Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Kỳ Xà

Tên khoa học

Agkistrodon acutus (Guenther), (Rắn lục mũi hếch), họ Rắn lục (Viperidae).

Loài Agkistrodon acutus (Guenther), (Rắn lục mũi hếch), họ Rắn lục (Viperidae).
Loài Agkistrodon acutus (Guenther), (Rắn lục mũi hếch), họ Rắn lục (Viperidae).

Nguồn gốc

Xác khô đã loại bỏ nội tạng của loài Agkistrodon acutus (Guenther), (Rắn lục mũi hếch), họ Rắn lục (Viperidae).

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam và Quảng Đông.

Thu hái và chế biến

Rắn được bắt vào mùa Hè và mùa Thu, mổ bụng và loại bỏ nội tạng, sau đó rửa sạch. Phanh bụng bằng nan tre, thân quấn thành cuộn tròn, đem phơi khô rồi lấy tre ra.

Tính vị và công năng

Vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc. Khu phong thông lạc, định kinh chỉ kinh.

Đặc điểm dược liệu

Hình dạng cuộn tròn, thân có thể dài tới 2m. Mùi: tanh. Vị: hơi mặn.

Dược liệu Kỳ xà
Dược liệu Kỳ xà

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải to, nguyên vẹn từ đầu đến đuôi, có vết hằn rõ ràng, bề mặt bên trong sạch sẽ.

Ghi chú

Kỳ xà lần đầu tiên được sử dụng trong y học với cái tên Bạch hoa xà trong văn bản Lôi công hào trích luận.

“Phương thắng văn”: vân da ở mặt lưng của Kỳ xà hai bên có 17 – 24 vân điểm lớn hình chữ V xen kẽ màu nâu đen và nâu nhạt. Đỉnh của các vân điểm giao nhau với đường gần chính giữa ở mặt sau, tạo thành một hình dạng tương tự như thiết kế của hai khối vuông lát chồng lên nhau được gọi là “phương thắng” được sử dụng trên chiếc mũ của các học giả thời cổ đại.

“Niệm chu ban”: chuyên chỉ phần bụng mùa trắng của Kỳ xà trên có nhiều điểm vệt ban hình tròn, còn tên là Liên chu ban. Nhiểu đốm đen, hình bán nguyệt nhìn thấy trên bụng trắng của Kỳ xà, còn được gọi là “Liên chu ban”.

“Long đầu hổ khẩu”: Đầu của Kỳ xà có hình tam giác và phẳng, mũi nhọn và đỉnh đầu hướng lên trên, miệng tương đối rộng và lớn, giống như đầu rồng và miệng hổ. Nó còn được gọi là “mũi và đẩu nhô cao”. Trước triều đại nhà Minh, một tên thay thế cho Kỳ xà là “Mũi hếch” và ngày nay tên này tiếp tục được sử dụng ở Nhật Bản khi sử dụng chữ Hán.

“Phật chỉ giáp”: Đuôi của Kỳ xà từ từ mỏng dần, và phần cuổi bằng phẳng và có hình tam giác. Nó có thể chất cứng như sừng và hình dạng giống như móng tay của Đức Phật

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.