Hiển thị kết quả duy nhất

Hoa Cúc Áo (Cúc Áo Hoa Vàng)

Tên khoa học

Spilanthes acmella thuộc họ Cúc (Asteraceae)

Tên khác

Cúc Áo Hoa Vàng còn có tên khác là Cúc Áo, Nụ Áo Vàng, Nút Áo, Cỏ The, Cúc Lắc, Cuồng Trầm, Ngổ Áo, Nụ Áo Lớn.

Nguồn gốc

  • Cúc Áo Hoa Vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện nay được mọc nhiều ở nước ta và các nước khác như Lào, Campuchia, Ấn Độ, Miễn Điện,..
  • Chi Spilanthes có nhiều loài và được phân bố chủ yếu ở những nơi có vùng nhiệt đới ôn đới ấm đến những vùng có khí hậu nhiệt đới của Bắc bán cầu. ở Việt Nam hiện nay có 3,4 loại trong đó Cúc Áo Hoa Vàng là loại mọc rải rác và được tìm thấy ở khắp các miền núi, đồng bằng có chiều cao < 1500m. Cúc Áo Hoa Vàng là loài cây ưa ẩm ướt thường mọc lẫn trong những nơi đất ẩm, trong các bãi cỏ và vườn hoang hay các bãi sông. Hàng năm Cúc Áo Hoa Vàng mọc cây con từ các hạt vào thời điểm cuối mùa xuân và đến cuối mùa hè thì ra hoa, tàn lịu vào khoảng thời điểm cuối thu hay đầu đông. Hạt của cây Cúc Áo Hoa Vàng nhỏ và dễ dàng được phát tán trong tự nhiên vì thế nó thường được thấy mọc thành các cá thể gần nhau. Cúc Áo Hoa Vàng không có khả năng lấn át các loại cỏ dại khác vì vậy chỉ tạo ra các quần thể nhỏ hẹp.

Đặc điểm thực vật

Hoa cúc áo là hoa gì? Cúc Áo Hoa Vàng là loại cây nhỏ có chiều cao khoảng 0,4-0,7m. Lá cây Cúc Áo Hoa Vàng có hình trứng thon dài hay hình trứng, mép lá lượn sóng và có hình răng cưa to, rộng 1-3 cm, phiến lá dài 3-7cm. Cụm hoa Cúc Áo Hoa Vàng hình đầu mọc ở đầu cành, màu vàng, hơi hình nón, dài 10-15mm. Quả Cúc Áo Hoa Vàng là quả bế màu nâu, mép có gờ và dài 2-8mm, dẹt. Cây Cúc Áo Hoa Vàng mọc đứng đôi khi là mọc bò trên mặt đất và phân nhiều cành. Mùa ra hoa của Cúc Áo Hoa Vàng là tháng 1-5 trở đi.

Cúc Áo Hoa Vàng
Cúc Áo Hoa Vàng

Bộ phận dùng

Cúc Áo Hoa Vàng dùng toàn cây.

Thu hái, chế biến

Cúc Áo Hoa Vàng được thu hái quanh năm. Hoa thì hái khi còn màu vàng lục còn rễ thu hái vào mùa thu sau đó đem rửa sạch và phơi khô.

Toàn cây Cúc Áo Hoa Vàng có vị cay tê và những cây mọc hoang thì vị cay và tê sẽ nhiều hơn những cây được trồng. Đặc biệt các cụm hoa của Cúc Áo Hoa Vàng có vị rất cay, tê nóng và khi dùng gây chảy nước dãi rất nhiều.

Tính vị, quy kinh

Hoa cúc áo có làm mất vị giác không? Cúc Áo Hoa Vàng có vị cay, đắng làm tê lưỡi tạm thời nhưng không làm mất vị giác, tính hơi ấm.

Thành phần hóa học

  • Cúc Áo Hoa Vàng có chứa thành phần spilanthol, eudesmanolid trong hoa, cụm hoa chứa tinh dầu có 20 loại thành phần trong đó có các thành phần chính là 23,6% limonen, 20,9% beta-caryophylen, 14 % beta-ocimen, 10,8% germacren D và 9,5% myrcen.
  • Người ta thấy rằng trong 5kh cụm hoa đã lấy ra được 50g spilantola thô.

Tác dụng dược lý

Tác dụng của cây Cúc Áo Hoa Vàng:

  • Toàn bộ cây Cúc Áo Hoa Vàng có tác dụng lên huyết áp của động vật thí nghiệm đồng thời còn tác động lên hồi tràng cô lập ở động vật thí nghiệm là chuột lang.
  • Cao chiết ether của các cụm hoa Cúc Áo Hoa Vàng tươi có tác dụng trị bọ gậy của loại muỗi anophen khi dùng dưới dạng nhũ dịch với xà phòng và hòa loãng với nước.
  • Hoạt chất chiết từ hoa khô của Cúc Áo Hoa Vàng là spilanthol có tác dụng gây tiết nước bọt mạnh, có vị cay và gây tê tại chỗ giúp diệt sâu bọ mạnh. Nó còn có khả năng diệt bọ gậy ruồi nhà, muỗi và bọ gậy ở nồng độ 1/30000. Tác dụng này của spilanthol đã được nghiên cứu chi tiết. Cao chiết nước của cả cây Cúc Áo Hoa Vàng có độc tính nhẹ với gián.
  • Trong 1 vài bài thuốc của y học cổ truyền Ấn Độ có tính hạ đường huyết có sử dụng Cúc Áo Hoa Vàng, Dây Thần Thông, Vân Mộc Hương và 1 số chất khoáng. Thử nghiệm với liều 0,5g/kg cho thấy tác dụng hạ đường huyết trong 5 giờ với tỷ lệ là 17,1% trên nhóm động vật thí nghiệm có chỉ số đường huyết bình thường. Nó không có tác dụng về tốc độ chuyển hóa glucose và ở những động vật bị đái đường từ trước. Say đây là hình ảnh cây cúc áo hoa vàng:
Cúc Áo Hoa Vàng
Cúc Áo Hoa Vàng

