Hiển thị kết quả duy nhất

Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam/ Sâm K5)

Tên khoa học

Panax vietnamensis var. fuscidiscus thuộc họ Nhân sâm -Araliaceae.

Tên khác

Sâm Ngọc Linh còn được gọi là Tam Thất Đen, Sâm Lai Châu, Sâm Việt Nam, Sâm K5.

Nguồn gốc Sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh ở đâu? Trong số hơn 10 thuộc chi Nhân sâm có 3 loài mọc tự nhiên tại Việt Nam còn 1 số là nhập về trồng. Sâm Ngọc Linh là loại sâm được phát hiện sau cùng (năm 1973) cho đến năm 1985 nó mới được công bố và được tìm thấy ở duy nhất vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Ninh vì vậy nó được đặt luôn cho là Sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh là loại cây ưa ẩm và bóng thường được tìm thấy mọc rải rác hay tập trung thành từng đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng đôi khi xem cả cây lá kim.
  • Kỹ thuật trồng Sâm Ngọc Linh như sau: Cây được nhân giống bằng hạt. Sau khi quả chín thu về thì xát hết phần thịt và rửa sạch đem xử lý với thuốc chống nấm để thu được hạ. Đất trồng Sâm Ngọc Linh cần được làm thật kỹ, xử lý sâu bệnh và lên luống rồi gieo hạt. Sau khi gieo hạt phủ nhẹ đất và tưới nước, làm giàn che để 25-30% ánh sáng lọt vào sau 2-3 tháng thì hạt nảy mầm.

Đặc điểm thực vật

  • Sâm Ngọc Linh là loại cây thảo sống lâu năm có chiều cao 40-80 cm. Thân rễ nạc mọc bò ngang như củ gừng có nhiều đốt trên thân rễ và không phân nhánh, dài 30-40cm hoặc có thể dài hơn. Trên thân có nhiều vết sẹo để lại. Mặt ngoài màu nâu nhạt, bên trong ruột có màu trắng ngà và ở phần đuôi có củ phình to hình cầu. Thân khí của cây mảnh, mọc thẳng có 2-4 lá kép chân vịt dài 10-14cm rộng 3-5 cm đầu thuôn dài hình mũi nhọn, gốc hình nêm, mép khía răng nhỏ.
  • Cụm hoa Sâm Ngọc Linh mọc thành tán đơn ở ngọn, có cuống dài màu lục vàng, nhị 5, đài 5 răng dài.
  • Quả Sâm Ngọc Linh là quả hạch màu đỏ sau đen, hình trứng, màu trắng hình thận, có vân.
  • Hình ảnh Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh

Bộ phận dùng

Thân rễ và rễ củ là bộ phận dùng của Sâm Ngọc Linh.

Thu hái, chế biến Sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh thường được thu hoạch thân rễ và rễ củ của cây từ 5 năm tuổi trở lên vào tháng 9-12 hàng năm. Rễ hay thân được thu hái sẽ được đem rửa sạch và phơi nắng hay sấy khô ở nhiệt độ < 60 độ.
  • Thân rễ sau khi chế biến có nhiều sốt, cong queo, ít khi có hình trụ thẳng, đường kính 0,5-1,5 cm, dài 3-15cm. Mặt ngoài có màu vàng xám hay nâu có những vết nhăn dọc, mảnh, vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt kèm theo nhiều vết sẹo. Thể chất cứng, giòn, chắc khi bẻ dễ gãy và mùi thơm nhẹ đặc trưng, hơi ngọt, vị đắng.
  • Rễ củ Sâm Ngọc Linh có hình con quay dài 2,4-6,5 cm đường kính 1,5-2 cm có màu nâu nhạt, các nốt rễ con. Thể chất chắc, nạc, khó bẻ gãy, vị đắng hơi ngọt.

Tính vị, quy kinh

Sâm Ngọc Linh có vị can, khổ quy kinh phế, tỳ.

Thành phần cấu tạo Sâm Ngọc Linh

  • Phần dưới mặt đất (thân rễ, rễ củ) có chứa hợp chất saponin, 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó 30 chất là saponin dammara. Hàm lượng saponin trong sâm Ngọc Linh toàn phần có thể lên tới 10,75%. Ngoài ra còn có glucid, tinh dầu, 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo ( acid palmitic, linolenic, stearic, oleic, linoleic); 17 acid amin, 20 nguyên tố vi lượng (Fe, Mu, Co, Se, K).
  • Thân rễ tươi có chứa daucosterol.

Định tính

  • Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
  • Bản mỏng: silica gel G (kích thước hạt 2-10 µm)
  • Dung môi triển khai: n butanol-acid acetic-nước (4:1:5).
  • Dung dịch thử: lấy 0,1 g bột dược liệu rồi thêm 5 ml methanol rồi đem siêu âm trong 30 phút hay đun hồi lưu cách thủy trong 15 phút và lọc lấy dịch đem chấm sắc ký.
  • Dung dịch đối chiếu: dung dịch steviosid 0,25% trong methanol.
  • Dung dịch chất đối chiếu: hòa tan riêng biệt các chất chuẩn ginsenosid-Rg1, ginsenoside-Rb và majonosid-Ri trong methanol thu được dung dịch chuẩn 1mg/ml.
  • Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0,1 g thân rễ mẫu chuẩn Sâm Ngọc Linh, tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử
  • Tiến hành: chấm trên bản mỏng 1-5 µl mỗi dung dịch trên thành dải 8mm rồi triển khai sắc lý, lấy bản mỏng ra và để khô trong nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong methanol vừa pha. Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 110 độ trong 3 phút. Quan sát dưới ánh sáng thường hay ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm.
Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh

Định lượng

  • Phương pháp sắc ký lỏng
  • Pha động: Acetonitril – nước.
  • Dung dịch chuẩn: Hòa tan các chất chuẩn ginsenosid-Rb1, ginsenosid-Rd, ginsenosid-Rg1 và mạjonosid-Ri trong methanol 70 % thu được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng lần lượt chính xác khoảng 0,1 mg/ml; 0,1 mg/ml; 0,3 mg/ml; 0,5 mg/ml.
  • Dung dịch thử: cho vào ống nghiệm có nắp chính xác khoảng 100 mg bột dược liệu (qua rây số 355) thêm chính xác 10 ml methanol 70 %, đậy nắp, cân. Chiết bằng siêu âm trong 40 phút ở 30 °C, cứ 10 phút thì lắc đều ống, để nguội, cân lại, bù khối lượng đã mất bằng methanol 70 %, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
  • Điều kiện sắc ký:
    • Cột kích thước (15 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).
    • Detector quang phổ từ ngoại đặt ở bước sóng 196 nm.
    • Tốc độ dòng: 1 ml/min.
    • Thể tích tiêm: 20 µl
  • Dược liệu phải chứa không dưới 0,5 % ginsenosid-Rb1, 0,5 % ginsensosid-Rd , 1,5 % ginsenosid-Rg1 và 0,4 % majonosid-R2, tính theo dược liệu khô kiệt

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh

  • Về độc tính, các nghiên cứu đã cho thấy Sâm Ngọc Linh với liều 34g/kg bột cao Sâm Ngọc Linh và với liều 10,6g/kg thể trọng saponin toàn phần từ rễ củ Sâm Ngọc Linh đều không gây độc tính trên động vật thí nghiệm và không ghi nhận bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào.
  • Những thí nghiệm về tác dụng trên hệ thần kinh, tác dụng tăng lực trên hệ tim mạch, sinh dục, nội tiết,.. đều cho kết quả tương đương Nhân Sâm Triều tiên.
  • Tác dụng trên thần kinh trung ương: liều thấp Sâm Ngọc Linh có tác dụng kích thích thần kinh, tăng hoạt động vận động và trí nhớ, gây ức chế thần kinh ở liều cao.
  • Tác dụng chống trầm cảm: Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống trầm cảm khi dùng 200mg/kg/lần hay 50-100 mg/kg/lần trong 7 ngày ở chuột trắng.
  • Tác dụng tăng sinh lực: Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng lực ở chuột bơi và chống lại sự mệt mỏi, giúp phục hồi sức lực.
  • Tác dụng sinh kích ứng: Trên chuột nhắt trắng cho uống 100mg/kg Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng chịu đựng với nhiệt nóng 37-42 độ và lạnh đến -5 độ đồng thời kéo dài thời gian sống của chuột.
  • Tác dụng chống oxy hóa: trên mô hình in vitro ở chuột nhắt trắng cho thấy saponin trong Sâm Ngọc Linh với nồng độ 0,05-0,5 mg/ml có tác dụng ức chế MDA, chống oxy hóa.
  • Tác dụng kích thích miễn dịch: bột chiết Sâm Ngọc Linh liều 500mg/kg có tác dụng tăng số lượng thực bào,
  • Tác dụng hồi phục máu: trong các thí nghiệm trên động vật cho thấy Sâm Ngọc Linh giúp phục hồi số lượng bạch cầu và hồng cầu bị giảm.
  • Tác dụng dược lý khác: Sâm Ngọc Linh còn giúp tăng nội tiết tố, điều hòa sinh dục, chống tăng mỡ máu, điều hòa hoạt động tim, bảo vệ gan, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus.

Công dụng của Sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh giúp bổ khí, bổ phế chủ trị cơ thể suy nhược, đau họng, phế hư.
  • Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; chống suy nhược, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà tim mạch, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng,điều hoà thần kinh trung ương, tăng lực, hồi phục sức lực bị suy giảm, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết,có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
  • Công dụng rượu Sâm Ngọc Linh trong Đông y: để tăng thể lực, tăng cường sức khỏe nam giới, kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol máu, hỗ trợ ức chế khối u ung thư, kháng khuẩn, chống suy nhược.

Liều dùng

Ngày dùng 6-10g dạng tán bột hay thuốc sắc.

Những người không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh

  • Người có thể tạng hư hàn không dùng Sâm Ngọc Linh.
  • Cao huyết áp có dùng Sâm Ngọc Linh được không? Người cao huyết áp cũng không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh vì nó có thể gây tăng huyết áp.

Bảo quản

Chế phẩm Sâm Ngọc Linh được bảo quản trong bao bì kín ở nơi khô tránh mốc mọt và tránh ẩm.

Một số bài thuốc có chứa Sâm Lai Châu

Bồi bổ sức khỏe, dùng cho người đang ốm, giảm viêm họng, giải độc gan

Rửa sạch, lau khô, thái lát mỏng Sâm Ngọc Linh đem ngâm với mật ong trong 1 đến 3 tháng sau đó ngậm 3-5 lát/ngày, mật ong thì đem pha với nước và uống.

Mạnh gân cốt, giúp bổ thận, tăng cường sức khỏe

1kg Sâm Ngọc Linh tươi đem rửa sạch có thể thái lát hoặc để nguyên và ngâm với 5 lít rượu 40 – 45 độ trong khoảng 2 đến 3 tháng. Uống 30ml/ngày.

Trị chứng kém ăn, mất ngủ ở người già hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh nan y

5, 6 lát sâm Ngọc Linh hầm với thuốc bắc rồi dùng trực tiếp, nên dùng 1-2 lần/tuần.

Trị chứng bệnh mãn tính đường tiêu hóa, người già suy yếu

3 g Sâm Ngọc Linh tươi đem thái lát rồi sắc với nước sau đó cho thêm gạo và nước để nấu thành cháo dùng hàng ngày.

Giúp thanh nhiệt, tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi

  • Bài thuốc 1:  Sâm Ngọc Linh tươi + mía lau + rễ chanh/ táo đỏ + đường phèn sắc với 5 lít nước và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Đem hầm gà (đã bỏ nội tạng) cùng với gạo nếp, tỏi, Sâm Ngọc linh nhét vào bên trong con gà sau đó dùng trực tiếp khi còn nóng.

Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả

Sâm Ngọc Linh thật Sâm Ngọc Linh giả
Mùi vị Mùi thơm nồng có thể ngửi được mùi rất rõ ràng bằng mũi và khi nếm sẽ có vị đắng nhưng pha chút ngọt, thành mát, không có xơ, giòn Không có mùi thơm đặc trưng, khi nhai thì có nhiều xơ, không mềm, cứng, vị đắng và ngái chứ không thanh mát
Lá mỏng, nhỏ, mọc ở đỉnh thân, lá là lá kép chân vịt thường có 3-5 lá kép. Ở mép có răng cưa đều, rất nhỏ Lá to, có răng cưa dày và sâu, bề ngang rộng. Mặt phía sau ít lông hơn sâm Ngọc Linh thật.
Thân rễ và rễ củ Vỏ củ rất mỏng, nhẵn và không xù xì. Nếu đem rửa có màu xanh xám hay màu vàng nâu Sâm Ngọc Linh giả rất sần sùi, lớp vỏ củ rất dày bên trong lõi màu vàng rất ít và không rõ.
Khối lượng Cầm Sâm Ngọc Linh rất chắc tay, tuy củ bé nhưng các củ đều nặng Sâm Ngọc Linh giả thì cầm có cảm giác rỗng bên trong, nhẹ không chắc tay mặc dù củ to cũng rất nhẹ
Cấu trúc đốt mắt Sâm Ngọc Linh thật có các mắt mọc lệch nhau trên thân, các mắt này mọc lõm vào thân và không tròn, số lượng mắt ít hơn vì 1 năm thì mới thêm được 1 mắt. Sâm Ngọc Linh giả có các mắt đều nhau, thẳng hàng hơn và số lượng mắt nhiều hơn vì 1 năm có thể thêm nhiều mắt.
Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả

Phân biệt Sâm Ngọc Linh và tam thất

Sâm Ngọc Linh Tam thất
Các đốt trên thân củ, rễ thân Các đốt mọc so le khoảng cách trên các đốt xa nhau và ít đốt  vì 1 năm thì mới thêm được 1 đốt . Khi cắt lát thì Sâm Ngọc Linh có màu vàng tươi, vỏ mỏng và lõi màu trắng, vàng nhạt Khoảng cách giữa các đốt của củ tam thất hẹp, mọc thẳng hàng với nhau về một bên. Khi cắt lát bên trong tam thất có màu sậm hơn rất nhiều, lõi có vòng tròn nâu đậm rất rõ.
Mặt ngoài của thân rễ Mặt bên ngoài láng, không bị sần sùi. Sau khi rửa Sâm Ngọc Linh sẽ có màu vàng nâu và màu xanh xám Bề mặt bên ngoài bị sần sùi, đen. Sau khi rửa Tam thất  sẽ chuyển sang màu đen sẫm
Mùi vị Mùi thơm đặc trưng, ban đầu khi nhai thấy đắng nhưng về sau thấy ngọt dịu Không có mùi, khi nhai có vị đắng chát
Phân biệt Sâm Ngọc Linh và Tam thất
Phân biệt Sâm Ngọc Linh và Tam thất

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Sâm Việt Nam . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 808. Truy cập ngày 28/03/2024.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Sâm Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 704. Truy cập ngày 28/03/2024.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Sâm Việt Nam , trang 948. Truy cập ngày 28/03/2024.

Rối loạn lipid máu (hạ mỡ máu)

HT Strokend

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 460.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứng Đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Thương hiệu: Hưng Thành

Xuất xứ: Việt Nam