Prednisolon

Showing all 15 results

Prednisolon

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Prednisolone

Tên danh pháp theo IUPAC

(8S,9S,10R,11S,13S,14S,17R)-11,17-dihydroxy-17-(2-hydroxyacetyl)-10,13-dimethyl-7,8,9,11,12,14,15,16-octahydro-6H-cyclopenta[a]phenanthren-3-one

Nhóm thuốc

Prednisolone là thuốc gì? Corticosteroid

Mã ATC

S – Cơ quan cảm giác

S02 – Tai học

S02B – Corticosteroid

S02BA – Corticosteroid

S02BA03 – Prednisolone

C – Hệ tim mạch

C05 – Thuốc vận mạch

C05A – Thuốc điều trị bệnh trĩ và nứt hậu môn dùng tại chỗ

C05AA – Corticosteroid

C05AA04 – Prednisolone

A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất

A01 – Chế phẩm nha khoa

A01A – Chế phẩm nha khoa

A01AC – Corticosteroid điều trị tại chỗ bằng đường uống

A01AC04 – Prednisolone

H – Các chế phẩm nội tiết tố hệ thống, không bao gồm hormone giới tính và insulin

H02 – Corticosteroid dùng toàn thân

H02A – Corticosteroid dùng toàn thân, đơn thuần

H02AB – Glucocorticoid

H02AB06 – Prednisolone

D – Da liễu

D07 – Corticosteroid, chế phẩm dùng cho da liễu

D07A – Corticosteroid, đơn chất

D07AA – Corticosteroid yếu (nhóm i)

D07AA03 – Prednisolone

R – Hệ hô hấp

R01 – Thuốc xịt mũi

R01A – Thuốc thông mũi và các chế phẩm dùng tại chỗ cho mũi khác

R01AD – Corticosteroid

R01AD02 – Prednisolone

S – Cơ quan cảm giác

S03 – Chế phẩm nhãn khoa và tai mũi họng

S03B – Corticosteroid

S03BA – Corticosteroid

S03BA02 – Prednisolone

S – Cơ quan cảm giác

S01 – Nhãn khoa

S01C – Thuốc chống viêm và thuốc chống nhiễm trùng kết hợp

S01CB – Corticosteroid/thuốc chống nhiễm trùng/thuốc giãn đồng tử phối hợp

S01CB02 – Prednisolone

A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất

A07 – Thuốc chống tiêu chảy, chống viêm/chống nhiễm trùng đường ruột

A07E – Thuốc chống viêm đường ruột

A07EA – Corticosteroid tác dụng tại chỗ

A07EA01 – Prednisolone

S – Cơ quan cảm giác

S01 – Nhãn khoa

S01B – Thuốc chống viêm

S01BA – Corticosteroid, đơn chất

S01BA04 – Prednisolone

D – Da liễu

D07 – Corticosteroid, chế phẩm dùng cho da liễu

D07X – Corticosteroid, phối hợp khác

D07XA – Corticosteroid yếu, phối hợp khác

D07XA02 – Prednisolone

Mã UNII

9PHQ9Y1OLM

Mã CAS

50-24-8

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C21H28O5

Phân tử lượng

360.4 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Prednisolone là một glucocorticoid là prednisone trong đó nhóm oxo ở vị trí 11 đã bị khử thành nhóm beta-hydroxy tương ứng. Nó là một glucocorticoid, một steroid 11beta-hydroxy, một steroid 21-hydroxy, một steroid 17alpha-hydroxy, một steroid 20-oxo, một steroid 3-oxo-Delta(1), Delta(4), một alpha- chính hydroxy ketone, một alpha-hydroxy ketone bậc ba và một C21-steroid.

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Prednisolone
Mô hình bóng và que của Prednisolone

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 3

Số liên kết hydro nhận: 5

Số liên kết có thể xoay: 2

Diện tích bề mặt cực tôpô: 94,8

Số lượng nguyên tử nặng: 26

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 7

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Prednisolone có dạng chất rắn, hình tinh thể màu trắng đến gần như trắng, không mùi.
  • Điểm nóng chảy 235 °C
  • Độ quay quang học cụ thể: +102 độ ở 25 °C

Dạng bào chế

Viên nén: thuốc Prednison 5mg,…

Viên sủi: prednisolon 15mg,..

Viên nang cứng: Prednisolone 20mg,…

Hỗn dịch: Pred Forte 1%,..

Bột: prednisolon 5mg gói,..

Dạng bào chế Prednisolone
Dạng bào chế Prednisolone

Nguồn gốc

  • Năm 1955, Prednisolone được phát hiện và đưa vào sử dụng trong y tế.
  • Năm 2020, Prednisolone trở thành 1 trong những loại thuốc kê đơn phổ biến thứ 153 tại Hoa Kỳ

Dược lý và cơ chế hoạt động

Prednisolone có cấu trúc ưa mỡ nhờ đó dễ dàng đi qua màng tế bào. Sau khi đi qua màng tế bào, Prednisolone liên kết với thụ thể glucocorticoid tương ứng trong tế bào chất. sau đó phức hợp GC/GCR được hình thành gây sự phân ly của protein chaperone khỏi thụ thể glucocorticoid làm GC/GCR chuyển vị trí bên trong nhân. Prednisolone ức chế các tín hiệu gây viêm và thúc đẩy các tín hiệu chống viêm, thời gian tác dụng ngắn của Prednisolone. Prednisolone làm giảm tính thấm của mao mạch, sự giãn mạch, giảm sự di chuyển của bạch cầu đến các vị trí viêm. Prednisolone liên kết với thụ thể glucocorticoid làm trung gian cho những biểu hiện gen thay đổi dẫn đến nhiều tác động xuôi dòng trong nhiều giờ đến nhiều ngày. Prednisolone ức chế phospholipase A2,, phân chia bạch cầu trung tính, ức chế quá trình apoptosis làm giảm sự hình thành các dẫn xuất của axit arachidonic, nó gây thúc đẩy các gen chống viêm như interleukin-10. Prednisolone liều thấp hơn có tác dụng chống viêm, trong khi liều cao hơn có tác dụng ức chế miễn dịch. Prednisolone liều cao trong thời gian dài liên kết với thụ thể khoáng corticoid, làm giảm nồng độ kali, tăng nồng độ natri.

Dược động học

Hấp thu

Prednisolone thuốc sau khi dùng đường uống có nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 113-1343ng/mL và sinh khả dụng khoảng 70% với thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 1,0-2,6 giờ.

Chuyển hóa

Prednisolone được chuyển hóa chủ yếu ở gan thuận nghịch thành prednisone sau đó được chuyển hóa thành 20β-dihydro-prednisone, 20α-dihydro-prednisone (MV), 6βhydroxy- prednisone, 6α-hydroxy- prednisone, 17α,21-dihydroxy-pregnan-1,4,6-trien-3,11,30-trione.

Phân bố

Prednisolone có thể tích phân bố là 29,3L khi dùng liều prednisolone 0,15 mg/kg và thể tích phân bố là 44,2L khi dùng liều prednisolone 0,30mg/kg.

Thải trừ

Các chất chuyển hóa và chất liên hợp glucuronide của Prednisolone được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Hơn 98% Prednisolone được đào thải qua nước tiểu với thời gian bán hủy trong huyết tương là 2,1-3,5 giờ.

Ứng dụng trong y học

Prednisolone được chỉ định để điều trị các rối loạn thấp khớp và huyết học, nội tiết, bệnh về collagen, hô hấp và đường tiêu hóa, da liễu, nhãn khoa, tình trạng dị ứng và phù nề; và các tình trạng khác như viêm màng não lao.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của Prednisolone bao gồm:

  • Tăng cảm giác thèm ăn, khó chịu, tăng cân, buồn nôn
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Biến cố tim mạch
  • Da: mọc tóc bất thường, bầm tím/đổi màu da, đỏ mặt, mỏng da, phát ban trên da, tích tụ chất lỏng, vết thương khó lành.
  • Tăng đường huyết
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Phản ứng thấp hơn với hormone
  • Tăng huyết áp
  • Tăng natri và kali thấp dẫn đến nhiễm kiềm
  • Tiêu hóa: Tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn, sưng niêm mạc dạ dày, khó chịu và nguy cơ loét dạ dày, tăng cân, tăng men gan có hồi phục
  • Cơ và xương: gãy xương lưng, gãy xương dài, đứt gân, yếu cơ/mất cơ, loãng xương
  • thần kinh: đau đầu, co giật và chóng mặt
  • Rối loạn hành vi và cảm xúc tâm lý xã hội
  • Thủng vách ngăn mũi
  • Thủng ruột
  • Đục thủy tinh thể, mỏng giác mạc, tăng nhãn áp

Độc tính ở người

Quá liều Prednisolone có thể gây các triệu chứng bao gồm hội chứng cushing, loãng xương, yếu cơ, tăng năng vỏ tuyến thượng thận, ức chế tuyến thượng thận.

Liều dùng

  • Người lớn: 5 – 60mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng prednisone cho trẻ em: 0,14 – 2 mg/kg /ngày, ngày chia làm 4 lần.

