Paracetamol
Paracetamol không được xem là một NSAIDs
Trước hết NSAIDs là một nhóm thuốc ức chế hoạt động của men Cyclooxygenase (COX) I & II, hậu quả của hiện tượng này là không thể thành lập những hợp chất có tên là prostaglandins endoperoxides ( PGG2 & PGH2) và vì thế không có cơ chất cho hoạt động của các men Prostaglandin synthase, prostacycline synthase & thromboxan synthase.
Paracetamol ( Acetaminophen N-acetyl para aminophenol) không ức chế hoạt động của COX 1,2 mà ức chế men hydroperoxidase (POX) ngăn chận PGG2 ——-> PGH2 sự ngăn chận này chỉ hạn chế chứ không phải ngăn chận toàn bộ sự biến đổi PGG2—–> PGH2 h1 vì thế paracetamol hoạt động ở POX side chứ không phải COX side h2. Tác động giảm đau của NSAIDs xảy ra tại hai vị trí trên thụ cảm đau ngoại biên & dẫn truyền qua synapse giữa first order neuron & second order neuron ở sừng sau tủy trong khi paracetamol tác động trên đường ức chế đau hướng xuống thuộc hệ thống điều biến đau ( descending pain modulatory system ) h3 . Tại sừng sau tủy 2 loại neuron hướng xuống này là serotoninergic & norepinephrinergic tiếp cận & kích thích interneuron tiết Met-Enkephalin h4, paracetamol hoạt hóa đường dẫn truyền hướng xuống tăng tiết enkephalin h5. Cơ chế chống đau của paracetamol tại đây gần gũi với Tricyclic antidepression & selective serotonin reuptake inhibitors nhưng không giống vì thuốc chống trầm cảm ức chế reuptake transporter trong khi paracetamol kích thích sự phóng thích norepinephrine & serotonin.
Paracetamol làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng
Biên dịch: Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Bác sĩ tham gia chương trình IVF đầu tiên ở Việt Nam – IVFMD.
Các cặp vợ chồng đang mong con lưu ý.
Nghiên cứu mới công bố trên Human Reproduction tuần trước, nghiên cứu chứng minh cơ chế gây giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng khi tiếp xúc với paracetamol.
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến hiện nay.
Trước đây có một số nghiên cứu cho thấy, nam giới uống paracetamol bị giảm khả năng sinh sản và chậm có con. Bài nghiên cứu mới này đã chứng minh và mô tả cơ chế của hiện tượng trên.
Sau khi nam giới uống paracetamol, thuốc sẽ có trong tinh dịch. Chính dẫn chất của thuốc trong tinh dịch, do tinh trùng tạo ra, là tác nhân làm rối loạn cơ chế thụ tinh của tinh trùng với noãn.
Các tác giả cũng cho rằng, phụ nữ uống paracetamol, thuốc cũng có thể vào đường sinh dục nữ và có thể gây hậu quả tương tự lên tinh trùng trong đường sinh dục nữ.
Lời khuyên:
Các cặp vợ chồng đang mong con nên hạn chế sử dụng Paracetamol.
Nhân viên y tế cũng lưu ý nhắc nhở giùm các anh chị đang muốn có con.
Tổn thương gan cấp do Paracetamol ở liều điều trị
Quá liều paracetamol là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương gan cấp do thuốc, tuy nhiên, tổn thương gan cấp ở liều điều trị (acute liver injury with therapeutic dose – ALITD) vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Một nghiên cứu tiến cứu trên 400 người bệnh tổn thương gan cấp liên quan đến paracetamol tại Pháp đăng trên tạp chí Hepatology vào tháng 05/2021 nhằm khảo sát các đặc điểm, yếu tố nguy cơ và kết cục của ALITD (<6g paracetamol/ngày).
Kết quả cho thấy, so với tổn thương gan cấp do quá liều (n=311), người bệnh ALITD (n = 89) có những khác biệt như sau:
- Nhịn ăn ≥ 1 ngày (47.5% so với 26%, p=0.001).
- Tiêu thụ cồn quá mức (93.3% so với 48.5%, p<0.0001).
- Lặp lại liều paracetamol (4 ngày so với 1 ngày, p<0.0001).
Về kết cục, tỷ lệ sống sót trong 30 ngày ở nhóm ALITD thấp hơn nhóm quá liều (87.2% so với 94.6%, p=0.02). Các yếu tố tiên lượng mức độ nặng bao gồm tuổi cao, thời gian dùng thuốc quá dài và tiêu thụ cồn quá mức.
Có thể nói, đây là nghiên cứu tiến cứu đầu tiên về ALITD do paracetamol. Ở liều điều trị, khoảng <5% paracetamol được chuyển hóa thành NAPQI, sau đó được khử bởi glutathione thành cysteine và mercapturic acid. Người nghiện rượu, nhịn ăn hoặc suy dinh dưỡng thường thiếu hụt glutathione, gây tích lũy NAPQI làm tổn thương màng tế bào gan từ đó dẫn đến tổn thương gan cấp.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy ALITD là một tình trạng lâm sàng nghiêm trọng thường xảy ra ở một nhóm nhỏ người bệnh sử dụng lặp lại liều điều trị paracetamol và có các yếu tố nguy cơ đặc biệt là nhịn ăn và tiêu thụ cồn quá mức (thường có cả hai vì người bệnh có xu hướng nhịn ăn khi uống rượu). Ngược lại, ALITD hiếm khi xảy ra trên NB chỉ sử dụng paracetamol trong 1 ngày (<10%) hoặc sử dụng <2g/ngày (<10%).
Nghiên cứu có một số nhược điểm như thiết kế đơn trung tâm và phương pháp chọn mẫu không bao gồm những người bệnh ALITD không triệu chứng. Tuy nhiên, với kết quả hiện tại, bác sĩ và người bệnh có các yếu tố nguy cơ ALITD cần được cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng paracetamol dài ngày.
Link fulltext: https://aasldpubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/hep.31678
Khi nào nên sử dụng Paracetamol và Ibuprofen
Giống nhau:
- Hai hoạt chất đều có tác dụng trong hạ sốt, giảm đau.
- Giá thành hợp lý.
Khác nhau:
Hoạt chất | Paracetamol | Ibuprofen |
Tác dụng chống viêm | Không có tác dụng chống viêm | Chống viêm hiệu quả. |
Tác dụng hạ sốt | Thuốc hạ sốt được coi là an toàn và có tác dụng nhanh, hiệu quả với trẻ nhỏ.
Hoạt chất được các bác sĩ Nhi khoa tin tưởng và sử dụng. Thời gian giữa 2 liều liên tục tối thiểu 4-6 giờ. |
Có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài hơn so với hoạt chất Paracetamol.
Sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ. Liều dùng để hạ sốt là 7-10mg/kg cách liều khoảng 6-8 giờ. |
Tác dụng giảm đau | Giảm đau đầu. | Giảm đau trên cơ, khớp, các vấn đề sưng viêm và đau bụng kinh. |
Tác dụng phụ | Hầu như không có tác dụng phụ. | Nguy cơ ợ nóng, viêm dạ dày. |
Độc tính | Sử dụng quá 4g mỗi ngày gây độc cho gan. | Dùng lâu này sẽ bị loét dạ dày, thủng dạ dày và tăng các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, gan và thận. |
Nếu người bệnh bị dị ứng với hoạt chất Paracetamol thì có thể thay thế dùng bằng Ibuprofen. Cùng đó cần thật sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc, tránh các tác động không mong muốn xảy ra.
p-aminophenol (paracetamol, actaminophen) tuyệt vời hơn sự mong đợi dựa trên những hiểu biết mới.
Cho đến cách đây 48 năm người ta chỉ biết acetaminophen ức chế men POX ( peroxidase) ngăn chận sự thành lập prostaglandins h1, cho đến cách đây hơn 20 năm người ta phát hiện ra AM404 chất chuyển hóa tan trong mỡ của acetaminophen vượt qua BBB (blood brain barrier) và tác động lên rất nhiều receptor trên não cũng như sừng sau tủy h2 cho thấy chất này có tác động giảm đau trung ương nổi bật là trên đường ức chế đau hướng xuống h3 cơ chế ngăn sự tái hấp thu của NE & serotonin tương tự như TCA, SSRI & SNRI mà thiên hạ đặt tên là pain modulation.
Một thuốc tương đối rẻ, an toàn dung nhận tốt mà còn là OTC như thế là quá tuyệt, nhất là cho các thầy thuốc cơ hội đầu tay ném bom rải thảm mà ai cũng phải gật gù tán thành là phải phải. Món quà chó ngáp cho thầy thuốc.
Tài liệu tham khảo
1. A Rehfeld, H Frederiksen, R H Rasmussen, A David, J Chaker, B S Nielsen, J E Nielsen, A Juul, N E Skakkebæk, D M Kristensen (08/03/2022. Human sperm cells can form paracetamol metabolite AM404 that directly interferes with sperm calcium signalling and function through a CatSper-dependent mechanism. Oxford University. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2022.
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: SaViPharm - Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty TNHH Liên Hiệp Đông Dương
Xuất xứ: Việt Nam
Ho và cảm
Thương hiệu: SaViPharm - Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Tenamyd
Xuất xứ: Việt Nam
Ho và cảm
Thương hiệu: SaViPharm - Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi
Xuất xứ: Việt Nam
Ho và cảm
Thương hiệu: Công ty cổ phần dược phẩm OPV
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Mega Lifesciences
Xuất xứ: Thái Lan
Ho và cảm
Thương hiệu: Công ty Liên doanh Meyer - BPC
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần dược phẩm OPV
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau (Opioid)
Thương hiệu: Tenamyd
Xuất xứ: Slovenia
Giảm đau (Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần dược phẩm OPV
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương CPC1
Xuất xứ: Romani
Hệ hô hấp
Thương hiệu: Dược phẩm Thành Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Dược vật tư Y tế Nghệ An
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Bidiphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Bidiphar
Xuất xứ: Việt Nam
Giảm đau, hạ sốt (không Opioid)
Thương hiệu: Công ty Liên doanh Meyer - BPC
Xuất xứ: Việt Nam