Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Mộc trĩ vương tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Mộc trĩ vương là gì? Mộc trĩ vương có tác dụng gì? Mộc trĩ vương giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Mộc trĩ vương là gì?
Mộc trĩ vương là thực phẩm, chức năng hỗ trợ điều trị trĩ và táo bón. Mộc trĩ vương được đóng gói thành một hộp gồm 15 gói.
Thành phần của mộc trĩ vương gồm có: Hoa hòe hàm lượng 1,8g/gói, Diếp cá hàm lượng 1,4g/gói, Phục linh hàm lượng 1g/gói, Thục địa hàm lượng 1,5g/gói, Hoài sơn hàm lượng 1g/gói, Đan bì hàm lượng 0,8g/gói, Hoàng bá hàm lượng 1,2g/gói, Sơn thù du hàm lượng 1g/gói và tá dược vừa đủ 1 gói gồm có Polyvinyllpyrronlidon và Talcum.
Mộc trĩ vương được bán với giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Mộc trĩ vương được sản xuất tại công ty công ty cổ phần dược phẩm Phú Tín. Hiện nay trên thị trường giá của Mộc trĩ vương là 550000 đồng/hộp và được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Giá bán của Mộc trĩ vương sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua Mộc trĩ vương ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải Mộc trĩ vương không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua Mộc trĩ vương tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Hermonic do Công ty cổ phần MeVitalCare Pharma sản xuất.
Thuốc Preparation H Ointment do hãng dược phẩm Fizer – Mỹ sản xuất.
Thuốc Cotripro Gel do Công ty CP Dược phẩm Thái Minh sản xuất.
Tác dụng của Mộc trĩ vương
Trĩ gồm 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ là tình trạng do tăng áp lực, ứ máu dẫn đến việc hình thành các búi trĩ trong lòng hậu môn và gân nên một số triệu chứng như: đau, sưng, ngứa ở vùng hậu môn, trong quá trình đi đại tiện phân có kèm theo máu…
Tác dụng của hoa hòe
Trong hoa hòe có nhiều thành phần hóa học như: flavonoid (đặc biệt là rutin), các triterpenoid tự do.
Nhiều nghiên cứu và báo cáo cho cho thấy rutin có hoạt tính của vitamin PP, chúng có tác dụng làm giảm tương lực cơ trơn và chống có thắt. Ngoài ra rutin còn có tác dụng bảo vệ thành mạch.
Theo ý học cổ truyền thì hoa hòe là một vị thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị trĩ, chống dị ứng…
Thành phần rutin có trong hòe còn có tác dụng làm lành các vết thương.
Tác dụng của diếp cá
Diếp cá có nhiều thành phần hóa học khác nhau như: tinh dầu, alkaloid, flavonoid…
Nghiên cứu cho thấy diệp các có tác dụng làm bền mao mạch và chống một số loại virus mà tác dụng này là do thành phần tinh dầu của diếp cá tạo nên, chúng có khả năng chống lại một số virus như: HVS-1(virus herpes), HIV-1 và virus cúm.
Trong diếp cá có chứa một số thành phần hóa học có tác dụng chống oxy hóa, ngăn cản tác dụng có hại của chúng với cơ thể như: quercitrin.
Ngoài ra một số thành phần hóa học có trong diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, thông tiểu, kháng khuẩn, chống ung thư.
Theo kinh nghiệm dân gian thì diếp cá được coi là một vị thuốc có tác dụng điều trị trĩ, mụn nhọt…
Tác dụng của hoài sơn
Theo y học cổ truyền thì hoài sơn là một vị thuốc có vị ngọt, tính ôn và bổ tỳ và thận. Nó được phối hợp với một số vị thuốc khác để dùng trong điều trị di tinh, mộng tinh, hoa mắt… trong hoài sơn còn có chất nhầy muxin khi ở điều kiện thích
hợp sẽ tạo ra các chất bổ dưỡng như protid, hydrat cacbon. Hoài sơn còn có tác dụng trong việc điều trị trĩ do làm tăng khả năng co giãn của các búi tĩnh mạch và nâng cao tính đàn hồi của trương lực hậu môn.
Tác dụng của hoàng bá
Trong vỏ hoàng bá có nhiều chất hóa học khác nhau như: berberin, plamatin, candixin…
Nhiều nghiên cứu và báo cáo khi nghiên cứu về tác dụng của hoàng bá cho thấy hoàng có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng như: tụ cầu khuẩn, lỵ, tả… một số thành phần hóa học trong hoàng bá có tác dụng làm tăng nhu động ruột từ đó giúp kích thích tiêu hóa và giảm được tình trạng táo bón đáng kể
Berberin có trong hoàng bá có tác dụng làm giãn động mạch, chống ung thư, hạ huyết áp, hạ cholesterol, ức chế acetyl cholinesterase, bảo vệ thần kinh… Ngoài ra hoàng bá còn được dùng làm một vị thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, trĩ…
Tác dụng của thục địa
Thục địa là một vị thuốc có vị ngọt, tính hơi ôn theo ý học cổ truyền, nó có tác dụng lưu thông khí huyết từ đó làm giảm tình trạng ứ máu do đó sẽ làm giảm ứ máu tại các búi trĩ như vậy có tác dụng trong điều trị trĩ.
Ngoài ra các thảo dược khác có trong mộc trĩ vương cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ
Công dụng và chỉ định
Với tác dụng làm giảm tình trạng ứ máu, giảm áp lực, tăng tính đàn hồi hậu môn, tăng khả năng co giãn các búi trĩ … của các thành phần thảo dược mà mộc trĩ vương được bác sĩ chỉ định dùng trong hỗ trợ điều trị trĩ.
Ngoài ra với tác dụng làm tăng nhu động ruột nên mộc trĩ vương còn được bác sĩ chỉ định dùng trong hỗ trợ điều trị táo bón.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Mộc trĩ vương được bào chế ở dạng bột và dùng đường uống. Bạn nên pha Mộc trĩ vương với một lượng nước vừa đủ và lưu ý khuấy đều để bột được hòa tan tốt trong nước và uống vào lúc sau ăn cơm khoảng 30 phút. Bạn nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất khi dùng mộc trĩ vương.
Liều dùng
Khi sử dụng mộc trĩ vương thì thông thường được sử dụng với liều dùng là 1 gói/ngày và chia ra làm 2 lần để uống trong ngày vào thời điểm sáng và tốt sau bữa ăn.
Bạn nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
Tác dụng phụ của Mộc trĩ vương
Mộc trĩ vương thường được sản xuất từ thảo dược thường rất ít tác dụng phụ tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi dùng Mộc trĩ vương Có thể một số tác dụng phụ liên quan đến dị ứng xảy ra khi bệnh nhân có cơ địa, tiền xử dị ứng các thành phần có chứa trong Mộc trĩ vương.
Các tác dụng không mong muốn không xảy ra với tất cả những người sử dụng mà chỉ một số trường hợp nào đó.
Nếu xảy ra các tác dụng phụ cần báo cáo cho các bác sĩ và đến ngay cơ sở ý tế để được điều trị một cách tốt nhất.
Chống chỉ định
Mộc trĩ vương được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân nhạy cảm, quá mẫn với thành phần hóa học có trong thảo dược và thành phần khác của Mộc trĩ vương.
Ngoài ra không được sử dụng mộc trĩ vương cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ cho con bú vì chưa có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu trên đối tượng này hoặc tương kị với các thành phần trong mộc trĩ vương.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng Mộc trĩ vương
Đối với phụ nữ mang thai: chưa có đầy đủ báo cáo hay nghiên cứu liên quan đến tác dụng không mong muốn xảy ra cho thai nhi và người mẹ mang thai khi sử dụng mộc trĩ vương. Bạn không nên tự ý dùng mộc trĩ vương mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại khi sử dụng mộc trĩ vương.
Đối với phụ nữ đang cho con bú: chưa có đầy đủ báo cáo liên quan đến tác dụng không mong muốn của Mộc trĩ vương đối với phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng Mộc trĩ vương khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, để cẩn thận khi dùng thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Chưa thấy có các báo cáo đầy đủ liên quan đến các tương tác của Mộc trĩ vương với các thuốc khác. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tương tác giữa các thành phần hóa học hóa học trong thảo dược với các thuốc dùng đường uống khác.
Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang dùng để tránh các tương tác có thể xảy ra khi dùng Mộc trĩ vương.
Cách xử trí quá liều, quên liều Mộc trĩ vương
Cần lưu ý khi sử dụng Mộc trĩ vương để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng Mộc trĩ vương và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều bệnh nhân nên sử dụng càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể gây ra hiện tượng quá liều và sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức cho các lần sử dụng Mộc trĩ vương để nhắc nhở việc sử dụng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách phù hợp nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.