Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây Hàn The (Cỏ Hàn The)

Tên khoa học

Desmodium triflorum (L.) DC

Tên khác

Cây Hàn The còn có tên khác là Cỏ Hàn Thư, Sơn Lục Đậu, Tràng Quả dị diệp.

Nguồn gốc

  • Cây Hàn The ở Việt Nam là loài cây mọc hoang được phân bố rộng khắp các nơi và có ở các vùng trung du, đồng bằng hay miền nuid. Độ cao phân bố của Cây Hàn The < 1000m. Cây Hàn The phân bố phổ biến tại hầu hết các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc.
  • Cây Hàn The mọc ở đâu? Cây Hàn The là loại cây cỏ sống lâu năm và thường mọc lẩn trong các đám cỏ thấp ở đồi, bờ ruộng, bờ nương rẫy, ven đường đi.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Hàn The phân nhánh nhiều và mọc bò lan trên mặt đất, bò đến đầu thì rễ của cây cắm đến đó vì vậy khó phân biệt từng cá thể cây riêng biệt. Cây Hàn The ra hoa hàng năm còn quả Cây Hàn The khi già tự mở để hạt thoát ra bên ngoài. Cây Hàn The còn có thể được coi là 1 loại cỏ dại ảnh hưởng tới cây trồng. Tuy nhiên với 1 số lượng giới hạn cho phép, Cây Hàn The có khả năng che phủ đất nhờ đó giảm tình trạng xói mòn. Cây Hàn The còn là thức ăn ưa thích của nhiều loại gia súc như dê, bò, trâu,..
  • Cây Hàn The là cây bụi, mọc bò và phân nhiều cành. Cành Cây Hàn The dài 20-40cm, cứng và mảnh được trải rộng trên mặt đất.
  • Lá Cây Hàn The mọc so le, lá phía trên là lá kép 3 lá chét hình bầu, lá phía dưới thường đơn, lá hình trái xoan, gốc tù, đầu tròn đôi khi hơi khuyết. Lá Cây Hàn The dài 0,7-2 cm và rộng 0,5-1,2 cm, mặt trên của lá bóng, mặt dưới lá có lông, lá chét tận cùng hơn hơn các lá bên trên, lá kèm nhỏ.
  • Cụm hoa Cây Hàn The ngắn và thưa mọc ở các kẽ lá, hoa nhỏ có màu tím hồng, đài 5 răng , có lông, tràng 5 cánh và cánh có hình bầu dục cành thì không có tai, cánh bên thuôn nhị 2 bộ, bầu có lông.
  • Hình ảnh Cây Hàn The
Cây Hàn The
Cây Hàn The

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của Cây Hàn The là toàn cây.

Thu hái, chế biến

Cây Hàn The tươi được thu hái quanh năm có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cây Hàn The có vị nhạt, tính mát, hơi chua.

Thành phần hóa học

Có nghiên cứu cho thấy trong chiết xuất n -butanol của Cây Hàn The đã phân lập được 6 hợp chất thuộc nhóm flavone 6- hoặc 8- C -glycoside. Các nghiên cứu sơ bộ trên Cây Hàn The cũng cho thấy hiện diện của flavonoid, steroid, saponin,glycoside, hợp chất phenolic, axit amin. Flavonoid và alkaloid được coi là thành phần chính chịu trách nhiệm cho hầu hết các tác dụng dược lý của Cây Hàn The.

Tác dụng của Cây Hàn The

  • Cây Hàn The đã được dùng trong các bài thuốc nam và 5 loại dược liệu khác để điều trị bệnh sỏi niệu quản cho 89 bệnh nhân. Hàng ngày, bệnh nhân được cho uống nước sắc có chứa thang thuốc Cây Hàn The kết hợp với điện châm. Điều trị 6 ngày trong 1 tuần. Sau liệu trình điều trị 18-24 tháng nghỉ 7 ngày nếu bệnh nhân chưa khỏi bệnh hẳn thì tiếp tục cho bệnh nhân điều trị liệu trình thứ hai. Bệnh nhân được chẩn đoán bằng cách cho tiến hành chẩn đoán bằng lâm sàng, X-quang có sỏi niệu, đường kính sỏi không lớn > 0,5cm, chức năng thận còn tốt hay chỉ bị giảm nhẹ. Kết quả cho thấy 57% bệnh nhân đạt hiệu quả tốt, đi tiểu ra sỏi hay trên phim X-quang không còn thấy hình sỏi, lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu cho ra các chỉ số trở về bình thường, 17% bệnh nhân đạt hiệu quả vừa, sỏi di chuyển xuống thấp hay kích thước giảm đi rõ rệt, 26% bệnh nhân không cho kết quả. Ca đá sỏi ra sớm nhất được ghi nhận là sau 6 tháng và chậm nhất được ghi nhận là sau 42 tháng. Sỏi đái ra đều là sỏi cản quang (calci carbonat calci oxalat).
  • Các chất chiết xuất Cây Hàn The bằng dung môi cloroform và rượu đã được báo cáo về hoạt tính kháng khuẩn.
  • Chiết xuất ethanol từ lá của Cây Hàn The đã được báo cáo về tác dụng chữa lành vết thương.
  • Các thí nghiệm in vivo và/hoặc in vitro đều chỉ ra rằng chiết xuất Cây Hàn The có nhiều đặc tính dược lý, bao gồm chống viêm, gây độc tế bào, cải thiện chức năng mạch máu não, chống sỏi thận, chống ký sinh trùng, trị đái tháo đường, tim mạch và điều hòa hệ thống miễn dịch.
  • Độc tính cấp tính của chiết xuất alkaloid từ Cây Hàn The được đánh giá bằng cách tiêm vào màng bụng cho chuột, LD 50 được xác định là 215,5 mg/kg. Chiết xuất metanol của toàn Cây Hàn The được dùng qua đường uống cho 10 con chuột lần lượt 0,5, 1, 2,5, 5 và 10 g/kg cho thấy khởi đầu của các dấu hiệu nhiễm độc trong giờ đầu tiên sau khi dùng thuốc.

Công năng chủ trị

  • Cây Hàn The trị bệnh gì? Cây Hàn The có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu đờm, sát trùng, thông tiểu, tiêu viêm, cầm máu. Rễ Cây Hàn The giúp làm thông hơi, lợi tiểu, bổ. Lá Cây Hàn The có tác dụng lợi sữa.
  • Toàn cây Cây Hàn The được dùng làm thuốc chữa sốt, đau dạ dày, ho có đờm khò khè, viêm loét hành tá tràng. Khi dùng Cây Hàn The theo đường ngoài da dưới dạng tươi giã đắp có tác dụng chữa lành các vết loét, vết thương, mụn nhọt có mủ và không kể liều lượng.
  • Ở Đông Nam Á, Cây Hàn The có được dùng để điều trị tình trạng tiêu chảy, lỵ và tình trạng đau dạ dày. Cây Hàn The còn được dùng ở Malaysia để chữa đau tai, loét, mụn lở, đau dạ dày. Ở Ấn Độ rễ Cây Hàn The được dùng làm thuốc gây trung tiện, lợi, bổ tiểu.
  • Cây Hàn The còn được dùng trong các vị thuốc chữa chứng lậu ra máu, đái buốt, tình trạng cơ thể bị nhiệt quá gây bí tiểu, dùng giải nhiệt, ho khò khè, giải nhiệt, chữa sốt, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng. Cây Hàn The còn được dùng để chữa băng huyết sau đẻ, kiết lỵ. Cây Hàn The dùng đắp băng bó gãy xương, chữa vết thương rò, bướu, mụn mủ, lở loét.
  • Nước sắc của Cây Hàn The đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để điều trị các bệnh khác nhau như hen suyễn, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, sốt thương hàn, viêm nhiễm, sốt rét,kiết lỵ, sốt rét,…
Cây Hàn The
Cây Hàn The

Một số bài thuốc có chứa Hàn The

  • Cây Hàn The chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, tiểu đỏ vàng: 30g Cây Hàn The tươi đem kết hợp với 30g mộc tặc. Sau đó 2 vị dược liệu này đem rửa sạch đến khi thấy nước trong thì đem ra thái nhỏ rồi sao vàng thơm thì được, thêm 300 ml sau đó đun sôi hỗn hợp trong vòng 30 phút thì tắt bếp, chia dịch vừa thu được thành 2 lần uống trong ngày.
  • Cây Hàn The chữa đái buốt, đái ra máu: lấy 30 g Cây Hàn The tươi + 30 g củ gai và giã nhỏ sau đó chế lấy nước bằng cách vắt và thu lấy dịch cốt uống hoặc đem 2 vị thuốc trên thái nhỏ rồi sắc trực tiếp với nước và uống.
  • Cây Hàn The chữa vết thương ngoài da bị mụn mủ, loét, rỉ dịch, bướu: đem Cây Hàn The tươi đi rửa sạch sau đó giã nát và đắp rồi bó vào vết thương bị bệnh ngoài da.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích (2006), Hàn The, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 896. Truy cập ngày 30/01/2024
  2. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Hàn The , trang 476. Truy cập ngày 30/01/2024.
  3. G. A. Kalyani,* C. K. Ramesh,1 and V. Krishna (2011) Hepatoprotective and Antioxidant Activities of Desmodium Triquetrum DC, ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 30/01/2024.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.