầu Gấc
  7. Dâu Tằm (Tang Thầm)
  8. Dầu Thông Đỏ (Tinh Dầu Thông Đỏ)
  9. Dầu Tràm (Tinh Dầu Tràm)
  10. Dây Đau Xương
  11. Dây Thìa Canh
  12. Diên Hồ Sách (Huyền hồ sách)
  13. Diếp Cá (Ngư Tinh Thảo)
  14. Diệp Hạ Châu (Chó Đẻ Răng Cưa)
  15. Dư Cam Tử (Me Rừng)
  16. Dương Kim Hoa (Hoa Cà Độc Dược)
  17. Dương Xỉ
  18. Dạ Minh Sa (Phân Con Dơi)
  19. Da Voi (Tượng Bì)
  20. Dâm Bụt (Bụp/Xuyên Can Bì)
  21. Dầu Argan (Argan Oil)
  22. Dâu Gia Xoan (Châm Châu)
  23. Dầu Giun (Rau Muối Dại/Thổ Kinh Giới)
  24. Dầu Hạt Cải (Canola)
  25. Dầu Hướng Dương (Sunflower Oil)
  26. Dầu Jojoba
  27. Dầu Lộc Đề Xanh (Wintergreen Essential Oil)
  28. Dầu Olive (Dầu Oliu)
  29. Dầu Rái Trắng (Dầu Nước/Dầu Con Rái Trắng)
  30. Dâu Rượu (Giang Mai)
  31. Dầu Vừng (Dầu Mè)
  32. Dây Chặc Chìu (Dây Chiều/Tích Diệp Đằng)
  33. Dây Đòn Gánh (Dây Gân/Đòn Kẻ Trộm)
  34. Dây Gắm (Dây Sót)
  35. Dây Ký Ninh (Dây cóc)
  36. Dây Quai Bị (Dây Dác)
  37. Dây Toàn (Già Căn)
  38. Dền Gai
  39. Diêm Mạch
  40. Dong (Lá Dong/Cây Lùn)
  41. Dong Riềng Đỏ
  42. Du Đỏ (Du Trơn)
  43. Dứa (Thơm)
  44. Dứa Bà (Thùa/Lưỡi Lê)
  45. Dừa Cạn (Trường Xuân/Dương Giác)
  46. Dưa Chuột
  47. Dưa vàng
  48. Dướng (Chử Đào Thụ/Chử)

Đ(52)

  1. Đại Bi (Từ Bi Xanh)
  2. Đại Hoàng (Hoàng Lương)
  3. Đại Huyết Đằng
  4. Đại Kế (Ô Rô)
  5. Đại Phong Tử (Chùm Bao Lớn)
  6. Đại Phúc Bì (Vỏ Cau)
  7. Đại Táo
  8. Đại Thanh Diệp (Tùng Lam)
  9. Đạm Đậu Xị (Hàm Đậu Xị)
  10. Đạm Trúc Diệp (Cỏ Lá Tre)
  11. Đàn Hương (Bạch Đàn Hương)
  12. Đan Sâm (Huyết Sâm)
  13. Đảng Sâm (Đẳng Sâm Bắc)
  14. Đăng Tâm Thảo (Cỏ Bấc Đèn)
  15. Đao Đậu
  16. Đạo Nha
  17. Đào Nhân (Hạt Đào)
  18. Đậu Khấu (Bạch Đậu Khấu)
  19. Địa Cốt Bì (Khô Kỷ)
  20. Địa Du (Ngọc Xị)
  21. Địa Liền (Lương Khương/Sơn Nại)
  22. Địa Long (Giun Đất)
  23. Địa Phu Tử (Hạt Địa Phu)
  24. Đinh Hương
  25. Đinh Lăng
  26. Đình Lịch Tử (Hạt Đình Lịch)
  27. Đỗ Trọng (Tư Trọng)
  28. Độc Hoạt (Khương Thanh)
  29. Đơn Kim (Đơn Buốt)
  30. Đông Quỳ Tử (Quả Đông Kỳ)
  31. Đông Trùng Hạ Thảo (Trùng Thảo)
  32. Đu Đủ (Cà Lào)
  33. Đu Đủ Rừng
  34. Đương Quy (Tần Quy)
  35. Đài Hái (Dây Hái)
  36. Đằng Hoàng (Vàng Nhựa/Vàng Nghệ)
  37. Đào Tiên (Quả Trường Sinh)
  38. Đậu Chiều (Đậu Săng/Đậu Cọc Rào)
  39. Đậu Đen (Hắc Đại Đậu)
  40. Đậu Đỏ (Xích Tiểu Đậu)
  41. Đậu Rửa (Đậu Kiếm/Đao Đậu Tử)
  42. Đậu Sị (Đạm Đậu Sị)
  43. Đậu Xanh (Đỗ Xanh)
  44. Địa Y
  45. Điều Nhuộm
  46. Đoạn Lá Bạc (Liden)
  47. Đồi Mồi (Đại Mạo/Văn Giáp)
  48. Đơn Châu Chấu (Rau Gai)
  49. Đơn Răng Cưa
  50. Đơn Trắng (Hé Mọ/Bồ Chát)
  51. Đơn Tướng Quân (Đơn Lá Đỏ)
  52. Đông Qua Tử

G(15)

  1. Gạo Men Đỏ (Red Yeast Rice)
  2. Giả Thạch (Đại Giả Thạch)
  3. Giáng Hương
  4. Giảo Cổ Lam (Cỏ Trường Thọ)
  5. Giềng Giềng (Gièng gièng)
  6. Giới Bạch (Củ Kiệu)
  7. Giới Tử (Cải Canh)
  8. Gừng (Can Khương/Sinh Khương)
  9. Găng Trắng (Găng)
  10. Găng Trâu (Găng Tu Hú)
  11. Gạo Lứt (Brown Rice)
  12. Giã Tử (Dừa)
  13. Giấm táo (Apple Cider Vinegar)
  14. Giổi
  15. Guar Gum

H(92)

  1. Hạ Khô Thảo (Mạch Hạ Khô)
  2. Hà Thủ Ô Đỏ (Dạ Giao Đằng)
  3. Hạc Sắt (Thiên Danh Tinh)
  4. Hải Cáp Xác (Vỏ Ngao Dầu)
  5. Hải Đới (Côn Bố)
  6. Hải Kim Sa (Bòng Bong)
  7. Hải Mã (Cá Ngựa)
  8. Hải Sâm (Sâm Biển)
  9. Hải Tảo (Rong Biển)
  10. Hạnh Nhân (Khổ Hạnh Nhân)
  11. Hành Tây
  12. Hạt Bí Ngô (Hạt Bí Đỏ)
  13. Hạt Na
  14. Hạt Nho (Grape seed)
  15. Hạt Thầu Dầu
  16. Hậu Phác (Hậu Bì)
  17. Hồ Lô Ba (Cỏ Cà Ri)
  18. Hồ Tiêu (Tiêu đen)
  19. Hoa Anh Đào
  20. Hoa Anh Thảo (Evening Primrose)
  21. Hoa Bia (Humulus Lupulus)
  22. Hoa Cúc Áo (Cúc Áo Hoa Vàng)
  23. Hoa Grindelia
  24. Hoa Hồng
  25. Hỏa Ma Nhân (Gai Dầu)
  26. Hoa Ông Lão (Mộc Thông Nhỏ/Xuyên Mộc Thông)
  27. Hóa Quất Hồng
  28. Hoa Trà (Sơn trà Nhật Bản)
  29. Hoắc Hương (Quảng Hoắc Hương)
  30. Hoài Sơn (Củ Mài/Sơn Dược)
  31. Hoàng Bá (Hoàng Nghiệt/Quan Hoàng Bá)
  32. Hoàng Cầm
  33. Hoàng Đằng (Dây Vàng)
  34. Hoàng Kỳ (Bắc Kỳ)
  35. Hoàng Liên (Hoàng Liên Chân Gà)
  36. Hoàng Tinh (Củ Cây Cơm Nếp)
  37. Hoạt Thạch
  38. Hộc Ký Sinh
  39. Hòe Giác (Quả Hòe)
  40. Hòe Hoa (Hoa Hòe)
  41. Hồng Cảnh Thiên
  42. Hồng Đại Kích (Trạch Côn)
  43. Hồng Đậu Khấu (Sơn Khương Tử)
  44. Hồng Hoa (Đỗ Hồng Hoa)
  45. Hồng Kỳ (Sò Đo Cam)
  46. Hồng Sâm
  47. Hợp Hoan Hoa (Hợp Hoan Bì)
  48. Húng Chanh (Tần Dày Lá)
  49. Hùng Hoàng
  50. Hương Duyên (Quả Thanh Yên)
  51. Hương Gia Bì
  52. Hương Nhu Tía (É Tía)
  53. Hương Phụ (Củ Gấu)
  54. Huyền Minh Phấn
  55. Huyền Sâm
  56. Huyết Giác (Giác Máu)
  57. Huyết Kiệt (Kỳ Lân Kiệt)
  58. Hy Thiêm (Cỏ Đĩ)
  59. Hà Thủ Ô Trắng
  60. Hắc Mai Biển
  61. Hành Biển
  62. Hành Đen
  63. Hành Hoa (Hành/Đại Thông)
  64. Hạt Chia (Salvia)
  65. Hạt Dẻ Ngựa
  66. Hạt Điều (Đào Lộn Hột)
  67. Hạt Kê
  68. Hạt Lanh
  69. Hàu Biển
  70. Hổ Phách (Huyết Phách/Huyết Hổ Phách)
  71. Hổ Vĩ (Đuôi Hổ/Hổ Vĩ Mép Lá Vàng)
  72. Hoa Cúc
  73. Hoa Cúc Tím (Hoa Thạch Thảo Tím)
  74. Hoa Hiên (Hoàng Hoa/Kim Trâm Thái)
  75. Hoa Nhài (Hoa Lài)
  76. Hoa Nhung Tuyết
  77. Hoa Phấn (Cây Bông Phấn)
  78. Hoa Sen (Liên Hoa)
  79. Hoa Tiên (Dầu Tiên)
  80. Hoàng Dược Tử (Khoai Dái/ Khoai Trời)
  81. Hoàng Liên Gai (Hoàng Mù/Hoàng Mộc)
  82. Hoàng Liên Ô Rô (Thập Đại Công Lao)
  83. Hoàng Nàn (Vỏ Dãn/Vỏ Doãn)
  84. Hồng Đào (Đào)
  85. Hồng trà
  86. Hồng Xiêm
  87. Hột Mát (Cây Xa/Thàn Mát)
  88. Hương Diệp (Cây Lá Thơm)
  89. Hương Lâu (Cỏ Hương Bài/Hương Lau)
  90. Hương Thảo
  91. Huyết Dụ (Long Huyết)
  92. Huyết Lình (Lục Linh)

Í(2)

  1. Ích Mẫu (Sung Úy)
  2. Ích Trí Nhân (Riềng Lá Nhọn)

K(39)

  1. Kê Cốt Thảo (Cườm Thảo Mềm)
  2. Kê Đản Hoa (Hoa Đại)
  3. Ké Đầu Ngựa (Thanh Thương Tử /Thương Nhĩ Tử)
  4. Kê Huyết Đằng (Huyết Đằng)
  5. Kê Nội Kim (Màng Mề Gà)
  6. Kê Quan Hoa (Hoa Mào Gà)
  7. Kế Sữa (Milk thistle)
  8. Kê Thỉ Đằng (Dây mơ leo)
  9. Keo Giậu (Keo dậu)
  10. Keo Ong (Propolis)
  11. Kha Tử (Chiêu Liêu)
  12. Khiếm Thực (Kê Đầu Thực)
  13. Khổ Luyện Bì (Vỏ Xoan)
  14. Khổ Sâm
  15. Khoản Đông Hoa
  16. Khương Hoạt (Xuyên Khương)
  17. Khuynh Diệp (Bạch Đàn)
  18. Kiến Càng Đen (Kiến Gai Đen)
  19. Kiến Cò (Bạch Hạc)
  20. Kim Anh (Thích Lê Tử)
  21. Kim Kiều Mạch (Tam Giác Mạch)
  22. Kim Mông Thạch ( Đoạn Mông Thạch)
  23. Kim Ngân Hoa (Nhẫn Đông/Sơn Ngân Hoa)
  24. Kim Tiền Bạch Hoa Xà
  25. Kim Tiền Thảo (Vẩy Rồng)
  26. Kim Vàng (Gai Kim Bóng)
  27. Kinh Đại Kích (Đại Kích)
  28. Kinh Giới (Bán Biên Tô)
  29. Kỳ Xà
  30. Ké Hoa Đào (Phan Thiên Hoa/ Dã Miên Hoa)
  31. Ké Hoa Vàng (Ké Đồng Tiền/Bạch Bối Hoàng Hoa Nhậm)
  32. Keo Nước Hoa (Keo Ta)
  33. Khế (Ngũ Lãng Tử/ Ngũ Liêm Tử)
  34. Khoai Nưa (Củ Nưa/Khoai Ta)
  35. Khoai Tây
  36. Kiến Kỳ Nam (Bí Kỳ Nam)
  37. Kim Sa (Arnica montana)
  38. Kim Sương (Mán Chỉ/Ớt Rừng)
  39. Kỳ Đà

L(54)

  1. La Bố Ma Diệp
  2. La Hán Quả (Mộc Miết)
  3. Lá Khôi (Khôi Nhung)
  4. Lá Sen (Liên Diệp/Hà Diệp)
  5. Lạc Thạch Đằng
  6. Lạc Tiên
  7. Lai Phục Tử (Cải Củ)
  8. Lang Độc
  9. Lăng Tiêu Hoa (Hoa Đăng Tiêu)
  10. Lão Quan Thảo (Mỏ Hạc/Châu Thụ)
  11. Lạp Mai Hoa
  12. Lậu Lô
  13. Liên Kiều (Thanh Kiều)
  14. Liên Nhục (Hạt Sen/Liên Tử)
  15. Liễu Trắng (Bạch Liễu)
  16. Linh Dương Giác (Sừng Linh Dương)
  17. Lô Cam Thạch
  18. Lô Căn (Rễ Sậy)
  19. Lô Hội (Nha Đam)
  20. Lộ Lộ Thông (Quả Sau Sau)
  21. Lộc Hàm Thảo
  22. Lộc Nhung (Nhung Hươu)
  23. Long Đởm (Thảo long đờm)
  24. Long Não (Dã hương)
  25. Long Nhãn
  26. Lúa Mì (Tiểu Mạch)
  27. Lược Vàng (Lan Vòi)
  28. Lưỡng Diện Châm (Hạt Sẻn)
  29. Lá Bàng
  30. Lá Chua Me
  31. Lá Dứa (Lá Dứa Thơm/Cây Cơm Nếp)
  32. Lá Đào (Đào Diệp)
  33. Lá Hẹ
  34. Lá Lấu (Bầu Giác)
  35. Lá Lốt (Tất Bát)
  36. Lá Men (Kinh Giới Núi)
  37. Lá Móng Tay (Móng Tay Nhuộm)
  38. Lá ổi
  39. Lá Sung
  40. Lá Tiết Dê (Mối Tròn/Mối Nám)
  41. Lá Trà Pu’er
  42. Lan Kim Tuyến (Lan Gấm)
  43. Lân Tơ Uyn (Dây Sống Rắn/Cây Đuổi Phượng)
  44. Lêkima (Quả Trứng Gà)
  45. Linh Lăng
  46. Linh Sam Bạc
  47. Lộc Giác (Gạc Hươu Nai)
  48. Lộc Mại (Rau Mọi/Lục Mại)
  49. Lõi Tiền (Phấn Cơ Đốc)
  50. Lu Lu Đực (Thù Lù Đực/Gia Cầu)
  51. Lục Lạc Ba Lá Tròn (Muống Tía/ Chư Thi Đậu)
  52. Lục Phàn
  53. Lưỡi Rắn (Đơn Thảo/Vương Thái Tô)
  54. Lý chua đen

M(51)

  1. Mã Bột (Khinh mã bột)
  2. Mã Đâu Linh (Sơn Dịch)
  3. Ma Hoàng ( Thảo Ma Hoàng)
  4. Mã Tiền (Củ Chi)
  5. Macca (Maca)
  6. Mạch Môn (Mạch Đông)
  7. Mạch Nha (Lúa Mạch)
  8. Maitake Mushroom (Nấm Khiêu Vũ)
  9. Mầm Đậu Nành
  10. Mạn Kinh Tử (Quan Âm Biển)
  11. Màng Tang (Tất trùng già)
  12. Mang Tiêu
  13. Mật Bò
  14. Mật Heo (Mật Lợn)
  15. Mật Ong
  16. Mẫu Đơn Bì (Đan bì)
  17. Mẫu Kinh (Ngũ Trảo)
  18. Mẫu Lệ (Vỏ Hàu)
  19. Miết Giáp (Mai Ba Ba)
  20. Mơ Tam Thể (Mơ Lông)
  21. Mộc Hồ Điệp
  22. Mộc Hương (Vân Mộc Hương/ Quảng Mộc Hương)
  23. Mộc Miết Tử (Hạt Gấc)
  24. Mộc Qua (Tra Tử)
  25. Mộc Tặc (Cỏ tháp bút)
  26. Mộc Thông
  27. Một Dược (Mạt Dược)
  28. Mù U (Hồ đồng)
  29. Muira Puama (Secco)
  30. Mướp Đắng (Khổ qua)
  31. Mã Đề (Xa Tiền Tử)
  32. Mã Thầy (Củ Năng/Bột Tề)
  33. Mắc Kẹn (Bàm Bàm/May Kho)
  34. Mắc Nưa (Mặc Nưa)
  35. Măng Cụt (Sơn Trúc Tử)
  36. Mào Gà Trắng (Thanh lương tử)
  37. Mật Gấu
  38. Mật Mông Hoa (Mông Hoa/ Lão Mông Hoa)
  39. Mặt Quỷ (Nhầu Đó/Dây Đất)
  40. Mè Đen (Vừng đen)
  41. Men Bia tươi ( Saccharomyces cerevisiae)
  42. Mía Dò (Tậu Chó/Đọt Đắng)
  43. Mộc Hoa Trắng (Mực Hoa Trắng/Thừng Mực Lá To)
  44. Mộc Hương Ta (Hoa Mộc)
  45. Mộc lan
  46. Mộc Nhĩ (Nấm Tai Mèo)
  47. Móng Mèo (Vuốt Mèo)
  48. Mùi Tây (Rau Pecsin)
  49. Muồng Trâu
  50. Mướp Sát (Sơn Dương Tử/ Hài Qua Tử)
  51. Mướp Tây (Thảo Cà Phê)

N(66)

  1. Nam Hạc Sắt
  2. Nấm Linh Chi (Nấm Trường Thọ)
  3. Nấm Ngọc Cẩu (Củ Gió Đất)
  4. Nấm Yamabusi (Nấm Bờm Sư Tử/Nấm Hầu Thủ/Nấm Đầu Khỉ)
  5. Náo Dương Hoa
  6. Neem (Xoan Ấn Độ)
  7. Ngải Cứu (Ngải Diệp)
  8. Ngân Hạnh Diệp (Lá Ngân Hạnh)
  9. Ngân Sài Hồ
  10. Nghệ (Uất Kim/Khương Hoàng)
  11. Nghệ Đen (Nga Truật)
  12. Ngô Công (Con Rết)
  13. Ngô Thù Du
  14. Ngoã Lăng Tử (Vỏ Sò)
  15. Ngọc Trúc
  16. Ngũ Bội Tử (Văn Cáp)
  17. Ngũ Gia Bì
  18. Ngũ Vị Tử (Ngũ Mai Tử)
  19. Ngưu Bàng (Ngưu Bàng Tử)
  20. Ngưu Hoàng (Tây Hoàng)
  21. Ngưu Nhĩ Phong
  22. Ngưu Tất (Hoài Ngưu Tất)
  23. Nguyên Hoa
  24. Nguyệt Quý Hoa (Hồng Trung Hoa)
  25. Nhân Sâm
  26. Nhân Trần ( Chè Cát)
  27. Nhân Trần Bắc (Nhân Trần Hao)
  28. Nhàu (Nhàu Núi)
  29. Nhau Thai Cừu (Sheep Placenta)
  30. Nhi Trà (Hài Nhi Trà)
  31. Nhũ Hương (Địa Nhũ Hương)
  32. Nhục Đậu Khấu (Nhục Quả)
  33. Nhục Thung Dung (Nhu Thung Dung)
  34. Nhuỵ Hoa Nghệ Tây (Saffron)
  35. Nọc Bọ Cạp Xanh
  36. Noni Morinda Citrifolia
  37. Nữ Lang (Sì To)
  38. Nữ Trinh Tử ( Bạch Lạp Thụ Tử)
  39. Núc Nác (Hoàng Bá Nam)
  40. Nấm Agaricus
  41. Nấm Aspergillus Niger
  42. Nấm Aspergillus Oryzae
  43. Nấm Basidiomycete
  44. Nấm Hương (Nấm Đông Cô)
  45. Nấm Ngưu Chương Chi
  46. Nam Sâm (Sâm Nam/Ngũ Chỉ Thống)
  47. Nấm Sò (Nấm Bào Ngư)
  48. Nấm Truffle
  49. Nấm Vân Chi (Nấm Đuôi Gà)
  50. Nần Nghệ (Nần Vàng)
  51. Náng Hoa Trắng (Lá Náng)
  52. Nàng Nàng (Trứng Ếch)
  53. Não Lợn
  54. Nắp Ấm (Trư Lủng Thảo)
  55. Ngâu
  56. Ngọt Nghẹo (Cỏ Củ Nhú Nhoái)
  57. Ngũ Linh Chi (Thảo Linh Chi/Ngũ Linh tử)
  58. Nhãn Hương
  59. Nhân Trung Bạch (Thiên Niên Băng)
  60. Nhau thai cô đặc
  61. Nhau thai Lợn
  62. Nhện (Trứng Nhện/Bích Tiền)
  63. Nhội (Thu Phong/Ô Dương)
  64. Niễng (Lúa Miêu)
  65. Niệt Gió (Sơn Miên Bì/Độc Ngư Đằng)
  66. Nọc Ong

Ô(5)

  1. Ô Dược (Cây Dầu Đắng)
  2. Ô Đầu (Xuyên Ô/Thảo Ô)
  3. Ô Mai (Mơ)
  4. Ô Tặc Cốt (Mai Mực/Hải Phiêu Diêu)
  5. Ô Tiêu Xà (Hắc Hoa Xà)

Ó(1)

  1. Óc Chó (Hồ Đào/Hạnh Đào)

P(17)

  1. Phá Cố Chỉ (Bổ Cốt Chỉ/ Đậu Miêu)
  2. Phấn Hoa (Phấn Ong)
  3. Phan Tả Diệp (Hiệp Diệp)
  4. Phật Thủ ( Phật Thủ Phiến)
  5. Phỉ Tử (Hạt Phỉ)
  6. Phòng Đẳng Sâm (Đảng Sâm Việt Nam)
  7. Phong Hương Chi (Nhựa Cây Sau Sau)
  8. Phòng Kỷ (Phòng Kỷ Bắc/Phấn Phòng Kỷ)
  9. Phong Lữ (Thiên Trúc Quỳ)
  10. Phòng Phong ( Bách Chi)
  11. Phụ Tử (Hắc Phụ Tử)
  12. Phúc Bồn Tử (Mâm Xôi)
  13. Protein Đậu Nành
  14. Phèn Đen
  15. Phong Lá Đỏ
  16. Phù Dung (Mộc Liên/Địa Phù Dung)
  17. Phượng Nhỡn Thảo

Q(18)

  1. Quả Kiwi
  2. Qua Lâu Bì
  3. Qua Lâu Tử (Hạt Qua Lâu)
  4. Quả Lựu (Thạch Lựu)
  5. Quả Sung
  6. Quán Chúng (Lưỡi Hái)
  7. Quế Chi (Cành Quế)
  8. Quế Nhục
  9. Quy Bản (Mai Rùa/Quy Giáp)
  10. Quyển Bách (Quyển Bá)
  11. Quyền Sâm
  12. Quả Bứa
  13. Quả Bưởi
  14. Quả sơ ri
  15. Quả tầm xuân (Rose Hips)
  16. Quất (Tắc)
  17. Quế Quan (Quế Xrilanca)
  18. Quỳnh Chi (Thạch)

R(16)

  1. Rau Đắng Biển (Rau Sam Trắng)
  2. Rau Đắng Đất (Rau Đắng Lá Vòng)
  3. Rau Má (Tinh Tuyết Thảo)
  4. Râu Mèo (Cây Bông Bạc)
  5. Râu Ngô (Ngọc Mễ Tu)
  6. Rau Sam
  7. Rễ Marshmallow (Marshmallow root)
  8. Ráng Trắc (Đuôi Chồn/Thiết Tuyến Thảo)
  9. Râu dê
  10. Rau Diếp Xoăn (Khổ Thảo)
  11. Rau Dừa Nước (Thủy Long/Du Long Thái)
  12. Rau Rịa (Lá Bép)
  13. Rễ vàng
  14. Rong Nho
  15. Rùm Nao (Thô Khang Sài)
  16. Ruối (Duối)

S(33)

  1. Sa Nhân (Sa Sâm Bắc)
  2. Sài Đất (Cúc Nháp)
  3. Sài Hồ
  4. Sâm Cau (Tiên Mao/Sâm Đại Hành)
  5. Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam/ Sâm K5)
  6. Sâm Tố Nữ ( Sắn Dây Củ Tròn)
  7. Sinh Địa (Địa Hoàng)
  8. Sói Rừng (Sói Nhẵn)
  9. Sơn Đậu Căn (Quảng Đậu)
  10. Sơn Mạch Đông (Cỏ Tóc Tiên)
  11. Sơn Thù (Sơn Thù Du/Táo Nhục)
  12. Sơn Tra (Mao Tra)
  13. Sơn Từ Cô
  14. Sử Quân Tử (Quả Giun)
  15. Sữa Ong Chúa
  16. Sụn Cá Mập (Shark cartilage)
  17. Swertia (Mật Gấu, Đại Tử Đương Dược)
  18. Sả (Hương Mao)
  19. Sachi (Plukenetia volubilis)
  20. Sâm Bố Chính (Sâm Thổ Hào/Sâm Báo)
  21. Sâm Ô Linh
  22. Sắn Thuyền (Sắn Sàm Thuyền)
  23. Săng Lẻ (Bằng Lăng/Bằng Lang)
  24. Sao Đen
  25. Sáp Ong (Cera alba)
  26. Sen Cạn
  27. Sến Mật (Sến Dưa)
  28. Seo Gà (Phượng Vĩ Thảo/Theo Gà)
  29. Sì To (Liên Hương Thảo)
  30. Sim (Đương Lê/Nhậm Tử)
  31. Sò Điệp
  32. So Đũa
  33. Sòi (Ô Cửu)

T(156)

  1. Tam Lăng (Hắc tam lăng)
  2. Tam Thất (Sam Tam Thất)
  3. Tầm Xuân (Dã Tường Vi)
  4. Tần Bì
  5. Tân Di (Tân Di Hoa)
  6. Tần Giao (Tần Cửu)
  7. Tang Bạch Bì (Vỏ Rễ Dâu)
  8. Tang Chi (Cành Dâu)
  9. Tang Diệp (Lá Dâu)
  10. Tang Ký Sinh (Tầm gửi cây dâu)
  11. Tang Phiêu Diêu (Tổ Bọ Ngựa)
  12. Tảo Đỏ (Rong Đỏ)
  13. Táo Nhân (Toan Táo Nhân)
  14. Tảo Spirulina (Tảo Xoắn)
  15. Tất Bát (Tiêu Thất/Tiêu lốt)
  16. Tây Dương Sâm (Sâm Hoa Kỳ)
  17. Tây Hồng Hoa (Hồng Hoa Tây Tạng)
  18. Tế Tân
  19. Thạch Cao
  20. Thạch Hộc (Huỳnh Thảo)
  21. Thạch Quyết Minh (Cửu Khổng/ Vỏ Bào Ngư)
  22. Thạch Tùng (Thông Đá/Thạch Tùng Răng Cưa)
  23. Thạch Vỹ ( Kim Tinh Thảo)
  24. Thạch Xương Bồ (Thạch Xương Bồ Lá To/ Thủy Xương Bồ)
  25. Thái Tử Sâm (Sâm Thái Tử)
  26. Thân Cân Thảo (Đại Thân Cân Thảo)
  27. Thần Khúc (Lục Thần Khúc)
  28. Thăng Ma (Châu Ma)
  29. Thanh Bì
  30. Thanh Đại (Bột Chàm)
  31. Thanh Hao (Thanh Cao Hoa Vàng)
  32. Thanh Mông Thạch (Mông Thạch)
  33. Thanh Phong Đằng (Hải Phong Đằng)
  34. Thanh Quả (Cà Na/Quả Trám)
  35. Thảo Đậu Khấu (Thảo Đấu Nhân)
  36. Thảo Quả
  37. Thảo Quyết Minh (Quyết Minh Tử)
  38. Thị Đế (Tai Hồng)
  39. Thì Là (Thìa Là)
  40. Thích Ngũ Gia
  41. Thiềm Tô (Nhựa Cóc)
  42. Thiên Hoa Phấn (Qua Lâu Căn)
  43. Thiên Kim Tử (Tục Tùy Tử)
  44. Thiên Ma
  45. Thiên Môn Chùm
  46. Thiên Môn Đông (Thiên Môn/ Tóc Tiên Leo)
  47. Thiên Nam Tinh (Nam Tinh/Đởm Nam Tinh)
  48. Thiên Niên Kiện (Sơn Thục)
  49. Thiên Quỳ Tử (Hướng Dương)
  50. Thiên Sơn Tuyết Liên (Hoa Tuyết Liên)
  51. Thiến Thảo (Tây Thảo)
  52. Thiên Tiên Tử (Sơn Yên Tử)
  53. Thiên Trúc Hoàng
  54. Thổ Đinh Quế (Bất Giao)
  55. Thổ Kinh Bì
  56. Thổ Miết Trùng (Địa Miết Trùng/Gián Đất)
  57. Thổ Mộc Hương
  58. Thổ Phục Linh (Khúc Khắc)
  59. Thỏ Ty Tử (Tơ Hồng)
  60. Thông Thảo (Thông Thoát)
  61. Thục Địa
  62. Thũng Tiết Phong
  63. Thương Lục (Trưởng Bất Lão/Kim Thất Nương)
  64. Thường Sơn (Thục Tất)
  65. Thương Truật (Mao Thương Truật)
  66. Thường Xuân (Vạn Niên)
  67. Thủy Bồn Thảo
  68. Thuỷ Điệt (Con Đỉa)
  69. Thủy Hồng Hoa Tử (Polygonum orientale)
  70. Thuỷ Ngưu Giác (Ngưu Giác/Sừng Trâu)
  71. Thủy Phi Kế
  72. Thuyền Thuế ( Thiền Thoái)
  73. Tiên Hạc Thảo (Long Nha Thảo)
  74. Tiền Hồ (Quy Nam)
  75. Tiểu Hồi Hương (Hạt Thì Là/Hồi Hương)
  76. Tiểu Kế (Thích Nhi Trà)
  77. Tô Mộc (Gỗ Vang)
  78. Tỏa Dương (Cỏ Ngọt Núi)
  79. Toàn Phúc Hoa (Kim Phí Hoa)
  80. Toàn Yết (Toàn trùng/Bọ Cạp)
  81. Tỏi (Garlic)
  82. Tông Lư
  83. Trà Xanh
  84. Trắc Bách Diệp (Trắc Bá)
  85. Trạch Lan (Mần Tưới)
  86. Trạch Tả (Thủy Đề)
  87. Trầm Hương (Trầm)
  88. Trần Bì (Vỏ Quýt Chín)
  89. Trân Châu Mẫu
  90. Trầu Không
  91. Tri Mẫu
  92. Trinh Nữ Hoàng Cung (Náng Lá Rộng)
  93. Trọng Lâu (Hươu túc nhiều lá)
  94. Trư Linh (Nấm Lỗ)
  95. Trúc Nhự (Trúc Nhị Thanh)
  96. Trùng Bạch Lạp
  97. Từ Thạch
  98. Tử Thạch Anh
  99. Tử Thảo (Cỏ Ngọc)
  100. Tử Tô Ngạnh (Cành Tía Tô)
  101. Tử Tô Tử (Hạt Tía Tô)
  102. Từ Trường Khanh
  103. Tử Uyển (Thanh Uyển)
  104. Tục Đoạn (Rễ Kế)
  105. Tương Tư Tử (Cam Thảo Dây)
  106. Tỳ Bà Diệp (Nhót Tây/Nhót Nhật Bản)
  107. Ty Qua Lạc (Xơ Mướp)
  108. Tầm Duột (Chùm Ruột)
  109. Tầm Ma
  110. Tàm Sa (Phân Tằm/Tám Mễ)
  111. Tâm Sen (Liên Tâm)
  112. Tầm Sét (Khoai Xiêm)
  113. Tằm vôi
  114. Táo Rừng (Mận Rừng/Vang Trầm)
  115. Tàu Bay
  116. Tê Giác (Tê Ngưu Giác/Hương Tê Giác)
  117. Tề Thái (Địa Mễ Thái)
  118. Thạch Sùng (Bích Cung/Hát Hổ)
  119. Thạch Vĩ (Thạch Bì/Thạch Lan)
  120. Thằn Lằn (Rắn Mối)
  121. Thàn Mát (Mác Bát/Duốc Cá)
  122. Thành Ngạnh (Cây Đỏ Ngọn)
  123. Thanh Thất (Càn Thôn/Bụt)
  124. Thiên Đầu Thống (Lá Trắng/Trường Xuyên Hoa)
  125. Thiên Lý (Hoa Lý/Dạ Lài Hương)
  126. Thổ Cao Ly Sâm (Đông Dương Dâm/Cao Ly Sâm)
  127. Thổ Hoàng Liên
  128. Thóc Lép (Cỏ Cháy/Bài Ngài)
  129. Thông Biển (Thông Biển Sao)
  130. Thông Thiên (Hoàng Hoa Giáp Trúc Đào)
  131. Thốt Nốt
  132. Thục Qùy (Mãn Đình Hồng)
  133. Thùn Mũn (Chua Meo/Chua Ngút)
  134. Thuốc Bỏng (Sái Bất Tử/Thổ Tam Thất)
  135. Thuốc Giấu (Đương San Hô/Hồng Tước San Hô)
  136. Thủy Tiên
  137. Tía Tô (Tô Tử/Tử Tô Diệp)
  138. Tích Dương
  139. Tinh dầu Marula
  140. Tinh dầu quế
  141. Tô Hạp Hương
  142. Tơ Mành (Mạng Nhện/Dây Chỉ)
  143. Tóc Rối (Huyết Dư/Loạn Phát)
  144. Tỏi Đen (Black Garlic)
  145. Tỏi Độc (Colchique)
  146. Trà Mai (Dầu Chè/Sở)
  147. Trà Tiên (É Trắng)
  148. Tráng Dương
  149. Trẩu (Dầu Sơn/Ngô Đồng/Mộc Đu Thụ)
  150. Trinh Nữ (Cây Mắc Cỡ/Xấu Hổ)
  151. Trúc Đào (Đào Lê)
  152. Trứng
  153. Trứng Cuốc
  154. Tử Hà Sa (Nhau Thai)
  155. Tùng Hương (Tùng Chi/Tùng Giao)
  156. Tỳ Giải (Miên Tỳ Giải)

Ú(1)

  1. Úc Lý Nhân (Úc Lý/Uất Lý)

Ư(1)

  1. Ưng Bất Bạc (Điều Bất Túc)

(1)

  1. Ủy Lăng Thái

U(1)

  1. Uy Linh Tiên (Dây Móc Thông)

V(16)

  1. Vẹm Xanh (Vẹm Vỏ Xanh/Trai Biển Môi Xanh)
  2. Viễn Chí (Nam Viễn Chí)
  3. Việt Quất (Việt Quất Xanh/Thanh Dâu)
  4. Vông Nem (Lá Vông)
  5. Vương Bất Lưu Hành (Trâu Cổ)
  6. Vuốt Qủy (Móng Quỷ)
  7. Vạn Niên Thanh (Thiên Niên Vận)
  8. Vạn Tuế (Thiết Thụ/Phong Mao Tiêu)
  9. Vàng Đắng
  10. Vỏ Lựu
  11. Vối
  12. Vòi Voi (Cẩu Vĩ Trùng)
  13. Vọng Cách (Bọng Cách/Cách)
  14. Vông Vang (Bông Vang)
  15. Vú Bò (Vú Chó)
  16. Vú Sữa

X(25)

  1. Xạ Can (Rẻ Quạt)
  2. Xạ Đen (Thanh Giang Đằng)
  3. Xạ Hương
  4. Xà Sàng Tử ( Giần Sàng)
  5. Xà Thuế
  6. Xích Tiểu Đậu (Đậu Đỏ)
  7. Xô Thơm (Xôn/Hoa Xôn)
  8. Xuân Bì
  9. Xuyên Bối Mẫu (Bối Mẫu/ Thổ Bối Mẫu/Chiết Bối Mẫu)
  10. Xuyên Khung (Khung Cùng)
  11. Xuyên Luyện Tử (Quả Xoan)
  12. Xuyên Mộc Hương (Thiết Bản Mộc Hương)
  13. Xuyên Ngưu Tất
  14. Xuyên Tâm Liên (Cây Lá Đắng)
  15. Xuyên Tiêu (Hoa Tiêu/Hoa Xuyên Tiêu)
  16. Xá Xị (Vù Hương)
  17. Xoài (Muỗm)
  18. Xoan Rừng (Xoan Trà/Nha Đảm Tử / Sầu Đâu Cứt Chuột)
  19. Xương Hổ (Đại Cốt Trùng/Hổ Cốt)
  20. Xương Khô (Lục Ngọc Thụ/San Hô Xanh)
  21. Xương Rồng (Vương Tiêm/Hóa Ương Lặc)
  22. Xương Sáo (Thạch Đen/Lương Phấn Thảo)
  23. Xương Sông (Xang Sông)
  24. Xuyên Sơn Giáp (Vảy Tê Tê)
  25. Xuyên Sơn Long

Ý(1)

  1. Ý Dĩ (Dĩ Mễ)

Y(4)

  1. Yến (Yến Sào/Tổ Yến)
  2. Yến Mạch
  3. Yohimbe
  4. Yên Thảo (Thuốc Lá)

O(2)

  1. Oải Hương
  2. Ong Đen (Ong Mướp)