Trần Bì (Vỏ Quýt Chín)
Tên khoa học
Vỏ quả ngoài chín khô của loài Citrus reticulata Blanco và các thứ trồng trọt của loài này (Quýt), họ Cam (Rutaceae).
Nguồn gốc
Trần bì là một phận của cây quýt thuộc họ Cam. Từ cây quýt cho ra rất nhiều vị thuốc, trong đó vỏ quả quýt còn xanh gọi là thanh bì thiên về hành khí sơ can hóa đàm tiêu tích, vỏ quả quýt chín gọi là trần bì thiên về hành khí kiện tỳ táo thấp hóa đàm (trên lâm sàng ngoài ra còn dùng thêm cả vỏ quả cây quất), hạt của quả quýt gọi là quất hạch thiên về hành khí tán kết.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Quảng Đông, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây và Hồ Nam.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch quả chín và bóc vỏ, phơi khô hoặc sấy nhiệt độ thấp.
Tính vị, quy kinh
Vị cay đắng tính ôn vào kinh Tỳ, Vị và Phế.
Đặc điểm dược liệu
Luôn bóc thành nhiều mảnh vỏ dính ở gốc quả. Màu sắc bên ngoài đỏ cam hoặc đỏ nâu, đậm dần khi bảo quản lâu.
Thể chất: hơi cứng nhưng dẻo. Mùi: thơm. Vị: chát và đắng.
Các đặc điểm chính phân biệt giữa Trần bì và Quảng Trần bì
Loại | Trần bì | Quảng Trần bì |
Hình dạng | Một số mảnh còn nối với nhau ở gốc vỏ quả hoặc các mảnh rời | Thường có 3 mảnh nối với nhau ở gốc vỏ quả, với hình dạng đồng nhất và hơi dày |
“Lỗ chân lông” (chấm nhỏ) | Khá nhỏ | Khá lớn, nhìn trong suốt khi soi dưới ánh sáng |
Thể chất | Hơi cứng nhưng dẻo | Khá mềm |
Tác dụng
Hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đờm.
Nói về trần bì thì vẫn lưu truyền câu nói nổi tiếng “nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” nghĩa là nam không thể thiếu vị trần bì, nữ không thể rời xa vị hương phụ. Trần bì vị cay thì hành khí hòa trung tiêu, vị đắng ôn thì táo thấp kiện tỳ khiến tỳ được vận hóa tốt. Các chứng khí trệ ở tỳ vị, đàm thấp tắc đầy thì Trần bì được ưu tiên sử dụng. Khác với Mộc hương là hành khí để chỉ thống, được coi là vị chỉ thống trực tiếp; Trần bì vừa hành khí kiện tỳ lại vừa táo thấp hóa đàm, nghĩa là hành khí để táo thấp để hóa đàm nên tác dụng chỉ thống không mạnh bằng Mộc hương. Tuy nhiên đặc tính của tỳ là ưa táo ghét thấp, mà tỳ hư thì trước sau kiểu gì cũng sinh ra thấp, mà thấp trệ thì hay sinh ra đàm; chính vì lẽ đó trần bì hay ở điểm vừa hành khí kiện tỳ – tăng cường chức năng của tỳ, đồng thời lại tiêu diệt được cái thứ mà tỳ ghét nhất là thấp và đàm do trệ mà tạo ra; cái hành khí của trần bì giúp cho tỳ vận hành trơn tru, trơn lợi. Khác với Bạch truật kiện tỳ ích khí táo thấp cũng kiện tỳ cũng táo thấp nhưng thiên về bổ nhiều hơn, còn Trần bì có thêm hành khí thiên về hoạt nhiều hơn. Đây có thể nói là vị thuốc mà tỳ vô cùng yêu quý, khi tỳ được khỏe, thấp với đàm được hóa thì đương nhiên sẽ ăn uống ngon miệng hơn, kích thích ăn uống hơn.
Trần bì như đã nói chính là vỏ quả chín phơi khô của cây quýt thuộc họ Cam. Phổ biến nhất là có thể phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, phơi gác bếp hoặc có thể cho lên chảo sao. Và theo kinh nghiệm của một số thầy thuốc thì trần bì để càng lâu càng tốt, cũng như các vị gạo tẻ (ngạnh mễ), gạo nếp (đạo mễ, nhu mễ) dùng làm thuốc hay dùng ăn hàng ngày thì cũng càng để lâu càng tốt, mặc dù để lâu ăn không ngon bằng lúc mới thu hoạch. Kinh nghiệm này cũng không biết lý giải tại sao, nhưng theo suy luận của tác giả thì bản chất tỳ ưa táo ghét thấp, nên mục đích để lâu cho vị thuốc thật ráo (táo) dùng tốt cho tỳ hơn. Tuy nhiên nếu theo lý luận này thì vị thuốc đấy có thể dùng ngay với điều kiện chỉ cần sao khô ráo lên là được. Chú ý sao lửa thật nhỏ, lửa liu riu để tránh mất tinh dầu.
Một số vị thuốc từ thóc gạo dễ gây nhầm lẫn: gạo tẻ (ngạnh mễ), gạo nếp (đạo mễ, nhu mễ), gạo lâu năm (trần mễ), mầm non của hạt thóc (mễ nha), cám gạo (mễ khang).
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng bao gồm các mảnh vỏ lớn, nguyên có màu sáng (khi dược liệu tươi), ẩm và có dầu. Loại thượng hạng có mùi tinh dầu đặc trưng và khi nếm có vị hơi ngọt lúc đầu và sau đó để lại vị đắng
Tại sao trần bì càng để lâu càng tốt?
Nói về trần bì thì vẫn lưu truyền câu nói nổi tiếng “nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” nghĩa là nam không thể thiếu vị trần bì, nữ không thể rời xa vị hương phụ. Trần bì vị cay thì hành khí hòa trung tiêu, vị đắng ôn thì táo thấp kiện tỳ khiến tỳ được vận hóa tốt. Các chứng khí trệ ở tỳ vị, đàm thấp tắc đầy thì Trần bì được ưu tiên sử dụng. Khác với Mộc hương là hành khí để chỉ thống, được coi là vị chỉ thống trực tiếp; Trần bì vừa hành khí kiện tỳ lại vừa táo thấp hóa đàm, nghĩa là hành khí để táo thấp để hóa đàm nên tác dụng chỉ thống không mạnh bằng Mộc hương. Tuy nhiên đặc tính của tỳ là ưa táo ghét thấp, mà tỳ hư thì trước sau kiểu gì cũng sinh ra thấp, mà thấp trệ thì hay sinh ra đàm; chính vì lẽ đó trần bì hay ở điểm vừa hành khí kiện tỳ – tăng cường chức năng của tỳ, đồng thời lại tiêu diệt được cái thứ mà tỳ ghét nhất là thấp và đàm do trệ mà tạo ra; cái hành khí của trần bì giúp cho tỳ vận hành trơn tru, trơn lợi. Khác với Bạch truật kiện tỳ ích khí táo thấp cũng kiện tỳ cũng táo thấp nhưng thiên về bổ nhiều hơn, còn Trần bì có thêm hành khí thiên về hoạt nhiều hơn. Đây có thể nói là vị thuốc mà tỳ vô cùng yêu quý, khi tỳ được khỏe, thấp với đàm được hóa thì đương nhiên sẽ ăn uống ngon miệng hơn, kích thích ăn uống hơn.
Trần bì như đã nói chính là vỏ quả chín phơi khô của cây quýt thuộc họ Cam. Phổ biến nhất là có thể phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, phơi gác bếp hoặc có thể cho lên chảo sao. Và theo kinh nghiệm của một số thầy thuốc thì trần bì để càng lâu càng tốt, cũng như các vị gạo tẻ (ngạnh mễ), gạo nếp (đạo mễ, nhu mễ) dùng làm thuốc hay dùng ăn hàng ngày thì cũng càng để lâu càng tốt, mặc dù để lâu ăn không ngon bằng lúc mới thu hoạch. Kinh nghiệm này cũng không biết lý giải tại sao, nhưng theo suy luận của tác giả thì bản chất tỳ ưa táo ghét thấp, nên mục đích để lâu cho vị thuốc thật ráo (táo) dùng tốt cho tỳ hơn. Tuy nhiên nếu theo lý luận này thì vị thuốc đấy có thể dùng ngay với điều kiện chỉ cần sao khô ráo lên là được.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam