Thuốc lợi thủy thẩm thấp: Bài thuốc, vị thuốc cổ xưa

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc lợi thủy thẩm thấp

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc lợi thủy thẩm thấp

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại Cương

Thuốc có công năng chính là thông lợi thuỷ đạo, thẩm lợi thuỷ thấp, chủ trị thuỷ 1 thấp uẩn thịnh, nộ đình là chính được gọi là thuốc lợi thuỷ thẩm thấp.

Thuốc nhóm này chủ yếu quy kinh bàng quang, tỳ, thận, phần lớn có vị cam đạm thẩm lợi, khổ hàn giáng tả. Công năng lợi thủy tiêu thũng, lợi thủy thông lâm, lợi thấp thoái hoàng… Chủ trị thuỷ thấp uẩn thịnh dẫn đến phù thũng, bí tiểu, lâm trọc, đàm ẩm, tiết tả… Căn cứ tính chất tác dụng khác nhau của thuốc lợi thuỷ thẩm thấp có thể phân thành 3 loại: lợi thủy tiêu thũng, lợi thủy thông lâm và lợi đảm thoái hoàng. Thuốc lợi thủy tiêu thũng chủ yếu gồm bạch linh, trạch tả, ý dĩ nhân…; lợi thủy thông lâm gồm mộc thông, hoạt thạch…; lợi thấp thoái hoàng gồm nhân trần, phúc bồn tử…; phương thuốc thường dùng gồm Ngũ linh tán, Bát chính thang, Nhân trần thang…

Chứng thủy ẩm nội đình thường do chức năng các tạng tỳ, thận, phế, bàng quang, tâm tiêu thất điều. Phế thất thông điều, tỳ thất chuyển vận, thận thất khai hợp, bàng quang mất chức năng khí hóa dẫn đến thủy thấp nội đình, biểu hiện chủ yếu là phù thũng, lâm trọc, đàm ẩm, tiết tả, tiểu bí… Các chứng bệnh này có liên quan đến một số bệnh của y học hiện đại như bệnh hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng một số cơ quan như tim, gan, thận dẫn đến phù thũng, cổ trướng, bệnh truyền nhiễm…; lâm chứng có các chứng hậu đặc trưng như tiểu tiện nhiều làn, ngắn sáp, viêm đường tiết niệu, tiểu nhiều, đau quặn bụng dưới… Thấp tà và nhiệt tà thượng xung, tụ lại sinh ra màu vàng, dẫn đến hoàng đản, tương tự các chứng bệnh gan mật của y học hiện đại. Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp có các tác dụng dược lý sau:

Lợi tiểu

Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng lợi tiểu ở mức độ khác nhau, trong đó trư linh, trạch tả có tác dụng mạnh nhất. Phục linh khi phối hợp với các thuốc khác thì tác dụng tương đối mạnh, như ngũ linh tán, tứ linh tán… Dịch chiết nước trạch tả dùng cho người và động vật đều có tác dụng lợi tiểu, đồng thời tăng bài tiết Na+, K+, cr và urê. Tác dụng của nó còn phụ thuộc vào thời gian thu hái, bộ phận dùng, phương pháp chế biến và chủng động vật thí nghiệm.

Lợi mật, bảo vệ gan

Nhân trần, kim tiền thảo, ngọc mễ tu và Nhân trần thanh, Nhân trần ngũ linh tán… đều có tác dụng lợi mật. Thuốc có tác dụng giãn cơ vòng Oddi, thúc đẩy bài tiết các chất rắn trong dịch mật, acid mật và bilirubin. Trong đó nhân trần và phức phương nhân trần có tác dụng mạnh nhất. Trạch tả có tác dụng chuyển hóa mỡ ở gan, có tác dụng chống gan nhiễm mỡ. Nhân trần làm giảm tổn thương tế bào gan do CCỈ4 gây ra, cải thiện chức năng gan. Ngũ linh tán làm tăng oxy hóa ethanol trong cơ thể, tăng tốc độ thải trừ, phòng ngừa tổn thương tế bào gan do ethanol gây ra, đồng thời ngăn chặn sự hình thành gan nhiễm mỡ.

Ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch

Polysaccharide phục linh tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào ở chuột nhắt trắng bình thường và chuột mang khối u, tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu; tăng chức năng miễn dịch tế bào, tăng tỷ lệ chuyển hóa tế bào lympho, tăng tạo kháng thể, tăng cường chức năng miễn dịch thể dịch. Trạch tả ức chế phản ứng miễn dịch muộn, tăng chức năng miễn dịch tế bào.

Kháng khuẩn

Phục linh, trư linh, trạch tả, xa tiền tử, biển súc, kim tiền thảo, nhân cần, bán biên liên có tác dụng kháng khuẩn. Nhân trần ức chế trực khuẩn và cầu khuẩn; xa tiền tử, mộc thông, biển súc, nhân trần có khả năng ức chế vi khuẩn gram+; xa tiền tử và nhân trần có tác dụng ức chế Leptospirosis.

Ảnh hưởng đến chuyển hóa

Trạch tả, nhân trần làm hạ mỡ máu; trạch tả còn có tác dụng hạ đường huyết.

Hạ huyết áp

Thuốc lợi thủy thẩm thấp và các phương thuốc thuộc nhóm đều có tác dụng hạ áp, có liên quan đến tác dụng lợi tiểu và giãn mạch.
Tóm lại, công năng thông lợi thủy đạo, thẩm lợi thủy thấp của thuốc lợi thủy thẩm thấp có liên quan đến tác dụng lợi niệu, lợi đảm, bảo vệ gan, hạ huyết áp, chống vi sinh vật gây bệnh.

Một số vị thuốc thường dùng

Phuc linh

Là thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm phục linh Poria cocos {Schw.) Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông. Thành phần hóa học chủ yếu là là polysaccharid (pachymose), albuminoid, cellulose, /?-pachyman và các polysaccharid khác, acid pachymic, triterpenoid, các acid béo, esgosterol, ester của acid béo mười hai carbon, capiylate và nhựa, chitin, protein, chất béo, sterol, lecithin, dextrose, adenin, y^-poria xylanase, lượng nhỏ protease và nguyên tố vô cơ.
Thuốc có vị ngọt, nhạt, tính binh, quy kinh tâm, tỳ, thận, công năng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ hòa vị, ninh tâm an thần. Chủ trị thủy thũng tiểu ít, đàm ẩm huyễn quý (chóng mặt, tim hồi hộp), tỳ hư ăn uống kém, đại tiện lỏng nát, tiêu chảy, tâm thần bất an, kinh quý thất miên… Từ ứng dụng của phục linh có thể thấy, phục linh chủ yếu được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến bệnh lý hệ tiêu hóa, tiết niệu, miễn dịch và TKTW. Phục linh có các tác dụng dược lý sau:

Lợi tiểu: tác dụng lợi tiểu của phục linh có liên quan mật thiết đến giông, trạng thái tỉnh hay gây mê, mạn tính hay cấp tính, trạng thái sinh lý… của động vật thí nghiệm. Trên mô hình động vật bí tiểu mạn tính có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, còn trên mô hình cấp tính lại không có tác dụng; cắn chiết ethanol có tác dụng của dịch chiết nước thì không. Trên động vật và người khỏe mạnh không có tác dụng lợi tiểu, nhưng lại tăng bài tiết nước tiểu ở bệnh nhân phù thũng. Trên bệnh nhân phù thũng do viêm thận hoặc suy tim, phục linh thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt. cắn chiết ethanol có tác dụng lợi tiểu trên thỏ bình thường hoặc thỏ bí tiểu mạn tính thực nghiệm. Dịch chiết nước dùng đường tiêm tĩnh mạch trên chó hoặc dùng đường uống trên chuột cống trắng và thỏ đều có tác dụng lợi niệu rố rệt.

Tác dụng lợi tiểu của phục linh có liên quan đến khả năng điều tiết chuyển hóa nước và muối của cơ thể. Na+-K+-ATPase có liên quan chặt chẽ đến sự trao đổi nước và muối của cơ thể. Phục linh tố hoạt hoá các enzym này, từ đó thúc đẩy chuyển hóa nước và muối của cơ thể. Phục linh tố có cấu trúc tương tự aldosteron và thuốc đối kháng của nó. Thí nghiệm in vitro cho thấy, nó có thể liên kết với thụ thể aldosteron trên màng bào tương tế bào thận chuột cống trắng, ỉn vitro, ức chế hoạt tính kháng aldosteron, tăng cường tỷ lệ Na+/K+ trong bơm Na+-K+, có tác dụng lợi niệu. Do vậy, có thể thấy phục linh có tác dụng như một thuốc đối kháng thụ thể aldosteron.

Ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch: poria polysaccharid (pachymaran, carboxymethyl tuckahoe polysaccarid, hydroxyethyl pachymaran) có tác dụng táng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:

+ Ảnh hưởng trên chức năng miễn dịch không đặc hiệu: polysaccharid phục linh (pachymaran) tiêm màng bụng làm tăng số lượng đại thực bào, tăng chỉ số đại thực bào. Các methyl pachymaran tiêm dưới da chuột nhắt trắng liên tục có tác dụng đối kháng với các thuốc ức chế miễn dịch acetat cortison, giúp cho khả năng thực bào bị suy giảm trở lại trạng thái bình thường, tác dụng này là gián tiếp thông qua hoạt hoá bổ thể. Carboxymethyl pachymaran tiêm tĩnh mạch có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lympho, tăng chức năng thực bào của đại thực bào phúc mạc chuột nhắt trắng. Có tác dụng ức chế sự suy giảm tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi trên chuột nhắt trắng chiếu xạ 60Coỵ.

+ Tăng cường các phản ứng miễn dịch tế bào: dịch chiết nước phục linh đường uống làm tăng tỷ lệ chuyển hóa tế bào lympho phytohemagglutinin. Hydroxymethyl pachymaran có tác dụng tăng cường số lượng tế bào phân tiết kháng thể ở lá lách và số lượng tế bào kết họp với kháng nguyên. Tuckahoe polysaccarid làm tăng hoạt tính tế bào của tế bào lympho T. Pachymaran làm tăng tế bào lympho chuyển hóa (LCT) và tăng giá trị Ea, đặc biệt có thể điều chỉnh tỷ lệ tế bào T, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

+ Pachymaran làm tăng trọng lượng các cơ quan miễn dịch như tuyến ức, lá lách, hạch bạch huyết. Polysaccharid đường uống làm tăng số lượng tế bào phân tiết kháng thể lá lách, đồng thời ức chế teo tuyến ức và kháng tế bào ung thư.

An thần: dịch chiết nước phục linh tiêm phúc mạc có tác dụng an thần trên chuột nhắt trắng đã cho dùng caffein hoặc không dùng caffein, giảm hoạt động tự phát của chuột nhắt trắng, đồng thời ức chế caffein gây hưng phấn quá độ trên chuột nhắt trắng, hiệp đồng với pentobarbital. Carboxymethyl tuckahoe polysaccharid phân lập từ phục linh tiêm phúc mạc làm tăng tác dụng của thuốc ức chế TKTW natri thiopental trên chuột nhắt trắng.

Ảnh hưởng đến chức năng vị tràng: có tác dụng phòng và điều trị trên chuột cống trắng gây loét dạ dày thực nghiệm, đồng thời ức chế phân tiết dịch vị; có tác dụng giãn trực tiếp ruột thỏ cô lập, giảm thiểu biên độ co cơ, giảm trương lực.

Bảo vệ gan: carboxymethyl tuckahoe polysaccharid làm giảm tổn thương gan và rối loạn chuyển hóa do CCỈ4 gây ra, giảm hoạt tính ALT huyết thanh. Trên chuột cống trắng cắt một phần gan, liên tục cho uống phục linh trước và sau phẫu thuật, có tác dụng tăng rõ rệt tốc độ phục hồi gan, phòng ngừa hoại tử tế bào gan, tăng trọng lượng gan.

Kháng tế bào ung thư: polysaccharid phục linh và phục linh tố tiêm màng bụng (trừ pachyman) có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư trên chuột nhắt trắng SI80, tác dụng tương tự như 5-fluorouracil đường uống, carboxymethyl tuckahoe polysaccharid trì hoãn sự phát tác của khối u cấy ghép. Phục linh tố ức chế sự phát triển tế bào ung thư máu L1210 trên chuột nhắt trắng và HL-60 trên người. Khi kết hợp với các thuốc chống khối u khác như cyclophosphamid, mitomycin, dactinomycin, 5-fluorouracil… làm tăng cường hiệu quả ức chế khối u.

Cơ chế tác dụng là tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, kích hoạt các hệ thống giám sát miễn dịch. Ngoài ra, còn có tác dụng gây độc tế bào trực tiếp.

Ngoài ra, dịch chiết nước phục linh có tác dụng giảm thiểu tổn thương tai do độc tính cùa kanamycin trên chuột lang; điều tiết hai chiều đối với nồng độ Ca2+ trong tế bào thần kinh; pachymaran có tác dụng giảm kích thước tinh thể calcium oxalat kết tinh ở thận nên mô hình gây sỏi thận thực nghiệm bằng glycol.

Tóm lại, công năng lợi thủy thẩm thấp của phục linh có liên quan đến tác dụng lợi tiểu, chống viêm; đây là cơ sở quan trọng trong sử dụng thuốc để điều trị bí tiểu, phù thũng, đàm ẩm, hiện thường được dùng trong điều trị phù tim, phù thận (viêm). Công năng kiện tỳ hòa vị của phục linh có liên quan đến tác dụng trên nhu động vị tràng, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, là cơ sở trong sử dụng thuốc điều trị các chứng tỳ hư kém ăn, đại tiện lỏng nát… hiện được dùng trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Công năng ninh tâm an thần có liên quan đến tác dụng an thần, là cơ sở điều trị tâm thần bất an, kinh quý thất miên, được dùng để điều trị loạn nhịp tim, tâm thần phân liệt… các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc có tác dụng chống ung thư, bảo vệ gan, kháng vi sinh vật, là căn cứ quan trọng trong việc sử dụng vị thuốc để điều trị ung thư, xơ gan và 1 số bệnh khác… Thành phần hoạt chất của phục linh là các polysaccharid và phục linh tố.

Độc tính và phản ứng bất lợi: Carboxymethyl pachymaran phân lập từ phục linh có độc tính thấp, tiêm dưới da chuột nhắt trắng cho LD50 là 3,13 g/kg TT.

Trạch tả

Là thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài của cây trạch tả Alisma orientalis (Sam.) Juzep., họ Trạch tả (Alismataceae). Thành phần hóa học chủ yếu là các dẫn xuất triterpenoid như alisol A, alisol B, alisol c và các muối acetat; các sesquiterpen alisol (alismal), alidmoxid. Ngoài ra còn có lượng nhỏ tinh dầu, alcaloid, dầu thực vật, sterol, acid béo (acid palmitic, acid oleic, acid linoleic), muối kali, choline, lecithin…

Trạch tả có vị ngọt, nhạt, tính hàn, quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt. Chủ trị thủy thũng, tiểu tiện bất lợi, tiết tả, lâm trọc, đới hạ, đàm ẩm. Từ ứng dụng của nó có thể thấy, trạch tả chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh đường tiết niệu, tiêu hóa như viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến phù thũng. Trạch tả có các tác dụng dược lý sau:

Lợi tiểu: tác dụng lợi tiểu của trạch tả còn tùy thuộc vào thời gian thu hái, bộ phận dùng, phương pháp bào chế và động vật thí nghiệm. Thu hái vào mùa đông (trạch tả chính phẩm) có tác dụng mạnh nhất, thu hái vào mùa xuân tác dụng giảm đi; dùng sống, trích rượu, sao cám có tác dụng lợi niệu, nhưng trích muối không có tác dụng lợi niệu, tuy nhiên trong bài thuốc ngũ linh tán, bất luận trạch tả dùng sống hay trích muối, tác dụng lợi niệu đều tương tự nhau. Người khỏe mạnh cho uống nước sắc trạch tả có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, tăng bài tiết NaCl và Ưre; trên thỏ cho uống nước sắc trạch tả, tác dụng lợi tiểu tương đối yếu, nhưng tiêm phúc mạc cao trạch tả tác dụng lợi tiểu mạnh. Chuột nhắt trắng tiêm dưới da alisol A acetat có thể tăng thải trừ K+ trong nước tiểu, nhưng bên đường uống cho dùng liều tương đương thi lại không có tác dụng. Thành phần có tác dụng lợi tiểu của trạch tả là alisol B và alisol A 24-acetat.

Cơ chế tác dụng lợi tiểu của trạch tả bao gồm: (1) tác dụng trực tiếp lên ống thận, ức chế bài tiết Na+ đồng thời ức chế tái hấp thu Na+; (2) tăng hàm lượng Recombinant Human B-type natriuretic peptid – “atrial natriuretic factor” (ANF) huyết tương (ANF là một poỉypeptid phân tử lượng thấp được giải phóng từ mô tâm nhĩ, cỏ tác dụng bài tiết Na+\ lợi tiểu; (3) ức chế hoạt tính Na+-K+-ATPase thận, giảm tái hấp thu Na+…

ức chế sự hình thành sỏi thận: dịch chiết nước trạch tả có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của tinh thể calcium oxalat trong nước tiểu nhân tạo, làm hoạt tính tăng lên theo sự giảm nồng độ nước tiểu nhân tạo và tăng giá trị pH. Dịch chiết nước trạch tả in vitro ức chế rõ rệt sự hình thành và kết tập tinh the calcium oxalat, in vitro có tác dụng giảm hàm lượng Ca2+ trong tổ chức thận và giảm thiểu sự hình thành tinh thể calcium oxalat trong ống thận, từ đó có tác dụng ức chế hình thành sỏi thận thực nghiệm trên chuột cống trắng, cắn chiết ethyl acetat của trạch tả có tác dụng ức chế hình thành sỏi calcium oxalat.

Hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch: phan tan trong dầu của trạch tả dùng đường uống làm giảm hàm lượng TC, TG, LDL-C, tăng hàm lượng HDL-C trong huyết thanh thỏ hoặc chuột tăng lipid máu thực nghiệm. Trong đó alisol A và alisol A, B, c acetat là các thành phần có hoạt tính, đặc biệt alisol A 24-acetat làm hạ lipid máu mạnh nhất.

Trên thò xơ vữa động mạch thực nghiệm, trạch tả có tác dụng ức chế sự hình thành mảng bám và xơ vữa trên thành động mạch chủ. Cơ chế tác dụng là: tăng hàm lượng HDL-C; tăng tỷ lệ HDL-C/TG, làm cho cholesterol bám trên thành mạch bong ra, vận chuyển đến gan để chuyển hóa và thải trừ. Chất chiết được từ trạch tả còn có tác dụng phòng ngừa LDL-C gây tổn thương thành tế bào nội mô; thông qua cạnh tranh trên thụ thể ở bề mặt tế bào, ức chế LDL-C xâm nhập vào trong tế bào, từ đó ức chế tổng hợp cholesterol. Mặt khác, chất chiết được từ trạch tả còn có tác dụng chống huyết khối. Vì vậy, thông qua tác dụng hạ lipid máu, ức chế tổn thương tế bào nội mô, chống huyết khối… trạch tả có tác dụng ức chế hoặc giảm thiểu sự hình thành và phát triển mảng bám xơ vữa động mạch. Cơ chế tác dụng là thông qua ngăn cản sự hấp thu cholesterol ngoại sinh, este hóa và ảnh hưởng đến chuyển hóa cholesterol nội sinh. Ngoài ra trạch tả còn có tác dụng giảm béo, dịch chiết nước trạch tả làm giảm chỉ số Lee’s (chỉ số béo phì) trên chuột cống trắng béo phì.

– Bảo vệ gan: cải thiện chuyển hóa lipid ở gan, chống gan nhiễm mỡ. Trên mô hình động vật gan nhiễm mỡ thực nghiệm do chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol, ít protein, cắn chiết methanol, benzen và aceton làm giảm hàm lượng lipid trong gan, bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan CCL4.

Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Hạ huyết áp: tác dụng hạ huyết áp nhẹ, thời gian duy tri ngắn. Tiêm tĩnh mạch cắn chiết ethanol trạch tả làm giảm nhẹ huyết áp chó hoặc nhỏ, nhưng thời gian duy trì khoảng 30 phút; làm giãn động mạch chủ thỏ cô lập bị co thắt bởi adrenalin, ức chế kênh Ca2+. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trạch tả đối kháng ion Ca2+ và ức chế tế bào thần kinh giao cảm giải phóng norepinephrin.

+ Tác dụng trên tim: thí nghiệm trên tim thỏ cô lập cho thấy, cắn chiết ethanol trạch tả làm tăng lưu lượng mạch vành, không ảnh hưởng đến nhịp tim, giảm nhẹ trương lực tâm thu. Trên tim chuột cống trắng cô lập, cắn chiết ethanol trạch tả làm giảm lưu lượng tim, giảm nhịp tim và giảm áp lực tâm thất trái, tăng lưu lượng máu mạch vành có thể được sử dụng để phòng ngừa cơn đau thắt ngực.

+ Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối và thúc đẩy hoạt tính plasmin…

Hạ đường huyết: dịch chiết nước loại tủa bang ethanol tiêm phúc mạc làm hạ glucose, TG trên chuột nhắt trắng tăng đường huyết thực nghiệm do streptozotocin. Dùng điều trị dự phòng có tác dụng ức chế streptozotocin gây tăng đường huyết và thay đổi mô học tuyến tụy đồng thời có tác dụng tăng nồng độ insulin huyết thanh.

Chống viêm: dịch chiết nước trạch tả tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng ức chế 2, 4 – dinitro clorobenzen gây viêm da tiếp xúc, ức chế xylen gây phù tai trên chuột nhắt trắng, ức chế viêm mạn tính trên mô hình gây u hạt thực nghiệm (cầu bông) thể hiện tác dụng chống viêm cấp tính và mãn tính.

Tóm lại, công năng lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt của trạch tả có liên quan đến tác dụng lợi niệu, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, hạ huyết áp, chống viêm, là căn cứ sử dụng vị thuốc trong điều trị phù thũng, tiểu tiện bất lợi, đàm ẩm, lâm trọc… hiện thường được dùng trong điều trị các trường hợp phù do viêm thận, bí tiểu do viêm nhiễm đường tiết niệu, mỡ máu cao… Thành phần hoạt chất của trạch tả là alisol A, B, c và các dẫn xuất acetat.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: cắn chiết ethanol tiêm tĩnh mạch cho LD50 là 0,78 g/kg TT, tiêm phúc mạc cho LD50 là 1,27 g/kg TT trên chuột nhắt trắng. Nghiên cứu độc tính cho thấy, cắn chiết ethanol dùng kéo dài không ảnh hưởng đến sự phát triển của chuột cống trắng, nhưng trên giải phẫu bệnh cho thấy trên gan và ống lượn gần thận có sự phù nề và biến dạng ở mức độ khác nhau. Trên lâm sàng không thấy có tác dụng bất lợi, số ít bệnh nhân thấy kém ăn, sôi bụng tiêu chảy và một số phản ứng ở đường tiêu hóa khác…

Nhân trần

Là thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây nhân trần Adenosma caeruleum R.Br., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Thành phần hóa học chính bao gồm các chất coumarin như: 6,7- dimethoxy coumarin, các acid chlorogenic (acid chorogenic), acid caffeic. Toàn cây chứa tinh dầu khoảng 0,27%, trong đó chủ yếu gồm yỡ-pinen, capillen, capillon, caollin, capillarin, capillaryiain.

Nhân trần có vị đắng tính hàn, quy kinh tỳ, vị, can, đởm, công năng thanh lợi thấp nhiệt, lợi đảm thoái hoàng. Chủ trị các chứng thấp nhiệt hoàng đảm, thấp sang tào dương (eczema). Nhân trần chủ yếu được sử dụng điều trị các bệnh can đởm, bệnh ngoài da, bệnh nhiễm khuẩn… Nhân trần có các tác dụng dược lý sau:

Lợi mật: công năng lợi mật rõ rệt, làm giãn cơ Oddi, tăng tốc độ bài tiết mật. Đồng thời với việc tăng tiết mật còn có tác dụng bài tiết các chất rắn trong mật, acid mật, bilirubin. Thành phần hoạt chất chủ yếu là 6,7- dimethoxy coumarin.

Bảo vệ gan: tác dụng bảo vệ màng tế bào gan, phòng ngừa hoại tử tế bào gan, thúc đẩy tái sinh tế bào gan và cải thiện vi tuần hoàn gan.

Trên chuột cống trắng gây xơ gan bằng CCI4, nhân trần dùng đường uống làm giảm hoạt tính ALT, AST huyết thanh, tăng albumin huyết thanh, giảm tỷ lệ albumin/globulin tiệm cận giá trị bình thường, giảm thiểu tổn thương cấu trúc tiểu thùy gan (lobular), ức chế tạo thành các sợi collagen gan, thu hẹp các sợi collagen, khiến cho cấu trúc sợi trở nên lòng lẻo, cải thiện tình trạng các tế bào gan phù, cải thiện tình trạng viêm gan, giảm sự thấm của các tế bào viêm. Giảm thiểu tổn thương tế bào gan do CCI4 gây ra, cải thiện chức năng gan. Tiêm bắp polypeptid tan trong nước của nhân tràn trên chuột nhắt trắng có tác dụng bảo vệ gan rõ rệt, đồng thời có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào chuột nhắt trắng. Trên chuột nhắt trắng gây độc gan bằng CCI4, 6,7- dimethoxy coumarin ức chế sự tăng trọng lượng gan tương đối (khối lượng gan/cân nặng
chuột), giảm ALT và ngăn chặn sự hình thành MDA, ức chế sự tăng TC và TG, thê hiện thuốc có tác dụng ngăn chặn hoại tử tế bào gan và nhiễm mỡ gan.

Khảng tác nhân gây ung thư và khảng tế bào ung thư: aflatoxin BI được biết như là một tác nhân gây ung thư và đột biến mạnh. Dịch chiết nước nhân trần dùng đường uống có tác dụng ức chế aflatoxin BI gây biến dị nhiễm sắc thể tủy xương chuột nhắt trắng, tác dụng này thể hiện mối quan hệ với liều.

Dịch chiết nước nhân trần dùng đường uống làm giảm thiểu số chuột rối loạn tăng sinh tế bào biểu mô hang vị và thực quản chuột cống trắng do natri nitrit và N-methylbenzylamin gây ra, đồng thời cũng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng chi số tuyến ức; có tác dụng dự phòng ung thư thực quản, đồng thời làm ức chế khối u chuột ung thư thực quản P53 và CDK2.

Capillarin có tác dụng độc với tế bào ung thư phổi ở người PAa in vitro, thông qua ức chế tổng hợp DNA, ức chế sự phát triển tế bào ở pha G0/G1 có xu hướng phụ thuộc liều, trong đó liều 160|ig/ml tác dụng ức chế rõ ràng nhất, tỷ lệ ức chế đạt 52,4%.

Khảng vỉ sinh vật gây bệnh: dịch chiết nước nhân trần ức chế Staphylococcus aureus, Shigella sp., Streptococci viridans, E. coll, Salmonella typhỉ, Neisseria meningitỉdes… in vitro ở các mức độ khác nhau; ức chế hoàn toàn Mycobacterium tuberculosis, ức chế Chlamydia sp. gây viêm đường tiết niệu sinh dục, tác dụng này phụ thuộc vào liều; ức chế và tiêu diệt Leptospira pomona. cắn chiết ethanol có tác dụng ức chế Trichomonas vaginalis.

Lợi tiểu: dịch chiết nước nhân trần hoặc cao tinh chế, tinh dầu, acid chlorogenic đều có tác dụng lợi tiểu ở mức độ khác nhau.
Hạ sốt, chống viêm: 6,7-dimethoxy coumarin làm hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng binh thường, lên chuột cống trắng gây sốt thực nghiệm bằng nấm men, 2,4-dinitro phenol có tác dụng hạ sốt rõ rệt. 6,7-dimethoxy coumarin có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân bởi carrageenan.

Hạ huyết áp, hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch: dịch chiết nước, cắn chiết ethanol và tinh dầu nhân trần đều làm hạ huyết áp, các hợp chất coumarin làm giãn mạch, hạ lipid máu, chống đông máu. Trên thỏ tăng cholesterol máu thực nghiệm, dịch chiết nước nhân trần làm hạ lipid máu, giảm mức độ xơ vữa động mạch, giảm tích trữ mỡ nội tạng, giảm hàm lượng cholesterol bám dính trên thành động mạch chủ.

Giảm đau: 6,7- dimethoxy coumarin trong nhân trần có tác dụng giảm đau.

Tóm lại, công năng thanh lợi thấp nhiệt của nhân trần có liên quan đến tác dụng lợi niệu, kháng vi sinh vật gây bệnh, kháng tác nhân gây ung thư và kháng tế bào ung thư, hạ sốt chống viêm, là căn cứ sử dụng vị thuốc trong điều trị tiểu tiện bất lợi, thũng sang. Công năng lợi đảm thoái hoàng có liên quan đến tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, là cơ sở quan trọng để sử dụng thuốc trong điều trị thấp nhiệt hoàng đảm, hiện nay thường dùng
trong điều trị các bệnh gan mật. Tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch, giảm đau là các nghiên cứu mới về tác dụng của vị thuốc. Thành phần hoạt chất là các polypeptid tan trong nước, 6,7-dimethoxy coumarin…

Một số phương thuốc thường dùng

Ngũ linh tán

Ngũ linh tán có xuất xứ từ “Thương hàn luận”, gồm phục linh 9g, trư linh 9g, ứạch tả 15g, bạch truật sao 9g, quế chi 6g. Ngũ linh tán có công năng lợi thủy thẩm thấp, ôn dương hóa khí. Chủ trị tiểu tiện bất lợi, thủy thũng phúc trướng, nôn mửa tiêu chảy, khát không muốn uống… Ngoài ra, phương thuốc còn có công năng ôn dương hóa khí, tăng cường tác dụng thông lợi tiểu tiện, thẩm tiết thủy thấp của toàn phương. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của Ngũ lỉnh tán chủ yếu tập trung xung quanh ảnh hưởng của phương thuốc đến hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa, như các nguyên nhân khác nhau dẫn đến sỏi tiết niệu, thủy thũng, viêm nhiễm đường mật… Ngũ linh tán có các tác dụng dược lý sau:

Lợi tiểu: tác dụng lợi tiểu mạnh trên chuột nhắt trắng gây phù thực nghiệm, so với acetazolamidfurosemid thì tác dụng yếu hơn, nhưng không làm mất điện giải. Trên chuột cống trắng tăng huyết áp có tác dụng lợi niệu rõ rệt. Trên chuột cống trắng bình thường không có tác dụng lợi tiểu, trên chuột nhắt trắng ở trạng thái mất nước lại có tác dụng kháng lợi niệu.

Trên chuột nhắt trắng sau khi dùng ngũ linh tán đường uống 45 phút, hàm lượng atrial natriuretic peptide (ANP) trong huyết tương tăng lên; trong phương, trạch tả và quế chi có tác dụng tăng ANP, tác dụng này có sự khác biệt rõ rệt so với lô nước muối sinh lý. Do ANP có tác dụng bài tiết Na+, lợi niệu rõ rệt, do vậy tăng ANP là một trong những cơ chế tác dụng lợi tiểu của Ngũ linh tán.

Nghiên cứu quy luật phối ngũ cho thấy, toàn phương Ngũ linh tán có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn bất kỳ vị thuốc nào trong phương. Dùng phương theo tỷ lệ nguyên bản có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất; dùng đồng lượng, tác dụng giảm đi rõ rệt; nếu đảo ngược tỷ lệ, tác dụng càng yếu. Do vậy trên lâm sàng, cần chú trọng tuân thủ liều lượng theo phương thuốc gốc, tức là trạch tả/phục linh/trư linh/bạch trà quế chi = 5/3/3/3/2. Phương pháp sắc khác nhau cũng ảnh hưởng đến lợi niệu của Ngũ linh tán, cường độ tác dụng như sau: dịch chiết nước > nước ép (tươi) > dịch chiết nước riêng từng vị.

Ảnh hưởng đến chức năng thận: dịch chiết nước Ngũ linh tán giảm thiểu độc tính của adriamycin trên cầu thận, tăng điện tích anion trên màng tế bào tiểu cầu thận, giảm thiểu thẩm xuất protein phân tử lượng cao, tăng lượng bài tiết trong nước tiểu 24 giờ, tăng lưu lượng máu qua thận, giảm sức cản ngoại vi mạch máu thận, giảm hàm lượng endothelin thận và angiotensin n.
Ảnh hưởng đến nhu động vị tràng: tác dụng điều tiết 2 chiều đối với nhu động vị tràng, do đó thường được gia vị để điều trị cả bí đại tiện và tiêu chảy.

Hiện tại phương Ngũ linh tán thường được ứng dụng thông qua phương pháp lợi thủy để điều trị nhiều loại nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêu chảy, thu được hiệu quả tốt Protein AQP4 ở đại tràng đóng vai trò quan trọng trong tái hấp thu nước ở đại tràng, trên chuột nhắt trắng cắt bỏ gen AQP4, khả năng tái hấp thu nước ở đại tràng giảm, hàm lượng nước trong phân tăng lên rõ rệt. Cho chuột nhắt trắng gây tiêu chảy thực nghiệm (bằng phan tả diệp), sau đó cho uống Ngũ linh tán, thấy biểu hiện tăng rõ rệt AQP4 mRNA đại tràng. Thông qua khả năng tăng tái hấp thu nước ở đại tràng, phương thuốc thể hiện rõ rệt công năng lợi tiểu tiện, thực đại tiện”.

Ngũ linh tán còn làm tăng truyền tống ở dạ dày và vận động tiểu tràng rõ rệt. Cho chuột nhắt trắng uống liều 20mg/kg TT, 15 phút sau cho uống 0,4ml dung dịch 2% dextran blue 2000, sau 30 phút giết chuột. Lượng sắc tố màu xanh còn lại ứng dạ dày giảm rõ rệt, tỉ lệ truyền tống qua tiểu tràng tăng, chứng tỏ phương thuốc được dùng trong các trường hợp thức ăn ứ trệ tại dạ dày, cải thiện tình trạng đầy chướng có liên quan đến tác dụng tăng vận động vị tràng.

– Hạ huyết áp: dịch chiết nước Ngũ linh tán loại tạp bằng ethanol tiêm tĩnh mạch chậm có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt trên mô hình chuột nhắt trắng tăng huyết áp thực nghiệm do viêm thận cấp, tác dụng hạ áp nhẹ và duy trì thời gian dài. Tác dụng này có liên quan đến khả năng lợi niệu và giãn mạch.

Tóm lại, công năng lợi niệu thẩm thấp, ôn dương hóa khí của Ngũ linh tán chủ yếu liên quan đến tác dụng lợi niệu và bảo vệ chức năng thận của nó, thường được dùng trong điều trị các chứng phù thũng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy tim mạn tính sung huyết… và nhiều chứng bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa nước. Các tác dụng trên dạ dày, ruột của Ngũ linh tán là cơ sở sử dụng thuốc trong điều trị các chứng nôn, tiết tả, các chứng bệnh đường tiêu hóa khác.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here