Hiển thị tất cả 3 kết quả

Hoa Trà (Sơn trà Nhật Bản)

Tên khoa học

Camellia japonica thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae)

Tên khác

Hoa Trà còn có tên khác là Hoa Trà Nhật Bản, Sơn trà Nhật Bản.

Nguồn gốc

Hoa Trà là cây có nguồn gốc từ vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngày nay Hoa Trà đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Hoa Trà tập trung chủ yếu ở vùng Nhật Bản, miền Trung Trung Quốc. Tại Việt Nam, Hoa Trà được hoang ở nhiều vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng của nước ta. Hoa Trà cũng được trồng như 1 loại cây cảnh ở nhiều khu vực.

Đặc điểm thực vật

Hoa Trà là loại cây thân gỗ, hay cây nhỏ có chiều cao 5-6m. Hoa Trà có các nhánh non có lông như bông. Lá Hoa Trà mọc đơn so le với nhau và các lá này tụ họp ở đầu ngọn của các cành, lá dày và cứng dài 20-25cm, màu lục sẫm bóng, mép có răng và mặt trên xù xì có lông mềm mại màu vàng nhạt hay màu xám ở mặt dưới. Hoa có mùi hạnh nhân, màu trắng và xếp thành các chùm ngắn. Quả của cây Hoa Trà có màu vàng cam, dạng quả mận, có lông tơ, dài 3-4 cm xếp thành các chùm khi quả chín thì ăn được, nạc, quả có vị dịu bên trong chứa 3-5 hạt. Mùa ra hoa là vào thời điểm tháng 9-11 và quả sẽ ra vào tháng 4-5.

Bộ phận dùng

Hoa Trà có bộ phận dùng là hoa và lá của cây.

Thu hái, chế biến

Hoa Trà và lá cây Hoa Trà có thể dùng trực tiếp hoặc đem phơi/sấy khô rồi sử dụng. Trước khi phơi/sây nên lựa chọn những bông hoa và lá to, đã trưởng thành và loại tạp chất bằng cách rửa sạch với nước.

Tính vị, quy kinh

Lá Hoa Trà có tính hơi hàn, vị đắng.

Thành phần hóa học

  • Lá Hoa Trà chứa các thành phần vitamin B, vitamin C, d-sorbitol, acid ascorbic oxidase, caryophyllen, acid ursolic, acid olcanolic.
  • Quả của cây hoa trà chứa đường levulose, acid malic, acid citric, neo -caroten, sucrose, acid tartaric, cryptoxanthin, caroten.
  • Trong vỏ quả Hoa Trà chưa chín có amygdalin.
  • Hạt Hoa Trà chứa amygdalin và dầu béo.
  • Trong Hoa Trà có chứa các loại hợp chất phenolic, axit phenolic, flavonoid và tannin nồng độ của các loại này thay đổi khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, tính thời vụ, trạng thái trưởng thành. Do đó nồng độ các hợp chất phenolic trong Hoa Trà cao hơn ở lá non, với tổng hàm lượng phenol là 74,62 mg/100 g trọng lượng khô, với nụ hoa là 65,02 mg/100 g trọng lượng khô, với hoa là 62,42 mg trên 100 g trọng lượng khô.
  • Các axit phenolic chiếm ưu thế của Hoa Trà là axit gallic và axit p -hydroxybenzoic, cả hai đều là hợp chất có trong hoa. Axit gallic cũng có thể được phân lập từ lá và quả, ngoài ra cũng đã xác định và định lượng các hợp chất phenolic khác ở nồng độ thấp hơn như 2,3-digalloyl- O -α- d -glucopyranoside, axit 3,4,5-trihydroxybenzoic, axit 3,4-dihydroxybenzoic, axit 4-hydroxybenzoic và 2,3-digalloyl- O -β- d -glucopyranoside.
  • Các flavonoid chính là kaempferol 3- O -β- d -galactopyranoside, epicathechin, quercetin, sexangularetin, quercetin 3- O -β- d -galactopyranoside, camellianoside, kaempferol, quercetin 3- O -β- d -glucopyranoside , và kaempferol 3- O -β- d -glucopyranoside những loại hợp chất này có trong cả lá và hoa cây hoa trà.
  • Quercetin-7-glucoside, là sắc tố màu quan trọng nhất ở hoa trà.
  • Các terpenoid chính ở Hoa Trà là saponin, 3β, 8β-dihydroxy-28-norolean-12-en-16-one, 3β-hydroxy-18β-acetoxy-28-norolean-12-en-16-one và axit d -glucuronic, hai mol d -galactose là các gốc đường, d -glucose.
  • Hoa Trà có chứa lượng lớn acid béo 88,2% axit oleic, ngoài ra có axit palmitic và axit linolenic.
  • Ngoài các hợp chất chính kể trên trong Hoa Trà còn chứa anthocyanin, đường sinh học, vitamin và khoáng chất.

Tác dụng dược lý

  • Quả Hoa Trà có thể ăn trực tiếp hay dùng để chế rượu. Ở Ấn Độ, quả Hoa Trà giúp giải khát và chống nôn.
  • Hoa của Hoa Trà được dùng để làm chất long đờm, trị ho.
  • Lá Hoa Trà được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản mạn tính, chữa ho, sốt nóng, mệt mỏi, ho có đờm, nôn mửa, khó thở đặc biệt là khi có thai, miệng khát, nôn khan, chảy máu cam, ăn uống khó tiêu.
  • Ở Nhật Bản nước sắc lá Hoa Trà dùng để trị ỉa chảy.
  • Quả cây Hoa Trà có tác dụng làm dịu.
  • Chiết xuất Hoa Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng và làm dịu da khi dùng theo đường bôi ngoài da. Các thử nghiệm trên mẫu da người cho thấy việc thoa chiết xuất Hoa Trà tại chỗ có khả năng bảo vệ nguyên bào sợi à đây là những tế bào có khả năng tạo collagen trong da. Chiết xuất Hoa Trà cũng làm ngăn chặn các enzym gây thủy phân collagen. Hoa Trà còn giúp làm tăng cường 1 số loại enzym có trong da giúp chống oxy hóa tự nhiên như catalase,superoxide disutase và glutathione peroxidase.
  • Hoa Trà chứa nhiều axit gallic có tác dụng chất chống oxy hóa.
  • Trong dầu chiết được từ hoa trà có chứa hàm lượng triglycerides cao, nó có tác dụng làm mềm.
  • Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất phenolic, cùng với terpenoid và axit béo trong Hoa Trà thể hiện các hoạt động sinh học, hoạt động như chất chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư, kháng khuẩn.
  • Chiết xuất lá và hoa của Hoa Trà đã được thử nghiệm chống lại các dòng tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư biểu mô phổi ở người, tràn dịch màng phổi ung thư biểu mô tuyến vú ở người, ung thư biểu mô dạ dày ở người cho thấy thúc đẩy nồng độ ức chế tăng trưởng mạnh ở nồng độ 100 µg/mL.
  • Hoạt động chống béo phì : chiết xuất của Hoa Trà đã được đánh giá rộng rãi về khả năng ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như trường hợp béo phì. Nó có khả năng ức chế lipase tuyến tụy, ức chế sự tích tụ mỡ trong cơ thể được thúc đẩy bởi saponin. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bổ sung chiết xuất hạt Hoa Trà làm tăng bài tiết chất béo qua phân, cải thiện cả thành phần lipid huyết, giảm trọng lượng cơ thể.
  • Hoạt động trị đái tháo đường : chiết xuất từ lá metanol của Hoa Trà làm giảm lượng đường trong máu của chuột mắc bệnh tiểu đường chỉ sau một lần uống do alloxane gây ra, đặc tính này được cho là của thành phần polyphenol, catechin và polysacarit trong các chất chiết xuất.
  • Hoạt động hạ huyết áp: Theo một nghiên cứu các chất chiết xuất có hoạt tính ACE cao nhất được lấy từ hạt Hoa Trà được chiết xuất thủy phân ở 50,98 ° C và pH là 7,12, có khả năng thúc đẩy giảm huyết áp tâm trương. Đặc tính này được cho là của thành phần epigallocatechin 3- O -(3- O -methyl)gallate trong dịch chiết.
  • Ngoài ra trong 1 số nghiên cứu cho thấy, hạt Hoa Trà có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị sâu răng do sự hiện diện của polyphenol, chất này có đặc tính kháng khuẩn ho thấy tiềm năng lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Chiết xuất từ thân và quả của Hoa Trà trên mô hình vết thương chuột in vivo cho thấy tác dụng chữa lành vết thương, cải thiện việc tạo ra tế bào gốc đa năng cảm ứng.
  • Nhờ các thành phần triterpenic oligoglycoside và Camellioside A, B, C và D mà hoa trà có tác dụng bảo vệ dạ dày, hoạt động ức chế mạnh đối với các tổn thương niêm mạc dạ dày do ethanol gây ra ở chuột.
Dầu hạt cây Hoa Trà
Dầu hạt cây Hoa Trà

Công năng chủ trị

Hoa Trà có tác dụng thanh phế chỉ khái, hòa vị giáng khí, giáng nghịch chỉ ẩu, hóa đàm chỉ khát.

Liều dùng

Liều dùng dưới dạng thuốc sắc hay cao nước là 10-20g.

Một số bài thuốc có chứa Hoa Trà

  • Chữa chảy máu cam: 20g lá đã lau hết sạch lông của Hoa Trà đem sao vàng rồi tán nhỏ sau đó uống với liều 4g/lần, mỗi ngày uống 2 lần có thể chiều bằng nước chè cũng được.
  • Nôn ra máu, người bị trĩ dẫn đến chảy máu: 9g Hoa Trà + 9g quả Dành Dành + 9g Lá Trắc bá + 9g Sinh địa tất cả đem sắc với nước và uống.

Tài liệu tham khảo

  1. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Sơn trà Nhật Bản, Trang 992. Truy cập ngày 06/12/2023.
  2. Thư viện Y học quốc gia, Camellia japonica: A phytochemical perspective and current applications facing its industrial exploitation, pubmed. Truy cập ngày 06/12/2023.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 165.000 đ
Dạng bào chế: Tinh chất dưỡng ẩmĐóng gói: Hộp 1 lọ 30g

Thương hiệu: Rohto-Mentholatum

Xuất xứ: Việt Nam

Kem chống nắng

Kem chống nắng Bihaku

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp

Thương hiệu: Công ty CP Giải pháp SK&SĐ Janami

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 200.000 đ
Dạng bào chế: GelĐóng gói: Chai 490ml

Thương hiệu: Tsubaki

Xuất xứ: Nhật Bản