Công năng chủ trị

Cúc Áo Hoa Vàng có công dụng giúp chữa cảm sốt đau đầu, sốt rét cơn, đau cuống họng, viêm phế quản, ho lao, ho gà, hen suyễn, phong thấp nhức xương, tê bại, đau nhức răng, sâu răng, đau mắt, lở ngứa, trị nhọt độc, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy. Ở Ấn Độ việc dùng Cúc Áo Hoa Vàng bộ phận hạt của cây dùng chế với cồn tạo thành thuốc bị đau răng còn hạt nhai làm tiết nước bọt, toàn cây đem giã giúp trị duốc cá. Ở Malaysia lá nấu lên của Cúc Áo Hoa Vàng có tác dụng chữa mày đay. Hải Thượng Lãn Ông còn từng dùng cụm hoa Cúc Áo Hoa Vàng để chữa mụn nhọt, lở loét, nôn mửa, trục thai chết dùng ngoài da chữa gai đâm, ho lâu ngày. Nhiều nơi dùng Cúc Áo Hoa Vàng như 1 món ăn giúp chữa bệnh scorbut.

Liều dùng

Liều dùng Cúc Áo Hoa Vàng 4-12g nếu dùng toàn thân và 4-8 g dùng rễ sắc uống. Nếu Cúc Áo Hoa Vàng dùng theo đường dùng ngoài thì không thể xác định liều lượng cụ thể.

Một số bài thuốc có chứa / Các sản phẩm có chứa

  • Cây Cúc Áo trị đau răng, viêm họng: Cúc Áo Hoa Vàng đem tán nhỏ rồi ngâm rượu và ngậm hoặc hoa Cúc Áo Hoa Vàng ngậm tươi nuốt nước.
  • Trị sốt rét: 20g Cúc Áo Hoa Vàng đem sắc lấy nước uống mỗi khi lên cơn sốt.
  • Đau đầu, ho, cảm sốt: 4-12g Cúc Áo Hoa Vàng tươi đem sắc lên uống có thể phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Chữa tê thấp, chữa đau bụng, cảm : rễ Cúc Áo Hoa Vàng + rễ Xuyên Tiêu + rễ Chanh + quả Màng Tang cho tỷ lệ bằng nhau đều trong khoảng 4-8g sau đó đem sắc lên và uống.
  • Chữa phong thấp, tê bại, nhức xương,chân tay tê mỏi:
    • Bài thuốc 1: 12-18g Cúc Áo Hoa Vàng đem sắc lên rồi uống.
    • Bài thuốc 2: 200g rễ Cúc Áo Hoa Vàng + 200g rễ độc lực + 150g rễ bưởi bung + 150g rễ vú bò + 100g rễ thiên niên kiện, tất cả đem phơi khô rồi thái nhỏ sau đó cho tất cả đem nấy với 2 lần nước, dịch nước thu được đem cô cho ra nửa lít cao. Riêng đối với rễ thiên niên kiện thì cần đem thái phiến mỏng ngâm với 500mk rượu 35-40 độ trong 10-15 ngày sau đó lịc và trộn chung hai dịch rượu và cao lại với nhau, ngày cho bệnh nhân uống 2 lần, mỗi lần cho uống 1 chén nhỏ và có thể cho thêm đường vào cho dễ uống.
  • Hóc xương cá, xương gà: hoa hoặc lá cây Cúc Áo Hoa Vàng 50g + 50g lá mảnh cộng + 50g lá dưa chuột ma + 3 thìa dấm cà phê tất cả đem sơ chế rửa sạch rồi giã nát sau đó trộn với dấm cho đều và đợi trong 20 phút sau vắt lấy 1 chén nước rồi cho bệnh nhân dùng nhưng chủ yếu là ngậm với liều 1 lần/ngày nếu nặng có thể ngậm 3 lần/ngày.
  • Giúp trị ghẻ lở, mẩn ngứa: : 4-8g Cúc Áo Hoa Vàng sắc với 1 chén nước và dùng đường ngoài da.
  • Chữa sưng họng: lá cây Cúc Áo Hoa Vàng giã với 1 lượng muối vừa đủ sau đó bọc vào mảnh vải và cho bệnh nhân ngậm.
  • Trục thai chết trong bụng: hồng hoa, rễ gấc, Cúc Áo Hoa Vàng, lá đào, vỏ vông đồng, cỏ xước tất cả theo tỷ lệ bằng nhau rồi đem sắc lấy nước rồi uống.

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Tất Lợi (2006), Cúc Áo. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 562.Truy cập ngày 05/12/2023.
  • Đỗ Huy Bích (2006),Cúc Áo, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 569.Truy cập ngày 05/12/2023.
  • Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y,Cúc Áo , trang 254. Truy cập ngày 05/12/2023.

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

V2Joy Wipes Love

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 120.000 đ
Dạng bào chế: Dạng khăn lau Đóng gói: Hộp 3 cái

Thương hiệu: Công ty TNHH Max Cool

Xuất xứ: Việt Nam