Men tiêu hóa
Ngày nay, do thói quen ăn uống không điều độ, không an toàn, cơ thể chúng ta thường xuyên xảy ra các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu hay chướng bụng gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của mỗi người. Khi bị các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa, chúng ta thường xuyên sử dụng các loại men như men tiêu hóa và men vi sinh để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng gây ra cho đường ruột của mình. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh tìm hiểu xem men tiêu hóa là gì, cần sử dụng các men trong những trường hợp như thế nào nhé!
Men tiêu hóa là gì?
Men tiêu hóa còn gọi là men sinh học (các enzyme) là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa thức ăn, cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để có thể hấp thu vào máu như amylase, pepsin, papain… ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha-amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltose. Dạ dày bài tiết ra axit clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase. Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tụy tạng. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hóa chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hóa tinh bột của tụy cũng là anpha-amylase, có cấu trúc giống men ptyalin của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần. Men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase… Đó là những xúc tác sinh học cần thiết cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn xảy ra trong cơ thể.
Các loại men tiêu hóa thường thấy:
– Protease: tiêu hóa protein
– Amylase: tiêu hóa tinh bột
– Lactase: tiêu hóa lactose.
– Lipase: tiêu hóa chất béo
Ít người biết rằng, men tiêu hóa và men vi sinh là hai chế phẩm khác hẳn nhau về bản chất, nhưng do thói quen, chúng hay được gọi dưới cái tên chung là men tiêu hóa.
Đọc thêm bài viết Phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh
Tác dụng của men tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa
Cải thiện rối loạn tiêu hóa của đường ruột
Men tiêu hóa giúp cơ thể phân giải thức ăn và tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tại ruột một cách thuận lợi hơn. Nếu không có men tiêu hóa, những thức ăn sẽ khó mà có thể chuyển hóa, làm cơ thể không thể hấp thu được sẽ gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng với các biểu hiện thường gặp là chán ăn, nhạt miệng, ăn không tiêu; không tiêu hóa được thức ăn sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài ra phân sống.
Nhờ vào các tác dụng của những loại men tiêu hóa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa giảm đi, đặc biệt rối loạn ở những người già.
Duy trì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Ở người già các cơ quan chức năng suy giảm, dẫn đến việc sản sinh men tiêu hóa cũng giảm đi. Việc bổ sung men tiêu hóa giúp những người cao tuổi có thể duy trì được khả năng tiêu hóa, giúp khả năng tiêu hóa tốt hơn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, K, Omega-3…
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh nhân
Thiếu hụt men hay các vi khuẩn đường ruột dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống không ngon. Men tiêu hóa sẽ giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Men tiêu hóa đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là giảm phần nào các triệu chứng của bệnh cũng như các phản ứng bất lợi đến từ quá trình xạ trị ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi nào thì dùng men tiêu hóa
Trong một số trường hợp, enzyme nội sinh trong cơ thể không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của hệ tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt enzyme thì cần bổ sung men tiêu hóa. Tuy nhiên những trường hợp dùng men tiêu hóa không đúng chỉ định thì có thể không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn có thể gây nguy hại cho người sử dụng.
Trong một số trường hợp cụ thể, em bé biếng ăn kèm theo suy dinh dưỡng, chậm phát triển, đi ngoài phân sống…
Các trường hợp trẻ em bị giảm tiết dịch men tiêu hóa, bị chứng thiểu toan, giảm toan trong dạ dày, viêm dạ dày.
Các trẻ mới ốm dậy, nên dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường, giúp cơ thể hồi phục nhanh.
Cách dùng men tiêu hóa đúng
Thời gian dùng men tiêu hóa chỉ tối đa là 2 tuần không được dùng liên tục, kéo dài. Vì khi sử dụng men tiêu hóa kéo dài không những không thu được lợi ích như mong muốn mà còn làm thay đổi các chức năng cơ quan tiêu hóa theo chiều hướng rất xấu. Khi đó chúng sẽ tác động vào các cơ quan và bộ phận tiết men, làm các cơ quan giảm tiết dịch tiêu hóa và mất chức năng.
Không nên sử dụng men tiêu hóa vào trước bữa ăn và sau khi ăn từ 2 giờ trở lên. Tốt nhất nên dùng men tiêu hóa vào cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn.
Nhưng theo khuyến cáo của các tổ chức chuyên gia y tế trên thế giới, men tiêu hóa chỉ có tác dụng đối với một vài trường hợp như những người phải dùng kháng sinh dài ngày (do có khả năng nguy cơ gây rối loạn đường tiêu hóa vì kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn trong ruột) hoặc các trường hợp bị tiêu chảy do virus. Còn khi cơ thể của người đang bình thường, vẫn ăn uống tốt thì không nên dùng men tiêu hóa, vì đây là một loại thuốc, uống không tuân thủ chỉ định sẽ có gây các tác hại.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi trẻ biếng ăn, cần tìm nguyên nhân để điều trị, có thể do trẻ đang bị thiếu hụt các chất, muối khoáng, vitamin kéo dài. Nếu thực sự là do tiêu hóa gây ra, thì phải xem xét trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp với trẻ và chỉ dùng trong 7 – 10 ngày. Sau đó, khi trẻ đã ăn uống tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng uống.
Các bảo quản men tiêu hoá
Khác với men vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật, men tiêu hóa thường không đòi hỏi bảo quản ở nhiệt độ lạnh, mát.
Đa số enzymes này chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng trực tiếp và bảo quản kín sau khi đã mở nắp. Đây là một điều kiện tiện lợi giúp cho người dùng có thể đem theo và sử dụng cùng với bữa ăn.
Tài liệu tham khảo
- Johns Hopkins Medicine, Digestive Enzymes and Digestive Enzyme Supplements, truy cập lần cuối vào ngày 15/07/2022
- Maas, R. M., Deng, Y., Dersjant-Li, Y., Petit, J., Verdegem, M. C., Schrama, J. W., & Kokou, F. (2021). Exogenous enzymes and probiotics alter digestion kinetics, volatile fatty acid content and microbial interactions in the gut of Nile tilapia. Scientific reports, 11(1), 1-16.
- Ianiro, G., Pecere, S., Giorgio, V., Gasbarrini, A., & Cammarota, G. (2016). Digestive enzyme supplementation in gastrointestinal diseases. Current Drug Metabolism, 17(2), 187-193.
- Wang, Y., & Gu, Q. (2010). Effect of probiotic on growth performance and digestive enzyme activity of Arbor Acres broilers. Research in veterinary science, 89(2), 163-167.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Thủy Điển
Xuất xứ: Thủy Điển