Tương tác với thuốc khác

  • Sử dụng aspirin cùng với Prednisolone, celecoxib có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như loét và hiếm khi thủng, viêm, chảy máu.
  • Sự kết hợp Prednisolone với furosemid có thể gây đau cơ hoặc chuột rút, chán ăn, suy nhược, chóng mặt hoặc lú lẫn.
  • Prednisolone có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của metoprolol.
  • Việc kết hợp Prednisolone với thuốc có tác dụng nhuận tràng ó thể làm tăng nguy cơ mất nước và hạ kali máu hoặc hạ kali máu.
  • Việc sử dụng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid dùng cho mắt (NSAID) với thuốc nhỏ mắt prednisolone gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như độc tính, cản trở quá trình chữa lành vết thương.

Lưu ý khi sử dụng

  • Nếu bệnh nhân dùng Prednisolone sau 2 tuần không có cải thiện về triệu chứng thì cần đánh giá lại phác đồ điều trị.
  • Thận trọng khi dùng Prednisolone cho bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, loãng xương, nối thông mạch máu, loét tá tràng-dạ dày, người bị suy tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, trẻ đang lớn.
  • Nếu bệnh nhân dùng Prednisolone sau 1 thời gian dài hay bị stress mà ngừng thuốc Prednisolone đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp.
  • Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Prednisolone gây độc tính cho thai nhi, khi dùng Prednisolone theo đường uống kéo dài có thể gây giảm thể trọng của trẻ sơ sinh vì vậy tránh dùng Prednisolone cho phụ nữ có thai.
  • Chỉ dùng Prednisolone cho phụ nữ cho con bú khi lợi ích vượt trội rủi ro và có chỉ định của bác sĩ.

Một vài nghiên cứu của Prednisolone trong Y học

Nghiên cứu 1

Hiệu quả của prednisolone trong điều trị hội chứng đau cục bộ phức tạp: Đánh giá tường thuật có hệ thống

Effectiveness of prednisolone in complex regional pain syndrome treatment_ A systematic narrative review
Effectiveness of prednisolone in complex regional pain syndrome treatment_ A systematic narrative review

Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng đau khu vực bị đau dai dẳng kèm theo những hạn chế nghiêm trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Prednisolone đường uống thường được sử dụng để điều trị những bệnh nhân này. Nghiên cứu này tiến hành với mục đích đánh giá tác dụng của prednisolone ở bệnh nhân mắc hội chứng đau khu vực phức tạp. Nghiên cứu tiến hành dựa trên các kết quả thu được trong tổng 11 bài báo được đưa vào, 5 nghiên cứu quan sát tiền cứu một nhóm và 3 nghiên cứu hồi cứu, bao gồm 3 thử nghiệm ngẫu nhiên, từ ngày 1 tháng 1 năm 1980 đến ngày 23 tháng 7 năm 2021 trong cơ sở dữ liệu PubMed. Các kết quả cho thấy hầu như tất cả các nghiên cứu trước đây đều báo cáo rằng prednisolone đường uống có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng đau khu vực phức tạp. Hơn nữa, liều 30 mg/ngày Prednisolone cũng được cho là có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng. Mặc dù prednisolone thường được dùng trong 1-3 tháng nhưng điều trị ngắn hạn trong 1-2 tuần cũng được báo cáo là có hiệu quả. Từ đó kết luận prednisolone có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng hội chứng đau khu vực phức tạp.

Nghiên cứu 2

Đánh giá hiệu quả Prednisolon liều thấp trong nhiễm trùng đường hô hấp trên nhằm ngăn ngừa tái phát ở trẻ em mắc hội chứng thận hư còn nhạy cảm với Corticoid.

PREDNISOLON

Biên tập: Dược sĩ Đỗ Thùy Anh, Dược sĩ Nguyễn Việt Anh – Tổ thông tin thuốc và Dược Lâm Sàng bệnh viện Nhi Trung Ương.

Nghiên cứu Prednisolon 2: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha III, ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song, đối chứng giả dược.

Nguồn: JAMA Pediatr. DOI:l 0.1001/jamapediatrics.2021.5189.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Prednisolone liều thấp kéo dài trong 6 ngày tại thời điểm xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhằm ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng hô hấp có liên quan đến tình trạng tái phát hội chứng thận hư (HCTH) ở trẻ em.

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 1 – 18 tuổi, trong đó:

Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư;
  • Có ≥ 2 lần tái phát trong thời gian 12 tháng trước khi tham gia nghiên cứu.

———————– Tiêu chuẩn loại trừ———————–

  • Trẻ mắc hội chứng thận hư kháng corticoid;
  • Trẻ đang được điều trị hoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi kết thúc đợt điều trị bằng cyclophosphamide hoặc rituximab;
  • Trẻ đang được điều trị hàng ngày bằng liệu pháp prednisolone;
  • Trẻ đang được điều trị cách ngày bằng liệu pháp prednisolone với mức liều lớn hơn 15 mg/m2.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song, đối chứng giả dược.

  • Chỉ tiêu nghiên cứu chính:

Tỷ lệ trẻ có tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến các đợt tái phát của hội chứng thận hư.

  • Chỉ tiêu nghiên cứu phụ:
  • Tỷ lệ trẻ có tái phát hội chứng thận hư;
  • Tỷ lệ trẻ có sự thay đổi liều của liệu pháp ức chế miễn dịch;
  • Liều prednisolone tích lũy trong khoảng thời gian 12 tháng;
  • Tỷ lệ gặp các biến cố bất lợi do corticoid.

Kết quả nghiên cứu

a) Mẫu nghiên cứu:

271 bệnh nhi được phân nhóm ngẫu nhiên: 134 trẻ được sử dụng prednisolone và 137 trẻ được sử dụng giả dược.

b) Chỉ tiêu nghiên cứu chính:

Nhóm prednisolone (n = 134) Nhóm chứng (n = 137) Giá trị P
Số bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp n = 131 n = 131
Nhiễm trùng hô hấp có liên quan tình trạng tái phát hội chứng thận hư 56/131 (42,7%) 58/131 (44,3%) 0,70

c) chỉ tiêu nghiên cứu phụ:

Nhóm prednisolone (n = 134) Nhóm chứng (n = 137) Giá trị P
Chỉ tiêu (1) 91/132 (68,9%) 98/132 (74,2%) 0,33
Chỉ tiêu (2)
Có tăng liều 58/130 (44,6%) 57/128 (44,5%) 0,96
Có giảm liều 55/128 (43,0%) 62/129 (48,1%) 0,42
Chỉ tiêu (3) (đơn vị: mg) 2060 (1128-3355) 1880 (1115-3295) 0,72
Chỉ tiêu (4) Không có khác biệt về số lượng các biến cố nghiêm trọng hoặc các biến cố do corticosteroid

Kết luận: Sử dụng Prednisolone liều thấp kéo dài trong 6 ngày tại thời điểm xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên KHÔNG làm giảm nguy cơ mắc các đợt nhiễm trùng hô hấp có liên quan đến tình trạng tái phát hội chứng thận hư ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Prednisolone , pubchem. Truy cập ngày 05/11/2023.
  2. Sang Gyu Kwak 1, Yoo Jin Choo 2, Min Cheol Chang (2022) Effectiveness of prednisolone in complex regional pain syndrome treatment: A systematic narrative review, pubmed.com. Truy cập ngày 05/11/2023
  3. Tổ thông tin thuốc và Dược lâm sàng, Khoa Dược – Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Hormon Steriod

Dayzcilon 5mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 20 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Hormon Steriod

Predion 5 DT

Được xếp hạng 5.00 5 sao
66.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén phân tánĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Điều trị hậu môn, trực tràng

Viên đặt trĩ chữ A

Được xếp hạng 5.00 5 sao
650.000 đ
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
Dạng bào chế: Viên đặtĐóng gói: Hộp 10 viên, 20 viên, 30 viên

Xuất xứ: Nhật Bản

Hormon Steriod

Soluboston 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén sủi bọtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Hormon Steriod

Soredon NN 20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén phân tán trong nướcĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ức chế miễn dịch

Soredon NN 5

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén phân tán trong nướcĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc dị ứng, kháng histamin

Predstad 20mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén phân tán trong nướcĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Điều trị hậu môn, trực tràng

Rectocare

Được xếp hạng 5.00 5 sao
240.000 đ
Dạng bào chế: Viên đặtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Hormon Steriod

Solupred 20mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên sủi bọtĐóng gói: Hộp 1 chai 20 viên

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
60.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén uốngĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 20 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Corticoid dùng cho mắt

Pred Forte 1%

Được xếp hạng 5.00 5 sao
105.000 đ
Dạng bào chế: Hỗn dịch nhỏ mắtĐóng gói: Hộp 1 lọ 5ml

Xuất xứ: Ireland

Thuốc dị ứng, kháng histamin

Prencoid

Được xếp hạng 5.00 5 sao
250.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Lọ 500 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ức chế miễn dịch

Kipredni

Được xếp hạng 5.00 5 sao
115.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén sủi Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
45.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Hormon Steriod

Prednisolone Stella 5mg

Được xếp hạng 4.00 5 sao
110.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp x 1 lọ x 200 viên

Xuất xứ: Việt Nam