nhathuocngocanh.com – Theo thống kê cho thấy có xuất huyết não chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng số các ca bị đột quỵ và có tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Xuất huyết não là một căn bệnh nguy hiểm cần chữa trị sớm. Vậy, xuất huyết não là gì? Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Bệnh xuất huyết não là gì?
Xuất huyết não là tình trạng máu từ hệ thống động, tĩnh mạch não chảy vào các mô não, gây ra các tổn thương ở não. Nếu máu gây kích thích các mô não sẽ dẫn đến tình trạng phù não. Nếu máu tích tụ tại một vị trí sẽ gây nên tình trạng tụ máu não. Các tổn thương này tạo áp lực lớn lên các mô và mạch máu xung quanh, có thể gây vỡ mạch máu não, đột quỵ.
Xuất huyết não thường có tiên lượng xấu, tùy thuộc vào khối máu tụ tồn tại trong não, có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 40%. Khối máu tụ có kích thước càng lớn càng gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị xuất huyết não nên tham gia điều trị để hạn chế sự gia tăng kích thước của khối máu tụ. Hiện nay có rất ít bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi tham gia điều trị.
Dịch tễ
Chảy máu não là một thể của tai biến mạch mão não (đột quỹ não) chiếm tổng số 18-35% tổng số bệnh nhân đột quỵ não. Trong 30 ngày đầu, tỷ lệ tử vong từ 30-40%, tỷ lệ chảy máu tái phát từ 4-10%, 50% số bệnh nhân sống sót trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tỷ lệ chảy máu não nam/nữ là 2/1, thường gặp ở tuổi từ 45-60, đột quỵ chảy máu não thường gặp ban ngày hơn ban đêm, mùa rét nhiều hơn mùa nóng, và đặc biệt là lúc chuyển thời tiết, giao mùa.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết não
Theo nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết não. Một số các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Dị dạng mạch não: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xuất huyết não, thuộc nhóm nguyên nhân bẩm sinh. Tình trạng bệnh chỉ được phát hiện khi các triệu chứng rõ ràng.
- Đối tượng gặp chấn thương ở vùng đầu.
- Bệnh nhân bị huyết áp cao kéo dài không được điều trị, làm suy giảm độ bền và độ đàn hồi của thành mạch, lâu ngày có thể gây xuất huyết não.
- Người mắc chứng phình động mạch cũng làm giảm độ bền của thành mạch, gây vỡ thành mạch. Do đó, máu tràn vào máu gây tình trạng đột quỵ.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan, u não, mỡ máu (nồng độ cholesterol trong máu cao) cũng có nguy cơ cao bị xuất huyết não.
- Người mắc bệnh béo phì, ít vận động.
- Người lao động trong thời tiết nóng nực bị shock nhiệt.
Các yếu tố nguy cơ
Theo WHO, có khoảng 20 yếu tố nguy cơ gây chảy máu não như: tăng lipid máu, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, thay đổi thời tiết đột ngột, các chấn thương tâm lý, gắng sức quá mức, nhiễm khuẩn,… Càng có nhiều nguy cơ thì bệnh nhân càng có khả năng chảy máu não cao.
Triệu chứng điển hình bệnh xuất huyết não
Các triệu chứng của xuất huyết não đột ngột, rõ ràng, dễ nhận biết. Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày như khi gắng sức lao động, khi đang sinh hoạt thường ngày bình thường, khi đang ngủ,… Một số các triệu chứng điển hình của xuất huyết não bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay bủn rủn, ngã lệch về một bên, tê liệt tay chân.
- Mặt và miệng bị méo về một bên, nói không rõ tiếng hoặc không nói được.
- Tiểu tiện mất tự chủ, tiết nhiều mồ hôi, sốt.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, hơi thở không đều, cao huyết áp.
- Khó nuốt, không nhai được.
- Mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng liệt kê trên cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, trong vòng từ 3 đến 4 giờ khi xuất hiện triệu chứng để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân.
Bệnh xuất huyết não có nguy hiểm không?
Bệnh xuất huyết não có nguy hiểm không là câu hỏi của đa số bệnh nhân và người có người thân mắc phải căn bệnh này. Xuất huyết não đa số để lại biến chứng cho bệnh nhân, khoảng 27% bệnh nhân sẽ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng và khoảng 65% bệnh nhân gặp các biến chứng nhẹ và trung bình.
Một số các biến chứng thường gặp trong xuất huyết não bao gồm:
- Rối loạn tâm lý
- Liệt nửa người: Chiếm khoảng 90% ca bệnh nhân bị xuất huyết não, gây khó khăn trong vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Rối loạn ngôn ngữ, méo miệng, nói không rõ tiếng hoặc không nói được.
- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, lú lẫn, không nhớ được việc dù mới chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn.
- Không nuốt, không nhai được thức ăn, dễ bị sặc khi nuốt thức ăn.
- Rối loạn chức năng hô hấp.
- Tiểu tiện không kiểm soát.
- Tâm trạng dễ cáu gắt, thất thường, dễ mệt mỏi.
Xuất huyết não là một căn bệnh nguy hiểm, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh nhân cần tham gia điều trị sớm ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để hạn chế tối đa các biến chứng sau này.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng xuất huyết não
Hiện nay các bệnh viện có nhiều các phương pháp chẩn đoán xuất huyết não khác nhau. Các biện pháp chẩn đoán phổ biến bao gồm:
- Chẩn đoán lâm sàng qua các triệu chứng.
- Chụp CT sọ não.
- Chụp MRI sọ não.
Cả hai phương pháp chụp CT não và chụp MRI não đều được sử dụng để xác định tổn thương não, vị trí tích tụ máu trong não, thường được sử dụng trong cấp cứu cho bệnh nhân bị xuất huyết não. Đối với những bệnh nhân chống chỉ định chụp MRI não thường được chỉ định chụp CT não.
Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết não.
Nguyên tắc điều trị
- Vận chuyển nhẹ nhàng nếu không có chống chỉ định
- Đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng hôn mê
- Chống co giật
- Điều trị bằng thuốc: cầm máu, chống co mạch thứ phát, thuốc bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh, ức chế gốc tự do, vitamin nhóm B
- Điều chỉnh hô hấp
- Điều chỉnh tim mạch, huyết áp
- Điều chỉnh nước- điện giải, thăng bằng kiềm- toan
- Đề phòng các biến chứng nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch
- Phòng chống loét, chăm sóc rối loạn cơ vòng, chống biến dạng tư thế xấu
- Điều trị phục hồi chức năng
- Điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện tích tụ máu trong não, nguyên nhân gây xuất huyết não và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ chảy máu não, giảm phù não bằng cách mở sọ hoặc chọc hút. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể được sử dụng một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu (giảm triệu chứng phù), thuốc chống co giật, thuốc corticoid. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không tự ý điều chỉnh liều để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị xuất huyết não cần thực hiện trong thời gian dài để khắc phục tối đa các triệu chứng bệnh gây ra, đặc biệt là các tổn thương ở não. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham gia các bài vật lý trị liệu, tập nói và một số các liệu pháp khác hỗ trợ quá trình phục hồi.
Nếu ổ chảy máu nhỏ, triệu chứng thần kinh khu trú chỉ ở một chi thể, bệnh nhân hồi phục vận động cảm giác sau một vài tuần
Nếu chảy máu ở bán cầu hoặc khu vực dưới lều tiểu não, bệnh nhân diễn biến nặng dần, có thể tử vong; nếu hồi phục thì thời gian phải tính đến hàng quý, hàng năm; thường để lại di chứng liệt nửa người, teo cơ, cứng khớp (tư thế Wernike- Mann)
Tỷ lệ tử vong chung của chảy máu não trong tháng đầu của bệnh từ 18-25%; nếu chảy máu não tái phát thì tỷ lệ tử vong từ 35-45%.
Điều trị cụ thể
Kiểm soát các cơn co giật bằng các thuốc nhóm benzodiazepin (lorazepam, diazepam)
Dự phòng cơn động kinh (không khuyến cáo kéo dài thuốc, cân nhắc các trường hợp có chỉ định, tiền sử động kinh, co giật,…)
Kiếm soát tốt huyết áp: Nếu HATT >200 mmHg hoặc HATB > 150 mmHg: hạ áp bằng thuốc truyền tĩnh mạch, theo dõi huyết áp cứ mỗi 5 phút/lần. Nếu HATT >180 mmHg hoặc HATB > 130 mmHg kèm tăng ALNS: theo dõi ALNS và hạ áp bằng thuốc truyền tĩnh mạch, duy trì áp lực tưới máu não ≥ 60 mmHg. Nếu HATT >180 mmHg hoặc HATB > 130 mmHg và không có triệu chứng tăng ALNS: hạ huyết áp tối thiểu (đích huyết áp 160/90 mmHg hoặc HATB 110 mmHg) bằng thuốc truyền tĩnh mạch, kiểm tra bệnh nhân mỗi 15 phút.
Kiểm soát ALNS: nằm cao đầu 30độ, có thể dùng an thần hoặc gây mê nếu cần.
Đối với các trường hợp xuất huyết não liên quan thuốc chống đông cần bình ổn tỷ lệ Prothrombin bằng cách tiêm tĩnh mạch vitamin K, FFP, PCC, rFVIIa
Điều trị phẫu thuật giải áp
Điều trị can thiệp nội mạch với các phình động mạch não vỡ, thông động-tĩnh mạch não, rò động-tĩnh mạch màng cứng
Dẫn lưu não thất các trường hợp não úng thủy do chèn ép não thất ba hoặc bốn.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh xuất huyết não
Một số các biện pháp ngăn ngừa chứng xuất huyết não hiệu quả bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Không sử dụng đồ ăn nhanh và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất có chứa thành phần Cocaine.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
- Xây dung lối sống lành mạnh, không thức quá khuya, không để stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ xuất huyết não như tăng huyết áp, suy giảm chức năng gan, suy tim, đái tháo đường.
- Tăng cường luyện tập thể dục phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tham gia khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1-2 lần để kiểm tra sức khỏe toàn diện.
- Sử dụng các thuốc chống đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý sử dụng nhóm thuốc này có thể làm cho tình trạng xuất huyết não trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đối với các trường hợp dị tật bẩm sinh như phình động mạch, dị dạng động mạch; thường không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bệnh chỉ biểu hiện các triệu chứng khi đã xảy ra xuất huyết não. Tình trạng này chỉ có thể hạn chế thông qua việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe.
Xuất huyết não sống được bao lâu?
Để trả lời cho câu hỏi xuất huyết não sống được bao lâu, đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi điều trị xuất huyết não. Có khoảng 31% bệnh nhân sau khi điều trị có thể duy trì sự sống 5 năm. Tỷ lệ tăng khoảng 60% ở những bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi. Tỷ lệ này ngày càng được cải thiện nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ hiện đại.
Xuất huyết não là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, cần phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đối với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh cần tham gia điều trị sớm để rút ngắn thời gian điều trị và tăng tỷ lệ hồi phục và khả năng sống sót.
Tài liệu tham khảo:
- Link tham khảo: Medicinenet, Xuất huyết não, truy cập ngày 7/10/2022
- Mozaffarian Dvà cộng sự. Số liệu thống kê về bệnh tim và đột quỵ – Cập nhật năm 2015: một báo cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Vòng tuần hoàn. Ngày 27 tháng 1 năm 2015. 131 (4): e29-322.
- Adams HP Jrvà cộng sự. Điểm cơ sở của Thang điểm Đột quỵ NIH dự đoán mạnh mẽ kết quả sau đột quỵ: Một báo cáo của Thử nghiệm Tổ chức 10172 trong Điều trị Đột quỵ Cấp tính (TOAST). Thần kinh học. 1999 Tháng bảy 13. 53 (1): 126-31.
- [Hướng dẫn] Adams HP Jr, del Zoppo G, Alberts MJ, Bhatt DL, Brass L, Furlan A, et al. Hướng dẫn xử trí sớm cho người lớn bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ: hướng dẫn từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ / Hội đồng Đột quỵ Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, Hội đồng Tim mạch Lâm sàng, Hội đồng X quang và Can thiệp Tim mạch, và Bệnh mạch máu Ngoại vi do xơ vữa động mạch và Kết quả Chất lượng Chăm sóc trong Nghiên cứu Làm việc Liên ngành Các nhóm: Học viện Thần kinh Hoa Kỳ khẳng định giá trị của hướng dẫn này như một công cụ giáo dục cho các nhà thần kinh học. Đột quỵ. 2007 tháng 5. 38 (5): 1655-711.
- Witt BJ, Ballman KV và cộng sự. Tỷ lệ đột quỵ sau nhồi máu cơ tim: một phân tích tổng hợp. Là J Med. Ngày 19 tháng 4 năm 2006 (4): 354.e1-9.
- Towfighi A, Saver JL.Đột quỵ giảm từ thứ ba xuống thứ tư là nguyên nhân gây tử vong ở Hoa Kỳ: viễn cảnh lịch sử và những thách thức phía trước. Đột quỵ. Ngày 42 tháng 8 năm 2011 (8): 2351-5.
- Hướng dẫn và điều trị 5331/QĐ-BYT
Xem thêm:
Bệnh thiếu máo não có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh