Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây Sừng Trâu (Cây Sừng Dê/Cây Sừng Bò)

Tên khoa học

Strophanthus divergens.

Cây Sừng Trâu thuộc họ gì? Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Tên khác

Cây Sừng Trâu có tên khác là Cây Sừng Dê, Cây Sừng Bò, Dương Giác Ảo, Hoa Độc Mao U Hoa Tử.

Nguồn gốc

  • Cây Sừng Trâu có ở đâu? Cây Sừng Trâu được phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam Cây Sừng Trâu mọc phổ biến và nhiều nhất ở các vùng Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Hòa Bình, Thừa Thiên, Hà Tây, Ninh Bình và nhiều nơi khác nữa. Cây Sừng Trâu còn được tìm thấy ở vùng phía nam Trung Quốc như các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
  • Cây Sừng Trâu là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng chịu hạn tốt.Cây Sừng Trâu thường mọc lẫn với các dây leo khác và cây bụi, ở các nương rẫu, bụi quanh làng, đồi,.. Cây Sừng Trâu có thể sống ở trên nhiều loại đất cả ở những vùng cát khô ở vùng bờ biển như trơ sỏi đá, vùng đồi bị rửa trôi mạnh. Cây Sừng Trâu có ra hoa hàng năm.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Sừng Trâu là cây bụi nhỏ có chiều cao 2-3 m. Thân và cành mảnh có vươn dài, vỏ ngoài có màu nâu lục nhạt khi non và màu nâu đen khi lớn lên, có nhiều nốt sần.
  • Lá Cây Sừng Trâu mọc đốt, hình mác thuôn rộng 2,5-5 cm và dài 5-9 cm, gốc thuôn, hai mặt nhẵn, đầu nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, cuống lá dài 3-8mm.
  • Cụm hoa Cây Sừng Trâu mọc ở đầu cành xim có 1-2 hoa màu vàng pha nâu đỏ, đài hình vuông tràng 5 cánh có hình phễu, 5 răng hẹp, đầu cánh kéo dài thành hình sợi, bầu 2 ô, nhị 5.
  • Quả Cây Sừng Trâu có 2 đài, choãi ngang, hạt dẹt và có túm lông dài ở 1 đầu. Toàn cây có chất nhựa mủ màu trắng.
  • Mùa ra hoa là tháng 5-7 và mùa ra quả là tháng 10-11.
  • Hình ảnh Cây Sừng Trâu:
Cây Sừng Trâu
Cây Sừng Trâu

Bộ phận dùng

Quả Sừng Trâu ăn được không? Quả Cây Sừng Trâu có thể ăn được, nhưng bộ phận dùng làm thuốc của Cây Sừng Trâu là hạt của cây.

Quả sừng trâu có độc không? Quả Sừng Trâu không có độc.

Thu hái, chế biến

Cây Sừng Trâu sẽ thu hái hạt khi hạt già, đem bỏ chùm lông rồi phơi hay sấy khô hạt.

Tính vị, quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Thành phần hóa học

  • Hạt Cây Sừng Trâu có chứa 37% chất dầu, 1,8% saponozid không có tinh thể,9-11% glycosid trong đó 1% divaricosid, divostrosid 0,4%, sinosid 0,5%, caudosid 0,22%, caudostrosid 0,02%, sinostrosid 0,08%, samisteosid 0,02%, D-strophantin.
  • Toàn cây Cây Sừng Trâu có chứa decosid, divaricosid, divostrosid, glycosylocandrosid, sarmentogenin, sannutogenin, sarnovid, sarhamnolosid,..

Cây Sừng Trâu có tác dụng gì?

  • Thành phần D Strophantin đã được nghiên cứu trên tim thỏ non theo thử nghiệm in vitro cô lập và in vivo trên mèo cho thấy tác dụng đặc trưng của glycosid tim nhóm Strophanthus bao gồm tăng lực co cơ tim, giảm nhịp tim có mức độ tích lũy trong cơ thể ở mức độ trung bình, liều cao có thể gây ngừng tim ở thời kỳ tâm thu. mức độ tích lũy của thành phần này sau 24 giờ là khoảng 50% và cao gần bằng K strophantin, cao hơn quabain. Nghiên cứu so sánh sự hấp thu của D strophantin qua đường tiêm tĩnh mạch và đường uống ở mèo cho thấy liều gây ngừng tim tối thiểu ở tâm thu theo đường uống là gấp 3-4 lần liều tiêm tĩnh mạch. Như vậy hệ số hấp thu qua đường uống là 30% so với tiêm tĩnh mạch.
  • Đã có nghiên cứu về định lượng sinh học D Strophantin trên động vật thí nghiệm là chim bồ câu và mèo. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt tính sinh học của D Strophantin trên mèo bằng 60% so với ouabain khan; 1 g D Strophantin chứa 4500-5000 đơn vị với mèo và 2400-2700 đơn vị với chim bồ câu. Trong những nghiên cứu về cơ chế tác dụng của D Strophantin cho thấy nó có tác dụng ức chế ATPase màng tế bào cơ tim và mạnh hơn digitoxin, oubain. D Strophantin làm tăng lượng ion calci nhưng giảm hàm lượng ion Mg trong cơ tim.
  • D Strophantin được pha thành thuốc tiêm tĩnh mạch dạng ống ml chứa 0,25mg D Strophantin và được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị suy tim sung huyết. Trong những thử nghiệm lâm sàng cho thấy D Strophantin không có tác dụng phụ bất thường nào xảy ra trừ một ít tác dụng phụ rất nhẹ như buốt và cảm giác nóng trong 15-30 phút tại vị trí tiêm.
  • D Strophantin làm sạch nhanh các triệu chứng khó thở khi tiêm tĩnh mạch sau 5 phút. Thuốc gây chậm nhịp tim tương đối rõ rệt và mức độ chậm tối đa sau 30 phút đến 1 giờ có thể kéo dài đến 2-3 giờ, điều này làm giảm các triệu chứng đánh trống ngực. Do D Strophantin có tác dụng nhanh nên nó có thể được dùng tha thế ouabain trong các trường hợp cấp cứu.
  • D Strophantin cũng có tác dụng lợi tiểu mạnh ngay trong ngày đầu dùng thuốc và có tác dụng kéo dài nhiều ngày trong quá trình điều trị, tác dụng này của D Strophantin mạnh hơn digitoxin.
  • Trong nhóm 20 bệnh nhân bị suy tim được điều trị bằng D Strophantin thì có 6 bệnh nhân bị triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng không gây nguy hiểm và các triệu chứng sẽ hết nhanh sau khi giảm liều phù hợp.
  • D Strophantin cũng được bào chế dưới dạng viên nén chứa 0,25mg theo đường uống có thể hiệu hiệu quả điều trị tốt đặc biệt khi dùng chung với thuốc lợi tiểu.
  • Về tác dụng an thần, có nghiên cứu tiến hành tiêm 5-8,7 mg/kg trọng thể chuột cho thấy có tác dụng an thần đồng thời làm chậm nhịp tim còn với liều 11,5-20mg/kg thể trọng thì thấy nhịp tim chậm rõ rệt, tác dụng an thần rõ ràng và với liều 15,2-20mg/kg thì có dấu hiệu ngộ độc.
  • Năm 1959,1 nghiên cứu đã được tiến hành tại Trung Quốc bởi Đặng Sĩ Hiền cho thấy tác dụng lợi tiểu, thông tiểu, trấn tĩnh của glucosid và divazit của chiết xuất hạt Cây Sừng Trâu. Nghiên cứu được thí nghiệm trên chó, chuột được tiêm thuốc từ 30 phút đến 2 giờ thì lượng nước tiểu tăng đáng kể lên tới 4,7 lần so với nhóm không tiêm.

Công năng chủ trị

  • Cây Gai Sừng Trâu chữa bệnh gì? Trong đông y chưa thấy tài liệu nhắc về các bài thuốc hay công dụng chữa bệnh của Cây Sừng Trâu chỉ nhắc đến Cây Sừng Trâu dùng trong săn bắn.
  • Ở Campuchia, Cây Sừng Trâu còn được dùng làm thuốc hạ nhiệt.
  • Nhựa Cây Sừng Trâu có độc tính vì vậy thường trộn lẫn với nhựa cây Sui dùng trong thuốc săn bắn.
Cây Sừng Trâu
Cây Sừng Trâu

Ứng dụng Cây Sừng Trâu trong y học

Hiện nay Cây Sừng Trâu được dùng chủ yếu trong điều chế ra D Strophantin:

  • Điều trị suy tim: 0,25-0,5 mg D Strophantin dùng theo đường tiêm tĩnh mạch dùng 1 lần cho mỗi ngày hoặc liều uống 0,5mg cho 1-2 lần/ngày. Khi dùng theo đường tiêm tĩnh mạch cần pha loãng với dung dịch glucose đẳng trương.
  • D Strophantin được dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu để điều trị các giai đoạn I, II, III ở bệnh nhân suy tim. Nếu có triệu chứng ngộ độc như đau bụng, nôn, buồn nôn, nhịp chậm, ngoại tâm thu thất trên điện tâm đồ thì cần ngưng dùng D Strophantin và tiến hành bổ sung kali cho bệnh nhân và thực hiện biện pháp điều trị ngộ độc như với digoxin.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây Sừng Dê . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 580. Truy cập ngày 19/02/2024.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Cây Sừng Dê, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 765. Truy cập ngày 19/02/2024.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Cây Sừng Trâu , trang 1004. Truy cập ngày 19/02/2024.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.