Sài Hồ
Nguồn gốc
Sài Hồ là rễ cây bắc sài hồ Buplerum chinense DC., họ Hoa tán (Apiaceae). phơi sấy khô.
Thành phần hóa học
Thành phần hoạt chất chủ yếu là saponin (saikosaponin A, B, c, D), sterol (a-spinasterol, stigmasterol), tinh dầu (bupleurrnol), acid béo (acid oleic, linoleic, palmitic…) và polysaccharid… ngoài ra, sài hồ còn chứa alcaloid, acid amin…
Tính vị quy kinh
Vị cay đắng tính lạnh vào kinh Can, đởm, tâm bào, tam tiêu
Công năng chủ trị
Hòa giải thiếu dương, sơ can giải uất, thăng đề dương khí.
Sài Hồ có công năng hòa giải biểu lý, sơ can, thăng dương. Điều trị các trường hợp cảm mạo phát sốt, hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, kinh nguyệt không đều. Sài hồ dùng tính lương tán, bình nhiệt tạng can.
Tính lương, giải hàn nhiệt vãng lai, trào nhiệt cơ biểu, can đảm hỏa viêm, ngực sườn đau tức (uất kết); tính tán, trị các trường hợp thương hàn tà nhiệt chưa giải, ôn bệnh nhiệt thịnh, tà nhập thái dương gây đau đầu, kinh nguyệt ứ trệ….
Nếu đã đề cập đến các vị thuốc hành khí giải uất xu hướng ở tạng Can, mà không nói về Sài hồ thì thật uổng phí. Các thuốc giải uất ở can thuốc thì hành khí lý khí, thuốc thì phá khí, nhưng riêng Sài hồ một mình một kiểu giải uất ở Can theo cách riêng nhất và độc đáo nhất, không vị thuốc nào có. Vì sài hồ có tác dụng thăng đề dương khí nên sài hồ sơ can giải uất theo cơ chế đưa cái uất đó ra ngoài, cho nó thăng lên, cho nó bay ra ngoài luôn. Thay vì phải kìm hãm cái uất đó, dồn nén lại thì giải phóng nó, cho nó bốc ra ngoài luôn là hình thức giải uất nhanh nhất mạnh mẽ nhất. Ví như khi chúng ta có căng thẳng, stress dồn nén bao lâu nay mà không dám thể hiện ra ngoài, thì chỉ cần đi tìm một chỗ vắng vẻ hét thật to, gào thật mạnh giải phóng hết cái stress đó ra ngoài thì cơ thể tự nhiên thoải mái thư thái. Ví von như vậy để làm nổi bật cơ chế của giải uất sài hồ, nhưng chính xác sài hồ giải uất theo cơ chế như vậy. Tất cả các thuốc hành khí giải uất hay phá khí giải uất đều mục đích làm mềm làm tan cái uất đó ra nhưng bản chất uất đó vãn trong cơ thế. Đều không thể giải phóng uất nhanh băng Sài hồ, và đầy tác dụng kinh điển nhất của sài hồ, có thể kể đến trong bài Tiêu dao tan, Sai hồ sơ can tán.
Can là tướng quân, thuộc mộc (âm mộc) tính thích điều đạt, chức năng tàng huyết, tính của nó nóng lạnh. Nếu thất tình làm thương tổn ở trong hoặc lục dam xâm phạm bó ở ngoài làm cho mộc uất thì sinh bệnh. Mà can uất thì khí trệ, khí trệ thì hao huyết ảnh hưởng đến can huyết. Bài Sài hồ sơ can tán trị can khi uat ket chưa có biểu hiện huyết hư hoặc nếu có nhưng chưa rõ rệt. Bài Tiêu dao tán trị can khí uất kết có biểu hiện huyết hư hoặc kèm theo cả tỳ hư. Sài hồ trong bài sài hồ sơ can tán và tiêu dao tán đóng vai trò là chủ dược, đều dùng với mục đích sơ can giải uất.
