Đương Quy (Tần Quy)
Tên khoa học
Angelica sinensis (Oliv.) Diels. (Đương quy Trung Quốc), họ Cần (Apiaceae).
Nguồn gốc
Rễ khô của loài Angelica sinensis (Oliv.) Diels. (Đương quy Trung Quốc), họ Cần (Apiaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Dần Huyện, Vũ Đô, Chương Huyện, Thành Huyện, Văn Huyện tỉnh Cam Túc. Phần lớn là được trồng.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Thu. Làm sạch rễ con, đất cát. Sau khi nước bay hơi, bó thành bó, cho vào lán và xông khói từ từ cho đến khô.
Tính vị và công năng
Vị ngọt, cay, tính ấm. Bổ huyết hoạt huyết, nhuận kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện.
Đương quy điều hòa 3 mạch xung, nhâm, đới, chuyên về bổ huyết, hòa huyết, tính nó động, thiên hành tẩu. Mỗi bộ vị khác nhau lại có thiên hướng tác dụng khác nhau.
– Quy đầu: Công năng chủ yếu chỉ huyết
– Quy thân: Chủ yếu bổ huyết, dưỡng huyết.
– Quy vĩ: Công năng chủ yếu phá huyết, tán mà khứ ứ huyết.
-Toàn quy: Vừa có tác dụng bổ huyết vừa có tác dụng hoạt huyết, nhuận trường thông tiện, chỉ thống.
Tác dụng
Bổ huyết, bổ âm, dưỡng huyết, liễm âm, nhu can, chỉ thống.
Đương quy hoạt huyết, đẩy huyết ứ sinh huyết mới để bổ huyết. Bạch thược vị chua tính bình nên thu liễm được âm huyết của can nên bổ được huyết là bổ phần âm của huyết. Cặp đôi Đương quy và Bạch thược khi đi với nhau bổ được trọn vẹn huyết của Can, là cặp đôi dành riêng cho huyết, và là 2 vị thuốc dành riêng cho phụ nữ (phụ nữ có kinh nguyệt, thai sản đều phụ thuộc vào huyết mà điều hòa – nhờ huyết đến hai mạch Xung Nhâm vượng, phụ nữ có thể thụ thai, nhờ huyết đủ mà kinh nguyệt đều đặn]. Cho nên phụ nữ thiên về huyết hư mà cặp Đương quy – Bạch thược lại vừa dưỡng huyết, vừa hoạt huyết lại điều đạt khí cơ, nên đặc biệt hay dùng trong các bệnh phụ nữ.
Bạch thược dưỡng huyết nhu can, vị chua tính bình nên thu liễm âm huyết của can, nên bình được can, hoãn được sự gấp gáp của can khí – Khi khí huyết của can đầy đủ thì dương khí của can không bốc lên được. Vì thế Bạch thược đặc biệt được ưa chuộng trong các trường hợp bổ huyết, bổ can huyết (giữ im huyết tại Can] – điểm khác biệt so với Đương quy là quy mặc dù bổ huyết nhưng có tính hoạt huyết. Vì vậy trong các trường hợp như can khí uất kết dẫn đến can hỏa thượng viêm (huyết của can bị hao tổn nên làm can khí bốc lên gây bệnh) – tác dụng này có thể kể đến trong bài Linh giác câu đằng thang dùng Bạch thược để bình ức can dương, bổ âm tiềm dương, liễm dương đồng thời hỗ trợ cho Linh dương giác và Câu đằng (hai vị này tính rất lạnh nên dễ làm hao tổn huyết)
Tác dụng mạnh nhất và nổi tiếng nhất của Bạch thược nằm ở tác dụng nhu can chỉ thống có ở trong bài Cam thảo thược dược thang (trên thực tế lâm sàng một số thầy thuốc có so sánh tác dụng của Cam thảo thược dược thang hiệu quả tương đương chế phẩm giảm co thắt cơ trơn Nospa) dùng đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp đau bụng do căng thẳng thần kinh hoặc do khí cơ không lợi. Biện chứng thường do can khí uất kết không sơ tiết được làm cho khí trệ tạo ra uất ứ, dùng Bạch thược làm cho can khí mềm mại, làm mềm khối uất kết, tan cái sự uất ư. Can khi uat ket trên lâm sàng thường có hai trạng thái phổ biến nhất: một là uất kết co cơ gây đau, dễ phạm vào tỳ vị; hai là hại đến huyết của can làm cho đau đầu, chóng mặt,…. Tác dụng thứ nhất được ứng dụng làm thuốc giảm đau trong những bệnh đau bụng nói chung (do kích thích căng thẳng thần kinh, do khí cơ không lợi, do ruột co bóp quá mạnh) dùng trong bài Cam thảo thược dược thang (Cam thảo 15-20g, Bạch thược 30-40g) hiệu quả rất tốt, có thể chế thành dạng bột pha nước nóng hoặc nước ấm uổng.
Vì Bạch thược có tác dụng liễm âm nên trong một số trường hợp còn được dùng với tác dụng liễm âm chỉ hãn (liễm âm ngăn ra mô hôi) – đặc biệt là trường hợp đạo hãn (ra mồ hôi trộm, hay xuất hiện về đêm khi ngủ – do âm hư), còn tự hãn (ra mồ hôi bất cứ lúc nào – do dương hư) ít dùng hơn. Vì thế Bạch thược về cơ bản ngoài thuộc nhóm thuốc Bổ huyết ra còn được xếp vào nhóm thuốc Bổ âm.
LƯU Ý: Trên lâm sàng cần chú ý phân biệt Bạch thược và Xích thược, sự khác biệt cơ bản nhất nằm ở màu sắc: Bạch thược (màu trắng) tác dụng bổ huyết, Xích thược màu đỏ tác dụng hành huyết Vì vậy bạch thược bố và thu liễm, xích thược tả và tán. Vì thế nên khi dùng càn cứ theo mục đích dùng mà chọn bạch thược hay xích thược.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ, phần dưới có 3-5 nhánh hoặc nhiều hơn, thường cong. Bể mặt màu nâu vàng cho đến nâu. Thể chất: mềm dẻo. Mùi: thơm nồng. Vị: ngọt, cay, hợi đắng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại có rễ cái mập, dài và nhiều dầu, nhuận dẻo, bề mặt màu nâu vàng. Dược liệu thượng hạng cũng đầy đặn và tươi nhuận, mặt cắt màu trắng – hơi vàng và có mùi thơm nồng.
Bài thuốc từ Đương quy
Đương quy bổ huyết thang gồm Đương quy 8g, Hoàng kỳ 4g:
Bài Đương quy bổ huyết thang chủ trị huyết hư dương phù, cơ nhục nóng, mặt đỏ phiền khát, hay uống nước, mạch hồng đại mà hư, trọng án thì vi, phụ nữ hành kinh, sản hậu huyết hư người nóng đầu đau, hoặc mụn nhọt sau vỡ mủ.
Bài thuốc chuyên trị chứng hậu do đại thoát huyết như băng huyết, rong kinh, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu, vết thương chảy máu lâu dài đều có thể gây nên chứng này. Trong cơ thể con người, khí và huyết có quan hệ mật thiết với nhau, “Khí là soái của huyết, huyết là chỗ dựa của khí”. Khí hư thì huyết không được thống nhiếp, huyết hư thì khí mất chỗ dựa. Do đó, khí và huyết giúp đỡ nhau để tồn tại. Nếu đột nhiên đại xuất huyết, thì khí cũng mất chỗ dựa để tồn tại, dương khí phù việt ra ngoài.
Theo nguyên tắc trị liệu chung thì huyết hư tất phải bổ huyết. Nhưng chứng này không chỉ đơn thuần là huyết hư mà là huyết hư dẫn đến dương khí phù việt gây nên chứng đại nhiệt. “Huyết là hữu hình không thể sinh ra nhanh, khí là vô hình cần củng cố gấp”. Cho nên, trọng điểm là phải bổ khí gấp, nếu khí đầy đủ biểu được củng cố để dương khí không còn phù việt, và chứng giả nhiệt mặt đỏ, khát nước sẽ khỏi. Bởi vậy, bổ huyết là thứ yếu, bổ khí là trọng yếu hơn, dù rằng huyết là nguyên nhân gây ra. Bài thuốc cấu thánh có hai vị Quy và Kỳ, trong đó Kỳ cao gấp 5 lần Quy, là căn cứ vào lý luận trên.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Thuốc bổ xương khớp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam