Ý Dĩ (Dĩ Mễ)
Tên khoa học
Hạt chín khô của loài Coix lachryma-jobi L. var. maỵuen (Roman) Stapf. (Ý dĩ), họ Lúa (Poaceae)
Tên khác
ý dĩ nhân, ý dĩ, dĩ nhân.
Nguồn gốc
Hạt chín khô của loài Coix lachryma-jobi L. var. maỵuen (Roman) Stapf. (Ý dĩ), họ Lúa (Poaceae)
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Phúc Kiến, Hà Bắc, Liêu Ninh và Chiết Giang. Đầy là cây trồng trọt
Thu hái và chế biến
Cắt cả cây khi quả chín vào mùa Thu; phơi khô và đập cho hạt rơi ra để thu lấy hạt, phơi lại cho khô. Xát bỏ lớp vỏ ngoài màu nâu vàng, loại bỏ tạp, thu lấy nhân hạt.
Thành phần cho vào thuốc: nhân khô, loại hạt to, béo màu trắng là tốt.
Bào chế: dùng sống hoặc sao vàng.
Tính vị quy kinh
Vị ngọt đậm tính hơi lạnh vào Tỳ, Phế và Vị
Tác dụng
Lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ bổ phế.
Như đã nói nội thấp chủ yếu do tỳ hư sinh ra thấp, thấp trệ hóa đàm, đàm hóa nhiệt mà gây ra thấp nhiệt dồn trú ở quan tiết cân cốt. Trường hợp này ngoài trừ thấp nhiệt thì phải phối hợp thêm kiện tỳ thẩm thấp. Và hai vị bạch linh và ý dĩ là số 1 về tác dụng kiện tỳ thẩm thấp, thẩm thấu bớt cái ẩm thấp, làm cho tỳ khô ráo thông thoáng (tỳ ưa táo ghét thấp), khơi thông đường thủy, ngoài thẩm thấp thì lại còn có thêm tác dụng lợi thủy. Bên ngoài thì trừ thấp bên trong thì thẩm thấp kiện tỳ cùng kết hợp là công thức vàng để điều trị các trường hợp nội thấp. Bạch linh tính bình, tác dụng một cách rất bình hòa, êm dịu; Ý dĩ tính lương hơi hàn nên tác dụng rất tốt với chứng thấp nhiệt. Chính vì thế trong trường hợp thấp nhiệt bên trong thì Ý dĩ tác dụng tốt hơn rất nhiều so với Bạch linh, và bài thuốc nổi tiếng với tác dụng này của Ý dĩ chính là bài Ý dĩ nhân thang. Nhìn chung với các chứng thấp nhiệt thì không bao giờ có thể quên Bạch linh và Ý dĩ, hai vị củng cố tỳ giúp ổn định bên trong để dẹp yên bên ngoài.
Chủ trị
– thấp nhiệt hạ trú: cước khí, chân sưng, tiểu gắt, tiểu nhiều lần.
– độc nhiệt ủng thịnh: phế ung, trường ung làm mủ.
– tỳ hư thấp khốn: chân tay mỏi, chướng bụng, tiêu chảy, thủy thũng, tiểu không thông.
– thấp nhiệt lưu trệ: tay chân đau nhức, chân tay co quắp, da mất cảm giác, thấp tà thiên thắng.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng: 9-30g
Ý dĩ nhân dùng sao có thể kiện Tỳ táo thấp; dùng sống có thể bổ tỳ thấm thấp nhiệt, tiêu mủ và đờm hôi thối đồng thời có thể thông thủy, tiêu thủy thủng và chỉ tả.
Ý dĩ trừ thấp hành thủy rất hoà bình, người không có bệnh nấu lên ăn cũng tốt.
Ý dĩ dùng sống thì thấm thấp lợi thủy, sao lên thì kiện Tỳ, chỉ tả. Sức bổ thì yếu hơn Bạch Truật nhưng sức thuốc hoà hoãn.
Đặc điểm dược liệu
Hình trứng hoặc hình bầu dục. Bên ngoài có màu trắng, bóng. Thể chất: cứng. Bề mặt cắt màu trắng và bột. Mùi: không rõ. Vị: hơi ngọt
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại hạt to, đầy đặn, trắng, nguyên hạt, giống như gạo nếp.
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: NHẬT BẢN
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam