Hiển thị tất cả 8 kết quả

Hoàng Đằng (Dây Vàng)

Tên khoa học

Hoàng đằng tên khoa học: Caulis et Radix Fibraurea. Họ khoa học: thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Tên khác

Hoàng Đằng có tên khác là Dây Vàng Giang, Nam Hoàng Nhuộm, Hoàng Liên Na.

Nguồn gốc

Hoàng Đằng có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Đương và Malaysia. Hiện nay Hoàng Đằng được tìm thấy phân bố ở chủ yếu vùng nhiệt đới của khu vực châu Á từ 1 số đảo lớn của Philippin, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Hoàng Đằng có ở hầu hết các vùng miền trung du và miền núi như Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Quảng Na, Quảng Bình,…

Đặc điểm thực vật

Hoàng đằng là cây gì? Hoàng Đằng là 1 cây dâu leo to có thân và rễ khi già có màu vàng. Lá Hoàng Đằng mọc so le với nhau rộng 4-10cm và dài 9-20cm, nhẵn cứng, phiến lá có hình bầu dục gốc lá cắt ngang hay hình tròn, đầu nhọn. Trên lá có 3 gân chính rõ, cuống dài gần trong phiến, ở hai đầu phình lên. Hoa Hoàng Đằng có màu vàng lục, là hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc, hoa mọc thành chùy dài ở các kẽ lá đã rụng và được phân thành 2 nhánh, mỗi nhánh dài 30-40cm. Hoa Hoàng Đằng có lá đài hình tam giác, hoa cái có 3 lá noãn, hoa đực có 6 nhị, nhị hẹp và dài hơn bao phấn. Quả của Hoàng Đằng có hình trái xoan, khi quả chín có màu vàng. Mùa ra hoa của Hoàng Đằng là tháng 5-7 hàng năm.

Đặc điểm Hoàng Đằng
Đặc điểm Hoàng Đằng

Bộ phận dùng

Hoàng đằng bộ phận dùng là thân và rễ cây.

Thu hái, chế biến

Hoàng Đằng thu hái thân và rễ vào tháng 8-9 hàng năm, khi dùng rễ và thân được cạo sạch lớp dất, sần bên ngoài rồi chặt thành từng khúc sau đó đem sấy hoặc phơi khô.

  • Hoàng đằng phiến: Thái dược liệu Hoàng Đằng thành các phiến có bề dày 1-3mm sau đó đem sấy hoặc phơi khô, nếu là thân khô hay rễ thì đem ngâm rồi ủ để các phiến thái vát như trên rồi đem sấy hay phơi khô.
  • Hoàng đằng sao: lấy Hoàng Đằng phiến sao tới khi khô và cho ra màu vàng là được.
  • Thân Hoàng Đằng có đặc điểm: lớp sần có nhiều hàng tế bào có hình chữ nhật và xếp đều đặn với nhau. Mô mềm của vỏ chứa các tế bào thành mỏng có hình trứng, gần tròn hay hình chữ nhật được rải rác, có những tế bào mô cứng, khoang rộng, thành dày chứa nhiều vân rõ. Tinh thể calci oxalat có hình chữ nhật.;ập phương hay hình thoi nằm bên trong các tế bào mô cứng. Vòng mô cứng uốn lượn, xếp sát nhau, lồi lõm theo các libe gỗ. Các bó libe xếp sát vòng mô cứng, phân cách với nhau bởi các tia ruột gồm 2-3 hàng hình chữ nhật. Bó gỗ của thân Hoàng Đằng gồm nhiều mạch gỗ to, rải rác các tế bào mô cứng, các tế bào này nhiều cạnh và hình tròn.
  • Rễ Hoàng Đằng có lớp bần còn sót lại có nhiều hình chữ nhật, thành dày. Tầng phát sinh ngoài cùng có 1 lớp tế bào mỏng, mô mềm của vỏ được cấu tạo bởi các tế bào mỏng, có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình thoi hay hình lập phương chia thành 2-3 nan quạt, mỗi nan quạt có các tia ruột cắt thành nhiều mảnh.

Tính vị, quy kinh

Hoàng Đằng có tính hàn, khổ quy kinh can, đởm, tâm, vị.

Hoàng Đằng
Hoàng Đằng

Thành phần hóa học

Hoàng Đằng có chứa thành phần chính là alcoloid, palmatin chứa 1-3,5% và còn chứa columbamin, jatrorrhizin, berberin.

Định tính

  • Hoàng Đằng khi được dùng quan sát dưới ánh sáng tử ngoại sẽ cho phát quan màng vàng tươi ở bước sóng 366nm.
  • Khi dùng 0,1g Hoàng Đằng thêm 3ml dung dịch H2SO4 1% rồi lặc sau đó lọc và thêm nước clor từ từ sẽ thấy có vòng màu đỏ giữa 2 lớp dung dịch.
  • Lấy 0,2 bột Hoàng Đằng + 2ml ethanol 96% ngâm trong 1 giờ sau đó thu lấy dịch lọc và nhỏ 1 giọt lên phiến kính rồi thêm 1 giọt dung dịch HNO3 32% soi dưới kinh hiển vi sau 5-10 phút sẽ thấy tinh thể màu vàng.

Định lượng

Phương pháp sử dụng là sắc ký lớp mỏng

Pha động: acetonitril-dung dịch acid H3PO4 0,4%

Dung dịch thử: pha 0,6g bột dược liệu Hoàng Đằng vào bình nón, thêm 100ml dung dịch HCl 1% trong methnol để yên qua đếm, đấy nắp rồi đun cách thủy 1 giờ và để nguội đem cân lại, bổ sung thêm dung dịch pha động để được khối lượng như ban đầu, lọc thu lấy dịch và pha loãng 2,0ml dung dịch lọc với dung dịch HCL/methanol 10% để thành 10ml dung dịch sau đó lọc.

Tiến hành định lượng, yêu cầu chất chiết được không < 2,0% palmatin.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng kháng khuẩn: thành phần palmatin trong Hoàng Đằng có tác dụng ức chế sự phát triển của streptococcus aureus, streptococcus hemolyticus ở nồng độ 0,1% và 0,05 %. So với kháng sinh palmatin có tác dụng kháng khuẩn kém hơn, ngoài ra palmatin còn có tác dụng chống nấm.
  • Tác dụng kháng Trypanosoma: Palmatin với nồng độ 1/4000 và 1/2000 có tác dụng kháng Trypanosoma Lewisi kent ức chế được 75-100% còn với nồng độ palmatin thấp hơn 1/8000 thì ức chế 510-70%.
  • Hệ thần kinh: Palmatin có tác dụng ức chế hoạt động tự nhiên và hoạt động phản xạ trên chuột khi dùng tiêm xoang bụng với nồng độ 25-50 mg/kg.
  • Tác dụng trên tim mạch: Palmatin và japorrhizin dùng theo đường tiêm tĩnh mạch đều có tác dụng hạ huyết áp.
  • Tác dụng khác: Hoàng Đằng có khả năng chống choáng phản vệ trên chuột thí nghiệm.
  • Độc tính cấp: khi thí nghiệm trên chuột trắng palmatin clorua có LD50 theo đường tiêm tĩnh mạch là 18mg/kg, theo đường uống là 1260mg/kg, theo đường tiêm xoang bụng là 136mg/kg. Về độc tính bán mạn ở thỏ cho thấy đường uống với liều 14mg/kg trong 10 ngày liên tiếp không gây độc tính và thỏ vẫn hoạt động bình thường.

Công năng chủ trị

Cây hoàng đằng chữa bệnh gì? Hoàng Đằng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, thông tiện chủ trị viêm họng, mụn nhọt, chữa đau mắt đỏ, mẩn ngứa, viêm bàng quang, kiết lỵ.

Liều dùng

Hoàng Đằng dùng theo đường uống là 6-12g theo đường sắc uống.

Kiêng kỵ

Hoàng Đằng kiêng kỵ với người bị bệnh thuộc hàn.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mọt, mốc.

Một số bài thuốc có chứa Hoàng Đằng

  • Chữa viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm gan virus, bạch đới, viêm tai trong, lỵ: Huyết dụ, Hoàng Đằng, Mộc Thông mỗi vị 10-12g tất cả đem sắc thuốc uống.
  • Viêm tai có mủ: 20g Bột Hoàng Đằng + 10g phèn chua rồi thổi dần vào tai ngày 2-3 lần.
  • Viêm sưng mắt đỏ, có màng: 4g Hoàng Đằng + phèn chua tán nhỏ rồi cách cách thủy sau đó gạn lấy phần nước và nhỏ lên mắt. Hoặc có thể dùng palmatin clorua dạng bột đem pha thành thuốc nước để nhỏ mắt.
  • Kiết lỵ:
    • Bài thuốc 1: rễ Hoàng Đằng sau khi phơi khô đem tán nhỏ thành bột, vỏ thân cây mức hoa trắng sau đó nấu lên 2 lần với nước rồi cô cho thành dạng cao mềm, mỗi lần uống 6g bột Hoàng Đằng + 1g cao mức hoa trắng cho mỗi lần, ngày uống 2 lần.
    • Bài thuốc 2: Cao hoàng đằng có tác dụng gì? Cao Hoàng Đằng + cao cỏ sữa lá to làm thành dạng viên 0,3g sao cho mỗi viên tương đương 1 g Hoàng Đằng + 0,5 g cỏ sữa lá to rồi uống với liều 6-8 viên/ngày, chia thành 2 lần đối với người lớn và 1-5 viên/ngày với trẻ em giúp trị kiết lỵ. Bài thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra có thể dùng viên palmatin clorua 0,02g cho người lớn và 0,05g cho trẻ em lần lượt với liều 4-10 viên/ngày và 2-6 viên/ngày, dùng đều đặn trong 5-7 ngày.
  • Cây hoàng đằng ngâm rượu còn dùng theo đường xoa ngoài da giúp trị tê thấp, đau nhức.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích (2006),Hoàng Đằng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 940.Truy cập ngày 04/12/2023.
  2. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Hoàng Đằng, trang 492. Truy cập ngày 04/12/2023.

Bổ mắt

Minh Nhãn Khang

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 180.000 đ
Dạng bào chế: viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Hồng Bàng

Xuất xứ: Việt Nam

Điều trị tiêu chảy

Ci Baberin

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH dược phẩm VINAPHAR

Xuất xứ: Việt Nam

Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm

Tiềm Long

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 50.000 đ
Dạng bào chế: Viên hoàn cứngĐóng gói: Hộp 10 gói

Thương hiệu: Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long

Xuất xứ: Việt Nam

Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm

Đại tràng Pharbaco

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 165.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang

Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược phẩm Khang Lâm

Xuất xứ: Việt Nam

Trợ tiêu hóa

Becberzine

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 17.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 1 lọ 500 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Đại Uy

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn lipid máu (hạ mỡ máu)

Ích tâm khang

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 230.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Hồng Bàng

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc tim

Ninh Tâm Vương

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 179.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Hồng Bàng

Xuất xứ: Việt Nam

Trợ tiêu hóa

Đại tràng hoàn P/H

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 65.000 đ
Dạng bào chế: Viên hoàn cứngĐóng gói: Hộp 10 gói × 4 gam

Thương hiệu: Công ty TNHH đông dược Phúc Hưng

Xuất xứ: Việt Nam