Sài hồ là rễ phơi hay sấy khô của cây Sài hồ (sài là củi, cây non thì ăn, cây già thì làm củi do đó có tên là sài hò). Sài hồ vị cay thì tán, vị đắng thì sơ tiết sở trường là tán tà ở bán biểu bán lý chủ yếu chừa về các chứng tà phạm vào kinh Thiếu dương, sốt nóng sốt rét, cảm mạo phát nhiệt và chứng sốt rét thì đều dùng được. Kinh thiếu dương tuần hành qua hông sườn, chỗ giáp giữa bụng và lưng, tà ở biểu nhập thiếu dương muốn vào lý lại bị khí ở lý ngăn trở dẫn đến lúc nóng lúc lạnh. Tà ở biểu và khí ở lý giao tranh dẫn đến lưu lại ở bán biểu bán lý cho nên ngực sườn đầy tức. Tà nhập vào kinh thiếu dương mà kỉnh thiếu dương nằm giữa kinh thái dương và dương minh, cho nên hiện ra chứng trạng là miệng đắng, họng khô, chóng mặt,… Tà ở biểu thì phải phát tán, tà vào trong dương minh thì nên thanh nên hạ. Nay tà không ở biểu cũng không ở lý mà giữa biểu và lý cho nên phải dùng phép hòa giải, gọi là hòa giải thiểu dương. Bài thuốc hay nhất là Tiểu sài hồ thang dùng cho tà nhập kinh thiếu dương bán biểu bán lý. Bài Đại sài hồ thang là dùng cho tà nhập thiếu dương nhưng có biểu hiện hợp với kinh Dương minh đặc điểm vùng dưới tim đầy cứng hoặc trướng đau, đại tiện không thông hoặc tiêu chảy do nhiệt…
Ngoài hai tác dụng kể trên, sài hồ còn có tác dụng thăng đề dương khí. Thích hợp với các trường hợp khí hư hạ hãm, đi ỉa chảy lâu ngày lòi dom, sa dạ con. Tác dụng này thường dùng với thuốc bổ khí, bài thuốc làm nổi bật nhất tác dụng này của Sài hồ là Bổ trung ích khí thang, trong đó Sài hồ hỗ trợ Hoàng kỳ nâng khí bị hạ hãm lên.
LƯU Ý: Tại Việt Nam một số nơi dùng cúc tần làm sài hồ, cần chú ý tránh nhầm lẫn vì cúc tần không thể thay thế được sài hồ. Nhìn chung về cơ bản sài hồ hiện nay nhập từ Trung Quốc dùng vẫn yên tâm hơn.
Tác dụng dược lý
Hạ sốt
Trên lâm sàng, sài hồ được dùng để điều trị các chứng bán biểu bán lý, hàn nhiệt vãng lai có hiệu quả rõ rệt. Các trường hợp này có biểu hiện giống như chứng phong thấp nhiệt, nhiễm trùng, mụn nhọt hoặc sốt rét.
Dịch chiết nước sài hồ, thuốc tiêm sài hồ, cắn chiết ethanol sài hồ, tinh dầu và saponin toàn phần có tác dụng hạ sốt trên động vật thí nghiệm được gây sốt bởi nhiều tác nhân khác nhau như nấm men, vi khuẩn phó thương hàn… đồng thời có thể làm hạ thân nhiệt của động vật bình thường.
Thành phần chủ yếu có tác dụng hạ sốt của sài hồ là saikosaponin, sapogenin A và tinh dầu. Saikosaponin và tinh dầu có khả năng hạ sốt nhanh. Cơ chế tác dụng là ức chế vùng dưới đồi, ức chế hình thành và giải phóng cAMP, do vậy có tác dụng hạ sốt.
Kháng vi sinh vật gây bệnh
Dược liệu có tác dụng kháng Staphylococcus aureus, Streptococci , Mycobacterium tuberculosis, Entamoeba histolytica và Influenza virus in vitromạnh. Ngoài ra có tác dụng trên virus viêm gan, virus đậu bò, virus herpes và virus sốt xuất huyết.
Trên chuột nhắt trắng viêm phổi thực nghiệm, dịch chiết nước sài hồ dùng đường uống có khả năng làm giảm số chuột chết và giảm chỉ số phổi (trọng lượng phổi tương đối) rõ rệt.
Chống viêm
Saponin toàn phần, saikosaponin, tinh dầu trong sài hồ có tác dụng chống viêm. Saikosaponin dùng đường uống hay đường tiêm đều có tác dụng ức chế rõ rệt các phản ứng viêm do các tác nhân gây viêm trên chuột bình thường hoặc đã cắt bỏ tuyến thượng thận.
Đường tiêm có tác dụng mạnh hơn so với đường uống. Cơ chế tác dụng là: giảm tính thấm của mao mạch; ức chế sự di chuyển bạch cầu; ức chế hình thành tổ chức viêm. Saikosaponin có khả năng hưng phấn trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến vỏ thượng thận; kích thích tuyến yên tiết ACTH; tăng cường tác dụng chống viêm của glucocorticoid; ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm.
Tăng cường miễn dịch
Polysaccharid sài hồ, dịch chiết nước sài hồ có khả năng tăng chức năng miễn dịch cơ thể. Polysaccharid sài hồ làm tăng năng lực thực bào của tế bào Kupffer, tăng nồng độ kháng thể, tăng tỷ lệ chuyển hóa tế bào lympho, ức chế phản ứng dị ứng.
An thần, giảm đau, giảm ho
Dịch chiết nước sài hồ, saponin toàn phần saikogenin có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giảm hoạt động tự phát của động vật thí nghiệm; ức chế phản xạ có điều kiện, kéo dài thời gian giấc ngủ barbiturat, đối kháng với các thuốc kích thích TKTW (amphetamin, .Ở người bình thường sau khi sử dụng chế phẩm có sài hồ có hiện tượng ức chế TKTW như buồn ngủ…
Dịch chiết nước sài hồ, saikosaponin có tác dụng giảm đau trên nhiều mô hình thí nghiệm khác nhau, tác dụng này có thể bị ức chế một phần bởi naloxon. Sài hồ, saponin toàn phần, saikogenin có tác dụng giảm ho tốt.
Bảo vệ gan, lợi mật, hạ mỡ máu
Sài hồ, saikogenin, saikol, a-spinasterol có tác dụng bảo vệ gan trên nhiều mô hình động vật gây tổn thương gan do nhiều tác nhân hóa học, sinh học khác nhau… Cụ thể, làm giảm ALT, AST, giảm lượng tế bào gan bị tổn thương, thúc đẩy hồi phục chức năng gan.
Trên lâm sàng, sài hồ có tác dụng hạ enzym gan nhanh và mạnh. Cơ chế tác dụng bảo vệ gan của sài hồ là: bảo vệ trực tiếp màng ty thể; kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH, làm tăng hàm lượng cortisol huyết tương, đồng thời đối kháng với tác dụng gây teo tuyến thượng thận của glucocorticoid ngoại sinh, tăng năng lực đề kháng của cơ thể với các chất kích thích không đặc hiệu (saikosaponin), thúc đẩy tổng hợp DNA tế bào gan, ức chế sự tạo thành cơ chất ngoại tế bào..
Dịch chiết nước sài hồ ngâm lạnh hoặc chiết nóng đều có tác dụng lợi mật, làm tăng bài tiết dịch mật, sắc tố mật và cholesterol trên động vật thí nghiệm. Sài hồ trích giấm tác dụng mạnh hơn sài hồ không chế. Nhóm chat flavonoid trong sài hồ đóng vai trò chủ yếu trong việc tăng tiết mật của sài hồ.
Nhóm chất chính có ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo của sài hồ là saikosapogenin, saikogenin A và B, saikonol, a-spinasterol. Saikonol và tt-spinasterol làm giảm cholesterol huyết trên động vật cholesterol máu cao. Không có tác dụng hạ cholesterol huyết trên động vật bình thường.
Trên hệ cơ nội tạng
Saponin thô chiết xuất từ sài hồ làm tăng tác dụng gây co thắt ruột thỏ cô lập bởi acetylcholin, tuy nhiên các phức phương có sài hồ lại có tác dụng đối kháng với tác dụng gây co thắt cơ trơn của acetylcholin, BaCh, histamin… Saponin, polysaccharid chiết từ sài hồ có tác dụng bảo vệ niêm mạc trên nhiều mô hình thực nghiệm gây tổn thương khác nhau. Sài hồ có tác dụng kích thích tử cung.
Tóm lại, các tác dụng hạ sốt, kháng vi sinh vật gây bệnh, chống viêm, tăng cường miễn dịch… của sài hồ là cơ sở chứng minh công năng hòa giải biểu lý; tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, hạ mỡ máu, trấn tĩnh, giảm đau… có liên quan đến công năng sơ can giải uất; tác dụng hưng phấn hệ cơ trơn nội tạng có liên quan đến công năng thăng cừ dương khí của sài hồ. Thành phần có tác dụng của sài hồ là saponin, tinh dầu và polysaccarid.
Độc tính và tác dụng bất lợi
Sài hồ có độc tính thấp; dịch chiết sài hồ, saponin có tác dụng gây tan huyết, uống liều cao gây buồn ngủ, giảm hiệu quả công việc, thậm chí có thể dẫn đến ngủ sâu, có khi gây đầy bụng, chán ăn.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Rối loạn bàng quang và tuyến tiền liệt
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam