Hiển thị kết quả duy nhất

Bắc Đậu Căn

Tên khoa học

Menispermum dauricum DC. (Bắc đậu căn), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Nguồn gốc

Thân rễ đã phơi khô của loài Menispermum dauricum DC. (Bắc đậu căn), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Vùng sản xuất

Chù yếu ở Đông Bắc, cũng như các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây.

Thu hái và chế biến

Thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu. Bỏ đi rễ nhỏ và đất cát, phơi khô.

Tính vị và công năng

Vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Thanh nhiệt giải độc, khư phong chỉ thống.

Đặc điểm dược liệu

Hình trụ tròn, mảnh, uốn cong, cố phân nhánh. Bề mặt màu nâu vàng đến nâu xám. Thể chất: dai, khó bẻ, mặt gãy có sợi. Mùi: nhẹ. Vị: đắng.

Hình ảnh nhận diện Bắc đậu can
Hình ảnh nhận diện Bắc đậu can

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại to, chắc, vị đắng.

Đặc điểm phân biệt chính của Bắc đậu căn và Sơn đậu căn

Đặc điểm Bắc đậu căn (Menispermum daurícum) Sơn đậu cản (Sophora tonkinensis)
Hình dạng thân rễ Mỏng, hình trụ dài Xuất hiện các khớp không đều
Bề ngoài Nâu – hơi vàng đến nâu sẫm, nhiều rễ mảnh gập, vỏ ngoài dễ bóc
Nâu đến rám nắng, lỗ vỏ dài nằm ngang
Bề mặt gãy Phần gỗ vàng nhạt, xuyên tâm, có lõi ở giữa Vỏ nâu sáng, phần gỗ vàng nhạt
Kết cấu, mùi, vị Dẻo, mùi nhạt, vị đắng Cứng, mùi như mùi đậu, vị rất đắng

Chú ý: Dược điển Trung Quốc cũng ghi thân rễ và rễ phơi khô của loài Sophora tonkinensis Gagnep., được tách riêng dưới tên Sơn đậu căn. Xem chuyên luận Sơn đậu căn.

Bổ Gan

Khang Bảo Bì

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 166.000 đ
Dạng bào chế: viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 60 Viên

Thương hiệu: Công ty Cổ Phần Kingphar Việt Nam

Xuất xứ: Việt Nam