Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cánh Kiến Trắng (An Tức Hương)

Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Cánh kiến trắng
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu

Tên khác

Bồ đề

Tên khoa học: Styrax tonkinensỉs Pierre, Styracaceae (họ Bồ đề).

Mô tả cây

Dược liệu Cánh kiến trắng
Dược liệu Cánh kiến trắng

Cây gỗ cao khoảng 15 m. Búp non phủ lông mịn màu vàng nhạt. Lá mọc so le có cuống, phiến nguyên, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng nhạt.

Mặt trên lục nhạt. Hoa nhỏ trắng thom mọc thành chùm. Quả hỉnh cầu, mặt ngoài có lông hình sao.

Phân bổ, sinh thái

Mọc hoang ở miền núi nước ta, Lào, Thái Lan, Indonesia.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Nhựa cây, thường được biết với tên An tức hương, Benzoin (Benzoinum) lấy nhựa chảy ra từ thân cây Bồ đề bị tổn thương (tự nhiên hoặc rạch thân cây vào mùa hạ và mùa thu), thu lấy nhựa, phơi âm can đến khô. Loại tốt có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ.

Thành phần hóa học

Trong nhựa có các acid thơm (acid benzoic, cinnamic), benzyl cinnamat, cinnamyl cinnamat, benzoyl benzoat, vanilin, L-bomeol, acid siaresinolic, coniferyl benzoat.

Tác dụng dược lý

Nhựa có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng long đờm thực nghiệm trên thỏ.

Công dụng và cách dùng

Chữa ho do viêm phế quản kinh niên, hen suyễn, ho, lạnh bụng, thổ tả.

Dùng ngoài làm lành vết thương, chữa nứt nẻ;

Ngoài ra, còn dùng làm hương liệu trong mỹ phẩm, thực phẩm.

Ghi chú: Tránh nhầm với cây Bồ đề {Ficus religiosa L., Moraceae) có lá lớn hình tim với đầu lá thuôn dài thành mũi, thường được trong nơi đình, chùa.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.