Hoài Sơn (Củ Mài/Sơn Dược)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Hoài Sơn
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Củ mài, Sơn dược, Khoai mài, Chính hoài.
Tên khoa học: Dioscorea hamiltonii Hook. f. (Dioscorea persimilis Prain. et Burkill.), Dioscoreaceae (họ Củ nâu).
Mô tả cây
Dây leo, nhẵn. Rễ củ đơn độc hoặc đôi một, to và hơi dẹt, tròn đầu. Thân thường mang những củ ngắn, nhỏ ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả có 3 cánh.
Phân bố, sinh thái
Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy củ. Hoài sơn hiện nay được trồng nhiều ở phía nam Trung Quốc.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Re củ (Tuber Dioscoreae persimilis). Thu hái vào mùa hạ, mùa thu khi cây tàn lụi. Rễ củ được rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt; vớt ra, rửa sạch, cho vào lò xông sinh cho củ mềm, phơi đến se, tiếp tục xông sinh 24 giờ rồi phơi hay sấy đến khô.
Tại Trung Quốc, người ta chế biến Sơn dược như sau: chọn củ tươi và to, cạo vỏ, xông diêm sinh rồi sấy khô. Ngâm nước 1 ngày, đun nhẹ cho chín. Đem lăn tròn, cắt khúc dài 12-23cm, đánh bóng, phơi khô.
Thành phần hóa học
Thành phần chính của Hoài sơn là tinh bột, acid amin và chất nhầy. Ngoài ra còn chứa các acid hữu cơ (acid chlorogenic, acid gallic, acid protocatechuic, acid vanillic…), flavonoid (rutin, kaempferol…), diosgenin, trillin…
Tác dụng dược lý
Tinh bột Hoài sơn có tác dụng điều hòa sự tăng đường huyết sau ăn trên bệnh n}jậ đái tháo đường type 2.
Dịch chiết toàn phần methanol có tác dụng kháng viêm, điều hòa miễn dịch…
Công dụng và cách dùng
Hoài sơn có công dụng bổ, hạ nhiệt, chữa ăn không tiêu, gầy yếu, viêm ruột lành tính, tiêu chảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, đái đường, đau lưng, hoa mắt (giã sắc hoặc bột).
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Bổ tỳ vị, sinh tân, cố thận sáp tinh.
Tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ, làm cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn – tác dụng này gặp trong bài Sâm linh bạch truật tán. Hoài sơn là vị thuốc hàng đầu để dưỡng tỳ vị chữa các chứng ỉa chảy, tiết tả. Bổ thận cố sáp tác dụng này thường gặp trong các bài Lục vị và Bát vị hay Tả quy hoàn và Hữu quy hoàn.
Ngoài ra với tác dụng bổ tỳ vị sinh tân dịch ngày nay Hoài sơn được coi là một trong những vị thuốc hàng đầu có tác dụng dưỡng vị âm sinh tân dịch được sử dụng rất phổ biến cho các đối tượng đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường thể trung tiêu (vị âm hư) dùng dưới dạng nấu cháo ăn hàng ngày.
LƯU Ý trên lâm sàng hay dùng dưới hai dạng: một là dùng sống có tác dụng dưỡng âm sinh tân, hai là sao với cám có tác dụng kiện tỳ. Ngoài ra hoài sơn còn được dùng với tác dụng dẫn thuốc vào thận, đặc biệt là khi cac thuoc bo than lam dưới dạng viên hoàn hay dùng bột hoài sơn để làm áo vì hoài sơn có tác dụng cố sáp.
Chế phẩm
Dưỡng tâm an thần (Viên bao đường – Công ty Vinapharm)
Phì nhi đại bổ (Viên hoàn mềm – Công ty CPDP OPC)
Ghi chủ
Trên thị trường, Hoài sơn thường bị giả mạo bằng củ Khoai mì (Manihot esculentQ Crantz, Euphorbiaceae hay các loài khác cùng chi Dioscorea có củ ăn được như Khoai từ (Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill), Khoai mỡ (Dioscorea alata L.), Củ cọc (Dioscorea glabra Roxb.).
Dược điển Trung Quốc quy định sử dụng Sơn dược [Hoài sơn (dược)] là loài Dioscorea oppositifolia L. (Dioscorea opposita Thunb.), Dioscoreaceae.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Israel
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam