Thuốc khai khiếu: Vị thuốc, bài thuốc dân gian

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc Khai Khiếu

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Khai Khiếu

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có tác dụng chủ yếu là khai khiếu tỉnh thần, chủ trị các chứng khiếu bế thần hôn (hôn mê, đờm dãi bít tắc), có khả năng giúp bệnh nhân hôn mê hồi tỉnh được gọi là thuốc khai khiếu. Thuốc thuộc nhóm này phần lớn quy kinh tâm, có mùi thơm và có nguồn gốc động, thực vật. Có công năng khai khiếu tỉnh thần, chủ yếu dùng điều trị thần chí hôn mê, động kinh, trúng phong… Dựa trên dược tính và công năng, chia thành 2 loại lương khai và ôn khai. Lương khai gồm băng phiến, long não, ngưu hoàng; ôn khai gồm xạ hương, tô hợp hương, thạch xương bồ, thiềm tô, an tức hương, tế tân… Phức phương lương khai thường dùng có An cung ngưu hoàng hoàng, Tử tuyết đan, Chí bảo đan; Phức phương ôn khai bao gồm Quan tâm tô hợp hoàn, Xạ hương bảo tâm hoàn…

Thần trí hôn mê bao gồm hư chứng (thoát chứng) và thực chứng (bế chứng). Bế chứng do tà trở tâm khiếu dẫn đến, biểu hiện miệng ngậm chặt, tay nắm chặt, mạch thực.,. Bố chứng lại được chia thành nhiệt bế và hàn bế. Nhiệt bế thấy mặt đỏ, sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác, chân tay co quắp, nói nhảm, cần dùng thuốc khai khiếu phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc. Hàn bế thấy mặt xanh, chân tay lạnh, người lạnh, rêu lưỡi trắng mạch trì, cần dùng thuốc khai khiếu phối hợp với thuốc ôn lý tán hàn. Thoát chứng do chính khí bất túc, tà độc nội phạm, hoặc vong huyết thất tình dẫn đến, chủ yếu thấy mồ hôi lạnh, chân tay lạnh, mạch vi muốn tuyệt, pháp trị là hồi dương cứu nghịch, ích khí cố thoát, không được dùng thuốc khai khiếu.

Từ các biểu hiện cơ bản của chứng bế có thể thấy, chứng bệnh này tương đồng với các bệnh/chứng TKTW rối loạn do các nguyên nhân như viêm màng não, tắc mạch máu não (nhồi máu não), bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, trúng thử, động kinh… Ngoài ra, các nghiên cứu về thuốc khai khiếu còn được tiến hành trên cơ sở công năng hoá thấp hoà trung, tiêu thũng chỉ thống, thanh nhiệt giải độc…

Nhìn chung, thuốc khai khiếu có một số tác dụng dược lý sau:

Các thuốc khai khiếu thường có tác dụng 2 chiều trên hệ TKTW. Ví dụ thạch xương bồ, băng phiến, tô hợp hương đều làm giảm thời gian giấc ngủ do pentobarbital, nhưng lại có tác dụng chống tetrandra toxin B gây hưng phấn TKTW, giảm thiểu tỷ lệ co giật, tử vong, thể hiện tác dụng an thần, chống co giật. Đặc điểm tác dụng là: liều thấp hưng phấn TKTW, liều cao ức chế TKTW.

Trên chuột cống trắng gây mất ngủ thực nghiệm, nhỏ niêm mạc mũi dung dịch chế phẩm gồm thạch xương bồ và bomeol, có tác dụng cải thiện mức độ mệt mỏi, tăng cường khả năng học tập, cải thiện sự phối hợp vận động và chống mất ngủ. Đây chính là đặc điểm của thuốc vừa có tác dụng cấp cứu hôn mê, trúng phong, lại có tác dụng chống co giật, động kinh, là biểu hiện của nội hàm “khai khiếu tỉnh não”.

Bảo vệ não

Các thuốc khai khiếu xạ hương, bomeol, thạch xương bồ đều có tác dụng bảo vệ não trên mô hình thiếu máu não – tưới máu lại. Như xạ hương, bomeol có tác dụng giảm diện tích nhồi máu não sau thiếu máu não – tưới máu lại, cải thiện rối loạn chức năng thần kinh, xạ hương và bomeol có tác dụng hiệp đồng. Bomeol phối hợp với xuyên khung có tác dụng bảo vệ tổ chức não chuột cống trắng trên mô hình thiếu máu não – tưới máu lại gây ra gây ra phù nề kẽ tế bào, phá vỡ các siêu liên kết mô não, tác dụng tốt hơn so với dùng riêng bomeol hoặc xuyên khung. Một số thuốc có tác dụng ức chế giải phóng các acid amin gây hưng phấn vùng dưới đồi não chuột đột quỵ xuất huyết não, do vậy làm giảm thiểu tổn thương tế bào thần kinh, giảm thiểu sự thoái hóa, hoại tử và phù nề mô não, giảm thiểu nồng độ endothelin, TNF-a, NO trong huyết tương bệnh nhân nhồi máu não cấp tính, từ đó có tác dụng cải thiện chức năng thần kinh.

Giãn mạch vành

Thuốc khai khiếu và các chế phẩm chứa thuốc khai khiếu đều làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng mạch vành như hoàn tô bằng (băng phiến và tô hợp hương) có tác dụng tăng khả năng chịu đựng thiếu oxy trên chuột nhắt trắng, giảm tiêu thụ oxy cơ tim. Tác dụng giãn mạch vành là cơ sở sử dụng thuốc khai khiếu trong điều trị thiếu máu cơ tim cấp, đau thắt ngực trên lâm sàng.

Chống viêm

Thuốc khai khiếu có tác dụng chống viêm mạnh. Xạ hương có tác dụng chống viêm mạnh đối với các hội chứng viêm thời kỳ đầu và giữa, chống viêm dị ứng, nhưng tác dụng chống viêm mạnh yếu. Một số thuốc có tác dụng ức chế TNF-a và các chất trung gian gây viêm khác như EL-1, IL-6 và các cytokin, ức chế tính thấm thành mạch, bám dính bạch cầu, giảm xâm nhập bạch cầu.

Tóm lại, công năng chủ trị của thuốc khai khiếu tỉnh thần chủ yếu liên quan đến tác dụng hưng phấn TKTW, bảo vệ não, hệ thần kinh, giãn mạch vành, có thể thấy nội hàm . khoa học của “khai tâm khiếu” chủ yếu có liên quan đến tác dụng trên hệ TKTW.

Một số vị thuốc thường dùng

Xạ hương

Là túi xạ của một số loài hữu xạ, họ hươu (Cervidae) như lâm xạ Moschus berezovskii Flerov., mã xạ M. sifanicus Pizwalssi. hoặc nguyên xạ M. smoschiferus Linnaeus trưởng thành phổi khô. Thành phần hoá học của xạ hương gồm khoảng 16 loại macrocycles như muscon, muscol, muscopyridin… và 15 chất sterol 19C khác của xạ hương, như testosterol, este cholesterol, ngoài ra, còn có protein, peptid, acid amin và musclid. Hiện nay đã có xạ hương nhân tạo.

Xạ hương có vị cay, tính ấm, mùi thơm, quy kinh tâm, tỳ, có công năng khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết thông kinh, tiêu thũng chỉ thống, thúc sản… Chủ trị các chứng nhiệt bệnh dẫn đến hôn mê, trúng phong đàm huyệt, á khẩu, bế kinh, trứng bĩ (u cục), thai chết lưu, đau quặn bụng, đau ngực, ung thũng loa lịch, hầu họng sưng đau, chấn thương, tý thống đau tê.

Xạ hương có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ TKTW: công năng khai khiếu tỉnh thần của xạ hương có liên quan đến tác dụng trên hệ TKTW. Ảnh hưởng của xạ hương trên TKTW thể hiện tác dụng điều tiết 2 chiều, liều nhỏ có tác dụng hưng phấn, liều cao có tác dụng ức chế. Tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng liều nhỏ xạ hương hoặc muscon tự nhiên hay tổng hợp làm giảm thời gian giấc ngủ barbiturat, cơ chế tác dụng là kích hoạt enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng tốc độ chuyển hóa barbiturat dẫn tới nhanh chóng mất hoạt tính. Ngược lại, dùng liều lớn xạ hương tự nhiên hay tổng hợp, có tác dụng kéo dài thời gian ngủ do natri pentobarbital trên chuột nhắt trắng.

Tiêm tĩnh mạch thỏ xạ hương trong môi trường yên tĩnh, gây kích thích mạnh, thời gian dài trên vỏ não, nhưng tim vẫn ở trạng thái yên tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác, không có biểu hiện co giật. Tiêm tĩnh mạch xạ hương cho thỏ gây mê, trên điện não đồ, làm sóng não giảm biên độ, tăng tần số, cuối cùng làm thỏ thức giấc, chứng tỏ xạ hương làm thức tỉnh thỏ gây mê. Tiêm vào não thất có tác dụng rõ rệt hơn so với tiêm tĩnh mạch, cho thấy xạ hương có tác dụng trực tiếp trên vỏ não. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng cũng chưa thực sự rõ ràng.

Chống thiếu oxy não: làm tăng khả năng chịu đựng thiếu oxy của não. Xạ hương kéo dài thời gian tồn tại sóng điện não trên chuột nhắt trắng ngừng hô hấp cấp tính, làm giảm tử vong do trúng độc lượng nhỏ kali xyanua đồng thời rút ngắn thời gian ngủ mê mệt; kéo dài thời gian hô hấp sau khi cắt đầu, kéo dài thời gian sống sau khi thắt động mạch cảnh, kéo dài thời gian sống thêm trong điều kiện áp suất bình thường không có oxy hoặc áp suất giảm không có oxy.

Trên mô hình tổn thương não do xơ vữa động mạch gây nhồi máu não ở chuột cống trắng, xạ hương làm giảm phù nề tổ chức não nhồi máu, giảm diện tích vùng nhồi máu, bảo vệ, giúp các tế bào não nguyên vẹn… Ghi đồng thời điện não đồ và điện tâm đồ chuột cống trắng, xạ hương có tác dụng kéo dài thời gian điện não đồ sau ngừng hô hấp cấp tính, nhưng ảnh hưởng của xạ hương trong thời gian tồn tại điện tâm đồ, thời gian xuất hiện điện tâm đồ thiếu máu tim không đáng kể.

Chống viêm, giảm đau: có tác dụng ở mức độ khác nhau trên toàn bộ quá trình viêm, trên các mô hình gây viêm khác nhau đều có tác dụng ức chế mạnh. Dịch chiết nước xạ hương có tác dụng ức chế ức chế đáng kể acid acetic gây tăng tính thấm mao mạch trên chuột nhắt trắng; dịch chiết nước xạ hương có tác dụng ức chế viêm khớp chuột cống trắng do thạch (agar), nấm men, các tác nhân khác gây ra; ngoài ra xạ hương còn làm ức chế thẩm xuất dịch rỉ viêm do bỏng và carrageenan.

Dịch chiết nước xạ hương ức chế đáng kể phản ứng chemotactic bạch cầu gây ra bởi natri carboxymethyl cellulose hoặc chemotactic tetra peptid ức chế tế bào bạch cầu chuột lang (guinea) di chuyển in vitro. Nhũ tương xạ hương có tác dụng chống u hạt thực nghiệm, tương tự hydrocortison.

Tác dụng chống viêm của xạ hương có liên quan tác dụng hưng phấn trục tuyến yên – thượng thận. Xạ hương làm giảm đáng kể hàm lượng của vitamin c trong mô tuyến thượng thận, tăng nồng độ corticosteroid dưỡng huyết tương; sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận, tác dụng này mất đi, nhưng bên mô hình cắt tuyến yên, tác dụng này không thay đổi, cho thấy, tác dụng chống viêm của xạ hương chủ yếu liên quan đến tuyến thượng thận. Thành phần hoá học có tác dụng chống viêm của xạ hương là các peptid tan trong nước và các acid amin, tuy nhiên dịch chiết nước xạ hương đem đun sôi vẫn giữ được tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù tai chuột nhắt trắng do dầu croton gây ra, cho thấy xạ hương có chứa nhiều thành phần chống viêm khác. Xạ hương còn có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Ảnh hưởng trên hệ tim mạch: có tác dụng cường tim đáng kể, nhưng không ảnh hưởng đến nhịp tim. Tưới dịch chiết nước xạ hương lên tim cóc cô lập làm tăng biên độ tim, táng lực co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim. Thành phàn musclid được phân lập từ dịch chiết nước xạ hương có tác dụng cường tim, cơ chế tác dụng là do kích hoạt enzyme protein kinasec cơ tim.

Xạ hương có tác dụng chống thiếu máu cơ tim rõ rệt, tăng tưới máu cơ tim, đồng thời có tác dụng bảo vệ tim trên mô hình hoại tử cơ tim thực nghiệm do isoproterenol gây ra. Xạ hương còn có tác dụng tăng hoạt động của tế bào cơ tim tổn thương do thiếu máu thực nghiệm in vitro. Muscon tiêm tĩnh mạch có tác dụng làm tăng lưu lượng máu mạch vành có, tác dụng duy trì 30 phút.

Kích thích từ cung: xạ hương có tác dụng hưng phấn tử cung chuột cống trắng, thỏ mang thai, có tác dụng tăng lực co bóp tử cung, tăng nhịp co bóp. Tác dụng này càng
thể hiện rõ rệt trên tử cung ở cuối thai kỳ; tác dụng trên tử cung không mang thai tương đối chậm nhưng thời gian lại kéo dài. Xạ hương nhân tạo có tác dụng gây sẩy thai, thậm chí chết thai trên chuột nhắt trắng ở các thai kỳ khác nhau. Do vậy, xạ hương không được dùng cho phụ nữ có thai.
Tác dụng trên thụ thể p-adrenergic: dịch chiết nước xạ hương tăng cường tác dụng của isoproterenol, epinephrin và norepinephrin trên cơ tim mèo. Trong đó tác dụng hiệp đồng với isoproterenol mạnh nhất, tiếp theo là epinephrin và norepmephrin. cắn chiết nước xạ hương có tác dụng tương tự, nhưng muscon không có tác dụng. Xạ hương còn làm giãn khí quản cô lập.

Điều hoà chức năng miễn dịch: xạ hương có tác dụng tăng trọng lượng lá lách, đồng thời tăng tạo kháng thể hemolysin ở chuột nhắt trắng; trên chuột tiêm phúc mạc hồng cầu cừu cỏ tác dụng tăng sản xuất kháng thể IgM. Nhưng lại có tác dụng ức chế miễn dịch trên chuột viêm khớp thực nghiệm.

Tóm lại, công năng khai khiếu tỉnh thần của xạ hương có liên quan đến các tác dụng trên hệ TKTW, tăng lưu lượng mạch vành, tăng khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của tim, não, là cơ sở sử dụng trong điều trị sốt cao hôn mê, trúng phong đàm quyết, á khẩu, vì vậy xạ hương thường được dùng trong điều trị nhồi máu não, rối loạn ý thức, sa sút trí tuệ do yếu tố mạch máu, bại não… Công năng tiêu thũng chỉ thống của xạ hương có liên quan đến tác dụng chống viêm, giảm đau, là căn cứ quan trọng trong điều trị ung thũng loa lịch, hầu họng sưng đau, chạm thương sưng đau, tê bại… Các tác dụng trên thụ thể P-adrenergic và điều tiết chức năng miễn dịch là các nghiên cứu mới của xạ hương. Thành phần hoạt chất có tác dụng của xạ hương là các muscon, polypeptid và acid amin.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 tiêm tĩnh mạch dịch chiết nước của xạ hương là 6 g/kg TT, LD50 tiêm tĩnh mạch của muscon là 152 – 172 mg/kg TT, biểu hiện ngộ độc cấp tính của chuột nhắt trắng là tứ chi lảo đảo, run, nhắm mắt, cuối cùng suy hô hấp và tử vong.

Borneol

Bomeol còn được gọi là long não, là sản phẩm gia công từ nhựa cây long não hương Dryobalanops aromatica Gaertn.f. hoặc từ lá cây đại bi Blumea balsamifera DC. hoặc từ long não bán tổng hợp mà thành (Bomeolum syntheticum). Thành phần hoá học của bomeol tự nhiên gồm D-bomeol, L-bomeol, bomeol tổng hợp chủ yếu là bomeol racemic, ngoài bomeol ra vẫn còn lượng lớn isobomeol.

Bomeol có vị cay đắng, vi hàn, quy kinh tâm, tỳ, phế, công năng khai khiếu tỉnh thần, thanh nhiệt chỉ thống. Chủ trị nhiệt bệnh dẫn đến hôn mê, kinh quyết, trúng phong đàm quyết, trúng phong á khẩu, mắt đỏ, miệng loét, hầu họng sưng đau, chảy mủ tai… Nội hàm khoa học công năng khai khiếu tỉnh thần của bomeol tương tự như đã mô tả ở ừên, tuy nhiên, bomeol có đặc điểm là “phương hương tẩu thoán, dẫn được thông hành”, có thể làm thuốc dẫn trong nhiều phức phương khác nhau. Bomeol có các tác dụng dược lý sau:

+ Thúc đẩy thuốc thấm qua hàng rào máu não: bomeol là một chất monoterpenoid phân tử nhỏ tan trong lipid, dễ thấm qua hàng rào máu não, có khả năng tích lũy trong não và thời gian lưu trữ trong não khá dài. Bomeol có khả năng thúc đẩy một số chất thân nước như xanh evan, diatrizoat, gentamicin, cisplatin và các chất tan trong mỡ như sulfadiazin, TMP… thấm qua hàng rào máu não làm tăng nồng độ dược chất trong não.

Bomeol có tác dụng ức chế enzym nitric oxit synthase (ÍNOS) ở chuột cống trắng chấn thương não, giảm sự tăng hàm lượng NO trong não, gây thiếu máu não và phù não, nhưng trên não chuột cống trắng bình thường thì không có tác dụng, cho thấy tác dụng này của bomeol trên chuột bình thường không liên quan đến iNOS. Bomeol có tác dụng mở rộng liên kết giữa các gian bào hàng rào máu não, làm tăng tốc độ vận chuyển các chất qua kênh gian bào; bomeol giúp tế bào hàng rào máu não tăng khả năng “ẩm bào” (pinocytosis), do vậy tăng khả năng vận chuyển các chất qua hàng rào máu não.

+ Tăng sự hấp thu thuốc qua niêm mạc da: trên da lành lặn, bomeol tăng đáng kể sự hấp thu triamcinolon, diclofenac, metronidazol, fluorouracil, acid salicylic, acid hydrochloric, trimethoprim (TMP), triamcinolon acetonid qua da, cùng với sự tăng nồng độ của bomeol, sự thẩm thấu, hấp thu qua da cũng tăng dần lên; tác dụng làm tăng hấp thu qua da của bomeol chủ yếu ở lớp sừng, do vậy sau khi loại bỏ lớp sừng bomeol không còn tác dụng tăng cường thẩm nhập; bomeol cũng làm tăng hấp thu insulin qua niêm mạc miệng, TMP qua niêm mạc mũi. Ngoài ra, bomeol cũng có tác dụng tăng thẩm thấu aesculin qua giác mạc thỏ cô lập, vì vậy trong nhãn khoa sử dụng bomeol có tác dụng tăng khả năng hấp thu thuốc qua giác mạc.

+ Tăng hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa: trên chuột cống trắng phối hợp sử dụng bomeol cải thiện rõ rệt nồng độ tetramethylpyrazin và rifampin trong huyết tương, tăng rõ rệt diện tích dưới đường cong (khi đưa thuốc), tăng sinh khả dụng, tăng ti/2 của sulfadiazin trên chuột cống trắng.
Tác dụng bảo vệ cơ tim: trên chó nhồi máu cơ tim cấp gây mê, bomeol phục hồi lưu lượng mạch vành, giảm nhịp tim, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Phức phương đan sâm có bomeol và một số thành phần khác có tác dụng cải thiện đáng kể đoạn sóng S-T trên điện tâm đồ động vật thí nghiệm thiếu máu cơ tim cap do vasopressin, giảm hoạt tính creatin kinase và hàm lượng MDA huyết thanh, tăng hoạt tính SOD huyết thanh.

Tác dụng trên hệ TKTW: chuột nhắt trắng cho uống bomeol có thể rút ngắn đáng kể thời gian giấc ngủ do natri pentobarbital, kéo dài thời gian vào giấc ngủ của phenobarbital, biểu hiện tác dụng kích thích TKTW; trên chuột hoạt động liên tục kéo dài, bomeol làm gia tăng hoạt động, tăng sự tỉnh táo và nhận thức; bomeol còn có tác dụng chống picrotoxin gây hưng phấn TKTW, làm chậm thời gian xuất hiện cơn co giật, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do co giật, thể hiện tác dụng an thần chống co giật; bomeol kéo dài đáng kể thời gian gây ngủ ở chuột nhắt trắng do pentobarbital.

Tác dụng bảo vệ não: thuốc tiêm bomeol có tác dụng giảm diện tích nhồi máu trên chuột nhắt thiếu máu não, kéo dài thời gian sống trên chuột nhắt trắng thiếu máu não cấp tính trên mô hình thắt động mạch cảnh 2 bên, thắt dây thần kinh phế vị hoặc do kali cyanid gây ra, giảm hàm lượng MDA tổ chức não nhồi máu, tăng hoạt độ SOD và LDH, chứng tỏ bomeol có tác dụng bảo vệ não thiếu máu cục bộ thực nghiệm.

Kháng khuẩn: thí nghiệm in vitro cho thấy, bomeol, isobomeol, bomeol tự nhiên và tổng hợp đều có tác dụng kháng khuẩn.
Chống viêm: bomeol, isobomeol có tác dụng chống viêm trên mô hình phù chân chuột cống trắng do lòng trắng trứng, isobomeol có tác dụng ức chế phù nề tai do dầu croton gây ra.
Tóm lại, công năng chủ trị khai khiếu tỉnh thần của bomeol chủ yếu liên quan đến tác dụng trên hệ TKTW, bảo vệ não, tăng tính thấm, là căn cứ quan trọng trong điều trị nhiệt bệnh hôn mê, kinh quyết, trúng phong đàm quyết, trúng phong á khẩu hôn mê… vì vậy, trên lâm sàng, bomeol thường được dùng để điều trị các nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý não. Công năng thanh nhiệt chỉ thống của bomeol có liên quan đến tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, là căn cứ quan trọng trong điều trị mắt đỏ, miệng loét, hầu họng sưng đau, loét miệng, viêm tai giữa… Bomeol làm tăng vận chuyển thuốc qua hàng rào máu não, thể hiện công năng phương hương tẩu tán, dẫn thuốc thượng hành của nó. Thành phần có tác dụng của bomeol là L-bomeol, D-bomeol…

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 của bomeol đường uống trên thỏ là 2 g/kg TT. LD50 của bomeol, isobomeol, bomeol tổng hợp đường uống trên chuột nhắt trắng lần lượt là 2.879, 2.269 và 2.507 mg/kg TT. Bomeol gây kích ứng kết mạc thỏ lớn hơn isobomeol, tuy nhiên khi tiêm bắp thì ngược lại.

Thạch xương bồ

Là thân rễ đã phơi khô hoặc sấy khô của cây thạch xương bồ lá to Acorus gramineus Soland. var. macrospadỉceus Yamamoto Contr. và cây thủy xương bồ Acorus calamus L. var. angụstatus Bess., họ Ráy (Araceae). Thân rễ và lá thạch xương bồ đều có chứa tinh dầu, trong đó có 34 thành phần, chủ yếu là yỡ-asaron, a-asaron, caryophyllen, euasaron, asaraldẹhyd…

Thạch xương bồ có vị cay đắng tính ấm, quy kinh tâm, vị, có công năng phương hương hoá thấp, khai khiếu thúc đàm, tỉnh thần ích trí. Chù trị các chứng động kinh hôn mê, kiện vong ù tai, hạ lị (tiêu chảy). Thạch xương bồ có các tác dụng dược lý sau:
Tác dụng trên hệ TKTW:

+ An thần gây ngủ: dịch chiết nước thạch xương bồ, dịch chiết nước bỏ tinh dầu, tinh dầu đều làm chuột nhắt nhắt giảm hoạt động tự phát, đồng thời có tác dụng hiệp đồng với natri pentobarbital ở liều dưới ngưỡng gây ngủ, biểu hiện ở tác dụng gây ngủ nhanh chóng và kéo dài giấc ngủ, trong đó tinh dầu có tác dụng mạnh nhất. Khi liều dùng quá
cao, gây ức chế diện rộng TKTW, mức độ ức chế liên quan đến liều dùng, tác dụng nhanh, thời gian kéo dài. Asaron là thành phần chủ yếu có tác dụng an thần, loại bỏ tinh dầu vẫn còn tác dụng an thần.

+ Cải thiện trí nhớ: dịch chiết nước thạch xương bồ loại bỏ dầu, tinh dầu,aaron, a-aaron có tác dụng tăng cường khả năng học tập ở chuột nhắt trắng bình thường, có tác dụng cải thiện trí nhớ chuột nhắt trắng suy giảm trí nhớ trên nhiều mô hình khác nhau với mức độ khác nhau, trong đó tinh dầu và cc-asaron có tác dụng rõ ràng nhất.

+ Chống co giật: dịch chiết nước thạch xương bồ, a-asaron có tác dụng chống co giật trên chuột nhắt trắng do kích thích điện và pentylenetetrazol, biểu hiện qua tăng ngưỡng kích thích điện, giảm thiểu số lần phóng điện vỏ não trước do pentylenetetrazol, làm chậm thời gian phát sinh sóng động kinh, giảm biên độ sóng. Tinh dầu thạch xương bồ, dịch chiết nước và dịch chiết bỏ tinh dầu đều có tác dụng làm chậm xuất hiện cơn co giật do strychnin gây ra trên chuột nhắt trắng, giảm số lần co giật, giảm thiểu tỷ lệ chuột tử vong do co giật.

Tác dụng trên cơ trơn: dịch chiết nước thạch xương bồ loại bỏ tinh dầu, tinh dầu, tổ-asaron, a-asaron ức chế ruột thỏ cô lập co thắt tự phát, đối kháng acetylcholin, histamin và bari clorid gây co thắt cơ trơn ruột, làm tăng nhu động ruột chuột cống trắng và táng khả năng bài tống của ruột. Tinh dầu thạch xương bồ, yỡ-asaron, a-asaron đều làm giãn cơ trơn khí quản, biểu hiện thông qua làm chậm phát tác hen suyễn do ovalbumin gây ra trên chuột lang, ức chế rõ rệt histamin, acetylcholin gây co thắt khí quản chuột lang.
ức chế tim: cắn chiết ethanol thạch xương bồ có tác dụng ức chế tim, làm giảm tần số và biên độ co bóp tim, trong đó /?-asaron có tác dụng mạnh và kéo dài.

Tóm lại, công năng khai khiếu thúc đàm, tỉnh tỳ ích trí của thạch xương bồ chủ yếu liên quan đến tác dụng cải thiện trí nhớ, an thần của nó và là căn cứ sử dụng vị thuốc trong điều trị hôn mê, động kinh, ù tai hay quên, kinh quyết… vì vậy, trên lâm sàng, hiện nay thạch xương bồ thường được dùng làm thuốc điều trị bệnh Alzheimer, trúng phong, thất ngôn. Công năng hòa trung hóa thấp của thạch xương bồ liên quan đến tác dụng chống co thắt cơ trơn, là cơ sở trong điều trị bụng đầy chướng, vị tràng thấp nhiệt. Thành phần hoạt chất quan trọng của thạch xương bồ là a-asaron, asaron ether.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: a-asaron có tác dụng gây đột biến, trên lâm sàng tránh dùng kéo dài.

Một số phương thuốc thường dùng

An cung ngưu hoàng hoàn

An cung ngưu hoàng hoàn xuất xứ từ “Ôn bệnh điều biện”, gồm ngưu hoàng 30g, xạ hương 7,5g, chu sa 30g, hoàng liên 30g, chi tử 30g, bomeol 7.5g, tê giác 30g (bột cao chiết sừng trâu 200g), trân châu 15g, hùng hoàng 30g, hoàng cầm 30g, uất kim 30g. Các vị thuốc trên đem nghiền mịn động đều thêm tá dược dính làm thành hoàn mềm mỗi viên 3g.
An cung ngưu hoàng hoàn có công năng thanh nhiệt khai khiếu, trấn kinh giải độc. Chủ trị ôn bệnh sốt cao, hôn mê, trúng phong, mồm mắt méo lệch, đàm ẩm. “Bế chứng” và các chứng trị của An cung ngưu hoàng hoàn có nội hàm như đã giải thích, tuy nhiên phương thuốc còn có công năng thanh nhiệt giải độc, chủ trị ôn bệnh sốt cao, nội hàm của nó tương đồng với bệnh nhiễm trùng cấp tính, viêm màng não. An cung ngưu hoàng hoàn có các tác dụng dược lý sau:
Hạ sốt: tác dụng hạ sốt rõ rệt trên mô hình gây sốt thực nghiệm trên thỏ do nội độc tố vi khuẩn, vaccin 3 trong 1 và vaccin thương hàn gây ra. An cung ngưu hoàng hoàn giảm chu sa và hùng hoàng cũng có tác dụng hạ sốt nhất định, nhưng cường độ tác dụng yếu và thời gian duy trì ngắn hơn so với cổ phương.
Tác dụng trên hệ TKTW:

+ An thần: dùng đường uống hay tiêm phúc mạc đều có tác dụng ức chế TKTW, giảm hoạt động tự chủ trên chuột nhắt trắng, tăng cường tác dụng ức chế TKTW của natri pentobarbital hoặc thiopental, kéo dài thời gian ngủ ở chuột nhắt trắng, cho thấy có tác dụng hiệp đồng.

+ Bảo vệ não: có tác dụng giúp phục hồi, thức tỉnh lên tình trạng hôn mê do nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm chậm thời gian dẫn tới tử vong do sodium nitrite gây thiếu oxy trên chuột nhắt trắng. Trên động vật hôn mê do amoniac, An cung ngưu hoàng hoàn có khả năng làm giảm biểu hiện, giảm biến đổi xấu trên điện não đồ, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Dùng đường uống có tác dụng giảm hoạt tính lactate dehydrogenase trong dịch não tủy trên thỏ do tiêm tĩnh mạch độc tố Bordetella pertussis và E. coli gây ra, giảm thiểu hàm lượng nước ở tổ chức não phù nề giảm mức độ và phạm vi bắt màu xanh Evans. Tiêm An cung ngưu hoàng cho chuột chấn thương não, làm giảm hàm lượng các chất trung gian gây viêm như IL-ip, phân tử bám dính giữa các tế bào-1, protein huyết thanh S100B và enzym enolase tế bào thần kinh đặc hiệu (NSE) và các cytokin khác trong não.

+ Chống co giật: ức chế amphetamin gây hưng phấn, kéo dài thời gian giữa các lần co giật, ức chế tác dụng gây co giật của pentylenetetrazol, giảm tỷ lệ tử vong; không có tác dụng chống co giật do strychnin nitrat gây ra trên chuột nhắt trắng.

Tác dụng chống viêm: An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng chống viêm mạnh trên chuột cống trắng trên mô hình viêm khớp do lòng trắng trứng, phù tai do xylen, ức chế tăng tính thấm thành mạch trong phản ứng viêm. Có tác dụng tăng năng lực thực bào của đại thực bào phúc mạc chuột nhắt trắng, biểu hiện tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào tăng lên, thể tích tế bào thực bào tăng, diện tích bóng thực bào tăng, tăng số lượng hồng cầu gà bị thực bào tăng lên.

Tóm lại công năng trấn kinh khai khiếu của An cung ngưu hoàng hoàn có liên quan đến tác dụng hạ sốt, ảnh hưởng đến hệ TKTW, là cơ sở điều trị sốt cao, hoạt động tinh thần ý thức hạn chế; công năng thanh nhiệt giải độc có liên quan đến tác dụng hạ sốt, chống viêm, do vậy An cung ngưu hoàng hoàn thường được sử dụng trong điều trị trẻ em sôt cao co giật, viêm não Nhật bản B, viêm màng não não mô cầu, tai biến mạch máu não

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here