Hiển thị tất cả 4 kết quả

Ưng Bất Bạc (Điều Bất Túc)

Tên khoa học

Zanthoxylum avicennae (Lamk.), DC thuộc họ Cam – Rutaceae

Tên khác

Ưng Bất Bạc có tên khác là Điều Bất Túc, Đơn Gai, Truông Lá Nhỏ, Cây Sẻn, Tần Tiêu, Sẻn Đen, Sen Lai, Muồng Truổng.

Nguồn gốc

  • Ưng Bất Bạc là 1 chi lớn có nhiều cây thuộc thân gỗ nhỏ hay bụi gan có chứa tinh dầu và phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới hay vùng nhiệt đới của các châu lục. Tại Việt Nam Ưng Bất Bạc có 12 loài và Ưng Bất Bạc chỉ được thấy ở các tỉnh miền núi thấp hay trung thu, độ cao phân bố của Ưng Bất Bạc từ 400-1000 m. Trên thế giới Ưng Bất Bạc được phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc và khu vực Đông Dương.
  • Cây ưng bất bạc mọc ở đâu? Ưng Bất Bạc là loại cây ưa sáng có khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm và thường được thấy mọc trong các quần thể cây bụi ở đất sau nương rẫy, đồi hay ở rừng bị khai thác nhiều lần gần như không còn cây gỗ. Cây Ưng Bất Bạc sống được trên nhiều loại đất khác nhau kể cả những đất nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn hay trơ các tầng đá ong và cuội kết. Ưng Bất Bạc ra hoa vào hàng năm và thụ phấn nhờ côn trùng, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt. Ưng Bất Bạc tồn tại qua nhiều lần chặt phá thì phần gốc còn lại vẫn có thể tái sinh cây chồi.

Đặc điểm thực vật

  • Cách nhận biết cây ưng bất bạc: Cây Ưng Bất Bạc là cây nhỏ hay cây nhỡ có chiều cao lên đến 8m. Thân cây Ưng Bất Bạc thẳng có gai ngắn và ít phân cánh. Cánh Ưng Bất Bạc nhẵn, màu xám tro.
  • Lá cây Ưng Bất Bạc kép hình lông chim gồm 7-13 lá chét mọc đối, lá Ưng Bất Bạc mọc so le, lá chét hình mũi dài rộng 1,3-2,5 cm còn dài 3,5-5 cm, gốc và đầu thuôn, đôi khi gốc hơi lệch, mép nguyên hay khía thành các răng rất nhỏ, gân nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có tuyến nhỉ rất rõ khi soi lên.
  • Cụm hoa Ưng Bất Bạc dài hơn lá, mọc ở ngọn cành thành các tán kép, hoa Ưng Bất Bạc có màu trắng, đơn tính khác gốc, dài 3 nang rất nhỏ tràng có 5 cánh mỏng, hoa đực có 5 nhị bầu lép, hoa cái không có nhị bầu 2-3 lá noãn.
  • Quả Ưng Bất Bạc là quả nang có 3 mảnh vỏ, lớp trong tách rời khỏi lớp ngoài, hạt có màu đen và có mùi thơm.
  • Mùa ra hoa quả của Ưng Bất Bạc là tháng 9-11.

Sau đây là hình ảnh cây Ưng Bất Bạc :

Ưng Bất Bạc
Ưng Bất Bạc

Bộ phận dùng

Quả, rễ cây Ưng Bất Bạc và lá của Ưng Bất Bạc là những bộ phận được sử dụng.

Thu hái, chế biến

Ưng Bất Bạc được thu hái quanh năm có thể dùng tươi hay dùng khô đều được. Rễ cây Ưng Bất Bạc có thể hái quanh năm, lá có thể hái bất cứ lúc nào và quả Ưng Bất Bạc chỉ có thể hái vào mùa đông. Làm khô chúng sau khi hái.

Tính vị, quy kinh

  • Dược liệu Ưng Bất Bạc có vị đắng, cay, tính hơi ấm.
  • Lá, rễ và vỏ quả tươi của Ưng Bất Bạc đều có mùi tiêu. Khi nhai có độ nhớt, vị đắng, tê lưỡi.
  • Vỏ quả và vỏ rễ Ưng Bất Bạc có mùi nồng nhất.

Thành phần hóa học

  • Cây thuốc Ưng Bất Bạc có chứa nhiều alkaloid như dictamnin, skimmianin, alpha-alocryptopin, alpha-n-hepxyl-4-menthoxy, alpha -n-pentyl-4-methoxyquinolin, quinolin.
  • Vỏ rễ Ưng Bất Bạc có chứa avicin, avicenin, magnoflorin.
  • Vỏ thân và rễ Ưng Bất Bạc có dihydroavicin, chelerytrin, tembelanin, avicanol.
  • Trong thân rễ có chứa alkaloid chủ yếu là berberin.
  • Trong quả Ưng Bất Bạc có chứa 1 ít tinh dầu có mùi thơm xintronellal.
  • Có 10 alkaloid quinoline, trong đó có 6 chất mới, avicenines AF đã được phân lập từ quả Ưng Bất Bạc.
  • Ba dẫn xuất coumarin 8-formylalloxanthoxyletin, avicennone, (Z)-avicennone , đã được phân lập từ cao Ưng Bất Bạc .
  • Có bốn neolignan bao gồm (7′ S,8′ S) -5- O-demethyl-4′- O-methylbilagrewin, (7′ S,8′ S)-bilagrewin, (7′ S,8′ S)-5-demethoxybilagrewin, (7′ S,8′ S)-nocomtal, chromene là ( E)-3-(2,2-dimethyl-2 H-chromen-6-yl)prop-2-enal và  một coumarinolignan (7′ S,8′ S)-4′- O-methylcleomiscosin D hai dẫn xuất lignan là (+)-9′- O-( E) -feruloyl-5,5′-dimethoxylariresinol, (+)-9′- O-( Z)-feruloyl-5,5′-dimethoxylariciresinol  được phân lập từ thân gỗ của Ưng Bất Bạc .

Tác dụng của cây ưng bất bạc

  • Các hợp chất được chiết xuất từ vỏ rễ cây Ưng Bất Bạc có tác dụng điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm.
  • Vỏ rễ, vỏ thân và lá chứa coumarin, alkaloid có thể dùng trên lâm sàng chữa nhiều loại bệnh liên quan đến cơn đau khác nhau, chẳng hạn như chấn thương, thoái hóa cơ thắt lưng và viêm vú,…Nó cũng có thể được sử dụng trong chữa bệnh viêm gan loại vàng da, viêm thận, cổ chướng, viêm khớp dạng thấp, có thể được sử dụng làm thuốc chống giun tròn.
  • Nhiều nghiên cứu đã xác định được hoạt tính kháng khuẩn in vitro của dầu dễ bay hơi trong Ưng Bất Bạc  với 8 loại nấm gây bệnh thực vật bằng thí nghiệm trong ống nghiệm.
  • Dịch chiết thô của vỏ và lá Ưng Bất Bạc được chiết xuất bằng phương pháp phân lập ngâm lạnh có tính kháng nấm chống lại F. graminearum , R. solani và P. oryae. Đặc biệt, xanthyletin và avicennin cho thấy hoạt tính kháng nấm chống lại P. oryae thấp hơn một chút so với PCA.
Ưng Bất Bạc
Ưng Bất Bạc

Công năng chủ trị

  • Cây Ưng Bất Bạc có tác dụng gì? Ưng Bất Bạc có tác dụng lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, hành khí, lợi thủy, chỉ thống.
  • Quả Ưng Bất Bạc được dùng để chữa đau dạ dày, đau bụng, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm gan, viêm thận và viêm đại tràng.
  • Lá Ưng Bất Bạc dùng để trị tổn thương, nhọt, đòn gánh, viêm tuyến vú, viêm mủ do mẩn ngứa, dị ứng, lở sơn.
  • Rễ và vỏ thân dùng để chữa viêm gan vàng da, viêm thận,thận. đau nhức xương, phù thũng, phong thấp, đòn ngã ứ huyết, đau nhức răng.
  • Ở Trung Quốc, Ưng Bất Bạc được dùng để chữa viêm gan, hoàng đản, viêm thận thủy nũng.
  • Vỏ rễ, vỏ thân và lá chứa các thành phần alkaloid và coumarin, có tác dụng xua gió, tiêu ẩm, giảm đờm, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau

Một số bài thuốc có chứa Ưng Bất Bạc

Sau đây là cách dùng cây Ưng Bất Bạc  trong 1 số bài thuốc chữa bệnh:

  • Ưng Bất Bạc chữa viêm gan mạn tính: rễ Ưng Bất Bạc + cỏ ban + nhân trần hao + bòi ngòi bò + mỗi vị thuốc dùng 15g đem tất cả đi sắc uống hàng ngày.
  • Ưng Bất Bạc chữa đau nhức xương khớp, đòn ngã: 30-60 g rễ Ưng Bất Bạc đem sắc uống.
  • Ưng Bất Bạc chữa lở loét, mẩn ngứa, chảy nước: dùng 6-12 g rễ khô Ưng Bất Bạc đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Ưng Bất Bạc chữa vàng da, viêm gan: rễ Ưng Bất Bạc + nhân trần + cây ban + bòi ngòi mỗi vị dùng 15g rồi đem sắc và uống.
  • Ưng Bất Bạc chữa đau nhức răng:
    • Bài thuốc 1: rễ Ưng Bất Bạc đem tách lấy vỏ rễ và rửa sạch sau đó nhai và ngậm vào chỗ răng bị đau nếu có nước bọt tiết ra nhiều thì cần nhổ đi chứ không được nuốt.
    • Bài thuốc 2: lấy vỏ rễ Ưng Bất Bạc đem băm nhỏ rồi ngâm với rượu trong 3 ngày trở lên sau đó khi đau răng thì ngậm nước rồi nhổ đi.
  • Ưng Bất Bạc chữa nhức xương, phong thấp, đòn ngã sưng ứ máu: 20 g vỏ thân Ưng Bất Bạc (đã được cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch sau đó đem thái nhỏ và phơi khô) + 20 g hy thiêm + 20 g phòng kỷ + 20 g mộc thông + 20 g thổ phục linh tất cả đem sắc và uống 2 lần/ngày.
  • Ưng Bất Bạc chữa ghẻ lở, mẩn ngứa, lở sơn, dị ứng: 20 g lá Ưng Bất Bạc tươi + 20 g lá khế tươi đem tất cả đi giã nát rồi gói vào vải sạch sau đó đắp lên chỗ da bị thương. Có thể dùng kết hợp với nước sắc vỏ cây núc nác 16 g. Có thể dùng riêng vỏ thân hay lá cây Ưng Bất Bạc để nấu và tắm rửa.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Muồng Truổng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 141. Truy cập ngày 23/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Muồng Truổng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 322. Truy cập ngày 23/12/2023.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Muồng Truổng , trang 721. Truy cập ngày 23/12/2023.
Được xếp hạng 4.00 5 sao
(1 đánh giá) 390.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uống Đóng gói: Hộp 10 gói x 15ml

Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar.

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 95.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềm Đóng gói: Hộp 12 vỉ x 5 viên

Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược phẩm MEDIUSA

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 140.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên

Bổ Gan

Heposal

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 320.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: CVI Pharma

Xuất xứ: Việt Nam