Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Kim Vàng (Gai Kim Bóng)

Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Kim Vàng

Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu

Tên khác

Gai kim bóng, Trâm vàng
Tên khoa học: Barỉeria lupulina Lindl., Acanthaceae (họ Ô rô).

Mô tả cây

Dược liệu Kim Vàng
Dược liệu Kim Vàng

Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao khoảng 1 m. Thân có cạnh, màu nâu. Lá nguyên mọc đối, hai mặt nhẵn, gân màu vàng nhạt sau chuyển màu nâu đỏ ở lá già, 2 lá kèm ở kẽ lá biến thành gai thẳng rất nhọn. Cụm hoa ở đầu cành thành bông; lá bắc xếp lợp lên nhau thành hàng, thường có 18-20 hoa màu vàng, lá đài có gai, tràng có một môi 4 thùy đặc trưng. Quả nang có 2 hạt dẹp.

Phân bổ, sính thái

Cây mọc phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, phổ biến khắp nơi.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Lá (Folium Barleriae), rễ (Radix Barleriaè) và thân cây (Caulis Barỉeriae); thường dùng tươi, thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Lá Kim vàng có các iridoid glycosid (shanzhisid, shanzhisid methyl ester, barlupulin A-D, saletpangponosid A-D, barlein, acetylbarlerin, 8-Ơ-
acetylmussaenosid, 8-ơ-acetyl-6-ơ-/ra«s- /?-coumaroylshanzhisid, saletpangponosid A-C…), hợp chất phenol glycosid (poliumosid, forsythosid B, verbascosid, poliumosid…) và tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Dịch chiết Kim vàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus Herpes simplex loại 1 và 2, kháng nấm, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ dạ dày và tá tràng, chống oxy hóa…

Công dụng và cách dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá và đọt non cây Kim vàng chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, rết cắn (giã đọt non hay giã cả lá lẫn cành; vắt lấy nước uống, đắp bã vào vết cắn); chữa hen suyễn, ho, viêm họng, đau nhức răng, tê bại, nhức mỏi, bong gân, đòn ngã tồn thương, sưng đau hoặc chảy máu, thổ huyết, băng huyết…

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.