Đại Hoàng (Hoàng Lương)
Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Đại Hoàng
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Xuyên đại hoàng.
Tên khoa học: Rheum spp., Polygonaceae (họ Rau răm).
Ba loài Đại hoàng chính thường được Dược điển quy đinh dùng làm thuốc là: Rheum palmatum L.;
Rheum tangụticum Maxim, ex Balf. và Rheum officinale Baill.
Nguồn gốc
Phần dưới mặt đất đã làm khô của loài Rheum Rheum palmatum L. palmatum L. (Đại hoàng), họ Rau răm (Polygonaceae).
Mô tả cây
Thân thảo lớn, sống lâu năm. Lá hình tim rộng 30- 40 cm, xẻ 5-7 thùy chính. Các thùy này có thể xẻ thêm lần 2 hoặc 3. Lá thường mọc thành vòng từ thân rễ.
Đến năm thứ 3-4 thì xuất hiện một thân cao 1-3 m mang lá mọc cách và hoa. Cụm hoa chùm ở đàu ngọn.
Quả bế hình 3 góc.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng và Tứ Xuyên.
Thu hái và chế biến
Rễ hoặc thân rễ được thu hái vào cuối Thu (khi cành và lá khô héo) hoặc vào mùa Xuân năm sau trước khi nảy mầm. Rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con. Cạo vỏ (không dùng dao sắt), cắt đoạn hoặc khúc. Có thể cắt thành các miếng hình bầu dục hoặc hình trụ, xuyên dây thành chuỗi để phơi khô hoặc phơi khô trực tiếp.
Phân bố, sinh thái
Đại hoàng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.
Nhiều loài Đại hoàng cũng đã được di thực vào nước ta. Cây mọc tốt, ưa khí hâu mát ẩm, thích họp với độ cao trên 1.000 m.
Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập Đại hoàng từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Thân rễ (Rhizoma Rhei) 3-4 năm được đào vào cuối thu, bỏ rễ con, rửa sạch, lột vò rồi được cắt dọc hay ngang thành những miếng nhỏ rồi phoi hay sấy khô.
Dược liệu là những phiến hình đĩa, trụ hay oval, đường kính có thể tới 10 cm, dày 2-5 cm, mặt ngoài màu vàng nâu đôi khi có những đám đen nhạt, vết bẻ màu đỏ cam.
Theo Đông y, Đại hoàng được tẩm nước hoặc tẩm rượu, thái mỏng rồi phoi khô. Thành phần hóa học
Anthraquinon (rhein, aloe emodin, sennosid A-B, rheinosid A-B), tannin pyrogallic và tannin pyrocatechic. Ngoài ra còn có chất nhựa, dẫn chất stilben và flavonoid.
Tính vị, quy kinh
Vị đắng, tính hàn. Tả nhiệt thông tràng, lương huyết giải độc, trục ứ thông kinh.
Đặc điểm dược liệu
Các mảnh hình trụ tròn, hình nón, hình trứng hoặc các mảnh không đểu. Bê’ mặt màu nâu vàng đến nâu đỏ khi bỏ vỏ. Thể chất: cứng chắc. Mùi: thơm nhẹ nhàng. Vị: đắng và chát nhẹ, nhai dính và có sạn.
Tác dụng dược lý
Nước sắc Đại hoàng có tác dụng hạ thân nhiệt, ngăn chảy máu và loét dạ dày thực nghiệm.
Các anthraquinon trong Đại hoàng có tác dụng tẩy xổ, còn có tác dụng lợi tiểu. Emodin, aloe emodin và rhein tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của 1 số chủng vi khuẩn, độc với tế bào ung thư ở mức độ vừa phải.
Liều 0,05-0,1 g có tác dụng trợ tiêu hóa. Liều 0,1-0,5 g có tác dụng nhuận tràng. Liều cao horn 0,5-2g có tác dụng tẩy xổ.
Công dụng và cách dùng
Đại hoàng được dùng để chữa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, trị mụn nhọt.
Ghi chú
Dùng trong thời gian dài hay dùng liều nhỏ có thể gây ra táo bón trở lại (do tanniD có trong Đại hoàng). Không dùng cho người bị viêm bàng quang, bị sỏi thận, phụ nữ co thai, dùng cẩn thận khi cho con bú.
Trong thú y, Đại hoàng được dùng làm thuốc kháng khuẩn.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại chất cứng chắc, mùi thơm nhẹ nhàng, vị đắng, chát nhẹ.
Xuất xứ: Việt Nam
Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết tố
Xuất xứ: Nhật Bản
Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam