Gừng (Can Khương/Sinh Khương)
Tên khoa học
Zingiber officinale Rose., họ Gừng (Zingiberaceae).
Nguồn gốc
Là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây gừng Zingiber officinale Rose., họ Gừng (Zingiberaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu.
Thu hải và chế biến
Thu hái vào mùa Đông, bỏ đất cát và rễ con, phơi khô hoặc làm khô ở nhiệt độ thấp. Khi thân rễ còn tươi, thái phiến rổi phơi khô hoặc làm khô ở nhiệt độ thấp gọi là Can khương phiến.
Tính vị và công năng
Vị cay, tính nhiệt. Ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, táo thấp tiêu đàm.
Đặc điểm dược liệu
Dẹt và phẳng, phân nhánh trông giống như bàn tay. Bể mặt màu vàng xám hoặc màu nâu xám nhạt; sần sùi. Thể chất: chắc, mặt gãy dạng bột hoặc dạng hạt. Mùi: thơm đặc trưng. Vị: cay.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại có mùi thơm nồng, rắn chắc, mặt gãy màu trắng – hơi vàng, bột nhiều.
Các vị thuốc từ Gừng
1. Sinh khương là gừng tươi sống thái phiến. Vị cay tính ôn, thường dùng với phát hãn tán hàn, ôn trung chỉ ẩu, ngoại cảm phong hàn, vị hàn ẩu thổ. Lại có thể ôn phế chỉ khái, giải độc. Cũng có thể dùng với tỳ vị hàn chứng, phế hàn khái thấu, cũng như giải độc Bán hạ, Thiên nam tinh, độc cua cá.
2. Can khương là gưng phơi hay sấy khô. Tính tân tán đã giảm mà táo nhiệt lực mạnh, thiên trị lý hàn chứng, thường dùng với tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, ôn phế hóa ẩm. Chủ trị tỳ vị hàn chứng, vong dương chứng, cũng như hàn ẩm khái thấu.
3. Bào khương là Can khương sao đen. Vị thuốc không có tác dụng tân tán, mà thường dùng với tác dụng ôn kinh chỉ huyết, chủ trị trung tiêu hư hàn gây xuất huyết. Đồng thời có tác dụng ôn trung chỉ thống chỉ tả, cũng trị tỳ vị hư hàn, phúc thống phúc tả. Cổ nhân nói: “Sinh khương tẩu mà không thủ, Can khương có thể tẩu có thể thủ, Bào khương thủ mà không tẩu”.
4. Ổi khương là Sinh khương nướng chín. Vị thuốc “Tính tán không bằng Sinh khương, không táo bằng Can khương”, tính nó tương đối giống Bào khương nhưng lực hòa hoãn, thường dùng để ôn trung chỉ ẩu chỉ tả. Chủ trị tỳ vị hàn chứng, phúc thống thổ tả.
Thành phần
Thành phần chủ yếu của tinh dầu can khương là zingigberen (33,9%), zingiberol, gingerol, zingeron và shogaol… Can khương có vị cay, tính nhiệt, quy kinh tỳ, thận, vị, phế có công năng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, ôn phế hoá ẩm. Chủ trị các chứng đau lạnh vùng ngực bụng, nôn mửa tiết tả, chân tay lạnh, mạch vi, hàn ẩm khái suyễn. Từ công năng và ứng dụng lâm sàng của can khương có thể thấy, tác dụng dược lý của can khương chù yếu liên quan đến bệnh lý hệ tiêu hoá, hệ tim mạch, như viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch…
Tác dụng dược lý
Can khương có các tác dụng dược lý sau:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hỏa:
+ Chống viêm loét: dịch chiết nước dùng đường uống, có tác dụng bảo vệ dạ dày trong mô hỉnh gây loét dạ dày thực nghiệm trên chuột cống ữắng bằng acid HC1 và gây kích thích thần kinh bằng nghiệm pháp ngâm nước lạnh. Dịch chiết nước can khương còn có tác dụng bảo vệ rõ rệt niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do ethanol tinh khiết và indomethacin gây ra, và có xu hướng thúc đẩy làm lành vết loét dạ dày mạn thủi. Sinh khương ức chế tổng hợp TXA2 tăng tổng họp PGI2, mà TXA2 và PGI2 đã được biết đến lần lượt là các chất gây tổn thương niêm mạc và bảo vệ mạc dạ dày.
+ Tác dụng trên nhu động dạ dày, ruột: tác dụng trên nhu động dạ dày, ruột của can khương phụ thuộc vào thành phần của nó. Tinh dầu can khương có tác dụng kích thích đường tiêu hoá, làm tăng trương lực, tăng tần số nhu động ruột. Gingerol có tác dụng tăng nhu động thông qua kích thích thụ thể M và thụ thể HI. Tinh dầu can khương có tác dụng đối kháng không cạnh tranh đối với tác dụng kích thích thụ thể M và HI của acetylcholin và histamin. cắn chiết ether dầu hoả, cắn chiết nước từ can khương có tác dụng đối kháng với dầu thầu dầu và phan tả diệp gây tiêu chảy nhưng không ảnh hưởng đến nhu động dạ dày ruột của chuột nhắt trắng.
+ Chỉ nôn: can khương có tác dụng ức chế đồng sulfat gây ra nôn mửa ở chó. Tác dụng cầm nôn của can khương là theo cơ chế ngoại vi, thành phần có tác dụng cầm nôn là zingeron và gingerenon.
Tác dụng trên hệ tim mạch:
+ Cường tim: cắn chiết ethanol can khương có tác dụng hưng phấn trực tiếp tim mèo gây mê, tăng lực tâm thu, tiêm tĩnh mạch làm tăng nhịp tim chó.
+ Tác dụng trên mạch và huyết áp: tinh dầu can khương và chất cay nóng có tác dụng giãn mạch. Trên chuột cống trắng sau khi tiêm shogaol, gây hạ huyết áp thoáng qua rồi tăng lên, sau đó lại tiếp tục giảm xuống, thể hiện tác dụng 3 giai đoạn rõ rệt.
Chống kết tụ tiểu cầu và chống huyết khối: can khương có tác dụng ức chế cox, làm giảm sự tạo thành TXA2 của tiểu cầu. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu của can khưoug thể hiện rõ sự phụ thuộc vào liều và có tác dụng kéo dài thời gian máu đông. Can khương có tác dụng ức chế sự hình thành cục máu đông in vivo; 6-gingerol có tác dụng ức chế rõ rệt tác dụng gây ngưng kết tập tiểu cầu của ADP.
Chống viêm: tinh dầu can khương, gengerol ức chế rõ rệt tác dụng gây tăng tính thấm mao mạch của acid acetic và histamin gây trên chuột nhắt trắng, ức chế tác dụng gây phù tai của xylen, ức chế sự phát triển tồ chức u hạt; 6-gingerol có tác dụng ức chế cyclo lipoxygenase ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào liều; ngoài tác dụng chống viêm, can khương và các thành phần hoạt chất của nó còn có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng. Can khương, tinh dầu can khương có tác dụng gây teo tuyến ức ở chuột non, làm tăng hàm lượng vitamin c trong tuyến thượng thận chuột cống trắng.
Giảm đau: cắn chiết ether ethylic và cắn chiết nước can khương đều có tác dụng giảm đau trên mô hình đau quặn do acid acetic và mâm nóng trên chuột nhắt trắng. Tinh dầu can khương cũng có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Chổng thiếu oxy: cắn chiết ether ethylic có tác dụng làm chậm tốc độ tiêu thụ oxy của chuột nhắt trắng, kéo dài thòi gian sống trong điều kiện thiếu oxy trên mô hình bình kính kín, kéo dài thời gian duy trì động tác há miệng của chuột nhắt trắng trên thực nghiệm cắt đầu.
Tóm lại, công năng ôn trung tán hàn của can khương chủ yếu liên quan đến các tác dụng chống loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cầm nôn, giảm đau… đây là các cơ sở quan trọng ứng dụng can khương trong điều trị các chứng đạu lạnh ngực bụng, tiêu chảy nôn mửa; hiện nay can khương thường được dùng trong điều trị yiêm loét tá tràng, viêm dạ dày ruột cấp, mạn tính; công năng hồi dương cứu nghịch của can khương chủ yếu liên quan đến tác dụng cường tim, giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu… được ứng dụng trong điều trị đau thắt ngực. Công năng ôn phế hoá ẩm có liên quan đến tác dụng chống viêm, giảm ho, kháng khuẩn… Tinh dầu, gingerol, gingeron là các hoạt chất chính của can khương có tác dụng dược lý.
Độc tính và tác dụng bất lợi
LD50 của dịch chiết nước can khương dùng đường uống trên chuột nhắt trắng là 250g/kg TT.
Bào khương – Sản phẩm chế biến từ Can khương
- Can khương được rang với cát nóng cho đến khi nó phổng lên và bễ mặt biến thành màu nâu.
- Vị cay, tính ôn. ôn trung tán hàn, ôn kinh chỉ huyết.
- Dạng khối không đều hoặc dạng cục, phẳng. Bê’ mặt màu đen nâu hoặc nâu. Chất: nhẹ, bể mặt gãy có hạt mịn. Mùi: thơm. Vị: hơi cay tê.
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hongkong
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc