Hoàng tinh

Tên khoa học

Polygonatum sibiricutn Red. (Hoàng tinh), họ Hành (Liliaceae)

Cây Hoàng tinh
Cây Hoàng tinh

Nguồn gốc

Thân rễ khô của loài Polygonatum sibiricutn Red. (Hoàng tinh), họ Hành (Liliaceae). Còn gọi là Hoàng tinh đẩu gà.

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Hà Bắc, Nội Mông Cổ, Thiểm Tây.

Thu hái và chế biến dược liệu Hoàng

Thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu. Loại bỏ rễ con, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín đến lõi, phơi đến khô.

Tính vị và công năng

Vị ngọt, tính bình. Bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận.

Đặc điểm dược liệu

Hình trụ cong, nhiều đốt, các đốt dài 2-4cm. Bể mặt trắng vàng hoặc vàng xám, trong mờ. Mùi: nhạt, VỊ: ngọt, dính khi nhai.

Dược liệu Hoàng tinh
Dược liệu Hoàng tinh
Đại Hoàng tinh và Hoàng tinh dạng gừng
Đại Hoàng tinh và Hoàng tinh dạng gừng

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng gồm các miếng to, mập và nhuận, vàng, bê’ mặt cắt dạng “mặt đường phèn”. Loại có vị đắng không thể dùng làm thuốc.

Các đặc điểm chính phân biệt ba loại Hoàng tinh

Đặc điểm Hoàng tinh đầu gà (Polygonatum sibiricum) Đại hoàng tinh (P. kingianum) Hoàng tinh dạng gừng (P. cyrtonema)
Hình dạng Dạng nhiều đốt, cong, hình trụ Các đốt hình cục, dày, nhiều thịt Các đốt dài hình cục, thường gồm nhiều đốt liên kết với nhau
Bể mặt Trắng vàng hoặc vàng xám, trong mờ Vàng nhạt hoặc nâu vàng Vàng xám hoặc nâu vàng, sần sùi
Kích thước Dài 3-10cm, đường kính 0,5- 1,5cm Dài đến 10cm hoặc hơn, rộng 3-6cm, dày: 2-3cm Đường kính: 0,8-1,5cm
Sẹo thân Hình tròn, đường kính 5-8cm Hình đĩa tròn, lõm ở viền và nhô lên ở giữa Dạng đĩa tròn nhô lên

Ghi chú

Dược điển Trung Quốc cũng ghi thân rễ khô của loài p. kingianum Coll, et Hemsl. (Điền hoàng tinh, Đại hoàng tinh) và p. cyrtonema Hua (Hoàng tinh dạng gừng, Hoàng tinh nhiều hoa) được sử dụng như Hoàng tinh. Đại hoàng tinh chủ yếu sản xuất ở Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tầy. Hoàng tinh dạng gừng chủ yếu ở Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, An Huy và Chiết Giang.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.