nhathuocngocanh.com – Dùng thuốc kháng sinh trị mụn là phương pháp được nhiều bác sĩ da liễu đưa vào pháp đồ điều trị mụn viêm do nguyên nhân từ vi khuẩn. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương pháp dùng thuốc kháng sinh để trị mụn.
Thuốc kháng sinh trị mụn là gì?
Thuốc kháng sinh trị mụn là những hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm trên da, chủ yếu là vi khuẩn họ P.acnes sống trên bề mặt da và các lỗ chân lông. Từ đó, làm giảm tình trạng mụn viêm, giảm sưng đỏ, ổ mụn nhanh xẹp và chóng lành.
Sử dụng kháng sinh trị mụn là một phương pháp thường được bác sĩ da liễu lựa chọn để điều trị trong những trường hợp mụn viêm nặng mà các hoạt chất khác khó kiểm soát được sự bùng phát ổ viêm.
Các nhóm khác sinh đặc hiệu với vi khuẩn P.acnes thường được chọn là kháng sinh kìm khuẩn nhóm Cyclin như Tetracyclin, Doxycyclin hoặc nhóm Lincosamid như Lincomycin, Clindamycin, cũng có thể là kháng sinh nhóm Macrolid như Erythromycin.
Tùy theo kinh nghiệm điều trị và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể cho chỉ định dùng kháng sinh bôi da hoặc dùng đường uống tác dụng toàn thân, có thể kết hợp với những sản phẩm dưỡng da, phục hồi da để các tổn thương chóng lành, giảm nguy cơ xuất hiện sẹo.
Có nên dùng thuốc kháng sinh trị mụn không?
Không thể nói là nên hay không nên sử dụng kháng sinh trị mụn mà chúng ta cần phải sử dụng đúng. Dùng kháng sinh đúng cách, đúng thời điểm và chỉ định đúng loại thuốc với tình trạng mụn của bệnh nhân sẽ cho thấy được kết quả điều trị rất tích cực.
Sử dụng kháng sinh có thể giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng viêm, hạn chế lây lan sang các vùng khác. Làm vết mụn chóng lành, giảm tổn thương sâu đến cấu trúc da nhờ vậy giúp giảm nguy cơ hình thành vết mụn chai, giảm nguy cơ hình thành sẹo đáy, sẹo rỗ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tạo thâm lâu dài sau mụn.
Tuy nhiên dùng kháng sinh lâu dài lại dễ gây tình trạng kháng thuốc, làm hiệu quả những lần điều trị sau giảm đi nên khó đạt mục tiêu điều trị. Một số kháng sinh bôi ngoài dễ gây nứt nẻ , gây khô da. Kháng sinh cũng làm chết cả vi khuẩn có lợi của cơ thể nên gây ra một số tác dụng phụ.
Một số trường hợp mụn viêm không quá nghiêm trọng, vết mụn viêm khu trú thì có thể sử dụng những thành phần hoạt chất khác không phải kháng sinh nhưng cũng cho tác dụng diệt khuẩn như Benzoyl Peroxide, Azelaic Acid hoặc tretinoin, isotretinoin, Adapalene.
Trường hợp mụn ẩn, mụn không viêm, mụn không nhân, mụn đầu đen thì không cần sử dụng kháng sinh mà nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào sừng trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, giảm bít tắc thì cũng sẽ làm giảm đi tình trạng mụn.
==> Xem thêm: Vai trò của Retinoid trong điều trị mụn trứng cá
Các loại thuốc kháng sinh trị mụn phổ biến hiện nay
Kháng sinh bôi ngoài da
Các kháng sinh bôi ngoài có ưu điểm là cho tác dụng diệt vi khuẩn tại chỗ, có hiệu quả nhanh và không vào vòng tuần hoàn chung nên ít gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng. Thường được bào chế dưới dạng kem, gel, có phối hợp với các chất làm lành vết thương, các chất tái tạo mô, dễ sử dụng và thuận tiện hơn cho người dùng.
Nhưng nhược điểm là nếu sử dụng tràn lan thì vi khuẩn dễ kháng thuốc vì vậy khó điều trị.
Một đợt bôi chỉ nên kéo dài khoảng 12-15 ngày.
Lớp kháng sinh bôi da dễ bị trôi mất do nước, mồ hôi hoặc các hoạt động thường ngày, làm giảm tác dụng điều trị. Dùng 3-5 lần/ ngày tùy theo loại kháng sinh.
Các loại kháng sinh bôi da thường dùng là Erythromycin 4%, Clindamycin,…. và có thể kết hợp với các hoạt chất trị mụn hoặc hỗ trợ trị mụn khác như với Tretinoin, Adapalene, các chất bong sừng, tẩy tế bào chết làm thông thoáng lỗ chân lông như Acid Salicylic giúp tăng hiệu quả điều trị. Hiện nay, nhiều cơ sở làm đẹp và các chị em sử dụng serum kháng sinh tươi để trị mụn.
Một số kháng sinh bôi da phải cần sử dụng vào ban đêm do không bền dưới ánh sáng và tia UV như Tetracyclin, có thể gây sạm da, da dễ bắt nắng như Erythromycin.
Một vài thuốc có chứa chất Erythromycin như gel trị mụn Medskin Ery, thuốc bôi trị mụn Erythromycin & Nghệ Nam Hà,..
Lưu ý khi sử dụng:
- Dùng với lượng và số lần dùng theo khuyến cáo.
- Bôi chế phẩm lên vùng da mỏng ở phần quai hàm hoặc mặt trong cánh tay để kiểm tra nguy cơ kích ứng tránh làm tình trạng mụn xấu hơn.
- Chỉ bôi vào vùng da mụn, không bôi toàn mặt.
- Có thể sử dụng thêm các hoạt chất có khả năng làm dịu da, phục hồi da như dịch chiết cam thảo, vitamin B5, B6 dạng bôi dung dịch lỏng, serum.
Kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống có tác dụng ưu điểm là cho tác dụng mạnh, có thể dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để cho tác dụng đặc hiệu với vi khuẩn nhưng lại dễ gây ra các tác dụng phụ toàn thân và chỉ nên sử dụng dưới 3 tháng.
Các loại thường dùng như:
Kháng sinh trị mụn Clindamycin và kháng sinh Lincomycin: thuộc nhóm Lincosamid, có tác dụng kìm khuẩn mạnh do tác động lên quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Hai loại này loại được dùng thông dụng nhất là các trường hợp mụn bọc, mụn có mủ, mụn viêm vùng lớn và có tiến triển nặng.
Kháng sinh Erythromycin thuộc nhóm Macrolid, ức chế quá trình chuyển vị ARN của vi khuẩn, ngăn cản tạo thành chuỗi đa peptid vì vậy làm vi khuẩn không phát triển được. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu. Là loại sử dụng phổ biến, an toàn, ít độc, ít tác dụng phụ nguy hiểm và dung nạp tốt nhưng hiện nay tỷ lệ kháng thuốc khá lớn. Thường dùng trong mụn viêm nhỏ, mụn trứng cá, nhọt, mụn mủ.
Một số loại thuốc chứa chất kháng sinh đường uống như: Thuốc Clindamycin HCl, Clindamycin 300mg của DAVIPHARM,…
Lưu ý khi dùng kháng sinh đường uống:
- Do có khả năng tác dụng toàn thân nên các tác dụng phụ có thể xuất hiện nhiều hơn kháng sinh đường bôi.
- Có khả năng gây tương tác với các thuốc khác vì vậy cần phải được sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Tuân thủ đúng liều được chỉ định và thông báo với bác sĩ những bất thường xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
==> Tìm hiểu thêm: [GIẢI ĐÁP] Truyền trắng da có an toàn không? Dùng bao lâu thì trắng da?
Khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn?
Kháng sinh được sử dụng trong các bệnh mụn viêm do xuất phát từ vi khuẩn. Có thể do vi khuẩn hoạt động mạnh gây viêm hoặc do dày sừng, tắc nghẽn lỗ chân lông, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, gây tích tụ bụi bẩn làm vi khuẩn sinh sôi và gây mụn.
Thông thường trong phác đồ trị mụn, kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng sau khi các hoạt chất diệt khuẩn thông thường khó kiểm soát tình trạng viêm.
Trong trường hợp có mụn viêm nặng, mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ, các bác sĩ có thể kê đơn phối hợp kháng sinh đường uống với các hoạt chất diệt khuẩn khác như Benzoyl Peroxide, Acid Azelaic, các chất tẩy da chết để tăng hiệu quả điều trị.
Việc nhận định đúng tình trạng mụn và nguyên nhân gây mụn để lựa chọn đúng sản phẩm điều trị là một yếu tố quan trọng giúp tiến trình trị mụn thành công.
Thuốc kháng sinh trị mụn có tác dụng phụ không?
Kháng sinh đường uống hay đường bôi đều có thể gây dị ứng với những cơ địa mẫn cảm với biểu hiện là mẩn đỏ, phát ban trên da, nguy cơ cao hơn khi dùng dài ngày.
Kháng sinh đường uống:
- Gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn, táo bón vì nhiều lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt trong quá trình sử dụng. Liệu trình điều trị không nên kéo dài quá ba tháng.
- Một số loại làm tăng phản ứng enzym gan nên cần sử dụng thận trọng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc có khoảng điều trị hẹp như Digoxin, Theophylin, Xanthine,…
- Các kháng sinh Lincomycin, Clindamycin có thể gây viêm ruột kết giả mạc.
- Kháng sinh Erythromycin có thể gây viêm da ứ mật, vàng da do loại này được chuyển hóa tại gan, gây phản ứng enzym gan.
Kháng sinh đường bôi:
- Dễ gây kích ứng da nhất là khi da bị nổi mụn, rất nhạy cảm với các các chất có hoạt tính mạnh hoặc các thành phần tá dược vì vậy chỉ bôi ở vùng có mụn.
- Các kháng sinh nhóm Cyclin lại nhạy cảm với ánh sáng làm da dễ bị bắt nắng và sạm da vì vậy nên phải bôi vào ban đêm trước khi đi ngủ để tránh ánh sáng phân hủy cấu trúc hóa học ảnh hưởng đến tác dụng và có thể để làm làm tăng tình trạng bắt nắng da sạm da, da mụn khó hồi phục.
Trên đây là thông tin trị mụn bằng thuốc kháng sinh. Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới nhà thuốc Ngọc Anh để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Nguồn tham khảo
Tác giả Hilary Baldwin Oral Antibiotic Treatment Options for Acne Vulgaris, NCBI. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020.
Tác giả
bài viết khá bổ ích