Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Địa Cốt Bì (Khô Kỷ)

Tên khoa học

Lycium chinense Mill (Câu kỷ), họ Cà (Solanaceae).

Loài Lycium chinense Mill (Câu kỷ), họ Cà (Solanaceae).
Loài Lycium chinense Mill (Câu kỷ), họ Cà (Solanaceae).

Nguồn gốc

Vỏ rễ phơi hay sấy khô của loài Lycium chinense Mill (Câu kỷ), họ Cà (Solanaceae).

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Liêu Ninh, Thiểm Tây.

Thu hái và chế biến

Thu hái vào đầu mùa Xuân hoặc cuối mùa Thu, sau đó rửa sạch. Bóc lấy phần vỏ rễ, đem phơi nắng.

Tính vị và công năng

Vị ngọt, nhạt; tính hàn. Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hỏa.

Đặc điểm dược liệu

Các mảnh vỏ hình ống hoặc hình máng. Bên ngoài màu vàng xám đến vàng nâu. Thể chất: nhẹ, giòn, dễ gãy. Mùi: nhẹ. Vị: hơi ngọt, sau đắng.

Dược liệu Địa cốt bì
Dược liệu Địa cốt bì

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là các miếng tròn dày, nhiều thịt, đồng đều, không có lõi gỗ hoặc các mảnh vụn.

Ghi chú

“Tào bì, bạch lý, vô hương khí”: Đây là dấu hiệu phân biệt chính của dược liệu Địa cốt bì. Nó để cập đến bề mặt thô ráp của vỏ rễ, có các đường nứt dọc và có màu vàng xám đến vàng nâu. Tuy nhiên, bề mặt bên trong có màu trắng, không có mùi thơm.

Dược điển Trung Quốc cũng ghi vỏ rễ khô của loài L. barbarum L. (Ninh hạ câu kỷ), cũng được dùng như Địa cốt bì. Loài này chủ yếu được trồng ở Ninh Hạ, Cam Túc và Nội Mông.

Dược điển Trung Quốc cũng ghi quả chín khô của loài L. barbarum L. (Ninh hạ câu kỷ), dùng làm thuốc với tên gọi là Câu kỳ tử.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.