Tổng quan về Thuốc bổ dưỡng: Tác dụng, cách dùng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc bổ dưỡng

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc bổ dưỡng.

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có khả năng bổ sung khí, huyết, âm, dương, tiêu trừ các chửng cơ thể hư nhược, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, trị hư chứng là chính được gọi là thuốc bổ hư hay thuốc bổ ích hoặc thuốc bổ dưỡng.

Khí, huyết, âm, dương là sự khái quát cao độ về vật chất và cơ năng cấu tạo cơ thể con người; khi cơ năng của cơ thể bị suy giảm sẽ gây biểu hiện hư chứng. Hư chứng trên lâm sàng chia thành 4 loại: khí hư, huyết hư, âm hư và dương hư. Do vậy thuốc bồ hư cũng được chia thành 4 loại: bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương. Nhân sâm, hoàng kỳ là thuốc đại diện của nhóm bổ khí thường được dùng trong điều trị tỳ hư, phế khí hư… như khí hư, thiếu lực, ăn kém, đại tiện lỏng, trung khí hạ hãm, biểu hư tự hãn… Đương quy, hà thủ ô là đại diện của nhóm thuốc bổ huyết trị huyết hư, biểu hiện huyết hư vàng vọt, chóng mặt tâm quý như phế táo ho khan, tân thương khẩu khát, tâm phiền thất miên, nội nhiệt tiêu khát…

Dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo là thuôc đại diện cúa nnorn DO dương, chủ trị các chứng dương hư, biểu hiện dương ủy cung lãnh, di tinh hoạt tinh, cân cốt mềm yếu, đau lưng mỏi gối. Các phương thuốc thường dùng có Bổ trung ích khí thang, Đương quy bổ huyết thang, Sinh mạch tán, Lục vị địa hoàng hoàn, Thận khí hoàn…

Đối chiếu với YHHĐ, các chứng khí, huyết, âm, dương bất túc của YHCT chủ yếu liên quan đến hiện tượng suy giảm sức đề kháng của cơ thể, giảm chức năng tạo máu, giảm chức năng hệ thống tim mạch, giảm chức năng nội tiết và rối loạn trao đổi chất… Tác dụng dược lý của thuốc bổ hư chủ yếu được thể hiện ở tác dụng điều tiết chức năng của các hệ thống hoặc cơ quan trên. Ví dụ, thuốc bổ khí, bổ âm, thường có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa; thuốc bổ huyết có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu; thuốc bổ thận tráng dương thường có tác dụng điều tiết chức năng trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, tăng nồng độ hormon sinh dục… Vì vậy, nghiên cứu tác dụng của thuốc bồ hư, càn tập trung vào nội hàm của “hư chứng”, tiếp cận ảnh hường đến hệ thống miễn dịch, tạo máu, tim mạch, nội tiết, thần kinh, chuyển hóa, tiêu hóa… để triển khai nghiên cứu. Thuốc bổ hư có các tác dụng dược lý:

Anh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch

Tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu: nhâm sâm, hoàng kỳ… tăng trọng lượng tuyến ức, lá lách ở động vật non, tăng số lượng bạch cầu trong tuần hoàn ngoại vi, tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào.

Tăng cường chức năng miễn dịch đặc hiệu: nhâm sâm, linh chi, hoàng kỳ, đương quy và các thuốc bổ khác tăng cường miễn dịch tế bào, thúc đẩy tăng sinh tế bào lympho T, tăng tế bào lympho hoạt hóa, thúc đẩy tạo thành IL-2… Nhân sâm, hoàng tinh, thỏ ty tử, tỏa dương, tiên mao, quế nhục, đông trùng hạ thảo, nhục lung dung… tăng cường miễn dịch thể dịch, làm tăng số lượng tế bào hemolytic antibody plaques formation (PFC), tăng hàm lượng immunoglobulin huyết thanh, đồng thời tăng cường tạo thành kháng thể và bổ thể.

Xem thêm:Thuốc lợi thủy thẩm thấp: Bài thuốc, vị thuốc cổ xưa

Tác dụng trên hệ TKTW

Cải thiện năng lực học tập và trí nhớ: nhân sâm, hà thủ ô, đảng sâm, câu kỷ tử… cải thiện trí nhớ và năng lực học tập, đối với các trường hợp suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tái hiện đều có tác dụng cải thiện. Tác dụng của thuốc thông qua ảnh hưởng đến sự hợp thành chất trung gian hướng thần kinh, tăng cường chuyển hóa, cải thiện tuần hoàn huyết dịch và chống oxy hóa…

Điều tiết chức năng thần kỉnh: nhâm sâm, ngũ gia bì gai và một số thuốc bổ khác có tác dụng điều tiết hệ thống TKTW, giúp cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó cải thiện hoạt động hệ thần kinh, tăng hiệu quả công việc.

Tác dụng trên hệ nội tiết

Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân hư chứng thường có biểu hiện suy giảm nội tiết, trường hợp bệnh nặng có khả năng xuất hiện tế bào tuyến nội tiết biến chứng hoặc teo. Thuốc bổ có khả năng thông qua ảnh hưởng vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến nội tiết, điều tiết chức năng hệ nội tiết.

Tăng cường chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận: nhân sâm, đảng sâm, ngũ gia bì gai… hưng phấn vùng dưới đồi, tuyến yên, thúc đẩy giải phóng ACTH, từ đó tăng cường chức năng tuyên vỏ thượng thận, nâng cao chức năng của vỏ thượng thận. Ngoài ra, còn có một số vị thuốc mà bản thân nó, như cam thảo có tác dụng kiểu corticoid.

Tăng cường chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: bệnh nhân thận dương hư trên lâm sàng thường có biểu hiện hàm lượng hormon sinh dục suy giảm. Thuốc bổ dương có thể thông qua kích thích vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục mà có công năng bổ thận tráng dương. Dâm dương hoắc, bổ cốt chỉ, thỏ ty tử… tăng kích thích tố tuyến sinh dục (gonadotropin), tăng hàm lượng hormon sinh dục trong huyết thanh, tăng trọng lượng của các tuyến sinh dục và phần phụ, một số thuốc có khả năng tăng số lượng tinh trùng (hoặc trứng) và nâng cao chất lượng của nó.

Điều tiết chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp: hormon tuyến giáp đóng vai trò quan ứọng trong trao đổi chất và tăng trưởng, phát dục của cơ thể, trên bệnh nhân âm hư và dương hư, hàm lượng T3, T4 thường thay đổi, trong đó bệnh nhân âm hư thường có biểu hiện rõ nhất. Nhân sâm, tử hà xa… tăng cường chức năng tuyến giáp, giảm nồng độ kích tố tuyến giáp trên mô hình động vật, còn quy bản cải thiện sự biến đổi chức năng và hình thái tổ chức tuyến giáp trạng trên mô hình âm hư dương thịnh bằng hormon tuyến giáp.

Ảnh hưởng đến sự trao đổi chất

Thúc đẩy chuyển hỏa acid nucleic và tổng hợp protein: nhân sâm, hoàng kỳ có khả năng thúc đẩy tổng hợp protein, DNA và RNA ở gan, lá lách, tủy xương và các cơ quan khác.

Điều tiết chuyển hóa đường: ginseng glycopeptid làm hạ đường huyết trên động vật thí nghiệm mô hình tăng đường huyết, đồng thời cũng có tác dụng điều chỉnh phản ứng hạ đường huyết gây ra bởi insulin. Mạch môn, câu kỷ tử, cordycep polysaccharid, chất chiết từ trùng thảo nuôi cấy có tác dụng đối kháng adrenalin, alloxan… làm tăng đường huyết; câu kỷ tử làm giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: nhân sâm, hà thủ ô, nữ trinh tử… làm giảm hàm lượng TC và TG ừên động vật tăng mỡ máu thực nghiệm, phòng hoặc giảm sự hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, trên lâm sàng có thể dùng điều trị tăng lipid máu. Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid ở động vật bình thường, tăng tổng họp cholesterol ở gan, tăng hàm lượng lipoprotein trong máu.

Chống lão hóa

Thuốc bổ hư có tác dụng kéo dài tuổi thọ của động vật thí nghiệm hoặc tế bào, ví dụ như nhân sâm, hoàng kỳ kéo dài tuổi thọ của ruồi giấm, tằm; hà thủ ô đỏ kéo dài thời gian sống của chim cút. Tác dụng chống lão hóa của thuốc bổ hư có liên quan đến hoạt tính dọn gốc tự do, chống peroxy hóa lipid và giảm hàm lượng lipofuscin trong tổ chức mô, từ đó kéo dài tuổi thọ động vật và tế bào. Ngoài ra, nhân sâm còn làm giảm hoạt tính monoamin oxidase B (MAO-B) trong não, cải thiện kết cấu siêu vi của não và gan động vật lão suy. Thuốc bổ hư còn thông qua việc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, điều hòa trao đổi chất, điều hòa chức năng hệ nội tiết… mà có tác dụng chống lão hóa.

Ảnh hưởng chức năng hệ tim mạch

Thuốc bổ hư có ảnh hưởng tương đối rộng và phức tạp trên hệ tim mạch. Nhân sâm, đảng sâm, hoàng kỳ, sinh mạch tán… có tác dụng tăng trương lực cơ, cường tim, tăng huyết áp, chống sốc… Hoàng kỳ, đảng sâm, ngũ gia bì gai, đương quy, bổ cốt chỉ, mạch môn, nữ trinh tử… chống thiếu máu cơ tim, giãn mạch vành, tăng lưu lượng mạch vành, cải thiện cung lượng oxy cơ tim; cam thảo, ngũ gia bì gai, đương quy, sinh mạch tán… có tác dụng chống loạn nhịp tim.

Ảnh hưởng đến chức năng hệ tạo máu

Thuốc bổ huyết, bổ khí, bổ âm… có tác dụng thúc đẩy khả năng tạo máu của tủy xương. Ví dụ đương quy, hà thủ ô có khả năng ức chế ảnh hưởng của hóa chất và phóng xạ đến sự giảm thiểu tế bào máu ngoại vi và ức chế tủy xương, tăng hàm lượng tế bào máu ngoại vi và hemoglobin, tăng tạo tế bào gốc monocyte.

Ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa

Hầu hết các loại thuốc bồ khí đều có tác dụng điều tiết trên hệ tiêu hóa. Ví dụ nhân sâm, đảng sâm, bổ trung ích khí thang đều có tác dụng điều tiết trên nhu động ruột, chống loét dạ dày ruột…

ức chế khối u

Nhâm sâm, hoàng kỳ, cam thảo, câu kỷ tử… làm ức chế khối u trên thực nghiệm ở các mức độ khác nhau. Ginsenosid Rh2 làm ức chế sự phát triển của tế bào u thần kinh người. Ginsenosid Rg3 ngăn chặn sự phát triển của khối u và ức chế sự di căn, hiện được sử dụng ừong điều trị nhiều loại ung thư trên lâm sàng.

Tóm lại, công năng bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương của thuốc bổ có liên quan đến tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch, tim mạch, điều hòa hệ nội tiết và tiêu hóa, điều hòa trao đổi chất, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập, chống lão hóa, kích thích tủy xương tạo máu… Thuốc bổ hư thông qua tác dụng điều tiết chức năng nhiều cơ quan, nhiều hệ thống, điều chỉnh chức năng cơ thể, từ đó có tác dụng bổ sung sự thiếu hụt khí, huyết, âm, dương của cơ thể, tăng cường khả năng đề kháng bệnh tật cùa cơ thể. Vì vậy nội hàm “bổ” của “thuốc bổ” chủ yếu là điều tiết toàn bộ các chức năng cơ thể như trên.

Một số vị thuốc thường dùng

Nhân sâm

Là thân rễ và rễ đã phơi hay sấy khô của cây nhân sâm Panax ginseng C.A.Mey., họ Nhân sâm (Araliaceae). Thành phần hoạt chất chính của nhân sâm là các saponin (ginsenosid), trong đó chủ yếu là các dammaran saponin, như ginseng glycol (ginsenosid Re, Rf, Rgl, Rg2, Rhl), ginseng triol và acid oleanolic. Ngoài ra, nhân sâm còn có polysaccharid, fructose, galactose, acid amin, protein, acid hữu cơ, sesquiterpenol, chất béo, tinh dầu và nguyên tố vi lượng.
Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, quy kinh tỳ, phế, tâm, có công năng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần… Chủ trị các chứng cơ thể hư nhược, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư ăn uống kém, phế hư suyễn khái, tân thương khẩu khát, nội nhiệt tiêu khát, ốm lâu ngày, kinh quý thất miên, dương nuy, cung lãnh. Nhân sâm là thuốc phục mạch cố thoát quan trọng, có thể dùng trong điều trị chứng “khí thoát” và các chứng bệnh nguy hiểm khác. Chứng khí thoát trên lâm sàng có biểu hiện khí tức muốn nghẹt “thở”, chân tay lạnh, mạch vi… tương tự chứng sốc ưên lâm sàng theo y học hiện đại. Thường điều trị bằng cách tăng cường chức năng hệ tim mạch. Ở người cao tuổi, bệnh nhân ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược thường xuất hiện suy giảm chức năng miễn dịch, rối loạn trao đổi chất, suy giảm chức năng hệ nội tiết, các cơ quan… Nhân sâm có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ TKTW:

Cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ làm tăng năng lực học tập, ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau của trí nhớ; củng cố và tăng khả năng tái hiện, cải thiện trí nhớ động vật thi nghiệm bị tác động bởi các tác nhân hóa học gây suy giảm nhận thức, trong đó tác dụng của ginsenosid Rgl và Rbl mạnh nhất. Tác dụng cải thiện trí nhớ và học tập của nhân sâm thông qua:

+ Thúc đẩy trao đổi chất ở não: thúc đẩy tổng hợp protein, RNA, DNA ừong não.

+ Tăng hoạt tính các monoamin dẫn truyền thần kinh và chức năng hệ thần kinh cholinergic: thúc đẩy sự thâm nhập qua hàng rào máu não của các tiền chất dẫn truyền thần kinh não như monoamino acid, benzenpropanoic qua hàng rào máu não, có lợi cho tổng hợp dopamin và noradrenalin ở TKTW. Ginsenosid Rgl, Rbl có tác dụng tăng tổng hợp và giải phóng chất trung gian dẫn truyền thần kinh trong não như acetylcholin, làm tăng mật độ thụ thể M ở TKTW.

+ Tăng lưu lượng máu não, cải thiện trao đổi năng lượng não: ginsenosid tiêm tĩnh mạch, làm tăng đáng kể lưu lượng máu não trên chuột cống trắng thiếu máu não thực nghiệm, tăng cường hấp thu glucose của não thỏ, đồng thời giảm thiểu hàm lượng acid lactic, acid pyruvic và tỷ lệ acid lactic/lacton, giảm thiểu tiêu thụ glucose kỵ khí, thúc đẩy quá trình oxy hóa hiếu khí.

+ Thúc đẩy phát triển tế bào thần kinh não: ginsenosid Rgl, Rbl có khả năng tăng trọng lượng và tăng độ dày của vỏ não động vật thí nghiệm, tăng số lượng synapes thần kinh tế bào pyramidal cell vùng đồi thị CA3, tăng cường chức năng tê bào thân kinh hôi hải mã (hippocampus).

+ Điều chỉnh quá trình kích thích và ức chế TKTW: có tác dụng tăng cường trên cả quá trình kích thích và ức chế TKTW, trong đó có tác dụng kích thích rõ ràng hơn. Nhân sâm giúp cân bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế vỏ đại não, cải thiện tính linh hoạt của quá trình hoạt động thần kinh, tăng hiệu quả công việc. Trong đó các ginsengosid Rg có tác dụng kích thích thần kinh TW, còn các Rb lại có tác dụng ức chế.

– Tăng cường chức năng miễn dịch:

+ Tăng miễn dịch không đặc hiệu: ginsenosid, ginseng polysaccharid tăng cường chức năng thực bào của hệ thống nội mô võng mạc trên động vật thí nghiệm. Nhân sâm làm tăng hàm lượng glycogen, mucopolysaccharid, phosphatase, a-naphtyl acetat esterase và ATP nội bào đại thực bào đơn nhân phúc mạc, từ đó tăng khả năng thực bào. Saponin toàn phần có khả năng kháng cyclophosphamid gây giảm số lượng tế bào bạch càu ở chuột nhắt trắng, đồng thời tăng cường năng lực thực bào của đại thực bào.

+ Tăng miễn dịch đặc hiệu:
Tăng miễn dịch thể dịch: nhân sâm làm tăng tạo kháng thể trên động vật sau khi bị kích thích bởi nhiều loại kháng nguyên khác nhau, tăng hàm lượng hemolysin (yếu tố tan huyết) trong huyết thanh chuột nhắt trắng khi sử dụng kháng nguyên là tế bào hồng cầu cừu.
Tăng miễn dịch tế bào: tiêm dưới da ginsenosid làm tăng tỷ lệ chuyển hóa tế bào lympho do LPS và Con A gây ra trên chuột nhắt trắng bình thường. Ginsenosid Rd đối kháng tác dụng ức chế miễn dịch của hydrocortison gây ra trên chuột nhắt trắng.

– Tác dụng trên hệ nội tiết:

+ Tăng cường chức năng trục vùng dưới đồi – tuyến yên I tuyến vỏ thượng thận: nhân sâm không có tác dụng kiểu hormon vỏ thượng thận, nhưng có khả năng tăng cường chức năng trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến vỏ thượng thận, thành phần hoạt chất là các ginsenosid. Ginsenosid có thể thúc đẩy sự tổng hợp và bài tiết của các hormon tuyến vỏ thượng thận, làm giảm hàm lượng vitamin c ừong tuyến thượng thận, tăng hàm lượng 17-HCS trong nước tiểu, các tác dụng trên có liên quan đến tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết ACTH của nhân sâm.

+ Tăng cường chức năng trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: nhân sâm thúc đẩy bài tiết gonadotropin, tăng tốc quá trình trưởng thành, phát dục của chuột nhắt trắng, tăng trọng lượng tuyến sinh dục, tăng số lượng tinh trùng và hoạt lực tinh trùng động vật giống đực. Trên chuột cống trắng cắt bỏ tuyến yên thì không thể hiện tác dụng này.

+ Anh hưởng đến nồng độ hormon tuyến giáp, insulin: dịch chiết ethanol có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên tăng tiết kích thích tố tuyến giáp (thyrotropin), tăng
hàm lượng hormon tuyến giáp trong máu. Ginsenosid kích thích tuyến tụy chuột cống tráng cô lập tăng tiết insulin, làm tăng nồng độ insulin trong máu chuột.

Ảnh hưởng trên hệ tim mạch:

+ Cường tim: nhân sâm có tác dụng tăng cường lực co bóp cơ tim, giảm nhịp tim, tăng cung lượng tim và tăng lưu lượng mạch vành. Tác dụng cường tim của nhân sâm liên quan đến khả năng tăng tiết catecholamin, ức chế hoạt tính enzym Na+-K+- ATPase màng tế bào cơ tim. Thành phần hoạt chất có tác dụng cường tim của nhân sâm là các saponin, đặc biệt là protopanaxatriol saponin.

+ Ảnh hưởng đến mạch máu và huyết áp: nhân sâm làm giãn mạch như mạch vành, mạch máu não, động mạch cột sống… các hoạt chất có tác dụng giãn mạch là ginsenosid Re, Rgl, Rbl, Rc. Nhân sâm làm ha huyết áp trên chuột cống trắng bình thường, chuột tăng huyết áp tự phát, chuột tăng huyết áp thực nghiệm do deoxy corticosteron và chuột cao huyết áp do thận; thành phần hoạt chất là saponin toàn phần, ginsenosid Rbl và Rgl, trong đó tác dụng hạ huyết áp của ginsenosid Rbl duy trì khá dài. Tác dụng trên huyết áp của nhân sâm tùy thuộc vào liều lượng, trạng thái cơ năng của cơ thể và các nhân tố khác. Do vậy, nhân sâm vừa có khả năng hạ huyết áp trên bệnh nhân cao huyết áp, lại vừa có tác dụng tăng huyết áp trên bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh nhân sốc, biểu hiện tác dụng 2 chiều.

+ Chống sốc: ginsenosid kéo dài thời gian sống thêm trên thỏ gây sốc phản vệ và sốc do bỏng, làm tăng tỷ lệ sống sót. PDS tiêm tĩnh mạch làm tăng lực co bóp cơ tim trên động vật sốc do mất máụ, cải thiện trạng thái huyết động, tăng tỷ lệ sống sót của chuột cống trắng gây sốc nội độc tố.
Tăng cường chức năng tủy xương: nhân sâm có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của tủy xương, làm tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu ngoại vi trên động vật bình thường cũng như động vật thiếu máu, tác dụng này càng thể hiện rõ trên động vật bị suy giảm chức năng tạo máu của tủy xương. Cơ chế tác dụng là làm tăng tổng hợp DNA, RNA, protein và lipid tủy xương, thúc đẩy quá trinh nguyên phân của tế bào tủy xương…

Xem thêm: Thuốc Bình Can Tắt Phong: Tác dụng và phương thuốc

Ảnh hưởng đến quả trình chuyển hóa:

+ Thúc đẩy tổng họp acid nucleic và protein: ginsenosid có tác dụng kích thích hoạt tính RNA polymerase, tăng rõ rệt tốc độ tổng họp RNA trong nhân tế bào gan chuột cống trắng. Ginsenosid Rb2, Rc, Rgl có tác dụng tăng cường rõ rệt tổng hợp DNA và protein trong các tế bào tủy xương của chuột cống trắng.
+ Hạ lipid máu: ginsenosid làm giảm đáng kể hàm lượng TC, TG, làm tăng hàm lượng HDL-C huyết thanh ở chuột cống trắng và thỏ mỡ máu cao, giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ. Tác dụng hạ lipid máu của ginsenosid có liên quan đến khả năng tăng bài tiết cholesterol qua con đường mật – ruột, tăng hoạt tính lipoprotein lipase và các enzym chuyển hóa lipid…

Tác dụng trên đường huyết: nhân sâm có tác dụng điêu tiêt 2 chiêu trên đường huyết, làm hạ đường máu trên chuột nhắt trắng tăng đường huyết do alloxan, streptozotocin gây nên, nhưng lại đối kháng với tác dụng hạ đường huyết do tiêm insulin trên động vật thí nghiệm.
Khảng tể bào ung thư: ginseosid, ginseng polysaccharid, tinh dầu nhân sâm có tác dụng kháng tế bào ung thư, trong đó tác dụng của ginsenosid mạnh nhất. Tác dụng của ginsenosid Rg3 vào pha G2/M trong chu kỳ sinh sản của tế bào, từ đó gây chết theo chương trình (apoptosis), ức chế sự bám dính và xâm nhập của tế bào ung thư, đồng thời ức chế sinh tân mạch. Tác dụng kháng tế bào ung thư của ginseng polysaccharid là thông qua điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng kháng tế bào ung thư của túc chủ. Tinh dầu nhân sâm có tác dụng kháng tế bào ung thư thông qua ức chế trao đổi chuyển hóa acid nucleic nhân tế bào ung thư. Ngoài tác dụng kháng tế bào ung thư, trên lâm sàng nhân sâm còn được dùng như thuốc bổ trợ trong quá trình hóa trị liệu ung thư nhằm giảm thiểu các phản ứng bất lợi của hóa trị liệu.
Chống lão hỏa: nhân sâm kéo dài đáng kể tuổi thọ của ruồi giấm, tằm, ginsenosid, làm gia tăng sinh sản tế bào sợi nguyên bào phổi người già và non, giảm thiểu hàm lượng lipofuscin tế bào thần kinh vừng CA3 hồi hải mã ở chuột cống trắng già làm chậm lão hóa tế bào thần kinh. Tác dụng chống lão hóa của nhân sâm là thông qua:

+ Dọn gốc tự do, chổng peroxy hóa: nhân sâm làm tăng hoạt tính SOD và catalase, dọn gốc tự do, bảo vệ cấu trúc màng sinh học.

+ Giảm tính lưu động của màng tế bào: cùng với sự lão hóa tế bào thần kinh, tính lưu động của màng tế bào sẽ dần tăng lên, ginsenosid Rgl làm giảm tính lưu động của màng tế bào thần kinh.

+ Tăng cường chức năng miễn dịch: ginsengosid Rgl có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của chuột lão hoá, tăng cường năng lực sinh sản tế bào T, giảm thiểu hàm lượng IL-1, IL-6, IL-8.

+ ức chế hoạt tính MAO-B: nhân sâm có tác dụng ức chế hoạt tính enzym MAO- B ở não động vật già.
Chổng căng thẳng: nhân sâm có khả năng tăng cường sức đề kháng cùa cơ thể đối với các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học và các tác nhân có hại khác gây kích thích hoặc tổn thương sức đề kháng của cơ thể. Nhân sâm làm giảm tỷ lệ tử vong ở chuột nhắt trắng trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc thấp, tăng tỷ lệ sinh tồn của chuột nhắt trắng trong điều kiện nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc chiếu xạ; kéo dài thời gian bơi trong nghiệm pháp chuột bơi, ức chế các tác nhân kích thích gây trạng thái suy tuyến thượng thận chuột cống trắng. Tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của nhân sâm đối với hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch và trao đổi chất, đặc biệt liên quan mật thiết đến tác dụng kích thích trục vùng dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận ở động vật thí nghiệm.

Chống loét: cắn chiết methanol từ nhân sâm có khả năng ức chê nhiêu tác nhân gây loét dạ dày thực nghiệm khác nhau trên chuột cống trắng, cải thiện ứ trệ tuần hoàn ở niêm mạc dạ dày. Polysaccharid nhân sâm ức chế acid hydrochloric – ethanol gây tổn thương niêm mạc dạ dày chuột nhắt trắng.
Bảo vệ gan: ginsenosid Ro có tác dụng điều trị trên mô hình tổn thương gan do D-galactosamin và CCL4 gây ra trên chuột cống trắng.

Tóm lại, các tác dụng có liên quan đến công năng phục mạch cố thoát của nhân sâm bao gồm cường tim, chống sốc, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp, chống stress… Các tác dụng liên quan đến công năng an thần ích trí là cải thiện trí nhớ, khả năng học tập, điều tiết hệ thống trung khu thần kinh, chống lão hóa… Các tác dụng liên quan đến công năng đại bổ nguyên khí bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến hệ nội tiết, ảnh hưởng đến trao đổi chất, tăng cường chức năng tạo máu…

Những tác dụng trên là căn cứ quan trọng trong điều trị các chứng thể hư muốn thoát, chân tay lạnh mạch vi, tỳ hư kém ăn, phế hư khái suyễn, nội nhiệt tiêu khát, bệnh lâu ngày, hiện nay thường được dùng trong điều trị sốc, bệnh mạch vành, bệnh phổi, mỡ máu cao, giảm bạch cầu… Các hoạt chất chính đóng vai trò quan trọng trong tác dụng dược lý của nhân sâm là ginsenosid và polysaccharid.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 cùa ginsenosid Rbl dùng đường uống, tiêm màng bụng, tiêm tĩnh mạch trên chuột nhắt trắng lần lượt là 5000 mg/kg TT, 1208 mg/kg TT và 498 mg/kg TT. LD50 của ginsenosid Re đường uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch trên chuột nhắt trắng lần lượt là 1000 mg/kg TT, 1500 mg/kg TT,‘ 130 mg/kg TT. LD50 của ginseng polypeptid tiêm tĩnh mạch ữên chuột nhắt trắng là 1.62 g/kg TT.
Dùng quá liều nhân sâm, có thể gây tăng thân nhiệt, xuất huyết, ngứa toàn thân, phát ban, nhức đầu, chóng mặt… Xuất huyết như chảy máu mũi, là dấu hiệu đặc trưng khi ngộ độc nhân sâm cấp tính. Nhân sâm có thể gây trạng thái hưng phấn TKTW, gây cảm giác khoan khoái hay mất ngủ. Trẻ em sử dụng nhân sâm có thể phát sinh tác dụng của kích thích tố sinh dục, dẫn đến dậy thì sớm.

Hoàng kỳ

Là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. var. monghoỉicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây hoàng kỳ mạc giáp Astragalus membranaceas (Fisch.) Bge., họ Đậu (Fabaceae). Thành phần hóa học chủ yếu cùa hoàng kỳ là polysaccharid (glucans và heteropolysaccharid), flavonoid, triterpenoid (astragalosid I- VIII) và soyasaponin I. Ngoài ra, hoàng kỳ còn có acid amin, alcaloid và nguyên tố vi lượng như Sc, Cr, Mn, Fe, Co, Zn…
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, có công năng bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu, lợi niệu thác độc, liễm thương sinh cơ. Chủ trị các chứng khí hư mệt nhọc, ăn kém đại tiện lỏng, trung khí hạ hãm, cửu tả thoát giang, tiện huyết băng lậu, biểu hư tự hãn, khí hư, ung thư, loét lâu ngày khó liên, huyêt hư vàng vọt, nội nhiệt tiêu khát… Các chủ trị của hoàng kỳ chủ yếu liên quan đến sự thay đổi sinh lý bệnh suy giảm chức năng hệ miễn dịch, huyết mạch, tiêu hóa… như sa tạng phủ, bệnh truyên nhiêm và bệnh lâu ngày không khỏi. Hoàng kỳ có các tác dụng dược lý sau:

– Tăng cường miễn dịch:

+ Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: làm tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi, tăng khả năng thực bào của tế bào đại thực bào. Dịch chiết nước hoàng kỳ tăng cường hoạt tính tế bào NK của tuyến tụy chuột nhắt trắng, polysaccharid có khả năng kích thích tăng tế bào NK, thông qua kích thích tế bào lympho tăng sinh y-IFN. Thuốc tiêm hoàng kỳ hoạt hóa trực tiếp tế bào bạch càu trung tính chuột nhắt trắng, cải thiện rõ rệt cấu trúc siêu vi của tế bào tuyến ức trên chuột nhắt trắng lão suy.

+ Tăng cường miễn dịch đặc hiệu: hoàng kỳ đảo ngược tình trạng suy giảm chức năng miễn dịch thực nghiệm trên động vật thí nghiệm do cortison, prednisolon, cyclophosphamid gây ra. Hoàng kỳ làm tăng sinh tế bào lympho T, B chuột nhắt trắng; làm tăng sinh tế bào tuyến tụy, tăng cường sản sinh kháng thể IgG trên chuột nhắt ừắng sau tiêm máu cừu. Hoàng kỳ giúp khôi phục nồng độ bổ thể trong máu chuột lang sau khi nhiễm nọc độc rắn, làm tăng nồng độ IgA, IgM, IgE, IgG trong huyết thanh người, tăng hàm lượng bổ thể trong huyết thanh bệnh nhân cao tuổi.

-Ảnh hưởng trên hệ tỉm mạch:

+ Ảnh hưởng trên tim: hoàng kỳ có tác dụng cựờng tim, tăng lực co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, cải thiện chức năng tim khi bị nhiễm độc hoặc suy kiệt. Astragalosid và APS cải thiện sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, làm nhỏ diện tích vùng nhồi máu và giảm tổn thương cờ tim ở chó nhồi máu cơ tim thực nghiệm. Trên mô hình loạn nhịp tim do vasopressin hoặc BaCỈ2, APS có tác dụng chống thiếu máu cơ tim. Thí nghiệm in vitro cho thấy, hoảng kỳ có tác dụng bảo vệ màng tế bào cơ tim khi bị thiếu máu, thiếu glucose, bảo vệ ty thể và lysosome, giảm quá tải calci nội bào, từ đó bảo vệ cơ tim.

+ Ảnh hưởng đến mạch và huyết áp: thuốc tiêm hoàng kỳ tiêm tĩnh mạch làm giãn mạch chân sau, giãn mạch vành, giảm sức cản ngoại vi trên chó và mèo gây mê. Hoàng kỳ CÓ tác dụng điều tiết 2 chiều trên huyết áp. Làm giãn mạch, hạ huyết áp trên nhiều loài động vật khác nhau, thành phần hoạt chất là GABA và astragalosid. Trên động vật gây sốc thực nghiệm, hoàng kỳ lại có tác dụng táng huyết áp.
Tăng cường chức năng tạo máu của tủy xương: làm tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi trên động vật thí nghiệm bị tổn thương do tia phóng xạ, tăng cường sinh sản và phân hóa tế bào gốc tạo máu. Hoàng kỳ dùng đường tiêm phúc mạc làm tăng số lượng tế bào tủy xương myelomonocytic, ức chế cyclophosphamid gây tổn thương tế bào, làm tăng số lượng hồng cầu trên chuột cống trắng bình thường.

– Ảnh hưởng đến chuyển hóa: 

Hoàng kỳ làm tăng tổng hợp protein, DNA tê bào tạo tủy xương, tăng tốc độ nguyên phân tế bào, tăng trọng lượng gan, hạch bạch huyết, lá lách và tăng hàm lượng RNA… Hoàng kỳ có tác dụng điều tiết hai chiều trên đường huyết, làm hạ đường huyết trên động vật thí nghiệm tăng đường huyết do tăng tải glucose và adrenalin gây ra, nhưng lại có tác dụng gây tăng đường huyết trong trường hợp hạ đường huyết do phenformin, insulin gây ra.
Chống gốc tự do, chống lão hỏa: astragalus saponin làm tăng hàm lượng peroxid lipid trong huyết thanh, tăng hoạt tính SOD trong hồng cầu, giảm hàm lượng MDA ừong gan, giảm thiểu phân bố lipofuscin trong lách. Hoàng kỳ kéo dài tuổi thọ của tằm và ruồi giấm, tế bào mô phôi thai nhi người in vitro.

– Tác dụng trên hệ tiêu hóa:

+ Bảo vệ gan: có tác dụng bảo vệ tồn thương gan do CCỈ4 gây ra, tăng hàm lượng protein toàn phần và albumin huyết thanh, phòng ngừa giảm glycogen trong gan, bảo vệ màng tế bào, làm giảm nồng độ transaminase. Hoàng kỳ cũng làm giảm thiểu mức độ xơ hóa gan trên mô hình tổn thương gan do miễn dịch, giảm thiểu tổng hàm lượng collagen và lắng đọng collagen I, in, V trong gan.

+ Chống viêm loét: hoàng kỳ có tác dụng chống viêm loét dạ dày thực nghiệm do nhiều tác nhân gây loét khác nhau, giảm thiểu diện tích tổn thương, giảm chỉ số tổn thương, đồng thời có tác dụng hiệp đồng với cimetidin trên niêm mạc dạ dày.
Khảng vi sinh vật gây bệnh: làm giảm thiểu viêm loét miệng do virus, ức chế sự sinh sản của virus trong tế bào. Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ chuột nhắt trắng trong trường họp nhiễm virus parainfluenza loại I thực nghiệm; kết họp với acyclovir, hiệu quả cải thiện rõ rệt khi nhiễm virus herpes simplex. Hoàng kỳ không có tác dụng tiếu diệt trực tiếp Coxsackie virus gây viêm cơ tim (cardiomyocytes), nhưng thông qua tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu độ mẫn cảm của cơ tim với virus, thúc đẩy sự hình thành các interferon của tế bào cơ tim mà có tác dụng điều trị viêm cơ tim do virus.

Lợi tiểu và bảo vệ thận: tác dụng lợi tiểu ở mức độ trung bình trên người, làm tăng bài tiết nước tiểu và tăng thái trừ clorua. Hoàng kỳ làm giảm thiểu tình trạng viêm thận ở chuột cống trắng, có khả năng cải thiện suy giảm chức năng thận do cắt một phần thận gây suy thận ở động vật thí nghiệm, tăng tích trữ protein trong cơ chuột cống trắng mắc hội chứng thận hư, cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa protein. Hoàng kỳ làm giảm thiểu tình trạng phì đại thận ở chuột đái tháo đường, giảm protein niệu.

Khảng tế bào ung thư: nhiều thành phần trong hoàng kỳ có tác dụng kéo dài thời gian sống thêm của động vật thí nghiệm mang tế bào ung thư S I 80, làm giảm tỷ lệ tử vong. Các polysaccharid của hoàng kỳ thúc đẩy tế bào đơn nhân ngoại vi ở bệnh nhân ung thư phân tiết yếu tố hoại tử khối u (TNF), tăng yếu tố tế bào lymphokin kích hoạt tác dụng độc té bào của tế bào NK trên bệnh nhân AIDS. Astragalus polysaccharid phối hgp với thuốc chống ung thư có tác dụng tăng hiệu quả và giảm độc tính.

– Chống loãng xương: hoàng kỳ có tác dụng chống loãng xương trên mô hình loãng xương do steroid gây ra, làm tăng tỷ lệ hình thành xương.

Tóm lại, các tác dụng dược lý có liên quan đến công năng bổ khí cố biểu của hoàng kỳ bao gồm tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường chức năng tạo máu, ảnh hường đến trao đổi chất, tác dụng trên hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, chống gốc tự do và chống lão hóa. Tác dụng liên quan đến công năng lợi niệu thác độc, liễm thương sinh cơ của hoàng kỳ là tác dụng lợi tiểu và bảo vệ thận, bảo vệ gan, chống loét, chống vi sinh vật gây bệnh. Các tác dụng trên là căn cứ quan trọng trong việc sử dụng hoàng kỳ điều trị các chứng khí hư mệt mỏi, ăn kém đại tiện lỏng, trung khí hạ hãm, biểu hư tự hãn, ung thư, vết thương lâu liền. Hiện nay thường dùng hoàng kỳ trong điều trị viêm cơ tim do virus, suy tim, viêm gan, bệnh dạ dày ruột, đái tháo đường. Hoạt chất trong hoàng kỳ là polysaccharid và saponin.

Cam thảo

Là thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lóp bần phơi hay sấy khô của ba loài Glycyrrhiza uralensis Fish., Glycyrrhiza inflata Bat., Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae). Thành phần hóa học chủ yếu là saponin triterpenoid bao gồm glycyrrhizin, acid glycyrrhetinic; glycosid flavonoid bao gồm liquiritin, isoliquiritin, neoliquiritin và isoliquiritingenin… Ngoài ra còn chứa các isoflavon như monoamonium glycyrrhizinat, licoricon và acid ferulic, acid amin, đường và nguyên tố vi lượng…

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, quy kinh tâm, phế, tỳ, vị, có công năng bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, hòa hoãn dược tính… chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, người mệt mỏi, tâm quý (tim hồi hộp) khí đoản, ho nhiều đàm, bụng, chân tay co quắp, mụn nhọt sưng đau; hoãn giải độc tính, tính mãnh liệt của các vị thuốc khác. Cam thảo có các tác dụng dược lý:

Tác dụng kiểu hormon vỏ thượng thận: dịch chiết nước cam thảo, glycyrrhizm, acid glycyrrhetinic làm giảm bài tiết giảm lượng nước tiểu, giảm bài tiết Na+, tăng thải trừ K+ trên nhiều loại động vật thí nghiệm, cho thấy có tác dụng kiểu mineralocorticoid. Cam thảo, glycyrrhizin làm teo tuyến ức, tăng hàm lượng 17-hydroxỹ corticosteron trong nước tiểu, tăng tác dụng của cortison. Cơ chế tác dụng kiểu hormon vỏ thượng thận thông qua:

+ Tăng tổng họp các corticosteroid;

+ Có tác dụng kiểu hormon vỏ thượng thận do acid glycyrrhetinic có cấu trúc tương tự corticoid;

+ Acid glycyrrhetinic ức chế enzym gan gây bất hoạt hormon vỏ thượng thận, gián tiếp táng cường hàm lượng corticosteroid.

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: glycyrrhizin làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, kích thích tế bào lá lách tăng tiết IFN-ỵ, tăng cường khả năng phân tiết IL- 2 của tế bào lympho. Monoamonium glycyrrhizinat có tác dụng tăng hoạt tính tế bào NK
trên chuột nhắt trắng. Licorice dextran có tác dụng tăng cường hoạt tính và sinh sản tế bào lympho lách chuột nhắt trắng. Acid glycyrrhizic làm tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch tế bào, nhưng lại có tác dụng ức chế đối với miễn dịch thể dịch. Glycyrrhizin có tác dụng ức chế phản ứng bổ thể, giảm tỷ lệ sốc phản vệ ở chuột lang.

Ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa:

+ Chống loét: cam thảo, glycyrrhizin, dẫn xuất của acid glycyrrhetinic, isoliquiritin và daidzein đều có tác dụng chống viêm loét. Carbenoxolon giúp hồi phục hoàn toàn vết loét dạ dày, cải thiện sức đề kháng của niêm mạc dạ dày. Cơ chế tác dụng chống viêm loét của cam thảo là: (1) ức chế phân tiết acid dịch vị, ức chế hình thành dịch vị; (2) thúc đẩy tái sinh tế bào thượng bì đường tiêu hóa (như licorzince), thúc đẩy làm lành vết loét; (3) kích thích tổng hợp và giải phóng prostaglandin nội sinh; (4) hấp phụ acid dịch vị, làm giảm độ acid của dịch vị.

+ Bảo vệ gan: cam thảo có tác dụng bảo vệ gan động vật thí nghiệm dưới tác nhân ecu, paracetamol, làm giảm mức độ hoại tử gan, khôi phục hàm lượng glycogen ở gan, giảm hàm lượng ALT huyết thanh. Glycyrrhizin, acid glycyrrhetinic cũng có tác dụng bảo vệ gan tốt.
Giải độc: dùng cho trường họp trúng độc do thuốc, thực phẩm, các chất chuyển hóa trong cơ thể và độc tố vi khuẩn. Cao cam thảo có tác dụng giải độc do chloral hydrat, strychnin, urethan, cocain, benzen, asen, thủy ngân, thành phần hoạt chất là glycyrrhizin và các chất chuyển hóa của nó trong cơ thể, cũng như acid glycyrrhetinic và acid glucuronic. Cơ chế tác dụng giải độc của cam thảo như sau: (1) acid glycyrrhretinic và acid glucuronic kết họp với các nhóm chức carboxyl, hydroxyl của chất độc, làm giảm sự hấp thu chất độc; (2) thông qua phương thức vật lý, hóa học làm kết tủa hoặc hấp phụ các chất độc; (3) acid glycyrrhretinic có tác dụng kiểu corticosteroid, làm tăng ngưỡng dung nạp chất độc của cơ thể; (4) tăng hoạt tính giải độc của men gan, tăng tốc độ chuyển hóa chất độc.

Chống viêm: cam thảo có tác dụng chống viêm kiểu corticoid với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tác nhân gây viêm, mô hình gây viêm như dầu croton gây phù tai chuột nhắt trắng, acid acetic gây tăng tính thấm mao mạch phúc mạc, u hạt thực nghiệm, formaldehyd gây phù chân, hoặc carrageenan… Các thành phần chính của các tác dụng chống viêm của cam thảo là các muối glycyrrhetat và acid glycyrrhretinic, ílavonoid và licorzince…

Chống ho, trừ đờm: dịch chiết nước cam thảo có tác dụng chống ho trừ đờm mạnh, thành phần hoạt chất là acid 18 /?-glycyrrhetinic và các dẫn xuất muối cholin của acid glycyrrhretinic. Monoamoium glycyrrhizinate có tác dụng dự phòng phản ứng gây co thắt khí quản do nội độc tố.

Chống vi sinh vật gây bệnh: glycyrrhizin, flavonoid… có tác dụng chống virus HIV ở mức độ khác nhau, hiệu quả rõ nhất là flavonoids. Polysaccharid, acid glycyrrhizic, acid glycyrrhetinic, glycyrrhizin có tác dụng ức chê đôi với virus chân tay miệng, virus herpes simplex, virus đậu bò, virus herpes zoster, virus cúm. Natri glycyrrhetate, acid glycyrrhretinic có tác dụng ức chế với Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis, E. coli, amỉp và Trichomonas âm đạo…

Chổng loạn nhịp tỉm: dịch chiết nước cam thảo ức chế aconitin, BaCh và strophanthin K gây rối loạn nhịp tim trên chuột cống trắng và chuột lang. Flavonoid toàn phần có tác dụng kéo dài thời kỳ tiềm phục gây rối loạn nhịp tim do aconitin, giảm thiểu tỷ lệ rung thất do choloroform gây ra trên chuột nhắt trắng.
Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch: acid glycyrrhretinic làm giảm TC, TG và /?-lipoprotein trong huyết thanh chuột cống và thỏ xơ vữa động mạch thực nghiệm; acid glycyrrhizinic làm hạ lipid máu trên chuột nhắt trắng, chuột cống trắng lipid máu cao thực nghiệm.

Tóm lại, công năng bổ tỳ ích khí của cam thảo chủ yếu liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch, chống loét, bảo vệ gan; công năng khứ đàm chỉ khái có liên quan đến tác dụng giảm ho, long đờm, chống viêm và kháng vi sinh vật gây bệnh; công năng hoãn cấp chỉ thống có liên quan đến tác dụng giải kinh, chống viêm; công năng giải độc, hòa hoãn dược tính liên quan đến tác dụng kiểu hormon tuyến thượng thận và giải độc. Các tác dụng dược lý của cam thảo là căn cứ quan trọng trong sử dụng cam thảo điều trị tỳ vị hư nhược, chân tay co quắp, yếu ớt, tâm quý khí đoản, ho nhiều đờm, mụn nhọt… Hiện thường dùng cam thảo ứong điều trị viêm loét đường tiêu hóa, trúng độc thức ăn, ho, viêm da. Thành phàn hoạt chất chính là glycyrrhizin, acid glycyrrhetinic, flavonoid và isoflavon.

Độc tính và phản ứng bất lợi: LD50 tiêm màng bụng trên chuột nhắt trắng của acid glycyrrhretinic là 308 mg/kg TT. LD50 tiêm màng bụng của succinat semi ester glycyrrhetinic trên chuột nhắt trắng là 100 ing/kg TT, tiêm tĩnh mạch là 3 mg/kg TT. Liều cao acid glycyrrhretinic có thể gây ức chế hô hấp, giảm cân trên chuột nhắt trắng, còn có tác dụng ức chế chức năng tuyến giáp, giảm chuyển hóa cơ sở trên chuột lang.
Bệnh nhân dùng cam thảo liều cao, lâu ngày có thể xuất hiện tăng huyết áp, phù thũng, tan máu, hạ K+ máu, đau đầu, chóng mặt, tăng nhịp tim. Dùng glycyrrhizin trên 500mg/ngày, liên tục 1 tháng, có thể xuất hiện triệu chứng giả aldosteronism, triệu chứng có thể cải thiện hoặc biến mất sau dừng thuốc.

Đương quy

Là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy Angelica sinensis (Oliv.) Diels., họ Hoa tán (Apiaceae). Có chứa tinh dầu và thành phần tan trong nước. Tinh dầu đương quy có trên 29 thành phần, chủ yếu là ligustilid, chiếm khoảng 45%, ngoài ra còn có «-butyliden phtalid, angelic keton, myrcen… Thành phần tan trong nước là acid ferulic, acid succinic; ngoài ra còn chứa polysaccharid, nhiều acid amin, vitamin và các nguyên tố vô cơ khác.

Đương quy có vị ngọt, cay, tính ấm, quy kinh can, tâm, tỳ có công năng bổ khí hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng huyết hư vàng vọt, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, hư hàn phúc thống, tràng táo tiện bí, phong thấp tý thống, chấn thương sưng đau, u nhọt… Đương quy có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ huyết dịch:

+ Thúc đẩy chức năng tạo máu của tủy xương: polysaccharid là một ừong các thành phần cổ tác dụng thúc đẩy tạo máu của đương quy. Polysaccharid làm tăng tế bào hồng càu, bạch cầu, hemoglobin trong máu ngoại vi. Tác dụng càng rồ trong trường hợp giảm tế bào máu ngoại vi hoặc tủy xương bị ức chế. Trên chuột nhắt trắng thiếu máu thực nghiệm do phenylhydrazin hoặc chiếu tia 60COy gây ra, polysaccharid tiêm dưới da làm tăng số lượng tế bào gốc monocyte và tế bào họng cầu trưởng thành. Trên chuột nhắt trắng thiếu máu miễn dịch, thuốc tiêm đương quy cải thiện mức độ tăng sinh tủy xương, tăng số lượng các tế bào đơn nhân tủy xương.

+ Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: dịch chiết nước đương quy có tác dụng kéo dài thời gian thrombin và thromboplastin. Tiêm tĩnh mạch natri ferulat có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu do ADP, collagen và thrombin gây ra. Cơ chế tác dụng của natri ferulat là: ức chế giải phóng tiểu cầu, tăng tỉ lệ cAMP/cGMP và sự ức chế quá trình phosphatidylinositol phosphoryl hóa màng tiểu cầu ..

+ Hạ lipid máu, chống vữa xơ động mạch: thuốc tiêm đương quy làm giảm TG huyết thanh thỏ tăng lipid máu thực nghiệm, giảm diện tích mảng bám động mạch chủ và hàm lượng MDA huyết thanh, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến TC, HDL-C và LDL-C. Trên chuột mỡ máu cao thực nghiệm, cho ăn thức ăn có trộn acid ferulic, hàm lượng cholesterol huyết thanh giảm rõ rệt, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến hàm lượng TG và phospholipid. Cơ chế tác dụng là: ức chế hoạt tính enzym pyrophosphat-5-mevalonat decarboxylase trong gan, từ đó giảm tổng hợp cholesterol ở gan. Ngoài ra, đương quy và acid ferulic còn làm tăng hoạt tính SOD, giảm peroxy hóa lipid, bảo vệ nội mạc thành mạch, chống xơ vữa động mạch hiệu quả.

Ảnh hưởng trên hệ tim mạch:

+ Chống thiếu máu cơ tim: dịch chiết nước đương quy và natri ferulat chống thiếu máu cơ tim cục bộ cấp gây ra bởi vasopressin, làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng nuôi cơ tim trên chuột nhắt trắng. Trên điện tim đồ (ECG) cho thấy, tiêm tĩnh mạch đương quy cải thiện tình trạng thiếu máu trên chó gây thiếu máu cơ tim cấp do thắt động mạch vành. Trên mô hình thiếu máu cơ tim – tưới máu lại ở chuột cống trắng cô lập, đương quy và natri ferulat có tác dụng giảm thiểu tích lũy Ca2+, Na+ nội bào cơ tim, ức chế peroxy hóa lipid và giải phóng creatin kinase (CK), lactat dehydrogenase (LDH), aspartat aminotransferase (AST), cải thiện chức năng tim.

+ Chống xơ hóa sau nhồi máu cơ tim: trên mô hình chuột cống trắng nhồi máu cơ tim do thắt động mạch nhánh trước, thuốc tiêm đương quy có tác dụng chống xơ hóa, cải
thiện chức năng tim, giảm TGF-pi, ngăn chặn giai đoạn phát sinh proflbrogenic, giảm thiểu phản ứng tích lũy quá mức collagen ở vùng cơ tim sau nhồi máu…

+ Chống loạn nhịp tim: dịch chiết nước, cắn chiết ethanol của đương quy có tác ^
dụng đối kháng rõ rệt trên các tác nhân gây loạn nhịp tim như adrenalin, glycosid tim, BaCL. Cắn chiết ethanol tiêm tĩnh mạch có khả năng phòng chống loạn nhịp tim do aconitin, epinephrin, acetylcholin gây ra loạn nhịp tim. Acid toàn phần chiết tách đương quy có tác dụng đối kháng adrenalin/cloroform, aconitin, BaCk gây loạn nhịp tim động vật thí nghiệm.

Tác dụng chống loạn nhịp tim của natri ferulat yếu hơn so với đương quy.

+ Giãn mạch, hạ huyết áp: có tác dụng giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi, làm tăng lưu lượng máu. Đương quy làm giãn mạch vành, mạch máu não, mạch máu phổi và mạch ngoại vi, cường độ tác dụng phụ thuộc vào liều dùng. Trên chó cao huyết áp không gây mê, thuốc tiêm đương quy làm tăng huyết áp thoáng qua rồi hạ.
Tác dụng trên cơ trơn tử cung: đương quy làm tăng trương lực cơ tử cung nhưng tinh dầu đương quy ức chế tử cung cô lập của nhiều loài động vật thí nghiệm, đối kháng tác dụng gây co tử cung của vasopressin, epinephrin hoặc histamin. Dịch chiết nước hoặc ethanol có tác dụng kích thích tử cung động vật thí nghiệm tại thể. Tác dụng của đương quy còn phụ thuộc vào trạng thái tử cung. Trên tử cung bị co thắt, đương quy có tác dụng ức chế. Trên tử cung bị giãn, giảm co thắt, đương quy lại có tác dụng kích thích, tăng trương lực tử cung.

Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: đương quy và nhiều thành phần khác làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể.

+ Tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu: polysaccharid cải thiện đáng kể chức năng thực bào của đại thực bào đơn nhân (monocyte), đối kháng với cyclophosphamid tiêm phúc mạc chuột trắng gây ức chế chức năng thực bào của đại thực bào. Polysaccharid đương quy tiêm phúc mạc đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid trên chuột nhắt trắng, làm tăng trọng lượng tuyến ức, lá lách, đồng thời đối kháng sự sụt giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi.

+ Tăng cường chức năng miễn dịch đặc hiệu: polysaccharid đương quy làm tăng sinh tế bào lympho lá lách chuột nhắt trắng, tăng cường hoạt hóa Con A, tăng sinh tế bào tuyến ức chuột nhắt trắng, trực tiếp kích hoạt và tham gia phản ứng kháng thể tế bào lympho T, tăng phản ứng quá mẫn muộn lên chuột nhắt trắng da huyết thanh bò (DTH).
Dịch chiết nước đương quy kích thích tế bào hồng cầu cừu (SRBC) sản sinh kháng thể tan huyết hemolysin (IgM) và hiệu giá kháng thể huyết thanh (IgM), và kháng thể trong huyết thanh. Ngoài ra thuốc tiêm đương quy cũng kích thích tăng đáng kể hình thành tế bào cytokin như IL-2…

Chống bức xạ: polysaccharid đương quy có khả năng đối kháng tác dụng gây suy giảm miễn dịch, làm tổn thương tủy xương, ảnh hưởng đến hệ tạo máu do chiếu tia
60COỵ trên chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mạc thuốc tiêm đương quy, có tác dụng bảo vệ buồng trúng chuột chiếu xạ.
Chổng thoải hoả: đương quy có tác dụng bảo vệ nhât định trên các tổn thương thần kinh, chống teo cơ và tổn thương sụn khớp. Tác dụng này của đương quy là nhờ cải thiện tuần hoàn huyết dịch cơ thể, thúc đẩy tạo thành DNA, proteoglycan và collagen của tế bào sụn xương. Ngoài ra thuốc tiêm đương quy còn có tác dụng bảo vệ tổn thương phổi cấp tính do bleomycin gây ra.

Bảo vệ gan: Đương quy có tác dụng bảo vệ gan trên các mô hình gây độc tế bào gan do tác nhân D-galactosamin, CCỈ4 gây ra trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng, làm giảm thiểu phản ứng viêm, giảm nồng độ transaminase huyết thanh, bảo vệ hoạt tính enzym ATPase, glucose-6-phosphatase, 5-nucleotidase và cải thiện cấu trúc tế bào gan.

Tóm lại, công năng bổ huyết hoạt huyết của đương quy có liên quan đến các tác dụng thúc đẩy chức năng tạo huyết của tủy xương, chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, hạ mỡ máu, chống vữa xơ động mạch, chống thiếu máu cơ tim, chống loạn nhịp tim, giãn mạch máu, hạ huyết áp, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể… Liên quan đến công năng điều kinh chỉ thống của đương quy là tác dụng lên cơ trơn tử cung. Đây là căn cứ, cơ sở quan trọng trong sử dụng đương quy để điều trị các chứng huyết hư vàng vọt, tâm quý huyễn vựng, kinh nguyệt không đều, bế kinh thống kinh… Nói về công năng điều kinh của đương quy, cần chú ý nghiên cứu tác dụng của nó trên hệ nội tiết. Thành phần chủ yếu của đương quy là tinh dầu, polysaccharid, và acid ferulic.

Độc tỉnh và tác dụng bất lợi: LD50 đường tiêm dưới da và đường uống của tinh dầu đương quy trên chuột nhắt trắng lần lượt là 298 mg/kg TT và 960 mg/kg TT; LD50 của ligustilid tiêm phúc mạc là 520 mg/kg TT, của acid ferulic tiêm tĩnh mạch và đường uống lần lượt là 1.7 g/kg TT và 3.6 g/kg TT.

Hà thủ ộ đỏ

Là rễ củ phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum (Thunb.), họ Rau răm (Polygonaceae). Thành phần hóa học chủ yếu là lecithin khoảng 3,7%, anthraquinon khoảng 1,1% và khoảng 1,2% glucosid… Trong đó lecithin là chính. Trong nhóm anthraquinon, chủ yếu là emodin, physcion trong đó chrysophanol và emodin là nhiều nhất. Glycosid, chủ yếu là stilben glycosid. Trong hà thủ ô đỏ còn có tổ-sitosterol, carotenoid, acid gallic và các nguyên tố vi lượng.

Hà thủ ô đỏ có vị đắng, ngọt, sáp, tính ấm, quy kinh can, tâm, thận. Hà thủ ô sống có công năng giải độc tiêu thũng, nhuận tràng thông tiện, chủ trị các chứng loa lịch thương thũng, phong chẩn ngứa ngáy, tràng táo tiện bí. Hà thủ ô chế có công năng bổ can thận, ích tinh huyết, ô tu pháp, chủ trị các chứng huyết hư vàng vọt, huyễn vựng ù tai, râu tóc bạc sớm, đau lưng mỏi gối, chân tay mình mẩy tê mỏi, băng lậu đới hạ, sốt rét… Sinh hà thù ô tác dụng nhuận tràng thông tiện, do vậy các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng đến chức năng hệ thống tiêu hóa. Hà thủ ô chế có công năng mạnh về bổ can thận, ích tinh huyết, nên nghiên cứu tập trung vào tác dụng chống lão hóa, ảnh hưởng đến tạo máu và chức năng hệ miễn dịch. Hà thủ ô đỏ có các tác dụng dược lý sau:

Chống lão hóa: bột hà thủ ô đỏ có tác dụng kéo dài tuổi thọ chim cút già; kéo dài thời gian sinh trưởng của ruồi giấm, kéo dài tuổi thọ ruồi giấm. Hà thủ ô cải thiện rõ rệt chức năng của hệ TKTW chuột cống trắng, chuột nhắt già, làm tăng hoạt tính của SOD, giảm lượng MDA trong não và gan động vật thí nghiệm, tăng hàm lượng monoamin dẫn truyền thần kinh, giảm hoạt tính MAO-B trong não. Hà thủ ô cũng làm táng đẩy đáng kể sự trao đổi chất, dịch chiết nước hà thủ ô làm tăng hàm lượng protein trong não chuột nhắt trắng già hoặc trưởng thành, tăng khả năng sửa chữa DNA, cắn chiết ethanol và dịch chiết nước hà thủ ô có tác dụng tăng cường hàm lượng protein và acid nucleic trong bào tương tuyến ức chuột nhắt trắng già.

Tăng cường chức năng miễn dịch: dịch chiết nước hà thủ ô làm tăng trọng lượng tuyến ức chuột nhắt trắng, đối kháng các thuốc ức chế miễn dịch prednisolon và cyclophosphamid gây teo tuyến ức và lá lách ở chuột nhắt trắng già, tăng tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào của đại thực bào. cắn chiết ethanol hà thủ ô làm tăng chức năng của tế bào lympho T và lympho B trên chuột nhắt trắng.

Hạ lipid máu, chổng vữa xơ động mạch: làm giảm TC và TG trong huyết thanh chuột cống trắng mỡ máu cao thực nghiệm; làm giảm rõ rệt hàm lượng TC, tăng tỉ lệ HDL-C/TC ở chim cút lipid máu cao thực nghiệm. Hà thủ ô đỏ làm giảm sự hình thành các mảng vữa xơ trên mô hình thỏ lipid máu cao rõ rệt.
Hoạt chất có tác dụng hạ lipid máu trong hà thủ ô bao gồm: anthraquinon, diphenylen và lecithin. Cơ chế tác dụng hạ lipid máu của Hà thủ ô là: (1) anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, làm giảm hấp thu chất béo, tăng thải trừ acid mật qua đường ruột; (2) ảnh hưởng đến hoạt tính của coenzym 3-hydroxy-3-methyl amylase (HMG-CoA) và 7a-hydroxylase, ức chế tổng hợp cholesterol nội sinh và tăng chuyển hóa cholesterol thành acid mật.
Kích thích chức năng tạo máu của tủy xương: dịch chiết nước hà thủ ô làm tăng số lượng tế bào gốc tạo máu tủy xương, tăng số lượng hồng cầu, số lượng bạch càu hạt trong máu ngoại vi trên chuột nhắt trắng.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:

+ Nhuận tràng: hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng thông tiện mạnh, thành phần hoạt chất là các anthraquinon. Sau khi chế biến, anthraquinon dạng kết hợp được chuyển hóa thành anthraquinon tự do, tác dụng tả hạ, nhuận tẩy giảm đi còn tác dụng bổ tăng lên.

+ Bảo vệ gan: thành phần stilben glucosid trong hà thủ ồ ức chế dầu ngô peroxy hóa gây gan nhiễm mỡ và tổn thương gan trên chuột cống trắng, giảm hàm lượng ALT, AST, acid béo tự do huyết thanh và nồng độ lipoperoxid ứong gan. Trong thí nghiệm
in vitro, thể hiện tác dụng ức chế ADP và coenzym reduced II (NADPH) gây ra peroxy hóa lipid ở vi lạp thể (microsome) gan chuột cống trắng, giảm tổn thương tế bào gan. Trong hà thủ ô có chứa lecithin với hàm lượng khá cao, hữu ích cho tác dụng bảo vệ gan.

Tác dụng trên hệ nội tiết: hà thủ ô có tác dụng kiểu kích thích tố vỏ thượng thận, cải thiện tình trạng suy thận trên chuột nhắt trắng cắt bỏ 2 tuyến thượng thận. Dùng dịch chiết nước hà thủ ô lâu dài, làm tăng trọng lượng tuyến thượng thận chuột nhắt trắng; đồng thời tăng hàm lượng T4 trong máu chuột đực già.

Tóm lại, các tác dụng có liên quan đến công năng bổ can thận, ích tinh huyết, làm đen râu tóc của hà thủ ô bao gồm chống lão suy, tăng cường chức năng miễn dịch, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, kích thích tạo máu, tăng cường chức năng hệ nội tiết. Hiện thường được dùng trong điều trị lipid máu cao, mất ngủ, bạc tóc sớm. ỉ. Thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý của hà thủ ô bao gồm: các phospholipid, các anthraquinon glucosid…

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 cửa hà thủ ô sống dùng đường uống trên chuột nhắt trắng là 50 g/kg TT. Trên lâm sàng, phản ứng bất lợi của hà thủ ô chủ yếu là trên đường tiêu hóa, một số bệnh nhân thấy đại tiện lỏng nát, hoặc thấy đau bụng, buồn nôn, nôn… số ít bệnh nhân dùng liều lớn thấy tê mỏi chân tay hoặc nổi mẩn da.

Câu kỷ tử

Là quả chín phơi hay sấy khô của cây câu kỷ Lycỉum barb arum L., họ cà (Solanaceae). Thành phần hóa học chính là các polysaccharid của câu kỷ tử (LBP), bentain, scopoletin, acid amin, vitamin, carotenoid và các nguyên tố khác.
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình quy kinh can, thận, có công năng tư bổ can thận, ích tinh minh mục, nhuận phế Chủ trị hư lao tinh ố, lưng gối mỏi đau, huyễn vựng (chóng mặt) ù tai, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư vàng vọt, mắt mờ. Y học hiện đại chứng minh, chứng “can thận hư ố” trong YHCT có liên quan đến hiện tượng suy giảm chức năng nhiều hệ thống, nhiều cơ quan ở người già (lão suy), còn “nội nhiệt tiêu khát” có liên quan đến chứng đái tháo đường. Câu kỷ tử có các tác dụng dược lý sau:

Tăng cường miễn dịch: làm tăng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, thành phần có hoạt tính sinh học là LBP. Hiện đã chiết xuất và phân lập được nhiều thành phần có hoạt turn miễn dịch khá cao từ LBP như Wolfberry glycopeptid.

+ Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: dịch chiết nước câu kỷ tử làm tăng khả năng thực bào của tế bào bạch cầu trung tính chuột cống vắng, LBP đối kháng với tác dụng gây giảm tế bào bạch cầu trên chuột nhắt trắng của cyclophosphamid và 60COy.

+ Tăng cường miễn dịch đặc hiệu: dịch chiết nước câu kỷ tử làm tăng tế bào miễn dịch. Dùng đường tiêm phúc mạc, LBP tăng rõ rệt số lượng tế bào lympho T trong máu ngoại vi chuột nhắt trắng. Câu kỷ tử hoạt hoá Con A kích hoạt tế bào lympho lá lách tổng hợp DNA và protein, tăng thụ thể IL-2 tế bào lympho trong máu ngoại vi người, đồng thời đối kháng tác dụng ức chế tế bào T và NK lách chuột nhắt trắng. Câu kỷ tử làm tăng hoạt tính tế bao B, làm cho hàm lượng IgG, IgM và bổ thể C4 trong huyết thanh chuột nhắt tăng lên.

Chống lão hỏa: cắn chiết ethanol câu kỷ tử, LBP cải thiện năng lực ghi nhớ, học tập ở chuột nhắt trắng lão hoá do D-glactose gây ra, làm giảm hàm lượng lipofuscin trong tim, gan và não, làm tăng hoạt tính GSH-Px và SOD. Trong các thí nghiệm in vitro, LBP có tác dụng dọn gốc tự do hydroxyl, đồng thời ức chế phản ứng peroxyd hóa lipid tự phát hoặc do các hydroxyl gây ra, LBP còn làm tăng hàm lượng NO và hoạt tính NỌS trong não chuột già và lão hóa bởi D-galactose ức chế gen c-myc trong tủy xương, ức chế quá trình chết theo chương trình. Tóm lại, tác dụng chống lão hóa của câu kỷ tử là thông qua khả năng chống oxy hóa, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào chết theo chương trình… thành phần hoạt chất là LBP.

Bảo vệ gan: dịch chiết nước câu kỹ tử có tác dụng bảo vệ gan trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng CCI4, ức chế sự lắng đọng mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy tái sinh tế bào gan. Trong cơ thể và tế bào gan, LBP có tác dụng như một chất cung cấp gốc methyl, là thành phần chính có tác dụng bảo vệ gan của câu kỷ tử. LBP dùng đường uống có tác dụng bảo vệ gan chuột nhắt trắng trên mô hình gây tổn thương do CCI4. Tác dụng của LBP là thông qua ngăn cản tổn thương lưới nội chất, tăng cường tổng hợp protid để phục hồi chức năng tế bào gan và thúc đẩy tái sinh tế bào gan.

Hạ đường huyết, chống biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường: câu kỷ tử làm hạ đường huyết, tăng dung nạp glucose trên chuột cống trắng. LBP làm hạ đường huyết trên chuột nhắt bình thường và chuột tăng đường huyết do alloxan, streptozocin gây ra. Tăng cường hồi phục chức năng miễn dịch, giảm thiểu lượng nước uống, hoãn giải các chứng trạng trên chuột nhắt trắng đái tháo đường do alloxan gây ra, đồng thời có tác dụng bảo vệ tế bào p đảo tụy chuột nhắt trắng tránh bị tổn thương bởi septo zocin.

Câu kỷ tử có tác dụng bảo vệ võng mạc chuột cống trắng đái tháo đường, khiến cho hàm lượng vitamin c, SOD, lipoperoxid trong võng mạc chuột cống trắng tiểu đường khôi phục đến mức độ tiệm cận với giá trị bình thường, do vậy mà có tác dụng phòng ngừa các biến chứng trên võng mạc do tiểu đường gây ra. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, LBP có tác dụng điều tiết 2 chiều chức năng miễn dịch trên đái tháo đường typ II, điều tiết hàm lượng T8 và IL-6 ở bệnh nhân đái tháo đường typ II, đồng thời có tác dụng nâng cao hàm lượng IL-2.

Kháng tế bào ung thư: LBP ức chế rõ rệt tế bào ung thư cổ từ cung Hela và tế bào ung thư dạ dày MGC-803 sinh trưởng, ức chế sự phân chia của tế bào ung thư. Trên chuột nhắt trắng ung thư Sacroma SI80, tiêm phúc mạc LBP, làm tăng trọng lượng lách, tăng số lượng tế bào lá lách có nhân, tăng hoạt tính tế bào NK và khả năng sản sinh IL-2 ở tế bào lá lách chuột. LBP có tác dụng tăng chỉ số tuyến ức ở chuột ung thư, tăng khả năng thực bào của đại thực bào, tăng hình thành kháng thể lách, tăng phản ứng chuyển hóa tế bào lympho, tăng năng lực sát thương của tế bào lympho T độc, chống peroxy hóa
lipid, có hoạt tính chống ung thư rõ rệt. LBP hiệp đồng tác dụng với cyclophosphamid, đối kháng với tác dụng gây giảm tế bào bạch cầu của cyclophosphamid. Tác dụng kháng tế bào ung thư của câu kỷ tử và LBP có liên quan chặt chẽ đến khả năng tăng cường miễn dịch của chuột ung thư, trên lâm sàng thường được dùng như một chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.

Tóm lại, công năng tư bổ can thận, ích tinh minh mục của câu kỷ tử có liên quan đến tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống lão suy, bảo vệ gan, hạ đường huyết, hiện thường dùng để điều trị các bệnh gan, đái tháo đường… Thành phần hoạt chất của câu kỷ tử là polysaccharid (LBP).

Mạch môn

Là rễ củ phơi khô của cây mạch môn đông Ophỉopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl, họ Mạch môn đông (Convallariaceae). Thành phần chủ yếu là saponin steroid (ophiopogonin), /?-sitosterol, stigmasterol, flavonoid và polysaccharid, acid amin, vitamin…
Mạch môn có vị ngọt, vi khổ, vi hành, quy tâm, phế, vị, công năng dưỡng âm sinh tân dịch, nhuận phế thanh tâm. Chủ yếu dùng điều trị phế táo ho khan, tân thương khẩu khát, tâm quý thất miên, tâm phiền mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát, hàng táo tiện bí. Mạch môn có các tác dụng dược lý sau:
– Ảnh hưởng trên hệ tim mạch:

+ Cải thiện chức năng tìm: thuốc tiêm mạch môn có tác dụng cải thiện rõ rệt lực tâm thu. Đối với các trường hợp chuột cống trắng sốc do mất máu, có tác dụng chống sốc và cải thiện chức năng tâm thất trái, có khả năng chuyển đổi trạng thái suy giảm chức năng tim do mất máu tạo, cải thiện tuần hoàn, làm cho huyết áp tăng trở lại, tác dụng này phụ thuộc vào liều.

+ Chống thiếu máu cơ tim: mạch môn, saponin toàn phần và acid amin đều có tác dụng chống thiếu máu cơ tim. Thuốc tiêm mạch môn ức chế pituitrin gây sóng T tăng cao; saponin toàn phần và polysaccharid tăng tưới máu cơ tim nên chuột nhắt trắng, giúp cho tim thiếu máu, thiếu oxy được phục hồi và có tác dụng bảo vệ; mạch môn cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính trên chó gây thiếu máu cơ tim do thắt mạch vành.
Saponin toàn phần làm giảm hàm lượng creatin phosphokinase (CPK), tăng cường hoạt tính SOD cơ tim, giảm thiểu peroxy hóa lipid và cải thiện trao đổi chất của tế bào cơ tim…

+ Chống loạn nhịp tim: mạch mồm có tác dụng điều trị và dự phòng đối với nhiều loại rối loạn nhịp tim thực nghiệm. Thuốc tiêm mạch môn điều chỉnh nhịp tim nhanh hoặc rung thất trở về nhịp xoang bình thường trên chuột cống trắng rối loạn nhịp tim do BaCk gây ra, thời gian duy trì ngắn. Saponin toàn phần đối kháng aconitin, BaCk và thủ thuật thắt động mạch vành gây loạn nhịp tim, chẹn kênh Ca2+, làm cho lượng Na+, Ca2+ giảm
đi, dẫn đến giảm dẫn truyền, chuyển ức chế dẫn truyền một chiêu thành ức chế dẫn truyền hai chiều, do đó loại trừ được hưng phấn sau khi thoát ức chế (reentry).

Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: dịch chiết nước mạch môn làm tăng trọng lượng lá lách chuột nhắt trắng, tăng khả năng thực bào của đại thực bào. Polysaccharides tiêm phúc mạc làm tăng trọng lượng tuyến ức, trọng lượng lá lách, đồng thời hoạt hóa chức năng thực bào của hệ thống lưới nội mô ở chuột nhắt trắng, tăng nồng độ kháng thể hemolysin (tan huyết) trong huyết thanh.

Chống lão hóa: trên mô hình lão hóa do D-galactose ở chuột cống trắng, dịch chiết nước mạch môn làm tăng hoạt tính SOD ở tổ chức não, GSH-Px trong tổ chức gan, giảm hàm lượng MDA trong mô gan làm tăng khả năng chống oxy hóa, dọn gốc tự do của cơ thể, phát huy tác dụng chống lão hóa.
Hạ đường huyết: mạch môn ức chế phản ứng tăng đường huyết trên chuột nhắt trắng do adrenalin, alloxan gây ra, giảm thiểu tổn thương tế bào p đảo tụy và cải thiện chức năng tế bào p. Cơ chế hạ đường huyết của mạch môn liên quan đến tác dụng cải thiện tính mẫn cảm của tổ chức ngoại vi với insulin, giảm đề kháng insulin, ngăn cản sự hấp thu glucose ở ruột…

Chống quả mẫn, giãn Cơ trơn khỉ quận: polysaccharid mạch môn ức chế acetylcholin và histamin gây co thắt khí quản chuột lang, trì hoãn cơn suyễn do ovalbumin gây ra trên chuột lang, đồng thời ức chế rõ rệt phản ứng quá mẫn da thụ động trên chuột nhắt trắng.
An thần: dịch chiết nước mạch môn cố tác dụng an thần, hiệp đồng với tác dụng gây ngủ của pentobarbital ở liêu dưới ngưỡng, tăng tác dụng trấn tĩnh của chlorpromazin, đối kháng với tác dụng kích thích thần kinh của caffein trên chuột nhắt trắng.
Chống khối u và chống bức xạ: polysaccharid kích thích hệ lưới nội mô, làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể đối với tế bào ung thư, đồng thời có tác dụng chống bức xạ gây giảm bạch cầu.

Tóm lại, công năng dưỡng âm sinh tân của mạch môn chủ yếu có liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, hạ đường huyết… là cơ sở điều trị đái tháo đường. Hiện nay, mạch môn thường được dùng trong điều trị chứng đái tháo đường, viêm họng mạn tính. . . Tác dụng dược lý liên quan đến công năng nhuận phế thanh tâm là cải thiện chức năng tim, chống thiếu máu cơ tim, chống loạn nhịp tim, chống quá mẫn, bình suyễn, an thần… là căn cứ quan trọng trong điều trị phế hàu khô táo, ho kéo dài, tâm phiền mất ngủ… hiện thường được dùng trong điều trị bệnh tim mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh đường hô hấp… Thành phần hoạt chất là saponin, polysaccharid…

Dâm dương hoắc

Là phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của các loài dâm dương hoắc lá hình tim Epỉmedium brevicomum Maxim.; dâm dương hoắc lá mác E. sagittatum (Sieb.et Zuce.) Maxim.; dâm dương hoắc lông mềm E. pubescens Maxim.; dâm dương hoắc Triều Tiên (E. koreanum Nakai.) hoặc vu sơn dâm dương hoắc (E. wushanense T.S.Ying), họ hoàng liên gai (Berberidaceae) và thành phần chính gồm icariin, epimedosid-A, /?-anhydroicaritin, ngoài ra còn có manglin, isoquercetin hyperosid, polysaccharid…

Dâm dương hoắc có vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh can thận, có công năng bổ thận dương, cường gân cốt, khu phong thấp. Chủ trị các chứng dương ủy di tinh, gân cốt mềm yếu, phong thấp tý thống, tê dại co quắp. Dâm dương hoắc có các tác dụng dược lý sau:

Tăng cường chức năng tuyến sinh dục: dâm dương hoắc có tác dụng kiểu androgenic, kích thích phân tiết tinh dịch chó, làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ thắt hậu môn, tăng trọng lượng tuyến sinh dục và tuyến phụ (gland) ở chuột cống trắng dương hư, tăng hàm lượng testostẹrol và estradiol trong huyết tương. Icariin làm tăng rõ rệt trọng lượng mào tinh và túi tinh ở chuột cống trắng non, tăng phân tiết các tiền chất tổng hợp testosteron và tăng hàm lượng cAMP. Dịch chiết nước dâm dương hoắc kích thích tuyến yên phân tiết các chất kích thích tuyến sinh dục phân tiết hormon sinh dục ở giống cái, tăng cường khả năng tổng hợp hoàng thể của buồng trứng, kích thích phát triển buồng trứng, tử cung chuột nhắt trắng, tăng trọng lượng chuột nhắt trắng, tăng hàm lượng estradiol, luteinizing hormon ường huyết thanh chuột nhắt trắng, biểu hiện một số tác dụng kiểu estrogen thực vật.

Tăng cường chức năng miễn dịch:

+ Tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu: polysaccharid dâm dương hoắc dùng đường tiêm làm tăng trọng lượng tuyến ức và lá lách; polysaccharid và flavonoid làm tăng chức năng hệ thống lưới nội mô, ức chế tác dụng gây suy giảm miễn dịch trên chuột nhắt trắng của cyclophosphamíd, tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào.

+ Điều tiết chức năng miễn dịch đặc hiệu: dâm dương hoắc làm tăng chức năng tế bào miễn dịch, có tác dụng điều hòa miễn dịch thể dịch. Flavorioid toàn phần làm tăng hàm lượng hemolysin ở động vật dương hư, kích thích phản ứng chuyển hóa tế bào lympho. Polysaccharid kích thích sản sinh kháng thể, tăng cường chức năng miễn dịch thể dịch. Nhung icariin lại có tác dụng ức chế tế bào T, làm giảm hàm lượng kháng thể tạo thành, do vậy có tác dụng ức chế miễn dịch thể dịch ở một mức độ nào đó.

Kích thích tăng trưởng xương: dịch chiết nước dâm dương hoắc kích thích tế bào xương tổng hợp DNA, đối kháng với tác dụng gây loãng xương của glucorticoid dùng dài ngày. Thí nghiệm in vitro cho thấy, flavonoid dâm dương hoắc ức chế sự phát triển của các dòng tiền tế bào hủy xương, ức chế hình thành hủy cốt bào. Icariin có thể đảo ngược tác dụng ức chế phân hóa tế bào xương của dexamethason trên chuột cống ứắng. Thí nghiệm ỉn vivo cho thấy, flavonoid toàn phần của dâm dương hoắc kích thích tổng hợp và ức chế sự thủy phân collagen loại I, làm tăng mật độ xương, cải thiện chất lượng xương, từ đó có tác dụng chống loãng xương.

Ảnh hưởng quá trình chuyển hóa chất: dâm dương hoắc kích thích tổng hợp DNA, protid, làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng khả năng chống lạnh của động vật mô hình dương hư.

Ảnh hưởng lên hệ tim mạch:

+ Chổng thiếu máu cơ tim: dâm dương hoắc làm giảm thiểu diện tích vùng thiếu máu trên mô hình thiếu máu cơ tim cấp ở chuột do thắt mạch vành, giảm thiểu hàm lượng CPK, LDH và acid béo tự do trong huyết thanh, tăng hoạt tính SOD, GSH-Px. Saponin toàn phần từ dâm dương hoắc có tác dụng ức chế isoproterenol, vasopressin gây loạn nhịp, làm giảm hàm lượng CK và LDH trong huyết thanh. Thí nghiệm ỉn vitro cho thấy, icariin có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim của chuột sơ sinh nuôi cấy trước tác nhân gây tổn thương isoproterenol, làm tăng tỷ lệ sống của tế bào cơ tim, giảm tỷ lệ chết theo chương trình.

+ Cường tim, hạ huyết áp: dịch chiết nước dâm dương hoắc, cắn chiết ethanol tăng cường lực co bóp cơ tim chó cô lập và trên mô hình suy tim do pentobarbital natri. Tiêm màng bụng flavonoid dâm dương hoắc làm giảm huyết áp ở chuột cống trắng tăng huyết áp nguyên phát. Cơ chế tác dụng có liên quan khả năng giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi.

+ Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: chống kết tập tiểu cầu ở người bình thường, đồng thời có tác dụng giải kết tập tiểu cầu. Flavonoid toàn phần có tác dụng chống hình thành huyết khối máu thỏ ỉn vitro, cơ chế tác dụng liên quan chống kết tập tiểu cầu và giảm độ nhớt máu.
Hạ đường máu, hạ lipid máu: dâm dương hoắc làm giảm hàm lượng đường máu trên động vật tăng đường huyết thực nghiệm, giảm hàm lượng TC, TG tên thỏ tăng mỡ máu thực nghiệm.

Tóm lại, các tác dụng dược lý liên quan đến công năng bổ thận dương, cường gân cốt của dâm dương hoắc là tăng cường chức năng tuyến sinh dục và miễn dịch của cơ thể, tăng tạo xương… là căn cứ quan trọng trong điều trị dương ủy di tinh, gân cốt mềm yếu. Các tác dụng cường tim, giáng áp, chống thiếu máu cơ tim, chống kết tập tiểu cầu, chống hình thành huyết khối, hạ đường huyết, hạ lipid máu… là những nghiên cứu hiện đại mới về dâm dương hoắc. Hiện nay thường dùng để điều trị các chứng giảm bạch cầu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, liệt dương. Flavonoid và polysaccharid là các thành phần đóng vai trò quan trọng trong tác dụng dược lý của dâm dương hoắc.

Đông trùng hạ thảo

Là dạng kết hợp giữa nấm Cordyceps sinensis (Berk.) sống ký sinh trên ấu trùng ngài dơi Hepialus armorỉcanus oberthun. Thành phần hóa học chủ yếu là protein, chất béo, D-mannitol, carbohydrat, tro và nhiều acid amin, vitamin. Ngoài ra còn có acid cordycepic, cordycepin, polysaccharid… trong đó acid cordycepic, cordycepin là hoạt chất chính. Do nguồn đông trùng hạ thảo tự nhiên ít, hiện đã áp dụng phương pháp nuôi cấy các sợi nấm Cordyceps sinensis đế thay thế.

Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế thận, công năng bổ phế ích thận, chỉ huyết hóa đàm, trị ho lâu ngày, suyễn, ho ra máu, liệt dương di tinh, đau lưng mỏi gối. Từ công năng và ứng dụng của đông trùng hạ thảo cho thấy, phạm vi ứng dụng điều trị là các bệnh lý đường hô hấp, nội tiết, miễn dịch rối loạn. Đông trùng hạ thảo có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ nội tiết:

+ Tác dụng của hormon sinh dục: loại tự nhiên hoặc nuôi cấy đều có khả năng làm tăng nồng độ testosteron trong huyết tương chuột cống trắng, táng trọng lượng quy đầu, túi tinh và tuyến tiền liệt… Trùng thảo còn làm tăng trọng lượng túi tinh và tuyến tiền liệt ở chuột đực non bị thiến; tăng trọng lượng tinh hoàn, tăng chỉ số tinh hoàn và chỉ số tinh trùng ở thỏ; điều tiết nồng độ estrogen ở chuột cái, cải thiện chức năng của nội mạc tử cung, tăng tỉ lệ thụ thai và tỷ suất sinh (số con/lần sinh).

+ Tăng cường chức năng tuyến thượng thận: làm tăng trọng lượng tuyến thượng thận, tăng hàm lượng cortisol và aldosteron trong huyết tương. Tiêm dưới da polysaccharid đông trùng hạ thảo cho chuột nhắt trắng, ngoài việc tăng corticosteron huyết thanh ra, còn đối kháng phản ứng ức chế ngược tuyến thượng thận của cortison.

Tác dụng trên hệ miễn dịch:

+ Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: dịch chiết nước đông trùng hạ thảo làm tăng trọng lượng lá lách chuột và đối kháng với tác dụng gây giảm trọng lượng lách của prednisolon, cyclophosphamid. Polysaccharid làm tăng đáng kể chỉ số thực bào của đại thực bào phúc mạc chuột, đồng thời ức chế cortison gầy suy giảm chức năng thực bào.

+ Tác dụng điều tiết miễn dịch đặc hiệu: đối với tế bào T của động vật bị ức chế, đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ hoặc tăng cường chức năng. Polysaccharid đông trùng hạ thảo thúc đẩy Con A và LPS kích thích chuyển hóa tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng, thúc tiến Con A kích thích sản xuất IL-2. Đông trùng hạ thảo hoặc nấm trùng thảo làm tăng tỷ lệ tế bào lympho thỏ hoạt hoá PHA. cắn chiết ethanol đông trùng hạ thảo tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng làm tăng cường hoạt tính tế bào NK lá lách, đồng thời đối kháng với tác dụng ức chế hoạt tính tế bào NK của cyclophosphamid. Trên chuột nhắt trắng thuần chủng Balb/c, cho uống dịch chiết nước đông trùng hạ thảo lại có tác dụng ức chế hiệu ứng tăng sinh tế bào lympho lá lách do Con A và LPS, ức chế sản sinh IL-1, IL-2. Dịch chiết nước đông trùng hạ thảo làm tăng rõ rệt hàm lượng kháng thể, hemolysin và IgM, đồng thời đối kháng tác dụng ức chế miễn dịch của cyclophosphamid.

Bảo vệ thận: có tác dụng phòng và điều trị đối với các trường hợp viêm thận, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận do thuốc và thiếu máu. Đông trùng hạ thảo làm giảm tỷ lệ tử vong trên mô hình chuột cống trắng suy giảm chức năng thận do cắt phần lớn thận, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm hàm lượng ure và creatinin đường huyết thanh, thúc đẩy sản xuất IL-2, tăng tỷ lệ chuyển hóa tế bào lympho lá lách, làm chậm quá trình tiến triển suy giảm chức năng thận. Đông trùng hạ thảo thúc đẩy tiểu quản thận hồi phục trên mô hình chuột cống trắng tổn thương thận cấp tính do gentamicincyclosporin A gây ra. Cơ chế tác dụng: (if ổn định màng lysosom tế bào thượng bì tiểu quản thận, ức chế vỡ màng lysosom; (2) thúc đẩy sự tổng hợp và giải phóng yếu tố tăng trưởng tế bào nội bì tiểu quản thận, tăng tốc độ hồi phục tổ chức tiểu quản thận; (3) giảm hoạt tính LDH, bảo vệ chức năng Na+-K+-ATPase màng tế bào.

Giãn cơ trơn khí quản: dịch chiết nước đông trùng hạ thảo tiêm phúc mạc làm tăng đáng kể khả năng bài tiết phenol đỏ của khí quản chuột nhắt trắng, đối kháng với acetylcholin gây co thắt cơ trơn khí quản trên chuột lang (guinea), có tác dụng hiệp đồng với theophyllin.

Tăng cường chức năng tạo máu của tủy xương: đông trùng hạ thảo kích thích sản sinh tế bào máu gốc, tế bào tủy đỏ, nguyên bào sợi gốc và bạch cầu hạt – sinh tế bào bạch cầu đơn nhân, đồng thời đối kháng với tác dụng gây tổn thương chức năng tạo máu của cephalotaxus.

Hạ đường huyết: polysaccharid đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo nuôi cấy đều có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng bình thường, chuột nhắt trắng tăng đường huyết thực nghiệm do alloxan và streptozocin gây ra. Tiêm phúc mạc có hiệu quả rõ rệt hơn đường uống.

Kháng tế bào ung thư: ức chế khối u trên chuột nhắt ung thư lympho (lymphoma), ung thư phổi nguyên phát Lewis và ung thư phổi di căn. Dịch chiết nước đông trùng hạ thảo, polysaccharid ức chế tăng trưởng khối u trên chuột ung thư SI80, cordyceptic acid có tác dụng ức chế trên chuột ung thư Ehrlich cổ chướng, ức chế sự phát triển ung thư biểu mô vòm họng. Đông trùng hạ thảo có tác dụng hiệp đồng với cyclophosphamid, vincristin, 6-mercaptopurin và các thuốc chống ung thư khác, qua đó, làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng ung thư. Thành phần có hoạt tính kháng ung thư là cordycepic acid và polysaccharid.

Tóm lại, công năng bổ phế ích thận của đông trùng hạ thảo có liên quan đến các tác dụng của hormon sinh dục, tăng cường chức năng tuyến thượng thận, điều tiết hệ miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa, bình suyễn, bảo vệ thận, tăng cường chức năng tạo máu của tủy xương, là cơ sở quan trọng trong điều trị các trường hợp ho suyễn lâu ngày, ho ra máu, dương ủy di tinh. Hiện thường được dùng để điều trị các trường hợp suy giảm chức năng tình dục, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, hội chứng thận hư… Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng hạ đường huyết, chống ung thư…

Một số phương thuốc thường dùng

Bổ trung ích khí thang

Bổ trung ích khí thang có xuất xứ từ “Tỳ vị luận”, gồm hoàng kỳ 18g, cam thảo 5g, nhân sâm 6g, đương quy lOg, trần bì 6g, thăng ma 3g, sài hồ 3g, bạch truật lOg. Bổ trung ích khí thang có công năng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm. Chủ trị tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, biểu hiện nằm co quắp, ăn ít bụng đầy, đại tiện lỏng nát, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang (sa trực tràng), âm đỉnh (sa tử cung). Bổ trung ích khí thang có các tác dụng dược lý sau:

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: khôi phục chỉ số lá lách và tuyến ức trên chuột nhắt trắng mô hình tỳ hư, tăng cường chức năng miễn dịch tế bào hồng cầu, lympho T, tế bào NK và chức năng phân tiết TNF của đại thực bào phúc mạc ở chuột nhắt trắng tỳ hư. Trên động vật gây nhiễm khuẩn thực nghiệm cũng có tác dụng điều hòa miễn dịch nhất định. Bổ trung ích khí thang làm tăng các tế bào bổ trợ tế bào lympho T (Th), giảm tỷ lệ nhóm tế bào ức chế (Ts), tăng tỷ lệ Th/Ts.

Nghiên cứu tách phương cho thấy, cam thảo làm tăng hoạt tính tế bào NK và chức năng miễn dịch của các vị thuốc khác. Nghiên cứu quy luật phối ngũ của phương thuốc cho thấy các vị thuốc ảnh hưởng đến tác dụng tăng cường miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào chủ yếu là nhân sâm và hoàng kỳ, ảnh hưởng của các vị thuốc khác như sài hồ, thăng ma đến chức năng miễn dịch rất ít.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:

+ Điều tiết vận động vị tràng: Bổ trung ích khí thang ức chế vận động tiểu tràng chuột nhắt trắng, đồng thời đối kháng với tác dụng tăng nhu động tiểu tràng của neostigmin và giảm nhu động tiểu tràng của morphin.

+ Ảnh hưởng đến sự tiết dịch tiêu hóa: Bổ trung ích khí thang ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của acetylcholin, histamin và gastrin; đồng thời tăng tiết dịch tụy và trypsin.

+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày: gastrin đóng vai trò quan trọng trong điều tiết sự phân tiết dịch vị* Trên chuột cống trắng mồ hình tỳ hư, xảy ra hai khả năng: (1) ái lực của tế bào thành dạ dày với gastrin tăng lên, dẫn đến tăng độ nhạy cảm của niêm mạc với các tác nhân kích thích; (2) lượng thụ thể gastrin giảm, khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày giảm, do vậy dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày. Bổ trung ích khí thang làm giảm ái lực của tế bào thành dạ dày với gastrin, tăng số lượng điểm gắn kết… mà có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có nghiên cứu cho rằng, ở chuột nhắt trắng mô hình tỳ hư, hàm lượng NO trong tổ chức niêm mạc dạ dày giảm đi. Sau khi cho dùng bổ trung ích khí thang, hàm lượng NO được khôi phục lại giá trị bình thường, chứng tỏ tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày của bổ trung ích khí thang có liên quan đến điều tiết NO.

Ảnh hưởng đến trao đổi chất: làm tăng khả năng tổng hợp RNA, DNA và protein trong tổ chức gan và dạ dày chuột nhắt trắng, tăng năng lực điều tiết đường huyết ở chuột cống trắng mô hình tỳ hư khi đói, cải thiện trao đổi năng lượng.

Kích thích cơ trơn tử cung: có tác dụng kích thích trực tiếp trên cơ trơn tử cung thỏ cô lập hay tại thể, tác dụng này không bị đối kháng bởi aưopin.
Khảng tế bào ung thư: có tác dụng điều trị trên chuột nhắt trắng ung thư phúc mạc cổ trướng Ehrlich, tăng hoạt tính kháng tế bào ung thư của cyclophosphamid trên chuột nhắt trắng ung thư sarcom SI80, L615, Lewis. Phương thuốc đối kháng tác dụng gây biến dị nhiễm sắc thể do cyclophosphamid gây ra, tăng số lượng tế bào bạch cầu, có thể dùng làm thuốc phối hợp trong điều trị ung thư.

Hạ sốt: Bồ trung ích khí thang có tác dụng hạ sốt trên mô hình gây sốt thực nghiệm trên thỏ do vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn và vaccin 3 trong 1, đồng thời làm giảm lượng PGE2 trong dịch não tủy và hàm lượng cAMP ở vùng dưới đồi – tiền nhãn (PO/AH).

Tóm lại, công năng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm của Bổ trung ích khí thang có liên quan đến tác dụng điều tiết chức năng miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, trao đổi chất và tăng trương lực cơ tử cung.

Đương quy bổ huyết thang

Đương quy bổ huyết thang có xuất xứ từ “Nội ngoại thương biện hoặc luận”, gồm hoàng kỳ 30g, đương quy 6g.

Đương quy bổ huyết thang có công năng bổ huyết sinh huyết, chủ trị ốm lâu ngày, huyết hư phát sốt, viêm cơ, phiền khát, mạch hồng đại mà hư và phụ nữ phát sốt, đau đầu kỳ kinh, hậu sản hoặc vết thương lâu liền. Chứng huyết hư thường liên quan đến các bệnh hệ thống huyết dịch như chứng bần huyết, đồng thời thường có chức năng hệ miễn dịch suy giảm. Đương quy bổ huyết thang có các tác dụng dược lý sau:

Kích thích tạo máu: làm tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin, làm tăng hồng cầu và hemoglobin trong trường hợp thiếu máu tan huyết và do hydracetin gây ra, đối kháng tác dụng làm giảm tiểu cầu của cyclophosphamid trên chuột nhắt trắng, làm tăng tế bào hồng cầu lưới và số lượng tế bào tủy có nhân. Đương quy bổ huyết thang có khả năng thông qua kích thích tế bào nội bì phân tiết yếu tố tạo máu, thúc đẩy chức năng tạo máu của tủy xương. Nghiên cứu tách phương cho thấy, thành phần polysaccharid là một trong những thành phần hoạt chất chính kích thích tủy xương tạo máu. Trong số các phi saccharid, acid ferulic đóng vai trò quan trọng nhất.

Tăng cường miễn dịch: làm tăng chức năng miễn dịch như khả năng thực bào của đại thực bào phúc mạc, phản ứng miễn dịch của đại thực bào lympho B và lympho Tiêm chuột nhắt trắng. Đương quy bổ huyết thang cải thiện sự thay đổi vi cấu trúc tế bào tuyến ức chuột nhắt trắng do cyclophosphamid gây ra, tăng khả năng tổng hợp IL-2 tế bào lympho lá lách trên chuột nhắt trắng mô hình tỳ hư. Polysaccharides là một trong những thành phần hoạt chất chính có tác dụng tăng cường miễn dịch của đương quy bổ huyết.

Chống thiếu máu cục bộ cơ tim: làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trên mô hình chuột cống trắng gây thiếu máu – tưới máu lại, ức chế hoạt tính Na+- K+-ATPase, giảm hàm lượng MDA, tăng hàm lượng cAMP cơ tim.

Giảm đau, chống viêm: có tác dụng giảm đau trên mô hình đau quặn do acid acetic và thử nghiệm mâm nóng, đồng thời có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm do formaldehyd.

– Bảo vệ gan: làm giảm hàm lượng ALT do CCỈ4 gây độc với gan gây ra, cải thiện rõ rệt hydrocortisol gây tình trạng bất thường trên chuột cống trắng nói chung và cấu trúc tổ chức nhân tế bào gan, ti thể, lưới nội chất…

Tóm lại, công năng bổ huyết, sinh huyết của Đương quy bổ huyết thang có liên quan đến tác dụng kích thích tủy xương tạo máu, điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể, chống thiếu máu cơ tim…

Sinh mạch tán

Sinh mạch tán có xuất xứ từ “Nội ngoại thương biện hoặc luận”, gồm nhân sâm lOg, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g hợp thành.
Sinh mạch tán có công năng ích khí phục mạch, dưỡng âm sinh tân. Chủ trị khí âm lưỡng hư, tâm quý khí đoản, mạch vi tự hãn. Khí âm lưỡng hư dẫn đến tâm quý khí đoản tương tự như các chứng suy tim, suy giảm chức năng tim trong y học hiện đại, các biểu hiện chủ yếu của người bệnh bao gồm suy giảm chức năng hệ tim mạch và miễn dịch. Trên lâm sàng, Sinh mạch tán chủ yếu được dùng trong các trường hợp suy tim, sốc, bệnh mạch vành, đau thắt ngực. Sinh mạch tán có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Cường tim: tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm Sinh mạch tán làm tăng lực co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, cải thiện chức năng tìm, đồng thời điều chỉnh trao đổi chất tế bào cơ tim, giảm thiểu tiêu thụ oxy của cơ tim mèo.

+ Bảo vệ cơ tim: Sinh mạch tán đối kháng mitomycin gây thay đổi vi cấu trúc tế bào cơ tim chuột nhắt trắng, giảm phản ứng tổn thương sợi cơ và nhân tế bào, giảm tỷ lệ tử vong của động vật. Cơ chế tác dụng bảo vệ tim của sinh mạch tán là cải thiện trao đổi chất, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu oxy.

+ Chống loạn nhịp tim: dùng đường uống đối kháng với tác dụng gây rối loạn nhịp tim do kích thích điện và rung thất do CaCL2 trên chuột nhắt trắng.

+ Chống sốc: có tác dụng chống sốc trên nhiều mô hình gây sốc thực nghiệm. Cho chó bị sốc bỏng truyền tĩnh mạch thuốc tiêm sinh mạch làm chậm thời gian sốc và kéo dài thời gian sống thêm. Trên thỏ sốc do mất máu, có tác dụng kéo dài thời gian sống thêm, giảm thiểu xuất huyết. Bảo vệ chuột gây sốc bằng tiêm tĩnh mạch nội độc tố, giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài thời gian sống.

Tăng cường miễn dịch: tiêm tĩnh mạch chuột cống trắng Sinh mạch tán làm tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi, tăng tế bào bạch cầu trung tính, tế bào đơn nhân và tế bào lympho T trưởng thành. Trên chuột nhắt trắng tiêm tĩnh mạch sinh mạch dịch, tăng khả năng thực bào của hệ thống thực bào máu, tăng trọng lượng lá lách.

Tăng cường chức năng tuyến yên – tuyến thượng thận: Sinh mạch tán làm giảm hàm lượng vitamin c trong tuyến vỏ thượng thận, tăng hàm lượng kích thích tố vỏ thượng thận (ACTH) và corticosteron trong huyết tương, có tác dụng của hormon vỏ thượng thận, nhưng không gây hiện tượng teo tuyến ức, phì đại hoặc teo tuyến thượng thận.

Cải thiện tính lưu biến huyết dịch: Sinh mạch tán làm giảm độ nhớt của máu, giảm độ dính của huyết tương và hematocrit trên mô hình động vật huyết ứ, tăng tốc độ điện di hồng càu, đồng thời điều chỉnh chỉ số tiểu cầu, sự bất thường của hàm lượng fibrinogen. Trên mô hình gây tuần hoàn ứ trệ và tắc mạch chuột nhắt trắng do dextran, phương thuốc cũng có tác dụng bảo vệ, giảm thiểu tỷ lệ động vật tử vong, giảm độ nhớt máu toàn phần và hematocrit, giảm số lượng tiểu cầu và hàm lượng fibrinogen. Ngoài ra phương thuốc còn có tác dụng chống đông in vitro, giảm trọng lượng ướt và độ dài cục máu đông, kéo dài thời gian prothrombin và có tác dụng pro-fibrinolytic (tan sợi huyết) nhất định.

Hạ lipid máu: Sinh mạch tán làm giảm hàm lượng LDL-C, tăng hàm lượng HDL-C trong huyết thanh, ức chế phát triển các mảng xơ vữa động mạch, tạo thành các tổ chức liên kết và sự lắng đọng lipid.

Kháng nội độc tố: Sinh mạch tán làm giảm thiểu hiện tượng tiêu chảy trên chuột nhắt trắng do nội độc tố shigella gây ra, có tác dụng kháng nội độc tố.

Tóm lại, công năng ích khí phục mạch của Sinh mạch tán có liên quan đến tác dụng cường tim, bảo vệ cơ tim, chống sốc, chống loạn nhịp, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện lưu biến huyết dịch. Công năng dưỡng âm sinh tân có liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch.

Lục vị địa hoàng hoàn (thang)

Lục vị địa hoàng hoàn có xuất xứ từ “Tiểu nhi dược chứng trực quyết” gồm: thục địa 24g, sơn thù du 12g, sơn dược 12g, trạch tả 9g, mẫu đơn bì 9g, phục linh 9g.

Lục vị địa hoàng hoàn (thang) có công năng tư âm bổ thận, chủ trị thận âm hư tổn, đau đầu ù tai, đau lưng mỏi gối, cốt chưng triều nhiệt, tự hãn di tinh, tiêu khát. Trên lâm sàng, người thận âm hư thường có biểu hiện suy giảm chức năng hệ nội tiết và sinh dục, rối loạn chức năng hệ miễn dịch. Lục vị địa hoàng hoàn (thang) có các tác dụng dược lý sau:

Tăng cường miễn dịch: Lục vị địa hoàng hoàn (thang) có liên quan đến tình trạng chức năng hệ miễn dịch. Trên chuột nhắt trắng bình thường, Lục vị địa hoàng hoàn không ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể, nhưng trong trường hợp gây suy giảm miễn dịch do cyclophosphamid và stress mãn tính lại có tác dụng cải thiện rõ rệt, cải thiện trọng lượng tuyến ức và lá lách, khôi phục chức năng chuyển hóa tế bào lympho trở lại bình thường.

Phương thuốc cũng ức chế khả năng gây suy giảm chức năng thực bào của đại thực bào phúc mạc chuột nhắt trắng do dexamethason gây ra. Lục vị địa hoàng hoàn đường uống có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm do các tác nhân gây viêm khác nhau, giảm mức độ sưng khớp, cơ chế tác dụng có liên quan đến khả năng điều tiết, giúp cho tỷ lệ Thi/Th2 trở lại trạng thái cân bằng.

Cải thiện năng lực học tập và ghi nhớ: cải thiện rõ rệt tình trạng suy giảm trí nhớ ở chuột lão hóa cấp tốc, chuột gây stress mãn tính và do hydrocortison gây ra. Cơ chế tác dụng là thông qua điều hòa chất trung gian thần kinh monoamin, điều hòa các phản ứng của TKTW, khôi phục sự cân bằng trục vùng dưới đồi r tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA), cải thiện chuyển hóa năng lượng vùng hồi hải mã (hippocampus), cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập…
Ảnh hưởng đến chức năng hệ nội tiết: Lục vị địa hoàng hoàn kích thích tinh hoàn tiết testosteron trên chuột lão hóa cấp tốc (SAMP8), chuột gây stress, cũng làm táng hàm lượng testosteron trong môi trường nuôi cấy tế bào Leydig SAMP8 ỉn vitro. Ngoài ra, phương thuốc còn có khả năng điều chỉnh rối loạn trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng do stress kéo dài.

Hạ đường huyết: Lục vị địa hoàng hoàn làm tăng hàm lượng glycogen trong gan chuột nhắt trắng, giảm hàm lượng glucose trong máu chuột nhắt trắng tăng đường huyết thực nghiệm, tăng khả năng dung nạp glucose.

Kháng tác nhân gây ung thư và khảng tế bào ung thư: Lục vị địa hoàng hoàn ức chế trực tiếp khối u ác tính phát triển cả về tốc độ và mức độ. Chuột nhắt trắng cho uống dịch chiết lục vị địa hoàng hoàn, làm giảm khả năng gây ung thư dạ dày của N-Ethyl nitroso và ung thư phổi của urethan, trên động vật gây ung thư thực nghiệm, phương thuốc có khả năng thúc đẩy sinh trưởng tế bào tủy xương và tế bào lympho, tăng hoạt tính thực bào của tế bào đại thực bào đơn nhân, tăng hàm lượng cAMP trong tế bào ung thư, ức chế sự phát triển tể bào ung thư.

Hạ lipid máu: Lục vị địa hoàng hoàn có tác dụng hạ hàm lượng TC, tăng hàm lượng HDL-C trong máu chuột cống trắng lipid máu cao thực nghiệm, giảm hàm lượng TC và TG trong huyết thanh thỏ hội chứng lipid máu cao.

Tóm lại, công năng tư âm bổ thận của Lục vị địa hoàng có liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ, điều hòa hệ thống nội tiết. Ngoài ra, phương thuốc còn có tác dụng kháng tế bào ung thư và hạ lipid máu.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here