Địa Y
Hiện nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn Địa Y là 1 loại rêu hay tảo, nấm mà vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm thuật ngữ Địa Y, tác dụng của Địa Y như thế nào. Vậy qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về Địa Y tới các bạn đọc.
Địa Y là gì?
- Địa Y không phải là 1 sinh vật đơn lẻ, 1 cá thể riêng biệt mà là tên gọi chung cho sự liên kết cộng sinh ổn định giữa nấm với tảo hoặc/và vi khuẩn lam. Địa Y thường được tìm thấy nhiều ở khắp các khu rừng ở Bắc Mỹ. Địa Y không phải là động vật cũng không phải thực vật. Trong Địa Y, nấm cung cấp cấu trúc cho tảo sống và ngược lại tảo cung cấp thức ăn cho nấm, đây là mối quan hệ cộng sinh dựa vào nhau để sống. Sự cộng sinh của trong Địa Y là sự tương hỗ vì cả nấm và tảo, vi khuẩn lam đều có lợi cho nhau. Nhiều người có sự nhầm lần giữa địa y và rêu tuy nhiên các bạn nên phân biệt rằng địa y không phải là rêu bám trên các cây, đá. Rêu là 1 nhóm thực vật không có mạch gọi là bryophytes.
- Về mặt tiến hóa người ta chưa xác định được khi nào là lần đầu tiên nấm và tảo kết hợp với nhau để tạo thành địa y. Trước đây, Địa y từng được phân loại trong nhóm sinh vật đơn lẻ nhưng đấy là khi kính hiển vi chưa ra đời nên sự quan sát cấu tạo và các tế bào trong địa y còn hạn chế tuy nhiên nhờ sự ra đời của kính hiển vi mà ta có thấy thấy rõ được sự liên kết của nấm với vi khuẩn lam/ tảo trở nên rõ ràng hơn. Trước đây địa y cũng từng được cho là sự liên kết của 1 loại nấm duy nhất cùng với 1 đối táng quang hợp duy nhất nhưng đến nay các nghiên cứu cho thấy nhiều loài macrolichens cũng có các nấm men basidiomycete trong vỏ. Ngày nay địa y được hiểu như 1 cộng đồng sinh vật chứ không phải là sự liên kết đơn giản nấm với tảo. Đến nay vẫn có những cuộc tranh luận về việc phân loại địa y.
- Tùy vào từng nơi phân bố và loại Địa Y mà kích thước Địa Y có thể khác nhau từ nhỏ như các sợi dài vài milimet đến to như đồng xu đều có. Địa Y có thể mọc ở mọi nơi. Địa Y có màu sắc phong phú từ màu cam sáng đến vàng và xám hay xanh lá cây thậm chí có nhiều loại Địa Y có màu đen. Các loài địa y: Địa Y là nhóm sinh vật rất đa dạng trong tự nhiên có khoảng 17.000 loài, ở riêng Bắc Mỹ đã ghi nhận có đến hơn 3600 loại địa y khác nhau.
- Giống như những loại nấm khác, Địa Y cần carbon làm thức ăn nhờ đó nó lấy carbon từ không khó bởi tảo cộng sinh, vi khuẩn lam có khả năng quang hợp.
- Hình ảnh Địa Y
Phân bố
Địa y được tìm thấy trên rất nhiều môi trường sống và khí hậu khác nhau từ trong các khu rừng mưa nhiệt đới của Rừng Quốc gia El Yunque ở Puerto Rico, vùng lãnh nguyên núi của dãy núi Alaska trong Rừng Quốc gia Chugach đến sa mạc Sonoran trên Rừng Quốc gia Coronado, từ các vùng mực nước biển đến vùng núi cao. Địa y mọc nhiều trên các vỏ thân cây, lá hay mọc ngay trên chính những loài địa y khác chủ yếu phân bố rộng rãi và đa dạng loài nhất ở những vùng rừng ôn đới và rừng mưa nhiệt đới. Địa y còn xuất hiện trên bề mặt các bia mộ, tường, đám mái nhà, trong đất,..Có nhiều loài địa y có khả năng thích nghi với những mỗi trường khắc nghiệt như vùng s mạc khô nóng, lãnh nguyên Bắc Cực, thậm chí trên đa rắn. Hiện nay ước tính được rằng trên bề mặt Trải Đất có khoảng 6-8% diện tích bề mặt được bao phủ bởi địa y. Khả năng tồn tại của địa y là lâu dài vì vậy nó được coi là 1 loài sinh vật sống lâu đời tuy nhiên khả năng tăng trưởng của chúng lại chậm và có tính đều đặn cao.
Cấu tạo
Địa Y được hình thành bởi sự cộng sinh giữa nấm với tảo hoặc/và vi khuẩn lam (hay còn gọi là Photobiont địa y)
- Có nhiều loại nấm khác nhau và không liên quan góp phần vào thành Địa Y đặc biệt phổ biến trong số đó là nấm cốc hay ascomycetes (chiếm 98%).
- Photobiont địa y là tảo xanh hoặc vi khuẩn lam nhưng chủ yếu hầu hết Địa Y (90%) là nấm liên kết với tảo xanh quang sinh.
Hiện nay địa y được chia thành 3 loại chính theo hình thái: lớp vỏ, fruticose và foliose. Địa y lớp vỏ được tạo thành 1 lớp vỏ mỏng và lớp vỏ này có khả năng liên kết với chất nền, địa y vỏ đặc biệt có các vảy có kích thước nhỏ với nhiều lá bám lỏng lẻo vào các chết nền. Địa y Foliose có đặc điểm là lớn và nhiều lá, ở một số loài đạt đường kính vài feet và thường được gắn vào chất nền bằng thalli, các loài địa y này có dạng lá, gập gềnh hoặc phẳng rõ rệt ở mặt trên và mặt dưới. Địa y Fruticose có thể mang hình dạng sợi tóc, dạng bụi, hình cốc.
Nếu phân loại theo tỷ lệ tế bào liên kết quang hợp với tế bào của nấm thì được chia thành loại có tế bào nấm ít hơn và loại dị hợp có tế bào nấm nhiều hơn.
Cấu trúc bên trong
Địa Y có chứa 1 sinh vật quang hợp kết hợp với vi khuẩn lam/tảo xanh được bao quanh bởi các sợi nấm. Phần lớn các loài Địa Y được hình thành từ các sợi nấm đan xen (trừ địa y dạng sợi), loại nấp này còn được gọi là mycobiont và phần quang hợp được gọi là photobiont. Phần mô thực vật của địa y được gọi là thallus, nó được tạo thành bởi các sợi nấm. Các sợi nấm sau khi phát triển và tạo thành 1 mạng lượt được gọi là lưới sợi nấm, tùy vào khả năng liên kết mà lưới sợi nấm này có thể dày đặc hay lỏng lẻo.
Nói chung, các lưới nấm sẽ bao quanh vi khuẩn lam/tế bào tảo. Phần mô thực vật của địa y có thể có hoặc không có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Địa y Crustose và Squamulose, Fruticose, Foliose thường có tới ba loại mô khác nhau. Lớp trên cùng được gọi là vỏ não là nơi địa y tiếp xúc với môi trường, lớp này được hình thành bởi các sợi nấm đan chặt vào nhau, nó có vai trò bảo vệ, ngăn chặn các sinh vật khác xâm nhập đồng thởi giảm giảm cường độ ánh sáng tác động lên các lớp vỏ bên trong (ở 1 số loài địa y lớp vỏ này thường dày 0,6–1 μm). Lớp này có thể có hoặc không có lỗ chân lông. Bên dưới lớp vỏ não là lớp cộng sinh hay lớp quang sinh học. Lớp này có mật độ sợi nấm ít hơn so với lớp vỏ não, lớp đệm ít dày đặc hơn do đó không cho phép lưu thông khí trong quá trình quang hợp. Lớp bên dưới lớp cộng sinh, là lớp bên trong cùng được gọi là tủy, có mật độ sợi nấm ít hơn các lớp ở trên. Lớp tủy này là lớp trong cùng có thể tạo thành lõi bên trong màu trắng như bông hoặc có thể rỗng. Tuy nhiên có 1 số loài không có đủ 3 lớp này vì dụ như Địa y vỏ cứng và địa y squamulose không có lớp bên ngoài cùng là lớp vỏ não do đó lớp cộng sinh sẽ tiếp xúc trực tiếp với chất nền bên ngoài.
Dưới đây là Sơ đồ mặt cắt ngang của địa y foliose trong đó:
(a) Vỏ não là lớp ngoài gồm các sợi nấm đan chặt
(b) Lớp quang sinh học này có tảo xanh quang hợp
(c) Sợi nấm bó chặt trong tủy
(d) Phần dưới đan chặt vỏ não
(e) Sợi nấm neo giữ gọi là rhizines nơi nấm bám vào chất nền
Sự cộng sinh
- Khi lần đầu tiên Schwendener ( 1869 ) mô tả bản chất kép của sự cộng sinh địa y là việc nấm ‘đồng hóa’ tảo. Ông cho rằng nấm ký sinh vào tảo, sau đó Bary ( 1879 ) đề xuất rằng mối quan hệ trong Địa Y là tương hỗ.
- Địa y được hình thành như thế nào? Địa Y là sự liên kết cộng sinh từ 2 hay nhiều sinh vật tương tác chặt chẽ với nhau bao gồm 1 loại nấm với 1 hay nhiều đối tác tảo/vi khuẩn lam (photobiont), trong đó trung tâm là nấm và sinh vật quang dưỡng, điển hình là tảo và/hoặc vi khuẩn lam. Tảo và vi khuẩn lam đều có khả năng tạo ra đường đơn giản thông qua quá trình quang hợp. Ngược lại nấm là 1 loại dị dưỡng và cần được cung cấp thức ăn từ bên ngoài. Trong Địa Y, nấm xây dựng cấu trúc của địa ý trong đó chúng giúp cung cấp các điều kiện cho liên kết ổn định lâu dài với các thành phần tảo, vi khuẩn lam. Địa y tồn tại lâu dài và phát triển tương đối chậm, vì vậy cách chúng lan truyền vẫn còn để lại 1 số câu hỏi. Hầu hết các nhà thực vật học đều đồng ý với quan điểm phương thức sinh sản tiêu biểu của địa y là sinh dưỡng có thể hiểu là các phần của địa y say khi vỡ ra và rụng đi thì sẽ được phát tán qua nhiều hình thức sau đó bắt đầu phát triển ở những môi trường mới.
- Có nhiều tranh luận về bản chất của mối quan hệ chính xác trong Địa Y. Nhiều người cho rằng nấm đang nuôi dưỡng các photobiont theo hình thức ký sinh có kiểm soát trong khi đó photobiont cũng đem lại 1 số lợi ích nhất định. Nhiều nghiên cứu khẳng định sự cộng sinh trong Địa Y là mối quan hệ tương hỗ trong đó cả 2 đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại, đều được hưởng lợi từ mối quan hệ. Nấm có khả năng hấp thu nguồn carbon dưới dạng đường đơn giản nhưng các photobiont cũng cung cấp điều kiện sống tối ưu. Photobiont được cải thiện khả năng tiếp thu các chất dinh dưỡng do quá trình tiêu hóa của nấm bên ngoài tế bào. Bên trong Địa Y thường chứa nhiều hoạt chất nấm thứ cấp phức tạp không thể tìm thấy ở những nơi khác trong tự nhiên và những hoạt chất này có khả năng bảo vệ khỏi bức xạ UV, hút ẩm và thu hút các động vật ăn cỏ.
Màu sắc
Có thể dễ dạng thấy hiện nay màu sắc của các loài địa y là vô cùng phong phú. Màu sắc của địa y thường được xác định bởi thành phần quan hợp trong sinh vật. Các sắc tố đặc biệt, như axit usnic tạo màu vàng, những loài địa y sống ở khu vực khô ráo và lộ thiên thường có màu đỏ, nâu, cam, vàng. Trong 1 số trường hợp địa y không có sắc tố đặc biệt thì sẽ có màu xanh lục sáng hoặc màu xám ô liu khi ướt, khi khô sẽ có màu nâu. Hiện tượng này xảy ra là do độ ẩm trên bề mặt khiến lớp vỏ địa y trong suốt và làm lộ ra lớp photobiont màu xanh lá cây. Ngoài ra việc có được tiếp xúc với ánh sáng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến màu sắc của địa y. Các loài địa y có màu sắc đẹp, sặc sỡ thường sống trong rừng hay các địa điểm tự nhiên .
Môi trường sống
- Địa Y được tìm thấy ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn trên trái đất từ rừng mưa nhiệt đới đến môi trường vùng cực. Ở nhiều vùng, Địa Y chiếm tỷ lệ đáng kể và các loài cộng sinh địa y riêng lẻ đều có tác dụng chuyên biệt đối với các điều kiện môi trường cụ thể. Một số địa y có thể lưỡng cư hoặc thậm chí sống dưới nước, các vùng thủy triều.
- Địa y cộng sinh không có khả năng điều hòa nước bên trong và do đó Địa Y hydrat hóa và hút ẩm đồng bộ thích hợp với các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm theo ngày và theo mùa tại nơi chúng sinh sống, cũng như các điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt vì vậy Địa Y có khả năng sống sót rất tốt.
- Ở các thung lũng khô cằn ở Nam Cực, địa y thậm chí còn có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 0°C đến −50°C với lượng mưa hàng năm dưới 50 mm mỗi năm do một phần nhờ vào khả năng cộng sinh của tảo.
- Ở các sa mạc nóng nực, Địa Y có thể tồn tại ở nhiệt độ lên tới 70 °C, điều kiện ánh sáng gay gắt và lượng nước thấp.
- Khi phát triển trên bề mặt các khoáng chất, 1 số loài địa y có khả năng phân hủy chính các chất nền của chúng thông qua quá trình phản ứng hóa học hay phá vỡ cấu trúc vật lý của các khoáng chất này từ đó tạo ra quá trình hong hóa và đá sẽ dần dấn biến thành đất. Mặc dù quá trình này không gây hại nhưng sẽ gấy các vấn đề cho cấu trúc đá nhân tạo. Ví dụ như tại Đài tưởng niệm Quốc gia Núi Rushmore đang xảy ra tình trạng địa y phát triển quá mức và đòi hỏi phải thuê người làm sạch để bảo tồn di tích.
- Địa y không phải 1 loài ký sinh trên cây mà chúng chỉ mọc lến đó và sử dụng chất nên, nó có khả năng tự tạo ra thức ăn bắng cách hấp thu từ khoáng chất trong môi trường và từ các bộ phận quang hợp của chúng. Nhiều người cho rằng địa y mọc trên lá là chúng đang kí sinh trên lá cây nhưng thực tế thì không phải vậy.
Sinh sản và phân tán
Địa y có 2 hình thức sinh sản là sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính
Sinh sản sinh dưỡng
Nhiều loại địa y có hình thức sinh sản vô tính bằng các phân tách ra 1 mảnh sau đó từ mảnh này phát riển hoặc nhờ sự phát tán của các bào tử có chứa tế bào nấm có bao bọc tế bào tảo bên trong đi nhiều nơi và bắt đầu phát triển tại những môi trường mới. Nhiều địa y khi bị khô chúng sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh và được phân tán trong tự nhiên nhờ động vạt, gió sau đó khi gặp điều kiện độ ẩm nhất định chúng sẽ lại phát triển trở lị.
Sinh sản hữu tính
Các loài địa y sinh sản theo hình thức hữu tính sẽ tạo ra các bào tử được hình thành qua quá trình phân bào và hợp nhất của giao tử. Sau khi được phát tán thì các bà tử nấm này tìm được 1 đối tác tảo tương thích để cộng sinh thì sẽ liên kết để hình thành địa y mới.
Vai trò của Địa Y trong hệ sinh thái
Địa Y đảm nhận các vai trò khác nhau trong hệ sinh thái nơi chúng sống. Địa Y là loài chủ chốt tạo nên môi trường sống của nhiều loài sinh vật khác nhau và làm phong phú thêm hệ sinh thái. Địa Y đem lại nhiều lợi ích cho thiên nhiên:
- Địa Y đóng vai trò là nguồn thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật, sinh vật như chim, hươu, động vật gặm nhấm.
- Địa Y bảo vệ đá và cây cối khỏi các yếu tố như gió, mưa, tuyết.
- Địa Y có khả năng hấp thu carbonat hay chất ô nhiễm từ môi trường nhờ đó cung cấp bầu không khí trong lành, thậm chí Địa Y còn có khả năng hấp thu kim loại nặng hay lưu huỳnh.
- Địa y có khả năng tấn công đá qua các phản ứng hóa học từ đó đưa các khoáng chất mới được chelat hóa vào hệ sinh thái. Các chất được địa y tiết ra giúp liên kết và cô lập kim loại, hình thành các khoáng chất mới, tạo ra vùng đất mới màu mỡ từ đá.
- Địa y giúp cúng cấp nito cho đất ở 1 số khu vực sa mạc, giúp liên kết và ổn định cát đất ở cồn cát, duy trì cấu trúc đất.
Lợi ích của Địa Y đối với sức khỏe
Chống viêm, chống oxy hóa
Chất chuyển hóa thứ cấp của địa y là các hợp chất polyphenolic, cụ thể là axit salazinic, axit evernic và (-) – axit usnic có hiệu quả chống lại các khối u khác nhau. Các khối u của hệ thần kinh trung ương đặc biệt u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Nghiên cứu về các hợp chất có nguồn gốc từ địa y đã được chứng minh có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh. Cũng có bằng chứng cho thấy đặc tính bảo vệ thần kinh và chống viêm của axit evernic của Địa Y.
Y học cổ truyền
Trong lịch sử các nước châu Âu đã từng sử dụng Peltigera leucophlebia như một phương thuốc chữa bệnh tưa miệng. Địa y còn có khả năng tạo ra các chất chuyến hóa dem lại nhiều giá trị về mặt chữa bênh cũng như dùng để chẩn đoán tiềm năng. Chất chuyển hóa của địa y cs chức năng và cấu trúc tương tự kháng sinh phổ rộn do dó các nguyên cứu về chất chuyển hóa của địa y khá nhiều. Nó cũng được nghiên cứu đánh giá như 1 chất có tác dụng diệt khuẩn giúp chống lại Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Triển vọng thuốc ung thư mới từ Địa Y
- Các tài liệu hiện nay cũng chỉ ra rằng các hợp chất có nguồn gốc từ Địa Y cũng như các dẫn xuất tổng hợp của chúng, có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc chống ung thư.
- Chiết xuất Địa Y là nguồn cung cấp rất nhiều hợp chất bao gồm các dẫn xuất axit pulvinic, depsidone, depside, depsones, terpen, carotenoid, anthraquinone và xanthones vì vậy Địa Y có nhiều hoạt tính đáng kể bao gồm chống viêm, chống khối u, cân bằng nội môi của các loại oxy phản ứng (ROS), kháng cholinergic, chống ung thư.
- Một nhóm chuyên gia trị liệu ung thư tại viên Ung thư Winship thuộc Đại học Emory tãi Mỹ đã phát hiện triển vọng mới của Địa Y trong điều trị ung thư. Trên tạp chí Nature Cell Biology, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong địa y có chứa sắc tố parietin (tên gọi khác là physcion) có khả năng lạm chậm quá trình tăng trưởng và gây chết các tế bào bạch cầu mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào máu trong cơ thể. Sắc tố Parietin cũng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như ung thư đầu cổ, phổi. Trong nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng thành phần này trong địa ý làm ức chế enzym 6-PGD (loại enzym này tăng cao ở nhiều loại tế bào ung thư). Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng 1 liều parietin có thể gây chết 1/2 tế bào bạch cầu, không gây hại cho tế bào máu được nuôi cấy trong 48 giờ. S3 là 1 chất dẫn xuất khác của parietin cũng cho thấy hoạt động ngăn cản quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư của người được cấu ghép lên chuột.
Sự biến mất của một số loài Địa Y do biến đổi khí hậu
- Địa Y rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống đặc biệt là nơi mà chúng phát triển vì Địa Y không có khả năng di chuyển như động vật để tránh các hiện tượng thay đổi khí hậu, hỏa hoạn, lũ lụt,…chúng hấp thụ trực tiếp dinh dưỡng, độ ẩm từ môi trường vì vậy nếu có sự thay đổi về đất, đá, cây,..nơi mà Địa Y sống thì chúng rất dễ hấp thu những chất độc hại vào cơ thể vì vậy dẫn đến tình trạng tuyệt chủng của 1 số loài Địa Y.
- Sự biến mất của 1 số loài Địa Y đã được các nhà tự nhiên học ghi lại trong gần hai thế ký qua. Một nhà tự nhiên học người Anh là Dickensian là người đầu tiên ghi nhận sự mất đi 1 loại Địa Y do thành phố phát triển và chất lượng không khí giảm sút. Một nhà địa chất học ở Paris cũng đã ghi lại sự tuyệt chủng của 1 số loài Địa Y trong cuộc Cách mạng Công nghiệp hóa. Tại Hoa Kỳ, nạn phá rừng , quá trình đô thị hóa, Cách mạng Công nghiệp đã khiến địa y ở Nam California bị mất đi. Ở Pennsylvania và Thung lũng Ohio đã từng có một sa mạc địa y rộng hàng chục ngàn dặm vuông.
- Vào năm 2013, các nhà địa chất học đã phát hiện ra do nhiệt độ Trái Đất càng ngày càng nóng lên khiến thành phần vi sinh vật bị thay đổi bag nhiều loài Địa Y không thể chịu được sự biến đổi này và đang dần biến mất.
Hướng dẫn phân biệt nấm và Địa Y
Địa y | Nấm | |
Cấu tạo và mối quan hệ cộng sinh | Là một dạng kết hợp giữa nấm và một loại sinh vật có thể quang hợp (photobiont hay phycobiont). Photobiont có thể là tảo lục (thường là Trebouxia) hoặc khuẩn lam (thường là Nostoc). Địa y có hình thái học, sinh lý học và hóa sinh học khác biệt so với nấm và tảo khi chúng tồn tại riêng lẻ. | Là một loại sinh vật đa dạng, có thể sống độc lập hoặc kết hợp với các loại khác như địa y. Nấm có cấu trúc tế bào đặc trưng và thường không có khả năng quang hợp. |
Môi trường sống | Tồn tại ở nhiều môi trường khắc nghiệt như đá, cây gỗ, tường gạch, đất đá, và thậm chí trên nóc của tòa nhà. Chúng phổ biến trong rừng mưa, rừng gỗ và các vùng đá | Có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau, từ đất đá đến môi trường nước. |
Chức năng và ứng dụng |
|
|
Địa Y trở thành chất giám sát cho mức độ ô nhiễm không khí
Địa y được giới chuyên gia môi trường sử dụng là chất quan trắc sinh học hữu ích đối với các chất gây ô nhiễm không khí hữu cơ bán bay hơi , đặc biệt là các hydrocacbon đa thơm (PAH), do khả năng phản ứng với các chất ô nhiễm không khí ở các mức độ khác nhau, tốc độ tăng trưởng chậm, tuổi thọ và khả năng chỉ ra sự hiện diện và tác hại của chúng. nồng độ các chất ô nhiễm này.
Sở dĩ lựa chọn Địa Y là bởi đây là sinh vật có mặt tại mọi nơi trên Trái Đất, từ cây, đất, đá hay cả các loài sinh vật sống và nơi có điều kiện sống khắc nhiệt cũng có sự xuất hiện của Địa Y.
Địa Y có khả năng đặc biệt trong việc hấp thụ các ion và chất nền ở nồng độ vượt quá nhu cầu của chúng. Các ion kim loại thường được hấp thụ một cách thụ động, ngoại bào và bị ràng buộc thuận nghịch bởi cơ chế trao đổi ion. Người ta phát hiện ra rằng địa y có khả năng liên kết cadmium, chì, thiếc và kẽm ở nồng độ cao hơn so với thực vật bậc cao, thậm chí cả rêu. Bởi khả năng này mà Địa Y được ứng dụng rộng rãi trong việc đo nồng độ các chất ô nhiễm trong khí quyển
Tài liệu tham khảo
- Elżbieta Studzińska-Sroka,1,* Aleksandra Majchrzak-Celińska,2 Przemysław Zalewski,1 Dominik Szwajgier,3 Ewa Baranowska-Wójcik,3 Barbara Kaproń,4 Tomasz Plech,5 Marcin Żarowski,6 and Judyta Cielecka-Piontek (2021), Lichen-Derived Compounds and Extracts as Biologically Active Substances with Anticancer and Neuroprotective Properties, ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 30/01/2024.
- Rebecca Ingelfinger, Marina Henke, Luise Roser,Thomas Ulshöfer, Anjuli Calchera, 4 Garima Singh, Michael J. Parnham,Gerd Geisslinger, Robert Fürst, Imke Schmitt, and Susanne Schiffmann (2020) Unraveling the Pharmacological Potential of Lichen Extracts in the Context of Cancer and Inflammation With a Broad Screening Approach, ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 30/01/2024.
- L. Van der Wat, P.B.C. Forbes (2015). Lichens as biomonitors for organic air pollutants, sciencedirect.com. Truy cập ngày 22/5/2024.
- M.E. Conti, G. Cecchetti (2001). Biological monitoring: lichens as bioindicators of air pollution assessment — a review, sciencedirect.com. Truy cập ngày 22/5/2024.