[Giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Cấu tạo của hệ tiết niệu

Nhathuocngocanh.com – Theo định nghĩa, đường tiết niệu là cơ quan có chức năng lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu, chất độc, các dạng chất đã chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý gây ra những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày, và tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng tới tính mạng. Qua bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu những phương pháp để đảm bảo sức khỏe của bản thân và người thân xung quanh ta.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Tình trạng viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ tiết niệu. Tỷ lệ lớn các nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở niệu đạo và bàng quang.

Cấu tạo của hệ tiết niệu

Theo tỷ lệ thống kê cho thấy nữ giới thường bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới, nguyên nhân một phần là do cấu trúc đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới, do đó dễ bị nhiễm trùng hơn.

Viêm đường tiết niệu thường chỉ là tình trạng viêm nhiễm khu trú tại một bộ phận, gây nhiều triệu chứng đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng lan rộng và có thể lây lan đến thận.

Tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh và mức độ tái phát mà có thể phân chia viêm đường tiết niệu thành nhiều loại. Một số cách phân chia phổ biến bao gồm:

Phân loại dựa trên vị trí của ổ viêm nhiễm:

  • Nhiễm trùng niệu trên: viêm bể thận- thận cấp, viêm bể thận- thận mạn tính, apxe thận, thận hư mủ, viêm thận ngược chiều.
  • Nhiễm trùng niệu dưới: viêm bàng quang, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.

Phân loại dựa trên tình trạng bệnh:

  • Nhiễm trùng niệu không biến chứng.
  • Nhiễm trùng niệu có biến chứng.

Phân loại dựa trên mức độ tái phát bệnh sau điều trị:

  • Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ.
  • Nhiễm khuẩn niệu tái phát.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây bệnh tại các vị trí khác nhau. Theo chuyên gia, có nhiều tình huống khác nhau dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu. Trong đó có một số các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Vi khuẩn E.coli: E.coli là chủng vi khuẩn chính dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu. Chủng vi khuẩn này sẽ tồn tại trong phân ở đại tràng, xâm nhập vào bộ phân sinh dục ngoài, gây nên viêm niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan sang nhiều các bộ phận xung quanh khác. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Đối tượng có các bệnh lý nền như suy giảm hệ thống miễn dịch, cao huyết áp, tiểu đường mạn tính.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Ở nam giới, việc gặp chấn thương ở bộ phận sinh dục ngoài do quan hệ tình dục và làm dụng thủ dâm cũng có thể tác động xấu đến niệu đạo, gây viêm nhiễm.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Do cấu trúc đường tiết niệu của hai phái có nhiều sự khác biệt nên triệu chứng thể hiện bệnh cũng có thể khác nhau.

Một số các triệu chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu nam giới bao gồm:

  • Rối loạn tiểu tiện: bệnh nhân thường có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lượng tiểu rất ít, có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu tiện. Tần suất 20 lần/ ngày.
  • Màu sắc nước tiểu bất thường, có màu vàng đục, có lẫn máu hoặc mủ, có mùi nặng.
  • Cảm giác ngứa ngáy và đau rát ở bộ phận sinh dục ngoài, đau khi quan hệ tình dục.
  • Triệu chứng ngứa ở niệu đạo, đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân viêm đường tiết niệu tình trạng nghiêm trọng. Khi nhận thấy triệu chứng này thì nên chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Niệu đạo sưng tấy gây đỏ, đau.
  • Lỗ sáo chảy chất mủ màu vàng hoặc màu xanh, có thể có lẫn máu.
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu

Một số các triệu chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu nữ giới bao gồm:

  • Thường có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lượng tiểu rất ít, có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu tiện. Tần suất 20 lần/ ngày.
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, đục, có thể có lẫn máu.
  • Cảm giác đau rát mỗi lần đi tiểu tiện.
  • Vùng kín thường xuyên bị ngứa và có mùi.
  • Thường xuyên bị đau lưng và đau bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Toàn thân mệt mỏi, ớn lạnh, có thể có sốt cao.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ đơn thuần làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Một số các biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải nếu không được điều trị kịp thời bao gồm:

  • Gây sảy thai, sinh non ở phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu.
  • Gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở nữ giới.
  • Đường tiết niệu bị viêm gây đau đớn, làm ảnh hưởng tới việc hoạt động tình dục, làm mất đi sự tự tin trong chuyện chăn gối vợ chồng.
  • Gây ra các bệnh lý mạn tính như viêm thận- viêm bể thận cấp tính và mạn tính, suy thận mạn tính.
  • Gây apxe hóa, nhiễm trùng máu và có thể dẫn để tử vong.

Như vậy, có thể thấy, viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm và cần hết sức cẩn thận. Mỗi người cần theo dõi sức khỏe của bản thân để nhận ra những dấu hiệu, triệu chứng đầu tiên sớm nhất có thể. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân để tránh những rủi ro sau này.

Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, có nguy cơ cao hơn và nghiêm trọng hơn ở một số đối tượng:

  • Nữ giới có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới do cấu trúc đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới, từ đó thu hẹp khoảng cách vi khuẩn cần di chuyển đến bàng quang để gây bệnh.
  • Đối tượng có thói quen hoạt động tình dục không an toàn.
  • Nữ giới sử dụng màng ngăn âm đạo hoặc sử dụng dung dịch diệt tinh trùng để tránh thai.
  • Phụ nữ giai đoạn mãn kinh.
  • Đối tượng bị dị tật đường tiết niệu bẩm sinh.
  • Đối tượng bị sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường tiết niệu cũng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu.
  • Đối tượng mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh nhân đặt ống sonde tiểu.

Phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Một số các phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Tiến hành xét nghiệm nước tiểu: Để mẫu xét nghiệm được chính xác, bệnh nhân sẽ sử dụng một miếng đệm sát trùng làm sạch bộ phận sinh dục và chỉ lấy nước tiểu giữa dòng. Qua mẫu xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc các chủng vi khuẩn gây bệnh cho bệnh nhân.
  • Tiến hành xét nghiệm cấy vi khuẩn: Mục đích của việc làm này là xác định chính xác tình trạng viêm đường tiết niệu, từ đó xác định được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
  • Nội soi bàng quang: chỉ được thực hiện nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần. ((Jenny Stamos Kovacs, Urinary Tract Infections (UTIs), WebMD, Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.))

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng nhiễm trùng mà bệnh nhân đang gặp phải, các y bác sĩ sẽ có những phương điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Ví dụ như đối với những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn đầu, tình trạng nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ thường cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với một số loại thuốc giảm đau và gây tê để khắc phục triệu chứng đau đớn, đau buốt khi đi tiểu tiện.

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp điều trị kết hợp tại nhà:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu và giúp cơ thể dễ dàng đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Hạn chế các loại đồ ăn, thức uống gây kích thích bàng quang: cà phê, rượu, bia, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng túi chườm ấm ở bụng để giảm cảm giác đau đớn và khó chịu, đặc biệt là ở nữ giới.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

Ngay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân. Một số các biện pháp phòng ngừa được chuyên gia khuyên dùng để phòng tránh viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Uống tối thiểu hai lít nước mỗi ngày để giúp làm loãng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu, từ đó giúp dễ dàng đào thải các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể.
  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ khoa có chứa các chất kích thích.
  • Đối với nữ giới, khi vệ sinh bộ phận sinh dục chú ý vệ sinh từ trước ra sau và tuyệt đối không làm theo hướng ngược lại.
  • Không sử dụng các biện pháp tránh thai như sử dụng màng ngăn âm đạo và dung dịch diệt tinh trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. ((Urinary tract infection (UTI), Mayoclinic, Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.))
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không còn là một căn bệnh nguy hiểm và để lại biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng, có thể phòng ngừa thông qua thói quen sinh hoạt sống thường ngày. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu không sử dụng thuốc kháng sinh tự điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của các bác sĩ, do có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu. Mong rằng qua bài viết của chúng tôi, độc giả có được nhiều kiến thức hơn về bệnh lý viêm đường tiết niệu và áp dụng trong cuộc sống thực tế.

Xem thêm:

Dị tật ống niệu rốn – Phẫu thuật nang rốn

Câu hỏi lâm sàng

Nữ 18 tuổi tới phòng khám với ban mới khởi phát kèm đau cơ. Cô ấy lo lắng do cô của mình bị lupus đang điều trị bằng corticoid. Bệnh sử không có gì đáng kể ngoài đái khó và đái nhiều 1 tuần nay, điều trị với SMZ-TMP có hiệu quả. Bệnh nhân không dùng thuốc gì và không dùng chất cấm. Cô ta có một người tình trong 4 tháng qua. Thân nhiệt 38 độ C, mạch 86 lần/phút, nhịp thở 16 lần/phút. Thăm khám thấy ban dát rải rác (maculopapular), không ấn đau điểm sườn cạnh sống, không phù hay tràn dịch. Creatinine huyết thanh 2.0 mg/dL, phân tích nước tiểu thấy 2-5 hồng cầu/vi trường năng lượng cao, nhiều trụ bạch cầu và protein niệu lượng ít. Chẩn đoán có khả năng nhất là?

  1. Bệnh lậu giai đoạn lan rộng.
  2. Viêm thận kẽ.
  3. Bệnh thận do lupus.
  4. Viêm cầu thận cấp tính sau nhiễm khuẩn.
  5. Viêm thận bể thận.

Đáp án đúng là B: Bệnh nhân có triệu chứng đặc trưng của viêm thận kẽ dị ứng: suy thận cấp, sốt, ban, bệnh sử sử dụng kháng sinh sulfonamide và có trụ BC trong nước tiểu. Bệnh nhân cũng có thể có đau khớp và bạch cầu trung tính trong nước tiểu. Triệu chứng thường xuất hiện 5 ngày tới vài tuần sau khi dùng thuốíc. Có nhiều loại thuốíc gây viêm thận kẽ dị ứng, ví dụ như kháng sinh (penicilline, cephalosporin, trimethoproteinim, rifampin), NSAIDs và lợi tiểu. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn là các tác nhân nhiễm khuẩn (Legionella, lao và liên cầu).

Viêm thận kẽ cấp tính
Nguyên nhân -Thuốc (penicillins, TMP-SMX, cephalosporin, NSAIDs)
Các biểu hiện lâm sàng -Ban dạng dát

-Sốt

-Sử dụng loại thuốc mới

-+/-Đau khớp

Các dâu hiệu cận lâm sàng -Tổn thương thận cấp

-Tiểu mủ, đái máu, trụ bạch cầu

-Tăng bạch cầu axit, tăng bạch cầu axit trong nước tiểu

-Sinh thiết thận: viêm thâm nhiễm, phù

Quản lý -Dừng loại thuốc hiện tại

-+/- Glucocorticoid toàn thân

Đáp án A: Lậu cầu gây ra ban mụn nước. Thường không gây suy thận hay có trụ bạch cầu. Đáp án C: Biểu hiện trên da của lupus bao gồm ban ở má và dạng đĩa nhưng bệnh nhân này có ban dạng dát. Bệnh thận lupus đặc trưng bởi Tăng huyết áp, protein niệu ở mức nhẹ và có trụ hồng cầu.

Đáp án D: Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn gây đái máu, protein niệu nhẹ, trụ hồng cầu và ứ động dịch gây Tăng huyết áp và phù dưới mi mắt. Nó thường xảy ra sau 1-2 tuần sau đợt nhiễm liên cầu tại họng/da chứ không phải nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Đáp án E: Viêm thận bể thận có thể gây biến chứng viêm bàng quang không điều trị nhưng thường biểu hiện bằng sốt, rét run, ấn đau vùng mạn sườn và/hoặc ấn đau điểm sườn cạnh sống.

Tổng kết: Viêm thân kẽ do thuốc thường gây ra bởi kháng sinh (Penicilline, Cephalosporin, Trimethoprim, Rifampin) NSAIDs, lợi tiểu. Bệnh nhân biểu hiện sốt, ban dạng dát và suy thận. Phân tích nước tiểu có thể thây trụ Bạch cầu và đôi khi có bạch cầu ưa axit.

Tài liệu tham khảo

Urinary Tract Infection – StatPearls – NCBI Bookshelf, pubmed, truy cập ngày 24/12/2021

1 thoughts on “[Giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Cách điều trị

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here