Hoàng Kỳ (Bắc Kỳ)
Tên khoa học
Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao (Hoàng kỳ Mông Cổ), họ Đậu (Fabaceae).
Nguồn gốc
Rễ khô của loài Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao (Hoàng kỳ Mông Cổ), họ Đậu (Fabaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Sơn Tây, Nội Mông Cổ, Hà Bắc, Cát Lâm.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu. Loại bỏ rễ con và đẩu rễ, phơi nắng đến khô.
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Bổ khí thăng dương, cố biểu chỉ hãn, tống độc sinh cơ, hành trệ thông tý.
Bổ khí thăng dương: Khí ở đây không phải là khí ở một vị trí cụ thể nào cả, mà là khí chung của cả cơ thể, có nghĩa là Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí toàn cơ thể, khí này sau khi sinh ra thì được thăng lên trên để nuôi dưỡng thanh khiếu – hay nói cách khác Hoàng kỳ chủ về phần dương của khí – tác dụng này gặp ở trong bài Bổ trung ích khí, đặc trị các chứng khí hư hạ hãm, trung khí không đầy đủ.
Cố biểu chỉ hãn: Đây là một trong những tác dụng vô cùng độc đáo của Hoàng kỳ, cũng giống như Nhân sâm có tác dụng bổ trực tiếp nguyên khí thì Hoàng kỳ cũng có tác dụng bổ trực tiếp vệ khí. Khi vệ khí được đầy đủ thì da lông bì mao được kiên cố, hàng rào bảo vệ cơ thể được củng cố – nên với tác dụng này Hoàng kỳ đặc trị các chứng khí hư tự hãn, ra mồ hôi nhiều – tác dụng này gặp ở trong bài Mẫu Lệ tán và bài Ngọc bình phong tán.
Tống độc sinh cơ: Hoàng kỳ là một trong những vị thuốc bổ khí rất mạnh, bổ khí thăng dương trực tiếp – nên các chứng khí hư, khí trệ huyết ứ gặp trong mụn nhọt lâu lành không hết mủ, mụn lâu ngày không vỡ, các vết loét lâu ngày không liền,… dùng Hoàng kỳ giúp thúc đẩy mụn vỡ, liền vết loét – tác dụng này gặp trong Cao sinh cơ và Cao mỏ quạ (chê phẩm rất nổi tiếng của viện Y học cổ truyền Trung ương) với thành phần chính là Hoàng kỳ và Lá mỏ quạ.
Hành trệ thông tỷ: Đây là một trong những tác dụng được ứng dụng nhiều nhất trên lâm sàng hiện nay. Không có một vị thuốc nào có thể tác dụng vào khí một cách toàn diện đến như vậy, đa phần các vị thuốc sẽ chỉ tác động đến một phần nào đấy của khí, vì khí trú ngụ ở rất nhiều nơi như trong tạng phủ, trọng hệ kinh lạc, trong cân cơ biểu,… Hoàng kỳ được biết đến là chủ phần dương của khí nên các chứng khí trệ huyết ứ đặc biệt gặp trong bệnh lý xương khớp (mặt bệnh hàng đầu gặp trong các chuyên khoa YHCT) luôn ưu tiên dùng Hoàng kỳ, đặc biệt là dùng liều rất cao. Tác dụng hành trệ hành khí thông tý gặp trong các bài như Bổ dương hoàn ngũ thang và Tam tý thang.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ tròn, đôi khi phân nhánh, đầu tương đối dày. Bề mặt vàng nâu nhạt đến nâu nhạt. Thể chất: cứng và dẻo, khó bẻ. Bề mặt cắt: nhiều sợi, nhưng cũng nhiều bột. Mùi: đặc biệt. Vị: ngọt nhẹ, hơi bùi khi nhai.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải dày và dài, bề mặt gãy màu trắng vàng, vị ngọt, chất bột.
Các đặc điểm chính phân biệt Hoàng kỳ và Hồng kỳ
Đặc điểm | Hoàng kỳ
(Astragalus membranaceus) |
Hồng kỳ
(Hedysarum polybotrys) |
Vỏ ngoài | Màu vàng nâu nhạt đến nâu nhạt, lỗ
vỏ thường phẳng |
Màu nâu đỏ xám, lỗ vỏ dài, nổi rõ theo chiều ngang, vỏ ngoài dễ bị bong ra |
Bề mặt gãy | “Chén vàng đĩa bạc” | Tầng sinh libe-gỗ màu nâu |
GHI CHÚ
- Dược điển Trung Quốc cũng ghi nhận rễ khô của loài membranaceus (Fisch.) Bge. (Hoàng kỳ mạc giáp) cũng được sử dụng như Hoàng Kỳ.
- Hiện nay, các điểm trồng đạt tiêu chuẩn GAP đã được hình thành tại Nội Mông.
- Dược điển Trung Quốc cũng ghi rễ khô của loài Hedysarum polybotrys-Mazz (Hồng kỳ) cùng họ, được dùng làm thuốc với tên gọi Hồng kỳ. Xem Hổng kỳ.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hungary
Xuất xứ: Hungary