Ngoại cảm thông trị: triệu chứng và phương pháp trị liệu bệnh ngoại cảm

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Ngoại cảm thông trị: triệu chứng và phương pháp trị liệu bệnh ngoại cảm.

Tham khảo từ quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải bản pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

THƯỢNG THIÊN

TÂM ĐẮC LUẬN

Tôi xét trong kinh chép: “… biết được mấu chốt, chỉ nói một lời đã đủ; không biết mấu chốt lan man vô cùng…. Tiết Lập Trai cũng nói: ”… khí huyết hư biến ra mọi chứng, không thể nói xuể. Cho nên thấu được tình trạng hư thực của khí huyết, tác dụng biến hóa của âm dương và mạch lý chân, giá khác nhau như thế nào, thời điều trị không còn thiếu sót nữa..,”.

Môn thương hàn, từ đời xưa tới nay đêu noi theo Trọng Cảnh. Xem về lập pháp chế phương, tinh diệu như thần, mà cái chủ yếu cũng không ngoài; Nhặn xem tà khí ở nơi nào, để khu trừ kịp thời, khiến khỏi hại đến chính khí.

Nội kinh chép: “… Bệnh tà khí mới phạm tới, không nhất định ở chỗ nào. Đẩy đi thời nó tiến lên, dẫn đi thòi nó ngừng lại; biết mà chặn đón ngay được, bệnh sẽ khỏi”. Cho nên khi nó còn ở bộ phận biểu thời phát hãn cho tan đi; ở bán biểu bán lý thời hòa giải cho dịu đi: ở lý thời công hạ để bài tiết.

Còn như về thuyết “truyền kinh”, chẳng qua chỉ nêu rõ ngoại tà, nó từ biểu tới lý, từ âm tới dương… Đó là cái lẽ âm dương tương quan, biểu lý chuyển ứng với nhau. Tại sao người đời sau không hiểu lẽ đó, đem chứng trạng và cách chữa bệnh thương hàn tách riêng ra từng bộ phận Nào là những kỳ hạn vê mấy ngày (như ngày thứ mấy sẽ khỏi V.V.); não là sự truyền biến của 6 Kinh; não là hợp bệnh, tính bệnh; nào là lường cảm, lưỡng thương; nào là có chính thương hãn 16 chứng, loại thương hàn 5 chứng; nào là các chứng “kèm lục dâm”; và các tạp chứng khác V V… Chia môn xốp loại rất là phiền phức, khiến người học không còn biết đâu mà dò!

Tôi vì ốm phải uống thuốc, lúc đầu bị mấy ông lang vườn chữa nhầm; sau nghĩ loại sách thuốc có ý nghĩa đầy đủ sâu xa, không gì bằng hai bộ Thương hàn luận và Y học nhập môn… liền chuyền tâm học tập, qua một thời gian tới 5 năm. Mỗi khi chữa một bệnh thương hàn, cứ chăm chú vào kỳ hạn và ranh giới của 6 kinh. Như chứng ở Thái dương thời dùng Ma hoàng thang; ờ dương minh thời dùng Thăng ma Cát thang gia Bán hạ; chứng ở Thiếu dương thời dùng Tiểu sài hồ thang. Nếu truyền lý vào tới 6 kinh âm, thời dùng các bài Lý trung, tứ Nghịch; lương cảm thời dùng Đại khương hoạt thang; Lưỡng thương thời dũng Dại thanh long thang; Hợp bệnh thời dùng Cát căn thang gia bán Hạ; Tính bệnh thời dùng Ma quế thang Sài hồ v.v… Nếu gặp được những người bệnh nhẹ và sức còn khỏe thời may cũng khỏi; nếu gặp phải người bệnh nặng và sức đã yếu, thời biến chứng lung tung, trong khi mò mẫm ấy chỉ đem chứng trạng để đối chiếu với bài thuốc, làm cái kiểu chăng lưới khắp đồng, họa may trúng bệnh. Liền tự nghĩ: y lý rất mênh mông, lẽ nào có thể dùng một bài thuốc nhất định, để đối phó với bệnh biến vô cùng. Huống chi con người ta già trẻ, mạnh yếu khác nhau, sang với hèn mỗi người một hoàn cảnh; bệnh mới mắc với bệnh lâu ngày, mỗi chứng một phép chữa… Có lẽ nào không xét tới hư thực, mà chi bó buộc theo vào một lối để nhắm mắt chữa bừa? Bấy giờ liền quyết tâm nghiên cứu các sách của bách gia, cuối cùng được xem toàn bộ Phùng thị Cẩm nang, bấy giờ mới hiểu rõ cái nghĩa sâu xa của âm dương, những bệnh tinh chân hay giả, tà với chính, chia rõ như trắng với đen; những trạng thái hư với thực tách xa nhau như trời với đất… Xem xong bộ sách đó, không khác như vạch mây mù trông rõ trời xanh, chém gai góc để tìm đường cả… Bấy giờ mới nhận thấy câu “… hiểu biết được mấu chốt…” của người xưa là rất đúng.

Sách có câu: “mọi bệnh phát sinh, đều bởi hư cả…. Bởi chính khí hư thời tà khí sẽ thừa chỗ hư đó mà xâm nhập vào. Y gia không bao giờ vượt khỏi phạm trù khí huyết và hư thực. Cứ do đó mà nghiên cứu, thời có riêng gì một chứng Thương hàn mới chữa được đâu! Cho nên, phàm mỗi khi điều trị một chứng bệnh, nên trước nhận xem bấm thụ bệnh nhân khỏe yếu, rồi xem đến mạch với chứng hư hay thực (không cứ gì ở bộ phận nào, hễ ấn tay tới xương mà thấy có thần có lực là thực; không thần không lực lã hư). Nếu thấy chứng và mạch thực, mà bệnh nhân sức còn khỏe, thì nên dùng phương pháp công đê quét sạch bệnh tà; nếu thấy bệnh nhân, chứng và mạch hư mã sức yếu thì nên dùng phương pháp bổ để giữ lấy căn bản.

Đại khái, xem bệnh nhân nếu thấy thiên về huyết hư, thời nên dừng những loại thuốc thuộc vê âm phận để bổ huyết, và trừ bỏ biểu nhiệt; nếu bệnh nhân thiên vê khí hư thì nên dùng những loại thuốc thuộc về dương phận để điều khí và giải bỏ uất tà hoặc bổ thủy để phát hãn, hoặc bổ hỏa để thoái nhiệt; hoặc tư âm mà liễm dương, hoặc bổ thổ để tàng dương; hoặc bổ hỏa đê phối thủy . Lúc nào cũng nên để ý đến chính khí làm đầu, không phát hãn mà hãn tự ra, không công tà mà tà tự rút. Đến khi tà đã lui, thời nôn dừng nhùng loại thuốc chỉnh về thủy hỏa dé “tiếp bổ” thêm không cần phải phân tách vụn vặt mà công hiệu rất mau chóng.

Sau đó, còn đem các bài thuốc và các bài luận xưa nay thuộc khoa Thương hàn đổ nghiên cứu phân tích, châm chước thêm bớt , rồi chia ra các điều biểu chứng, lý chứng, âm chứng, dương chứng, hư chứng, thực chứng; chứng có thể phát hãn và không thể phát hãn; chứng có thể hạ và không thể hạ v.v. để định rõ các phương pháp vê “tiêu bản” và “nặng, nhẹ”. Lại chế riêng ra 3 phương thuốc giải biểu và 6 phương thuốc hòa lý để chữa các người hư vừa và hư nhiêu. Rồi cứ đó mà suy rộng thêm ra, thời không những chỉ riêng một khoa Thương hàn, cho đến cả các chứng ngoại cảm lục dâm khác, cũng đểu chữa được một cách dễ dàng nhanh chóng.

Gặp trường hợp bệnh nhân thể hư, chứng hư và mạch hư… khi bệnh mới phát, cũng nên tạm dựa vào phép giải biểu; mà xét rỗ bệnh thuộc khí phận hay huyết phận đế phát tán. Nếu chẳng may gặp phải bệnh nhân quá hư, uống thuốc vào không thấy ảnh hưởng gì, thời phải dùng ngay phương pháp “bổ tiếp”. Sách có câu: “bệnh mới phát sinh nên nhận rõ nội thương hay ngoại cảm; bệnh lâu ngày đều thuộc về hư…” tức là lẽ đó. Vậy nếu để chậm thời các chứng hư sẽ phát ra lung tung, mà cái thể thoát sẽ dần dần đưa tới, khó lòng cứu chữa. Nếu thấy chứng hậu ngả về âm hư mà phát nhiệt thời dùng những bài thuốc như Dưỡng vinh và Quy tỳ v.v… nếu thấy chứng hậu ngả về dương hư mà phát nhiệt thòi nên dùng những bài như Bổ trung, Lý trung và tứ quân v.v. Tiên thiên thủy suy thời nên dùng bài Lục vị; “Tiên thiên hỏa hư” thời nên dùng bài Bát vị; tỳ thận âm hư thời nên dùng bài Cứu âm thang; tỳ thận dương hư thời nên dùng bài cứu dương thang. Những bài đó đều là thần đan để bảo toàn tính mạng. Tôi đều nhớ nó để gỡ cho mọi người đáng chết lại sống, đang dữ ra lành.

Còn như những người “ghé hư cảm hàn” (thể tạng đã hư lại cảm nhiễm phải hàn tà), các thầy thuốc trước, thường nhận lầm hàn tã là thực và truyền biến là định kỳ, quanh đi quẩn lại, dùng toàn những thuốc công hạ; vì phát hãn mãi hóa vong dương, tà, hạ mãi hóa vong âm, khiến cho dương không còn đủ sức để trở về nguồn, âm không còn năng lực để phối hợp với dương. Đôi khi tôi gặp chứng trạng như vậy, liền dùng phương pháp bổ hòa trong thủy, bổ thủy trong hỏa, hoặc dùng nhiệt dược cho uống nguội để điều trị. Lại có chứng tân tà mới phạm, các thầy thuốc trước khi không xét tới các phương pháp hoặc “đầy” hoặc “dẫn” đê đến nói dương tà lọt vào âm, (Cảnh Nhạc có câu: dương tà làm hại, có khi lọt vào âm), từ biểu truyền vào ). biên thành chứng khó chữa! Tôi gặp phải chứng trạng như vậy, tất cũng phải theo đúng bệnh thẻ dê điều trị, nhưng căn phải xét tới nguyên nhân đê tùy cơ ứng biến, nên điều dược khỏi cả.

LUẬN VỀ LĨNH NAM

TA KHÔNG CÓ CHỨNG THƯƠNG HÀN BỆNH PHÁT SINH VỀ MÙA ĐÔNG CHỈ LÀ CẢM HÀN, CÒN BA MÙA KHÁC ĐỀU LÀ CẢM MẠO, VÀ ĐẠI Ý VỀ PHÉP CHỮA

Trong sách chép: “… mùa Đông rét nhiều, giữ gìn không cẩn thận, hoặc do dương khí không kín đáo, đến nỗi hàn tà phạm vào, phát bệnh ngay gọi là Thương hàn; nếu không phát bệnh ngay, đến mùa Xuân câm nhiễm khí ấm mới phát bệnh gọi là ôn bệnh; đến mùa Hạ cảm nhiễm khí nhiệt mới phát bệnh, gọi là nhiệt bệnh” (đó là do bệnh tà mới khêu gợi bệnh tà cũ ra ). Xét cái nguyên nhân lúc bị hàn, vốn do độc về âm hàn của chính mùa Đông, ẩn nấp trong da thịt nên mới phát sinh ra từ trong “lý”. Do là bởi phương Bắc gió (Phong) nhiêu, đất (thổ) ráo, khí hậu rất rét; người sinh trường tại miên đó bấm thụ cường tráng , da thứa (tấu lý) chặt chẽ, có thể chóng chọi được với khí hàn, thình thoảng thừa chỗ hở (như sức yếu) mà xâm nhập vào được hoặc phái bệnh ngay, hoặc: không phát bệnh ngay… Đó là cái lý “xâm nhập vào khó thời thoát ra cùng kho…” và có thể ẩn nấp dược ở nơi sâu. Còn như nước ta ở vào khu vực đông nam gần với mặt trời, giữa mùa Đông mà lá cây không rụng, nước không thành băng, trời không xuống tuyết; mùa Đông thường ấm, hơi lao động một chút đã toát mồ hôi. Mồ hôi đã dễ thoát ra như vậy “trung khí” sẽ do đó mà hư. Nên hơi gặp rét, cũng có thể cảm nhiễm được ngay. Như vậy thời cái sự cảm nhiễm đó chỉ nông thôi, chứ có đâu mà sâu được bằng người ở phương Bắc. Do đó mà suy thời những chứng Thương hàn ở đây, quyết không phải là một chứng “chân Thương hàn” có tính chất nặng, mà chỉ là một chứng “do hư mà cảm mạo”, thuộc tính nhẹ. Cho nên phàm những bệnh phát sinh về mùa Đông ở nước ta, đều co thể gọi là “cảm hàn”. Vì tấu lý thưa hở, tà đã phạm vào được dễ dàng, thời lẽ nào lại không bài tiết ra được dễ dàng? Vả lại còn có khi nào có thể lưu lại được lâu ở trong cơ thể, để sang Xuân mới phát sinh ôn bệnh hay đến mùa hạ để phát thành nhiệt bệnh? Vậy những chứng bệnh phát sịnh về 3 mùa kia, đều có thể xác định “chỉ là cảm mạo thời khí mà thôi”.

Tôi thường chẩn trị: phàm những chủng tại biểu như nhức đầu, phát sốt, hoặc đau mình, hoặc miệng khô vã khát, hoặc sợ rét, hoặc mũi ngạt, tiếng nói nặng v.v… Chỉ dựa vào thể lực, mạch thực, thời dùng những loại thuốc có khí vị tân lương để cho ra mồ hôi.

Nếu thấy hơi hư mà thiên về âm, thời dùng những loại thuốc về huyết phận đè thanh giải: thiên về dương thời dùng những loại thuốc về khí phận để phát hãn… đều thu được kết quả rất chong. Do đó lại càng thấy rõ nước ta tuyệt không có những danh hiệu Thương hàn. Ôn bệnh, Nhiệt bệnh thuộc loại “chân chính” như các sách Trung Quốc đã chép. Tại sao những người nông nổi không hiếu lẽ đó, hễ thấy phát sinh chứng nhức đầu, sốt nóng… thời nhận ngay là Thương hàn rồi dùng những bãi chữa vè chứng Thương hàn nặng ở phương Bắc, nhắm mắt cho uống bừa đi, chứ có nghỉ đâu bắc nam cách biệt, phong thố khác nhau, dùng liều như thế sao được?

Đọc sách mà không thấu triệt được mọi lẽ thời trong phương pháp cứu người do tránh sao khỏi thiếu sót? Tuy nhiên, vàng lẫn lộn, ai dễ tin mình. Dưới đây tôi xin dẫn thuyết của Phùng thị đề làm chứng:

Trong bài “bàn về những chứng bệnh tại Lĩnh nam”, Phùng thị viết: “… Những tháng về mùa Xuân, mùa Thu, người ta cảm nhiễm phải khí độc do trong núi phát sinh, gây thành chứng nóng lạnh, trong ngực khó chịu, không thiết uống ăn… Các chứng hậu đó đều bởi khí độc lọt vào từ đường mũi miệng. Phương pháp điều trị nên làm cho mát Thượng tiêu; giải bỏ khí độc ở bên trong và kèm thêm những vị có tác dụng hành khí, tiêu đờm, chứ không thể phát hãn. Đó là bởi miền Lĩnh nam khí hậu ấm, người ở miền đó rất dễ ra mồ hôi. Nếu gặp phải chứng nặng, thời nóng lạnh dẳng dai không khỏi; gặp phải chứng nhẹ thời sẽ biến thành sốt rét. Vì khí hậu miền Lĩnh nam hay bốc lẽn, cho nên người miền Lĩnh nam mắc bệnh này phần nhiều có đờm dãi vít lấp trong ngực, không uống ăn được, khác với người phương Bắc, Thương hàn chỉ ở bộ phận biếu, còn trong lý thời vẫn không hề chi…”

LUẬN VỀ MIÊN LĨNH NAM TA TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN DÙNG BÀI MA HOÀNG QUẾ CHI THANG

Tôi xét đời thượng cổ chế ra phương thuốc tất dùng “trọng lễ” (liều thuốc mạnh và nhiều) để dồn đuổi bệnh độc như những bài Ma hoàng thang, Thừa khí, Để đương thang v.v… đều có tác dụng dọn đuổi bệnh tà rất mạnh. Về bệnh tà rất mạnh. Về đời Trung cổ lại đổi làm những bài như Sâm tô ẩm, Nhân sâm bại độc thang v.v… Đến các ông Đông viên, Lập Trai thời lại đổi làm các bài Bổ trung ích khí, Nhân sâm dưỡng vinh v.v… đều có ngụ tác dụng phụ chính khu tà. Xem đó thời tiết: khí hóa của trời đất, có xấu tốt dày mỏng khác nhau, mà bẩm thụ của con người cũng có xưa và nay, mạnh và yếu khác nhau. Vì thế nên các vị tiên triết mới “nhân thời chế nghi…” mà dạt ra các bài thuốc khác nhau như vậy. Cho đến ngày nay đã ở vào thời kỳ “hạ nguyên” khí chất, của con người càng ngày càng suy kém, lẽ nào còn dám cứ dùng bùa những bài công phạt mạnh để cho bệnh nhân chịu hại ngắm ngầm? Do là một điều mà bài Ma quẽ tuyệt đối không nên dùng.

Trong sách chép: “… khu vực miền đông nam khí hậu ôn nhiệt, sông nông đất mỏng… Người phần nhiều yếu đuối; bệnh phần nhiều đổ mồ hôi. Miền tây bắc cao ráo, khí hậu rét nhiêu, sông sâu, đất dày… Người phần nhiều mạnh khỏe; bệnh phăn nhiêu không có mồ hôi… cho nên Trọng Cành soạn ra phương pháp trị liệu Thương hàn, chỉ là để chữa cho người phương Bắc có thế chất cường tráng. Còn như người tại miền Đông Nam, có thể dùng chung cả như thế sao được?

Trong sách lại chép: ”… Người tại miên Tây Bắc, các bài Ma Quế uống cả bốn mùa đều có công hiệu, còn từ miền sông Giang, sông Hoài trở đi, chỉ có mùa Đông và mùa Xuân đôi khí mới dùng được…” Phương chi nước ta lại còn cách sông Giang sông Hoài tới mấy ngàn dặm, ứng với sao Dực và sao Chẩn, gần đường xích đạo, hoa đào nở ngay từ mùa Đông, không phải chờ tới khí “nhất dương”, sinh… cái khí ôn nhiệt so vối ở sông Giang, sông Hoài lại còn gấp mấy .. Thời bài Ma quế tuyệt đối không nên dùng.

Lý thời Trân nói: “Hương nhu là một vị thuốc giải thử về mùa hạ, cũng như Ma hoàng dùng về mùa Đông. Nếu gặp người khí hư, lại thêm “phong lao”, ngẫu nhiên bị cảm mã dùng no, thời lại thành hại lớn…”. Tôi chữa chứng đó đã vài mươi năm nay, phàm gặp chứng hậu cần phải “phát, tán” chi dùng các bài chừa về khí huyết, thêm vào một vài vị có tính chất nhẹ nhàng phát dương như Sài hồ, Cát căn, Tử tô, Khương hoạt, Phòng phong, Gừng sống và Hành tươi v.v… cũng có thể mở được lỗ chân lông, làm cho mồ hôi ra dâm dấp để giải tán bệnh tà… chưa từng dùng tới Ma quê bao giờ, mà đều chữa khỏi được bệnh.

CHÚNG TRÚNG HÀN, CẢM HÀN, THƯƠNG HÀN VÀ CÁCH CHỮA

TRÚNG HÀN

Vệ các mùa Xuân, Hạ, Thu, gió nam mát mẻ, dù co đôi khi mưa dám cũng chỉ hơi lạnh. Bời vì khí dương của trời dồn ra ở ngoài biểu “trung khí” của con người cũng dồn ra ngoài biểu. Vậy ở người lúc dó, “trung khí” và “nguyên dương” đều rất hư. Nếu lại gặp hãn tà độc, sẽ trúng thắng vào ám kinh, biểu hiện chứng trạng tay chân giá lạnh, thân thể cứng đờ, miệng câm, mắt hoa, không có mồ hôi hoặc tự đổ mô hôi, hoặc lại đổ mồ hôi trộm, thở nhẹ mình mỏi, 6 bộ mạch đều trầm tế, giọng nói yếu đuối, mình không phát nhiệt, (không phát nhiệt là do âm tà nhất định không chuyển di, cùng với chứng chính Thương hàn bị nhiễm phải khí hàn ở bên ngoài giống nhau. Duy có ở “lý” có hòa hay không có hỏa là phân biệt “trứng” hay “thương” khác nhau nên kíp dùng phương pháp ôn bổ. Dù cho có “hơi nhiệt” mà miệng không khát, là do “hư dương” dồn ra ngoài biểu, mạch tất phải trầm, tế và không có thần. Lúc đó nên kíp ôn bổ “trung khí” để thu liễm “hư dương” (dùng những bãi như Truật Phụ, Sâm phụ, Lý trung và Tứ nghịch v.v…) Nếu có nhức đầu là do hư hỏa bốc lên, mạch tất phù đại và không có lực, nên kịp ôn bổ hạ tiêu cho yên Long hỏa (làm cho thứ hỏa bốc lên lại quay trở xuống, dùng những bài như Bát vị v.v… là một phương pháp dẫn hỏa về nguồn để chữa chứng giải nhiệt).

CẢM HÀN

Chứng này cũng thường phát sinh ở cả 3 mùa, thân thể hoặc có phát nhiệt, hoặc không phát, nhiệt, 6 bộ mạch đều không có lực, thần khí mỏi mệt, nên dùng ôn dược để chữa.

THƯƠNG HÀN

Mùa đông, khi trời rét quá, nhỡ không giữ gìn được cẩn thận, hàn tà phạm vào cơ thể. Nhưng mùa đông là thời kỳ bế tàng (đóng vít), khí trời thu liễm, “trung khí” của con người không đến nỗi hư lắm, dương khí của trời và dương khí của người đều ẩn nấp ở bên trong, ngoại tà không thế nào vào thẳng ngay được. Vì cái hỏa của bản thân bị hàn tà bên ngoài cản, cho nên người phát sốt từ biểu vào lý. Chứng này nên phát biểu cho tan hàn tà và điều hòa Vinh. Vệ. Nếu ngoài biếu giải được thì trong sẽ hòa, không còn dây dưa gì nữa, đừng câu nệ vào thuyết “tam dương tuyền biến” cho nên nói mùa đông là Thương hàn 3 mùa kia là “trung hàn” thật là cái khinh cái trọng lẫn lộn vậy.

KHÔNG NÊN C U CHẤP THUYẾT “TRUYềN KINH” NHỮNG CHỨNG CỦA 6 KINH ĐỀU DO CHỮA “NHẦM” GÂY NÊN

Người xưa chữa chứng Thương hàn, có đặt ra quy luật truyền kinh, đó chẳng qua chỉ là biện rõ cái lý của âm dương, để tỏ cho biết hàn tà từ dương tới âm, từ biểu vào lý như thế nào… Nhưng tà khí đã phạm vào, há lại co bộ vị nào nhất định? Phương chi, âm dương tương quan với nhau, biêu lý chuyển ứng với nhau, nếu bệnh ở biểu không giải thời lý cũng sẽ bị bệnh, bệnh ở dương không khỏi, thời âm cũng sẽ bị bệnh. Đó là cái lẽ tất nhiên, do biểu, lý, âm, dương vốn do khí gây ra bệnh… Há lại còn đợi ngoài tà lần lượt đưa vào hay sao? Nếu người chữa bệnh giải điều trị khéo thời chi lãm cho tán bỏ ngoái tà và điều hòa Vinh, Vệ thời bệnh sẽ tự khỏi… Há lại còn phải đợi cho truyền đù 6 kinh rồi bệnh mới khỏi hay sao? Tại sao người sau không rõ cái lẽ âm dương, lại đem chứng Thương hàn lập riêng làm một môn, tách riêng từng bộ phận, bày nhiêu thuyết lạ, lan man vô cùng. Rồi, mỗi khi gặp chứng phát sốt là cho uống ngay thuốc phát tán. Do do, tân dịch bị khô kiệt, muốn tránh khỏi chứng miệng khô và khát được sao? Khi đã thấy miệng khô và khát, liên cho ngay là chứng trạng của Kinh Dương minh đã xuất hiện… cho uống ngay các vị hãn lương, làm cho “lý” thêm hư đồng thời lại gia thêm nhiều vị tấn tán, còn làm cho hư cả phàn biểu. Do đó, nguồn gốc “hoa sinh dã kiệt, chân âm bị đốt cháy ngày càng sâu, dù có muốn không có chứng tai điếc, sườn đau sao được nữa! Khi do lại cho ngay là chứng của Thiếu dương đã phát hiện, cho uống ngay thuốc thanh giải như bài Tiểu sài v.v… dẫn tà vào sâu, làm cho tỳ hư khí yếu, muốn khỏi phát sinh chứng bụng đầy, họng ráo được nữa chăng? Bấy giờ lại cho là chứng hậu của kinh Thái âm đã xuất hiện, áp dụng ngay những bài thuốc mạnh đổ “công lý”, lãm cho tỳ tâm hư tổn, muốn khỏi miệng khô, khát nhiều, đại tiện bí và phiên táo được sao? bấy giờ lại cho là chứng hậu của kinh Thiếu âm đâ phát hiện, vội vàng dùng ngay những vị thuốc hàn lương mãnh liệt cho uống, do đó phần âm của Can thận càng bị thương tổn, muốn khỏi phát sinh các chứng phiên đầy, lưỡi co, dái thụt sao được. Thế là lại bảo chứng trạng của kinh Quyết âm đã xuất hiện! Nhưng xét cho kỹ thời các chứng hậu phát sinh nối tiếp đo đều do noi theo phép cổ, cố chấp phương cổ, hàng ngày chỉ chăm chú vào dồn đuổi bệnh tà, không đoái nghỉ gỉ đến sự hư tổn của chính khí… Dàn dần tà khí ngày càng sâu, chính khí ngày càng mòn, chờ đến lúc tay chân giá lạnh, mạch tế muốn tuyệt, các chứng “thoát” đã rõ ràng, bấy giờ mới nhận là hư, và bấy giờ mới bàn đến phương pháp ôn bổ nhưng cũng đã muộn mất rồi, khi ấy e ràng có bổ cũng không tiếp thu được nữa. Hoặc giả cần phải nghiên cứu cho đúng lý, học giả đừng đem cái phương pháp chữa chân Thương hàn đời thượng cổ để chữa người bẩm thụ hư yếu dễ bị cảm mạo ở đời nay, mới mong khỏi gây nên tai vạ.

BỆNH THƯƠNG HÀN PHÁT SINH DO UẤT HỎA VÀ PHÉP CHỮA

Chứng thương hàn ở mùa đông, là do “uất hỏa” gây nên, nếu bệnh nhân là người vốn không có hỏa, thời sẽ là “trực trúng”. Chỉ vì có hỏa, cho nên tà mới từ bì mao vào cơ nhục, lại từ cơ nhục vào tạng phủ… Người đời nay đều nói: đó là hàn tà truyền vào lý, hàn biến thành nhiệt v.v. Đã nói là hàn tà, vì cớ sao vào tới lý mà lại biến thành nhiệt, Nên biết: đó chỉ là cái hỏa của “bản thân”, bị hàn tà no cản lại không bài tiết ra được, càng đi vào càng sâu, lâu dần chí đều có nhiệt mà không còn hãn nữa. vì thế nên dùng Tam hoàng giải độc thang để giải độc, tức là giải cái hỏa do, dùng Thăng ma Cát căn thang, tức là theo cái nguyên tắc nguyên tác “thô bị uất. thời làm cho giải ra”, dùng bài Tiểu sài hồ thang, tức là theo cái nguyên tắc “Can bị uất thì bị làm cho dàn ra”. Nhùng lẽ ấy “hỏa bị uất làm bốc lên”, dùng tam vị thừa khí tang, tức là theo cái rất giản dị, dễ hiểu, việc gì phải dựa theo cái thuyết truyền kinh, đê gây thêm nhiều rắc rối? Phàm các tạp chứng phát sốt, đều có cái hiện tượng nhức đầu, gáy cứng, mắt đau, mũi khô sườn sau, miệng đắng v.v… hà tất phải bó buộc vào cái khuôn Thương hàn vã chữa bằng bài thuốc trong sách Thương hàn? Một điều nên chú ý “chỉ có chứng chính thương hàn phát sinh về mùa Đông là nên chữa theo “hàn uất” còn các chứng không “ố hàn” khác đều nên chữa theo “hỏa uất”.

BÀI TIÊU DAO TÁN THÔNG TRỊ ĐƯỢC 5 CHỨNG UẤT VÀ CÁC CHỨNG NGOẠI CẤM (THUẬT CỔ)

Xét bà Bát vị tiêu dao tán chuyên chữa về chứng “mộc uất” mà các chứng “uất” khác

không chữa cũng tự khỏi. Lại đáng quý hơn nữa là trong bài đó duy có 2 vị Sài hồ, Bạc hà là rất hay. Bởi vì Đởm à trong thân con người là do cái khí của Thiếu dương Giáp mộc, khí đo còn mềm mại non nớt, tựa như mầm cỏ non mới chui qua mặt đất, chưa tòi lên cao được. Lúc đó, nếu bị khí phong hàn cản lại, sẽ không thể ngoi lên, đã không thể ngoi lên thời tất phải quặt xuống mà khác tỳ thổ, đồng thời kìm thủy cũng bị vạ lây. Lúc đó, nếu được luồng gió ấm thổi qua. Bao khí uất sẽ đều thông đạt thỏa thuê… Bởi mộc vốn là loại ưa gió, gặp được gió lay thời cành lá đều được xênh xang thoải mái. Nhưng nếu là gió lạnh thời ngược lại, nó sẽ sợ, chỉ có gió âm nó mới ưa. Sài hồ, Bạc hà là một loại thuốc vị cay mà khí ấm, bởi “cay” nên mới có tác dụng phát tán, vì “ấm” nên mới vào Thiếu dương. Đó là một ý nghĩa lập phương rất hay của người xưa. Như bài Tả kim hoàn trong co 2 vị Hoàng liên và Ngô thù, nó không “phạt” thẳng vào Mộc mà là giúp Kim để chế Mộc, thời cũng như là phạt Mộc vậy thôi. Tiếp đó, dùng bài Lục vị gia Sài, Thược để tư dưỡng thận thủy, khiến thủy đủ năng lực để sinh mộc. Bài Tiêu dao tán là mượn “gió” để làm cho tan, bài Địa hoàng ẩm là mượn “nước” để làm cho nhuận. Như vậy, mộc há còn không được thỏa thuê mà tiết nữa sao? Không những thế, nếu suy cho rộng thêm thời còn thấy ích lợi rất nhiều. Phàm những chứng lúc nóng lúc lạnh, sợ rét, sợ nóng, nôn mửa nước chua, xót ruột đau ngực, đau sườn, bụng dưới đầy tức chóng mặt mồ hôi trộm; Hoàng đản. Ôn dịch, Sán khí, ăn vào lại tả v.v… dùng bài này đều rất đúng. Cùng với các chứng Thương hàn, Thương phong và Thương thấp… (trù các chứng trực trúng) tóm lại là thuộc về loại ngoại cảm, đều có trực trúng) tóm lại là thuộc về loại ngoại cảm, đều có thể coi là uất, và đều có thể dùng bài Tiêu dao tán gia giảm, xuất nhập để điều trị đều có công hiệu. Nếu mới uống được một nước, thấy chứng hậu giảm ngay, một lát lại lên cơn, đó là một chứng “giả” trên nhiệt dưới hàn, nên đổi dùng phương pháp ôn bổ. Thí dụ như dương hư dùng bài Tư quân gia thêm các vị ôn nhiệt, âm hư dùng bài Lục vị, cũng gia thêm các vị ôn nhiệt.

CHỨNG NỘI” THƯƠNG HÀN VÀ PHÉP CHỮA

Người ta chỉ biết cô chứng “ngoại” thương hàn, mà không biết có chứng “nội” thương hàn… Rồi do đó lại nhận bừa lã Phong lao âm hư” như vậy là không đúng.

Phàm những người ăn các thức lạnh mà phát sinh tật bệnh đó tức là chứng Nội thương hàn. Bởi dương chứng phần nhiều phát sinh do phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa… bệnh tà vào kinh Thái dương, tức là từ ngoài mà phạm vào. Ấm chứng phần nhiêu phát sinh bởi ăn uống, sinh hoạt và thất tỉnh… bệnh tà phát sinh ở kinh Thiếu âm, tức là do từ bên trong mà sinh ra. Chứng thương hàn phát sinh bôi “nội nhân” có đến 80, 90%. Một đàng thi cứu lý, một đàng thì giải biếu, khác nhau rất. xa. Bài Quế chi cho uống khỏi họng, nêu là dương chứng thời sẽ chết ngay, bài Thừa khí cho uổng vào tới dạ dày, nêu là “âm kiệt” cũng không thể sống. Những lẽ đó, ta cần phải suy xét cho kỹ.

Tóm lại, nếu gặp chứng dương hư thòi dùng Bổ trung ích khí thang, dương hư mà bị trực trúng thời dùng bài Lý – trung thang, âm hư không có thủy thời dùng bài Bát vị Thận khí thang, âm hư không có thủy thời dùng bài Lục vị Thận khí thang. Nếu gặp phải chứng “Giả”

tựa như âm tựa như dương thời nên theo phương pháp “hàn nhân nhiệt dụng, nhiệt nhân hàn dụng” không thể chậm trễ. Nhưng chi nên lẫy “bổ chính” làm chủ, không cần phải “công tả”. Bởi chính khí đã đắc lực, thời sẽ có đủ sức để khu trừ hàn tà, đó là một lẽ rất đúng.

“PHONG VÀ HÀN” CÙNG MỘT PHÉP CHỮA

Phong là dương tà là âm tà. Phong thuộc dương mà ở nông, hàn thuộc âm mà vào sâu. Cảnh Nhạc nói: “Phong tức là trùm của hàn, phong đưa hàn tới, hàn theo phong vào, thấu suốt cả xương da, vốn cùng một khí. Cho nên phàm chứng hàn mà còn ở nông tức là thương phong, mà chứng phong đã vào sâu tức là thương hàn”… Lời đo* thật là một danh ngôn, nêu ra được những điểm mà người xưa chưa từng nói đến.

Trong thiên Bách vấn chép: “… phong làm nên chứng hàn nhiệt”. Đó là đã nêu hẳn phong là “hàn tà” Phàm chứng ngoại cảm gây nên bệnh có chứng nào là không nguyên nhân bởi hàn? Mà cũng có chứng nào là không bởi “hàn” do “phong” đưa vào? Vậy sao lại cố chấp lề lối cổ: về phần mạch thời nói: “… Phù sác là Thương phong, Phù khẩn là Thương hàn”, về phần chứng thời nói: “… hàn thương vào Vinh là thương hàn, không co mồ hôi, phong thương vào Vệ là thương phong có mồ hôi” lại nói; “… thương phong thời ghét phong, thương hàn thòi ghét hãn, bị thương bởi vật gì thời sẻ ghét vật ổy…”. lại nói: “… thương phong kèm có cả hàn, thương hàn kèm có cả phong…” và “bị thương cả phong lân hàn” v.v…

Những thuyết đó đã in sâu vào óc mọi người, không ai dám bàn cãi. Nhưng do ý kiến nông nổi của tôi thời nhận thấy: phàm người mắc bệnh thương phong bao giờ cũng có chứng trạng sợ lạnh người mắc bệnh thương hàn bao giờ cũng có chứng trạng sợ gió… Một khi ngoại tà đã phạm tới thân thể con người. Nếu biểu hư thời sẽ tự ra mồ hôi, biểu thực thời không có mồ hôi. Tóm lại, phương pháp chữa chứng ngoại cảm: ta nên tổng quát cho nó là ngoại tà, không cần phải phân biệt thế nào là phong thế nào là hàn cho thêm phiền. Dùng phương pháp đó để trị liệu, vừa giản tiện mà công hiệu cũng rất chóng.

THƯƠNG HÀN VÀ PHÉP CHỮA

Con người ấy dương khí làm chủ, âm bệnh thời dương sẽ suy,

đến lúc dương đã hết thời người tất phải chết. Bệnh tà khi còn ở bộ phận biểu thời dùng những vị tân ôn để làm cho tán, khi đã vào tới lý thời dùng những vị cam, ôn, tân, nhiệt để điều hòa, mục đích lã đê dồn bỏ cái tà khí âm hàn cho chính khí lại được hồi phục. Phàm thấy biểu chứng đã đầy đủ nhàm vào biểu mà chữa, hoặc dùng phương pháp công lý, đều do “thực tà”, mà đặt ra cả. Nếu thấy bệnh nhân sức yếu mạch yếu thời không nên dùng đến phương pháp công và phạt nữa, chỉ nên dùng phương pháp bình bổ mới đúng.

Phàm biếu tà khí mới mắc phải, kíp nên dùng phương pháp “sơ giải” khiến cho nó không vào được sâu làm thương tới lý, rồi dùng tới những bài thuốc có tính chất điều hòa… Như vậy thời sau khi tà ở ngoài biểu đã giải, chính khí ở bên trong sẽ được hòa ngay, không còn phải lo ngại gì nữa.

Chứng thương hàn sinh ra “tự lợi” (tự nhiên đi lỏng), nên nhận rõ là thuộc âm hay thuộc dương, không nên nhắm mắt dùng liều các thứ thuốc bổ, thuốc nóng, để làm cho khỏi đi tả mà đến nỗi giết người. Nên biết ràng tự lợi” mà mình không sốt, tay chân ấm, là bệnh thuộc về Kinh Thái âm, hoặc mình và tay chân giá lạnh là bệnh tại hai kinh Thiếu âm và Quyết âm, đều là âm chủng cả. Ngoài ra như các chứng minh sốt nóng mà hạ lợi đều thuộc vẽ dương chứng.

Chứng thương hàn bệnh nhân không tưởng đến uống ăn không nên vội dùng ngay những vị thuốc ấm tỳ khỏe vị để đến nỗi gảy thêm nhiệt độc, tai hại vô cùng. Nên biết rằng nếu làm cho tà khí bài tiết ra được hết, thời bên trong sẽ hòa và sẽ ăn ngon ngay.

Còn người mới mắc bệnh khi chính khí còn vượng, ngoại tà mới phạm, nên kíp dồn đuổi ngay không nên dùng dằng gây cho nó lan tràn ra nữa. Nếu lại chỉ cứ trông trước trông sau do dự không quyết thì không khác đóng cửa giữ lại kẻ trộm ở trong nhà mà chuốc thêm tai vạ!…

CHỨNG THƯƠNG HÀN CÓ PHƯƠNG PHÁP BỔ

Hết thảy những biến hỏa của các chứng bệnh đều có thể bao quát được vào phạm vi hai chữ “hư, thực không riêng gì một chứng thương hàn. Bởi một đằng thực là “tã” với “chính” nó cùng tranh giành sự được thua với nhau. Phàm người thực mà mắc bệnh chỉ cần dồn bò tà, dùng phép để “công” không lấy gỉ lãm kho. Người hư mà mắc bệnh nếu không “bồ” cho khói hư thời tà lui sao được? Khá tiếc những người nông nổi bó buộc về cái thuyết, ”… thương hàn không có phép bổ” đê đến nói gãy nên hư chứng rất nhiều, rồi bó tay mà đợi chết, thật là đáng buồn. Sao không chịu xét kỹ, ông Trọng Cảnh là tổ phương pháp chữa thương hàn, lập thảnh 397 phép, trong đó những mạch chứng vẽ hư hàn có tới lính một trăm, định ra 311 phương trong đó có tới linh ba chục phương dùng Sâm và hơn năm chục phương dùng Quế, Phụ… Rồi đến các ông Động Viên, Đan Khê và Tiết Yêm cũng có những bãi như Bổ trung ích khí. Hồi dương phản bản, ôn kinh và ích nguyên v.v… củng đều là bổ cả, vậy thời ai dám nói là “thương hàn không có phép bổ”? Phương chi người đời nay vì hư mà mắc chứng thương hàn có đến 60, 70% hư chứng mà giống với thương hàn có đến 80, 90% chỉ vì cái thuyết trên nó in sâu vào óc mọi người nên bệnh nhân đã hư mà không bổ lại còn dùng thuốc để công trách nào mà bệnh nhân khó lòng thoát chết? Sao không biết phát tán mà mồ hôi không ra là do tân dịch bị khô kiệt, âm khí không thể dẫn được ra ngoài. Người ta chỉ biết mồ hôi thuộc về dương làm cho “thăng dương” sẽ giải được hiểu, nhưng không biết mồ hôi sinh ra là ở âm, nếu tự nhuận thêm cho phần âm, cũng có thể làm cho mồ hôi ra được.

Dùng phương pháp thanh giải mà nhiệt không lui, đó là vì dương không có âm để thu liễm, tức là âm không đầy đủ. Người ta chỉ biết dùng những vi thuốc hàn lương có thể dồn bỏ được nhiệt tà… Nhưng không biết nhiệt sinh ra là ở bên trong nếu dưỡng âm cũng có thể làm lui được dương nguyên dương bị hư, để đến nỗi khí âm hàn lấn vào trong, giờ làm cho khí nguyên dương mạnh lên, tức là để tán bỏ ngoại tà. Tỳ vị hư không tàng nạp được nguyên dương, để đến nỗi hư nhiệt mãi không dứt, bây giờ bổ tỳ tức là để thu liễm “phù dương” ở bên ngoài. Nên biết: chính khí không đủ, tà khí có thừa, chính không thắng được tà thời tà sẽ không khi nào giảm Nếu chính khí vượng lên thời ta không còn tụ vào đâu được nữa. Khi đó không cần phải dùng phương pháp làm tan ngoại tà mà ngoài biểu cũng tự giải. Không cần phải dùng phương pháp công ích bỏ tà, mà ta cũng tự lui. Vậy sao mỗi khi gặp chứng phát nhiệt đã vội chăm chú công tà, tà khí chưa lui, chính khí cũng đã bị thương rồi. Đó, đều chỉ do một câu nói thiếu thận trọng mà gây nên tai vạ, có biết đâu rằng phương pháp chữa thương hàn cũng rất chú trọng về bổ.

CHỨNG THƯƠNG HÀN SỐT NÓNG LÂU VÀ PHÉP CHỮA.

Những chứng nhiệt ở ngoài biểu đều do khí dương ở trong lý vượt ra ngoài. Những chứng nhiệt ở bộ phận trên đều do hỏa ở bộ phận dưới bốc lên. Dù có ngoại tà cảm xúc, cũng chẳng qua ch! là cái đầu mối làm cho mắc bệnh, rồi đến bản khí âm dương đều có bệnh cả. Cho nên đã gọi là “thương hàn” lại có khi gọi là “nhiệt bệnh” vậy thương hàn là nói về cái bệnh nguyên tù trước, mà nhiệt bệnh là chỉ về cái “thực trạng” của hiện tại. Bởi vì hàn đà biến thành nhiệt thời cái “hàn” nó làm hại trước kia đã không còn nữa. Nội kinh nói:… “Người giữ gìn được tinh khí thời sang mùa xuân không mắc bệnh ôn…” Xem đó thời biết bệnh nhiệt, bệnh ỏn sở dĩ phát sinh là do tinh khí không đầy đủ, giờ đã mắc bệnh thời tinh khí càng hao mòn. Lúc đo hàn khí dù đã tan, nhưng chính khí là chân âm kia đã bị thương, nếu lại gặp nhiệt thời lại càng tổn thương không thể nảy nở được để chế lại cái khí dương quá găng, vì thế nên chứng nhiệt kéo dài mãi không dứt là do tân dịch bị mất ờ bên trong, âm hư không có thể làm lui được dương. Nếu biết lấy ngoại tà làm cái nguyên nhân để trị bệnh, và lấy cái “bản khí” của âm dương tự sinh bệnh làm cái thực trạng của chứng bệnh phát sinh ra sau mà khéo dùng phương pháp để điều hòa, thời còn có khi nào mắc phải cái chứng sốt nóng lâu kia nữa.

Ngẫm như nơi tàng nạp (ẩn nấp, nơi ở) của “hỏa” không ra ngoài bên trong “thủy, thổ”, cho nên chứng phát sốt đó chính là phát sinh từ cái hỏa ở trong thân mình. Vì chính khí hư không tiếp nạp được, tà liền thừa hư mà dòn no ra. Do là biến chứng do bản khí của âm dương trái lẽ thường, không phải là cái hỏa từ bên ngoài tìm đến. Bởi vậy, hễ gặp khi ngoại tà phát sinh bệnh, nếu bệnh nhân tỳ nguyên hư thời dùng phương pháp “điều trung” để liễm dương, gặp bệnh nhân tỳ nguyên hư thời dùng phương pháp “điều trung” để liễm dương, gặp bệnh nhân âm trung thủy hư” thời dùng phương pháp bổ thủy để phối hòa, gặp bệnh nhân “dương trung hỏa hư” thời dùng phương pháp hổ hỏa cho trở về nguồn… Do đó, vật cũ lại đâu về dãy mà bệnh sẽ khỏi. Nếu không biết lẽ đo, lại nhận ngoại tà làm thực chứng, phát hãn thêm làm cho vong dương, dương sẽ không còn đủ sức để trở về nguồn nữa. Nếu lại còn hạ thêm để làm cho hỏa âm, âm cũng không còn năng lực để phối hợp với dương. Tiếp đó, lại gia thêm một loại thuốc hàn lương quá, tỳ nguyên càng bị thương, cái khí dương dồn ra ngoài cơ biểu còn lỉễm lại làm sao được? Thế là đem bao nhiêu cái hỏa can dùng ồ trong thân thể dòn đuổi cho kỹ hết muốn tránh khỏi chết được sao?

CHỨNG ÂM HƯ PHÁT SỐT, SO VỚI CHỨNG THƯƠNG HÀN KHÔNG KHÁC NHAU

Những bệnh do âm hư mà sinh ra phát sốt, có tới 60 – 70% cùng với chứng thương hàn không khác nhau mấy. Người nông nổi không hiểu lẽ đo, một khi gáp chứng phát sốt thời cho ngay là thương hàn, liền dùng thuốc phát tán, khiến cho bệnh nhân thiệt mạng rất nhiều. Chứng trạng của bệnh này là sốt nóng như đốt, mặt đỏ bừng, khát nước, vật vã khó chịu, nên dùng, bài Lục vị địa hoàng ẩm cho uống, khỏi ngay. Nếu thấy bệnh nhân từ ngang lưng trở xuống rét và tay chân giá lạnh, khát nước, vật vã nhiều, muốn uống nước, nhưng uống vào rồi lại thổ ra, nên dùng bài lục vị gia Nhục quế, Ngũ vị, uống vào cũng khỏi ngay.

CHỨNG ÂM HƯ KHÓ BỔ VÀ NÓI QUA VỀ PHÉP CHỮA

Người xưa có câu nói: “Người thầy thuốc bị chứng bệnh làm khó, chì có hai chứng là “âm hư khó bổ” và “tích lâu kho tan”… “thường ví như dạ nát không chống được thẳng, nuôi hổ thường bị vạ lây… Xét về phương pháp chữa chứng tích ở trong các “Phương thư” bàn luận rất nhiều, nói cặn kẽ chu đáo khống còn thiếu sót. Như trong sách chép “… những người khỏe mạnh không có chứng tích, chỉ người hư yếu mới bị. Lúc mới bị bệnh, ỉẵy phương pháp “tiêu” thay “bổ” khi phát bệnh đã lâu, lấy phương pháp “bổ” thay “tiêu”. Căn phải làm thế nào cho chính khí không bị thương mà tà khí tự lui v.v.. .” Dến như chứng “âm hư khó bổ” chưa thấy có sách nào nói rõ. Các bậc tiền triết dù đã có khơi nguồn nhưng về sau cũng không thấy có kết quả phát minh gì mấy. Khiến y giả ngẩn ngơ như “chim vào rừng”, không còn biết bấu víu vào đâu cho vững chắc.

Tôi từ khi làm nghề thuốc, gặp người bị chứng âm hư có tới 60 – 70%, gặp phải chứng “khó bổ” chỉ có chừng 4%, 5%. Phàm thấy bệnh nhân thân thể gầy còm màu da sạm đen, tóc khô, thở ngán tính nết nóng nấy hay gắt gông, 6 bộ mạch phù sác không có thứ tự, hoặc về đêm sốt nóng, không co mồ hôi, trong xương nóng âm ỷ, mặt sạm, lưỡi đen, mình khô roc như que củi, đại tiện táo kết, tiểu tiện đi vặt luôn, hoặc nôn khan, ho khan, cổ khô, cuống họng đau…

Như vậy đều là triệu chứng âm hư… Nếu người nhà bệnh nhân chịu quyết tâm tin cậy, người thầy thuốc có định kiến vững vàng, không nhằm cái lợi trước mắt để chuyên tâm điều trị, mới mong thoát chết.

Ngẫm như Thủy chỉ có một mà Hòa thời có hai. Trong sách lại có câu: “Một Thủy không

tháng được 5 hỏa…”. Con trai 16 tuổi con gái 14 tuổi, Thiên quý (1) mới vượng, đến năm 7×7 và 8 X 8 thời Thiên quý đã hết… Xem đó thời biết âm thường không được đầy đủ, cho nên lại có câu: ”… người ta sinh ra từ lúc trẻ đến lúc già, những tật bệnh phát sinh thường do chân âm không được đầy đủ…”. Lại nói: “… Một gáo nước không thể tưới tắt được một đám cháy to…” chứ không như “một điểm lửa nhỏ có thể đốt cháy được khoảnh rừng”. Xem vậy thời biết dương hỏa dễ sinh trưởng mà âm thủy khó gây nên, cho nên về phương pháp bổ âm không có gì gọi là “tốc pháp” (phép nhanh chóng), cũng không có gì gọi là “sảo pháp” (phép khôn khéo) chi cần ở trong khi trị liệu về bên nào. Điều cần chú ý nhất là những loại thuốc dùng để bổ âm, phải chọn những vị có tính chất “thuần tỉnh” rất kỵ những vị tân, lương ôn, táo. Tuy nhiên, cứ dùng mãi những vị thuốc tỉnh e cũng không khỏi đỉnh trệ, ở tỳ vị, có thể làm giảm mất cơ năng tiêu hóa, do đó mà khó đạt được cái lý “dương sinh, âm trưởng”. Nhưng nếu hơi thiên về dùng những vị thuốc hương táo, thời cái khí dương “lấn” mạnh đó lại càng uy hiếp mất âm, không còn chút gì để thấm nhuần nữa, cũng sẽ sa vào cái nguy cơ “dương thịnh âm tiêu”. Được cái này mất cái kia, vừa sợ nhiệt lại vừa e hàn, thật cả hai đường đều khó. Bởi vậy, đối với những người mắc chứng hư đã lâu, dùng một loại âm dược, nên xen vào một vài vị dương dược, lại chọn lấy cả những vị âm ở trong dương… Có như thế mới đạt được cái mục tiêu vừa bổ khí mà lại ích huyết. Cả hai bên cùng giúp lẫn nhau, mới hy vọng thu được công hiệu.

Những người bị hư nhiều, chỉ nên dùng những bài thuốc “tư âm ích huyết” thật mạnh cho uống liên tục, những người yếu quá thời nên dùng thang thuốc lớn, sắc thật đặc thay làm nước uống. Nếu thấy nhiệt đã lui, âm phận hơi vượng nên cho uống xen vào một hai thang dương dược, khiến cho vừa bổ lại vừa tiếp. Chủ yếu là âm phận đã được mười phần mạnh khỏe, thời dương phận cũng nên cho tiếp tục 3, 4 phăn. Ngay từ lúc bắt đầu đa chữa theo phương pháp như vậy, thời huyết sẽ nhờ được khí hỏa mà tàng thêm, âm được dương giúp mà thêm phần bên chặt. Nên biết nhiệt tức là hỏa, mà hỏa tức là khí. Vậy sao có thể ghét nhiệt mà làm cho hết đi? Nhiệt hết thời khí sẽ tuyệt người có thể không có khí được không? Vây nên: trị nhiệt, đến khi nhiệt đã giảm được một nửa, phải xét xem vỵ khí mạnh hay yếu. Nếu mạnh, thời lẩy đến bình quân làm đúng mức sẽ không hê chi. Nếu yếu thời uống ăn kém sút, nên kíp dùng dương dược đê giúp thêm vỵ khí, mong bồi bổ thêm cho nguồn tiêu hóa (tức là vỵ khí). Sách nói: “tỳ vị một khi bị bại, dù thuốc nào cũng khó thành công, chẳng khác diều đã đứt dây, còn nối sao cho được…? Cho nên bổ huyết thường nhờ vị dược mà thành công, tức là lẽ đó. Nếu cho uống vỵ dược mà nhiệt lại bốc lên, chỉ nên dựa vào sự uống ăn mỗi ngày một khá dần, và vẫn dùng loại âm dược trước để trị nhiệt. Cứ cân nhắc điều hòa như vậy, lại phải luôn luôn chú ý tới vỵ khí làm chủ yếu. Trong đó lại còn một phương pháp “bổ thổ để tàng dương” rất linh diêu.

Đó đều là những nhận thức sâu sắc của một khâu chủ yếu, không nỡ dành làm của riêng, đem trình bày các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

ÂM CHỨNG, ÂM ĐỘC

Người mác phải âm chứng thời nàm yên lặng, hơi thở ngắn và khó khăn, mắt trông lờ đờ, uống nước không được, đại tiểu tiện dầm dìa, trong dương vật đau như dao cắt, sắc mặt xanh xám, chỉ muốn nằm ngoảnh mặt vào trong và nhắm mắt không muốn trông thấy ai, hơi trong mũi thở ra lạnh, môi trắng bợt, tay chân giá lạnh, các đầu móng tay móng chân đều tái xanh, nước tiểu trắng như nước gạo, ấn nặng tay vào da thịt không nóng lắm. Nếu thuộc về chứng “trùng âm” thời sẽ giá lạnh thấu sang tay người khác. Khi bệnh mới phát sính đã thấy sợ rét ngay, hoặc run rẩy, nằm co, miệng không khát, bụng đau hoặc đầy, nôn mửa, ỉa chảy hoặc miệng ứa nước dãi, sắc mặt ủ rũ, tự kéo lấy áo để đắp mình, minh nặng, khó trở… không phát sốt, mạch trầm trì hoặc tế sác không có lực… Đó là do âm kinh bị hàn chính là âm chứng. Điều trị chứng này khí bệnh tình còn nhẹ thời cho uống bài Khương phụ thang và Tứ nghịch thang, để gây ôn ấm lại, nhưng phải nhanh chóng lấm mới kịp.

Tôi xét “chứng” và “mạch” và phương pháp điều trị như bệnh vừa kể trên, thời chính là chứng “trúng hàn” mà ở trong các sách lại cho là âm chứng, hoặc Trực trung âm chứng và đều ghép cả vào môn chính Thương hàn. Thiết tưởng chứng trạng kể trên nếu phát sinh ở 3 mùa khác thời gọi là trúng hàn đã đành, nếu phát sinh vào giữa mùa đông thời cũng có thể gọi là trung hàn. Đại để tà thực thời chính hư, âm thịnh thời dương suy… bệnh này nguyên nhân do không có dương, cho nên chứng trạng hiện ra thuần âm. Đừng có câu nệ cái thuyết mùa đông khí bên trong giữ gìn kín đáo, tà khí không vào thắng được…” Xin nêu mấy ý kiến như trên để cùng các đồng nghiệp nghiên cứu.

m độc là một chứng chính bản bệnh không có hư hàn hoặc bị độc về các thức ăn lạnh, hoặc bị ra mồ hôi nhiều quá, hạ nhiều quá mà thành vong dương rồi biến thành chứng âm độc. Các móng tay móng chân đều xám xanh, trong bụng đau như thắt, trong mắt cũng đau, thân thể mỏi mệt rã rời, nhưng không nóng lấm, tay chân giá lạnh, trên đầu và đầu ngón tay, ngón chân đều có mồ hôi dâm dấp, tinh thần hoảng hốt, nói lắp, hay nôn ọe, minh đau như bị đòn, mồ hôi vã ra luôn, 6 bộ mạch đều trầm vi hoặc xích vi mà thốn thịnh. Nếu bị bệnh như vậy trong 5 ngày còn co thể chữa quá tới 7 ngày thời đành chịu bó tay.

DƯƠNG CHỨNG, DƯƠNG ĐỘC

Người bị phải dương chứng thời hơi thở mạnh và hổn hển, mát trong long lánh sáng tỏ, thở phì phò, hơi trong mũi hắt ra nóng ran, mặt đỏ, môi đỏ, miệng khô, lưỡi ráo, nói mê lảm nhảm, ăn được, ưa uống nước lạnh, cử động nhanh nhẹn, tiểu tiên đỏ, đại tiện bón, tay chân ấm, các đầu móng đều đỏ 6 bộ mạch phù sác và có lực.

Dương độc là chứng nhiệt tà sâu nặng, hoặc bởi bò lỡ không phát hãn, không hạ, hoác uống nhầm phải nhiệt dược khiến cho nhiệt độc tràn lan, lưỡi rụt và đen, ló mũi lọ lem như ống khói, họng đau, khắp mặt và mình phát “ban” lấm tấm, hoặc nổi từng đám đỏ, nói bậy, chạy càn, trèo qua tường, nóc nhà, ca hát nghêu ngao, vất áo mà chạy… Mạch hồng, đại, hoạt, xúc… Hoặc hôn mê, nghiến răng, hoặc như trông thấy ma quỷ, hoặc thổ ra huyết đặc…

Bệnh này phát sinh ra trong vòng 5 ngày còn co thể chữa, quá 7 ngày thời cũng đành chịu bó tay như âm độc.

CHỨNG ÂM THỊNH CÁCH DƯƠNG

Phàm những bệnh gọi là Cự dương, Giả nhiệt, Dái dương, Bức dương, m chứng tựa dương, Thủy cực tựa hỏa v.v… đều là biệt danh của chứng này.

Chứng âm thịnh mà dồn đẩy dương ra bên ngoài, trong hàn mà ngoài nhiệt. Nội kinh nói: “Trùng âm tất biến thành dương, trùng hàn tất biến thành nhiệt…” Lại viết;”… hàn tối cực độ sẽ biến thành nhiệt…” Bởi âm cực sẽ chuyển thành táo nhiệt tức là chứng chân hàn giả nhiệt.

Chứng trạng biểu hiện: mình mẩy nóng dữ, mắt đỏ, vật vã khó chịu, miệng khát, lưỡi khô, cuống họng đau, muốn lột bỏ hết mền áo, hoặc mình nóng lại muốn mặc áo, miệng không khát, lưỡi sắc xanh, các đầu móng tay chân xám xịt, bìu dái co, lưỡi rụt, tay chân giá lạnh, đi cầu ra phân sống, nước tiểu trong, nằm li bì, mạch trầm vi hoặc đại và không có lực, hoặc 7, 8 “chí” ấn tay nặng xuống thời tán, hoặc xích bộ nhược không có lực, Thốn bộ, Quan bộ đều rỗng to mà không có thứ tự, hoặc ấn tay vào luôn mà không thấy nẩy mạnh lên tay… Nếu nhận nhầm là dương chứng mà cho uống thuốc hàn lương thời chết ngay. Nội kinh noi “Ám chứng tương tự dương chứng nếu dùng phép “thanh” để chữa tất chết”. Nếu uống phải thuốc hàn lương, muốn biết nhầm hay không, thử cho uống một chén nước lạnh, nếu là giả tất nhiên không ưa nước lạnh, hoặc cũng có người có vẻ ưa nhưng cũng không uống mấy, hoặc uống vào lại thổ ra ngay. Gặp trường hợp đó, nên kịp dùng ôn dược để điều trị. Phàm đã làm âm chứng, không cần phải chia nhiệt hay không nhiệt, không cần phải xét mạch trầm phù hay đại, tiểu, chỉ thấy mạch phản ứng lên tay không có lực, ấn tay mạnh xuống thời không thấy gì nữa, đo là do khí ảm phục ở bên trong dồn khí dương ra ngoài… Nên kíp dùng bài Ngũ tích tán để cho thông khí hàn ở biểu và lý, nếu nhận thấy bên trong lạnh lẽo quá, cần phải dùng ngay Khương, Phụ mới có thể cứu. Có thuyết nói: gặp chứng nguy cấp quá thời nên dùng các bài như Tư nghịch và Lý trung. Nếu không có mạch thời dũng bài Thông mạch tứ nghịch thang. Ảm độc thòi Cam thảo thang. Lại có thuyết nói: “dùng nhiệt dược mà để nguội mới cho uống, tức là dựa theo cái tính của nó để làm cho nó dịu xuống. Đó tức là biểu tượng của một chứng dương muốn “bạo thoát” mà bên ngoài hiện ra giả nhiệt. Hoặc lại nhận xét về tiểu tiện; Nếu nước tiểu trong thời ngoài dù có các chứng trạng táo nhiệt, nhưng bên trong tất phải là hàn… Theo ý tôi thời các thuyết trên chưa hẳn là đúng. Nội kinh chép: “… Trung khí không đầy đủ thời nước tiểu thành ra biến sức. Từ khi tôi làm nghề thuốc chưa từng dám dựa vào nước tiểu trong hay đỏ để chia hàn hay nhiệt. Chỉ cần nhận rô chứng với mạch làm bằng. Còn ngoài ra không dám tin vào thuyết nào cả.

Lại xem ở trong miệng, nếu thấy nhuận và có nước dãi là thuộc về chứng trúng hàn. Lại xem rêu lưỡi; nếu thấy lưỡi trắng trơn và nhuận, là ở dưới Đan đều có nhiệt mà ở trên ngực có hàn. Nhưng cũng có khi rêu lưỡi đen mà thuộc về hàn, lại phải nhận kỹ, tất lưỡi không nổi gai và trong miệng nhuận ướt thời mới đúng

CHỨNG DƯƠNG THỊNH CÁCH ÂM

Phàm chứng dương thịnh quá ở bên trong dồn đày khí âm ra bên ngoài, trong nhiệt mà ngoài hàn… Nội kinh nói: “Trùng dương tất biến thành âm, trùng nhiệt tất biến thành hàn…” lại nói “Nhiệt cực độ thì biến thành hàn…” Bởi vì dương tiến lên quá độ thời có thể làm nên chứng “hàn quyết” bên trong nhiệt mà bên ngoài hàn, tức là chứng chân nhiệt giả hàn. Chứng trạng biểu hiện tương tự như hàn, buồn bực, hôn mê, không ngủ được, mình lạnh, sợ rét nhưng lại không muốn mặc áo, miệng khát, móng tay đỏ, mạch trầm, hoạt, tay chân quyết lãnh (âm quyết thời mạch trầm nhược, móng tay xanh mà lạnh, dương quyết thời mạch trầm hoạt, móng tay đỏ và ấm…) Nếu nhận nhầm là chứng hàn mà cho uống ôn dược thời chết ngay. Nội kình nói: “… dương chứng tựa âm, cho uống ôn dược, tất phải chết”, Nếu uống nhầm, nên lấy nước lạnh cho uống thử-trước… Bệnh là giả hàn thời muốn uống, mà uống xong thấy khoan khái dễ chịu, lúc đó dùng ngay hàn dược để trị sẽ khỏi. Cũng có khi dựa vào nước tiểu để nhận xét: nước tiểu đỏ thời bên ngoài tuy hàn mà bên trong thực nhiệt (điểm này đã nói ở bài trên). Lại xem trong miệng thấy ráo mà không có tân dịch, thời đích là chứng nội nhiệt. Lại xem cả lưỡi: nếu thấy lưỡi ráo và nhám là nhiệt tụ ở vỵ. Nên dùng những bài như Thừa khí và Bạch hổ để điều trị. Co thuyết nói: nên dùng những vị tân nhiệt, nhờ sức âm của nó dẫn hành cho toát mồ hôi, sẽ khỏi. Nghiêm như màu hạ nóng nực mà trong rừng cây ẩm ướt, đó là hỏa cực tựa thủy; mùa đông quá lạnh, nước đông thành bảng, đó là âm cực tựa dương. Nếu thấy miệng khô lưỡi đen, là do thận thủy khắc lên tâm chứng hỏa nhiệt lại càng sâu, bệnh tình lại càng nguy nan khó chữa.

VỀ HƯ THỰC CỦA BIỂU CHỨNG

(Cả các chứng bán biểu, bán lý và chứng sắp truyền vào lý).

Phàm chứng biểu thực thời ngoài biểu nhiệt và không co mồ hôi (sách chép: khi hàn ngăn cản ở ngoài biểu thời không có mồ hôi, hỏa thịnh ở ngoài biểu thời có mồ hôi) mạch phù khẩn, rên rỉ không yên, ăn được, tuy có buồn bực mà không nôn, nhức đầu, mình đau, eo lưng cứng, sườn đau…

Chứng biểu hư thời mồ hôi toát ra, hay rùng mình sợ rét, mạch phù hoãn vô lực, ngoài da thịt hình như tê dại, sợ ánh sáng, cử động nhọc mệt, da dẻ khô khan mình gầy đét.

Phàm thấy biểu chứng đầy đủ mà mạch lại trầm vi, đó là do khí nguyên dương không xuất ra ngoài được, chi nên cứu lý giúp dương và tán hàn là hơn hết.

Còn chứng bán biểu bán lý thời nóng rét qua lại trước còn không muốn ăn, rồi đến không ăn được. Khi sắp truyền vào lý thời thêm có các chứng tâm phiền, hay ọe, dần dần thêm chứng đầy hơi ở ngực.

VỀ HƯ THỰC CỦA LÝ CHỨNG

Lý thực là chứng nhiệt ở trong, thỉnh thoảng sốt cơn không sợ rét, mạch phù đại và có lực hoặc trầm sác có lực; lòng bàn tay và nách đều có mô hôi, đau bụng, buồn bực, vật vã, ăn

được, hoặc đầy và hay ọe, tiếu tiện đỏ, họng khô, miệng khát, lưỡi rảo, đại tiện bế, nói sảng, trong lồng ngực nóng nảy khó chịu, huyết trệ hoặc bí, khí tích hoặc cứng rắn.

Lý hư là chứng không nhiệt mà sợ rét, mạch trầm tế, đại tiện lỏng, không khát, môi nhựt, lưỡi rụt, hoặc, đi tháo ra sống phân, minh đau, tim đập mạnh, hay sợ sệt, thần hồn không yên, tân dịch không đầy đủ, chỉ muốn nhắm mắt mà không muốn mở, không thích nghe tiếng người nói, đói mà không thèm ăn, khát mà không uống được nước.

VỀ HƯ CHỨNG

Phàm chứng hư, mạch trầm vi không có lực, sợ rét, muốn mặc áo và uống nước nóng hơi thở ngán biếng nói muốn yên lặng, sợ nóng, đi ỉa phân sệt, đái vặt, nước tiểu không trắng cũng không đỏ lắm, ăn không muốn nuốt, ỉa lỏng, hoặc khí hư bụng trướng đầy hơi khó chịu Với những người sau khi bị bệnh nặng hoặc bị ốm lâu ngày, đều thuộc về chứng hư cả.

Những bệnh từ trong phát ra, hoặc vẻ mặt tiều tụy, bẩm thụ kém thể chất yếu, hoặc người bị “cố bệnh” loại bệnh bị đã lâu ngày không chữa khỏi…) đều thuộc về hư chứng… Sách nói: bệnh từ trong phát ra, thường là chân khí bất túc. Lại nói khí hư phát nhiệt đều là chứng hư nhiệt.

Những người mắc chứng tâm hư thường hay bi ai, hay kinh sợ hồi hộp.

Chứng tỳ hư, tay chân mỏi mệt, ăn uống kém sút, bụng đầy vã hay lo lắng.

Chứng can hư mắt mờ khổng tỏ, dái rụt, gân co lại vã hay sợ hãi.

Chứng phế hư hơi thở ngắn và yếu, lông tóc khô khan.

Chứng thận hư, đại tiểu không thống hoặc không nín được, đau cắn trong xương.

Chứng hỏa hư thời thân khí không đủ, đầu choáng, sợ lạnh.

Chứng thủy hư thời hay bị thất huyết (như thổ huyết, băng huyết v.v.) bốc nóng lên mặt và nóng âm ỉ trong xương.

Chứng khí hư, hơi thở ngán, tiếng nói thấp bé.

Chứng huyết hư, ngoài da khô khan, nhưng nơi đâu có thể đấm bóp được (chịu nắn).

Trên đây là chỉ nói qua đại cương, còn chi tiết thời không thể kể hết. Phàm gặp chứng thuộc về hư tuy còn có ngoại tà và đầy đủ biểu chứng… cũng không nên lo quanh vụn vặt và chỉ nên tìm thẳng tới gốc để điều trị (chính vượng thời tà tự tiêu) nên “bổ, tiếp” luôn, không nên gián đoạn. Nếu để chậm sẽ sinh biến chứng vô cùng, không thể cứu vãn.

VỀ THỰC CHỨNG

Phàm mạch phù sác có lực, hoặc trâm sác có lực, da nóng muốn uống nước lạnh, sợ nóng lột bò áo, không sợ gió rét hoặc đầy hơi sình bụng, nôn oẹ, sườn đau, đại tiện không thông, bẩm thụ tốt, thân thể cường tráng, hơi thở to, ân được nhiều, tiếng nói gắt gỏng, ưa sáng sợ tối, nước tiểu đỏ, phân táo rán… Và cốc chứng từ ngoài phạm vào, đều thuộc về thực. Sách có câu:

“phàm bệnh từ ngoài phạm vào phần nhiều thuộc loại tà khí hữu dư…

Tằm thực thời hay cười.

Can thực thời sườn đau và hay nổi giận.

Khí thực thời thở to, mặt đỏ bừng, hay gắt gỏng.

Tỳ thực thời bụng đầy, mình nặng.

Huyết thực thời ứ đọng, vừa đau vừa rán.

Phế thực thời hơi dồn ngược lên, vừa ho vừa suyễn.

Hỏa thực thời ăn nhiều mà gây (đây chỉ nói đại khái).

Thân thực thời hạ tiêu bị vít lấp.

Thủy thực thời phù thũng và tiết tả (cần chú ý vào hình sấc và mạch).”

Phàm thấy chứng thuộc về thực, khí mới phát nên kíp dùng phương pháp tán biểu cốt làm cho nhiệt, tà dịu đi mà không hại đến chính khí, nếu dùng dằng không quyết, cũng chẳng khác nào đóng cửa giữ lại kể trộm ở trong nhà, gây thêm tai vạ,

VỀ CHỨNG HƯ TỰA NHƯ THỰC

Phàm những chứng tỳ vị hư tổn, nặng thời bụng trướng và đầy, không ăn được khó thở, tiểu tiện không lợi… Hoặc đói quá, lại chán không muốn ăn. Lại như tỳ thận hư hàn, chính là âm chứng. Chứng âm thịnh quá độ, thường gây nên “cách dương” (ngăn cản khí dương) mặt mắt đều đỏ, môi lưỡi rộp nứt, bụng đầy, hư cuồng (có vẻ như cuồng mà không thật cuồng) giả ban (trong da nổi lên như ban mà không phải ban) khoa tay múa chân, nói năng lẩn lộn, đó là một chứng rất hư mà có thịnh hậu (triệu chứng hình như thịnh) nếu dùng thuốc để tả Sẽ bị chết oan, Bởi vậy cũng có thuyết: “Chứng âm tựa dương dùng thuốc làm cho mát tất phải chết”.

CHỨNG THỰC TỰA NHƯ HƯ

Phàm chứng tích tụ ở bên trong là thực, nặng hơn thời bệnh nhân lim lịm không muốn nói năng gì, tay chân mỏi không muốn cựa, hoặc chóng mặt hoa mát, hoặc đi ỉa lỏng, không ăn được, hoặc vì ăn quá no mà mỏi mệt chỉ muốn nằm, hoặc chứng ngoại cảm chưa khỏi, nhiệt tà chưa giải, lưu ở kinh lạc… chính ]à dương chứng cả.

Chứng dương thịnh quá mức, thường phát sinh chứng quyết, lúc quyết thì miệng mũi như không có hơi, tay chân giá lạnh từ dưới ngược lên. Đó đều là chứng đại thực mà có trạng thái suy yếu, dùng nhầm thuốc bổ sẽ gây thêm bệnh. Có thuyết nói: “chứng dương tựa âm, dùng thuốc làm cho ấm sẽ hại thêm”.

Tôi xét: chứng hư mã dùng nham phương pháp tả, thòi “chết oan”. Chứng thực mà dùng làm phương pháp bổ, thời bệnh “càng nặng thêm”… Y học lấy việc bảo vệ sức khỏe làm mục đích, tấm lòng từ thiện của tiền triết dạy người có hàm ý nghĩa rất sâu, y giả cần nên suy nghĩ. Vương-ứng-Chăn nói: “thà bị lầm về ôn bổ, còn hơn bị lầm về hàn lương” lại nói “lấy phương pháp “bất túc” chữa chứng “hữu dư” còn có thể được, lấy phương pháp “hữu dư” để chữa chứng “bất túc” thời không thể được”… Thật là cách ngôn nên nhớ. Như nói “chết oan”, thời không sao cứu được nữa. Hai câu đó “nhẹ, nặng” khác nhau rất rõ.

VỀ TRONG MỘT CHỨNG MÀ CÓ CẢ HƯ THỰC KHÁC NHAU

NHỨC ĐẦU

Thuộc về chứng thực, có khi do phong hàn ngăn cản, co khi thấp nhiệt nung nấu ở bên trong, hoặc xâm phạm ỏ bên ngoài, lại co khi do đờm uất, có khi do nhiệt uất…

Thuộc chứng hư, nếu không phải là hư hỏa bốc lên, thời là huyết hư làm thành bệnh, co khi do dương hư mà am lấn vị trí của dương, lại co khi do thương thực mà khí uất.

Vẽ phần trị liệu, thực thời cho uống bài ích khí thang, có đờm gia Bán hạ, nhiệt gia Bạch thược. Hư thời cho uống bài Thận khí thang, thương thực thời gia Sơn tra, Mạch nha.

ĐAU MÌNH

Thuộc chứng thực, co khi do hàn làm tổn thương Vinh, co khi do phong với thấp hai khí khích bác nhau, cũng có khi vì bị khí thấp làm hại mà sinh ra thân thể nặng nề và đau sắc da vàng, lại co khi phong lọt vào “cơ nhục” làm cho huyết mạch ứ đọng lại mà sinh đau.

Thuộc chứng hư,có khi do Vinh huyết không đầy

đủ, có khi do can hư gân không có huyết nuôi dưỡng thành ra co quắp mà đau, lại có khi do thận hư tinh huyết suy, phát sinh chứng gân xương đều đau.

Về phần trị liệu, thực thời cho uống bài Thương Bạch nhị trần thang, hư thời cho uống bài Lý âm thang gia Đỗ trọng.

MÌNH MẨY NẶNG NỀ

Thuộc chứng thực là do khí trệ và lại kèm có hàn thấp, có khi do khí thực, hỏa uất, dòm nghẽn sinh ra nặng nề và đau.

Thuộc chứng hư, là do khí huyết hư, bởi khí huyết đều hư, khiến gân xương không tự cất lên được.

Vẽ phần trị liệu: thực thời cho uống bài Lục vị dị công thang, hư thời cho uống bài Bát vị thang.

ĐAU Ở EO LƯNG CỘT SỐNG CỨNG ĐỜ

Thuộc chứng thực là do tà vào kinh Thái dương, có khi do thấp uất mà cột sống cứng đờ, có khi do khí trệ mà lưng đau, lại co khi do đờm dãi vướng mắc mà gây nên đau. Thuộc chứng hư là do thận hư mà lưng đau.

Thực thời cho uống bài Nhị trần gia Tế tân, Đỗ trọng, hư thòi cho uống bài Thận khí hoàn.

SỢ LẠNH

Thuộc chứng thực là do hàn tà tù bên ngoài phạm vào. Cho uống bài Nhị trần thang gia Sài hồ.

Thuộc chứng hư, do khí dương ở bên trong hư nên sinh ra chứng hàn bên ngoài. Cho uống bài Lý trung thang.

PHÁT SỐT

Thuộc chứng thực là do hàn tà từ bên ngoài tới, đồng thời “hòa” ở bên trong bị uất. mà sinh ra phát sốt; có khi vì thương thực bị mắc ở Vị quản không dẫn đi được, do đó khí uất mà phát sinh nhiệt ờ bên trong; lại có khi vì ăn nhiều thức nóng, hoặc uống nhầm thuốc nóng mã sinh ra nhiệt…

Thuộc chứng hư, có khi do “hậu thiên” âm hư mà sinh nhiệt ờ bên trong, cũng c.o khi do “hậu thiên” dương hư, tỳ thổ không tàng được dương, lại có khi do “Tiên thiên” thủy suy không chê được hỏa, hoặc tiên thiên hòa hư biến thành “tráng hỏa”, tràn qua Tam tiên (điểm này đã chua rõ ở môn Thương hàn) mà gãy nên.

ĐẠO HÃN, TỰ HÃN

Thuộc chứng thực thời do “biếu thực” mà không co mồ hôi. Nhưng có khi vỉ khí nhiệt bị uất tại bộ phận biếu mà mồ hôi toát ra, ví cũng như cái vung dậy lại thời hơi nước tụ cả ở bộ phận trên. Vê chứng nãy, nôn cho uống bài Bổ trung ích khí thang. Do nhiệt tà nghẽn lên bộ phận trên, đàu toát mồ hôi, cho uống bài Lục vị gia Sài hồ. Nếu do khí hàn thấp bốc lên đổ mồ hôi dùng bãi Lục quân gia Quy, Kỳ.

Thuộc chứng hư, có khi do biếu hư tự đổ mồ hôi, lại có khi dương hư không gìn giữ được bên ngoài mà mồ hôi tự ra, dùng bài Hoàng kỳ Kiến trung thang; nếu âm hư không giữ được bên trong mà sinh ra mồ hôi trộm thì cho uống bài Bát vị thang, lại có khi do khí dương bị “thoát” mà trên đầu toát mồ hôi, cho uống bài Ngủ quân tử thang. Nếu do sau khi đẻ mất khí âm, khí dương còn trơ trọi một mình mà mồ hôi toát ra ở trên đầu, nên dùng bài Lý ám thang

NƯỚC TIỂU DÒ HOẶC BÍ

Thuộc chứng thực, có khi do bên trong có nhiệt, sinh ra nước tiểu đỏ gắt miệng khát; có khi do thấp khí cầm nhiều thời nước tiểu đục như nước vo gạo, nếu do nhiệt uất tại bàng quang thời nước tiểu ra ít và đò… Dùng bài Bổ trung ích khí thang gia Mộc thõng.

Thuộc chứng hư thời nước tiểu trong lợi và di luôn, có khi do Phế khí hư không giáng xuống dược, có khi do mệnh môn hỏa hư không gạn lọc phân biệt được… Nón cho uống bài Bát vị gia Phá cổ chi; lại có khi do Thận thủy suy mà sinh ra khô cạn, lại co khi lúc đỏ, lúc trong. Có khi do âm hư mà nhận lầm là nhiệt. Nội kinh nói: “…trung khí không đầy đủ, nước tiểu sẽ biến sốc…” túc là lẽ đó.

ĐẠI TIỆN BÍ

Thuộc chứng thực, có khi do nhiệt tà truyền vào lý, hoặc co khi do uống nhiều loại thuốc có tính “khô, rít” mã sinh ra… Nên cho uống bãi Tứ vật thang gia Sài hồ.

Thuộc chứng hư, có khi do huyết ít, nên uống bài Tứ vật thang gia Sâm, Kỳ, Sách có câu: “…Dại trường được huyết thời nhuận, mất. huyết thời táo…” tức là lẽ đó. Co khi do thận hư, tân dịch kiệt mà sinh ra đại tiện táo bón… Nên cho uống bài Lục vị thang gia Dương quy.

KHÁT NƯỚC

Thuộc chứng thực do nhiệt tà vào lý sình ra vỵ khẩu khô khan; có khí do ăn nhiều thức mặn, vỉ “mận” thời dẫn vào huyết mà gây nên; có khi gánh nặng đi đường xa mà sinh ra khát nước… Nên cho uống bài Bát tiên thang.

Thuộc chứng hư, do chân thủy suy. Thủy của chân âm bị khô ở bên trong, nên cằn phải lấy thủy ở bên ngoái để tự cứu. Cũng có khi do huyết hư mà khát, cho nên có câu nói: “chứng khát thường phát sinh bởi huyết hư…”. Lại có khí làm cho ra mồ hôi nhiều mà gây nên khát, cố khi vì đi tháo nhiều mà gãy nên khát… Các chứng kể trên đều dùng bài Bát vị thang gia mạch môn, Ngũ vị.

PHIỀN TÁO (Buồn bực vật vã)

Thuộc chứng thực, phiền thuộc dương, phàn nhiều phát sinh bởi tâm, chỉ phiền không táo (khô ráo, nóng nảy) phàn nhiều thuộc nhiệt, cũng có khi vì thương thực khí nghẽn, muốn nôn không nôn được mà phiên, cho uống bài Quy tỳ thang gia Mạch môn, Ngũ vị.

Thuộc chứng hư: táo thuộc âm, phần nhiều phát sinh bởi thận, chì táo không phiền là hư hàn, cũng có khi vì lo nghĩ, huyết ở tâm tỳ bị hao tổn mà sinh ra phiền… Đều cho uống bài Bát vị thang.

ẤU THỔ (NÔN MỬA).

Thuộc chứng thực, là do có nhiệt tà vào lý cho nên sách đã có câu: “… phàm các chứng nôn oi ngược lên đều thuộc về hỏa”. Co khi ăn không nuốt vào được, củng là do hỏa, cho uống bài Lục quân thang gia Sài hồ, nước cốt gừng. Có khi vì ăn nhiều các thứ cay, mùi tanh mã nôn; Có khi do dởm kết ở ngực mà nôn. Các chứng trên đều cho uổng bài Hương sa lục quân thang.

Co khi vì Phế khí dồn ngược lên không xuống được mà sinh ra nôn khan cho uống bải Tứ linh tán (Nội kinh noi: “…chữa chứng nôn khan, dùng phương pháp thông lợi tiểu tiện làm chủ yếu”).

Thuộc chứng hư: có khi vì vị hư mà sinh ra nõn cho uống bài Ngủ quân tử thang. Có khi vì hư hòa dôn lên mà sinh ra nôn; có khi ăn vào lại thổ ra ngay, các chứng hậu đó đều do không có hỏa mã gây nên, đều cho uống bài Bát vị thang.

TRƯỚNG MÃN (BỤNG ĐẦY)

Thuộc chứng thực, là do nhiệt tà vào lý, cho uống bài Nhị trần gia sãi hồ. Có khí vì thương thực, thức ăn không tiêu mà gây nên:.. Cho uống bài Hòa Tỳ thang gia Sơn tra, Mạch nha.

Thuộc chứng hư, co khi do khí hư mà thành chứng khí trướng; co khi do âm dương không thăng giáng được, Trung tiêu không có hỏa, Tỳ giảm mất cơ năng kiện vận; có khi do khí trọc âm ứ lại ở bộ phận trên mã sinh ra dãy trướng… cho uống bài Lý âm thang (Ông Đông Viên dùng huyết dược chữa chứng đầy trướng… điểm này ít người biết).

ỈA CHẢY

Thuộc chứng thực, có khi do nhiệt tã vào lý, dùng bài Nhị trần gia Sài hồ. Nếu miệng khô, thích uống nước mát, mình nóng, nước tiểu đỏ, bụng đau, ỉa chảy, dùng bài Tứ linh tán. Có khi vì nhiệt uất. mà sinh ỉa chảy, cũng có khi vỉ nước bị ứ đọng mà ỉa chảy, lại có khi vì thực tích mà ỉa chảy… Dùng bài Hương sa lục quân thang.

Thuộc chứng hư: có khi vì vỵ hư mà đi tháo… dùng bài Ngũ quân tử thang, co khi vì Thận hư không bảo đảm được cơ năng bế tàng (vít, đóng); lại có khi vì Hạ tiêu hỏa hư không bảo đảm được cơ năng gạn lọc, khiến cho nước uống và thức ăn dồn cả xuống Đại trường; củng co khi vi thận hư mà sinh ra chứng Ngũ canh thần tả (đi tả về lúc tờ mờ sáng)… đều dùng bài VỊ quan tiễn. Ngoài ra còn có khí vì thương phong làm cho Tỳ hư mà sinh ra ỉa chảy, dùng bài Sài linh tán. Bởi phong có tính chất hay phậm vào thổ (hoặc dùng bài Sài linh thang).

HƠI NGẮN, MỎI MỆT

Thuộc chứng thực: do biểu tà truyền lý, nhiệt sẽ làm thương đến khí. Có khi vì thương thực, khiến cho gân mạch rã rời.

Thuộc chứng hư, có khi vì Nguyên khí hư, co khi vì phê khí hư, đều dùng bài Tăng giảm quy tỳ thang. Nếu do phế không hóa khí ra được dùng bài Tứ quân thang. Có khi vì Thận khí hư làm vạ lây đến phế khí… gây nên hơi thở hút ngán, cho uống bài Thận khí thang.

ĐAU SƯỜN (HIẾP THỐNG)

Thuộc chứng thực, do phong tà lấn vào can, can khí thành ra gàng quá, có khi do nổi giận quá, can khí uất mà sinh ra chứng đau ở sườn…đều dùng bài Bổ trung ích khí thang gia thêm những vị như Hương phụ, Bạch giới v.v…

Thuộc chứng hư là do Thúy suy không nuôi được Mộc. Can huyết hư thành ra can khí gang. Cùng co khi Thận hư, Thủy không hàm dưỡng được can mộc, can huyết ít, gân co gấp và đau, nên tùy tình hình của chứng mà chọn dùng các bài Lục vị, Bát vị v.v…

PHÁT BAN

Thuộc chứng thực: có khi do nhiệt tà truyền vào lý, dồn huyết ra bì phu, có khi do hòa vì phong mà phát sinh bệnh, dùng bài Sài hồ thang.

Thuộc chứng hư: có khi vỉ âm hư hỏa động, có khi vỉ thủy suy mà hỏa bốc, lại có khi vì cho uống thuốc phát hãn, hoặc uống thuốc hạ, khiến trung khí hư quá, gây thành chứng “âm chứng phát ban” đều dùng bài Bát vị thang. Lại có chứng phát ban sắc đỏ nhạt mà chỉ lấn ở trong da, cũng có khi vỵ khí bị thương ở bên trong thành ra quá hư mà phát ban, dùng bài Quy tỳ thang.

PHÁT CUỒNG (RỒ)

Thuộc chứng thực: có khi do nhiệt tà truyền vào lý, gọi là dương độc”, sách có câu; “dương phạm vào âm thời cuồng”. Co khi do cáu giận quá, khiến can khí bị uất…. dùng bài Sài vật thang.

Thuộc chứng hư: co khi do âm huyết hư, dương tà lan vào, dùng bài Tứ vật hoặc lục vật.

Có khi do Thận thủy suy lôi hỏa bốc lên, đó là thuộc về chứng hậu “giả dương”. Có khí do âm cực độ, biểu hiện ra trạng thái như dương chứng mà sinh ra phát cuồng… Đều dùng bài Bát vị thang.

LƯỠI ĐÓNG RÊU, MÔI NỨT

Thuộc chứng thực, có khi do nhiệt tà phạm vào Tâm (bởi lưỡi là cái mầm của tâm), nếu nhiệt quá thời biến thành lười đen, nhiều gai, không nhuận, dũng bài Sài vật thang.

Thuộc chứng hư: có khi do âm hư hỏa động, có khi do Thận thủy suy, Tướng hỏa bốc lén.. Như vậy là chứng “Cách dương” lưỡi không có gai mà trơn nhuận… Dùng bài Lý âm tiễn để thuốc nguội lạnh rồi mới uống, hoặc dùng bài Bát vị gia Ngưu tất.

CỔ KHÔ HỌNG ĐAU

Thuộc chứng thực: có khi do nhiệt tà vào Lý, Vỵ hỏa xông lên, có khi do trúng phong mất tiếng mà họng đau, co khi do đờm kết mà đau,.. Đều dũng bài Lý âm tiễn gia Sài hồ.

Thuộc chứng hư: co khi do chân thủy kém, hư hỏa bốc lên trên, co khi do hậu thiên âm hư mà hỏa động… dùng bài Thận khí thang.

MŨI NGẠT, TIẾNG NẶNG

Thuộc chứng thực: co khi do phong hàn ngoại cảm, làm cho luồng đi của khí bị nghẽn lấp (vị phế chủ về da lông) dùng bài Sài trần thang.

Thuộc chứng hư: có khi do âm hư, hỏa làm thương phế khí, có khi do phế khí hư không tiết ra được, thận khí hư không thu vào được… dùng bài Nhất khí thang.

HO

Thuộc chứng thực: có khi do phong tà thịnh ở bên ngoài trước cảm nhiễm vào da lông, rbi phạm tới phê mà phát sinh chứng ho, dùng bài Sài trần thang.

Thuộc chứng hư: co khi do huyết hư, có khi do khí hư, có khi do âm hỏa động làm thương đốn phế mà thành ho, có khi do thận hư không nạp được khí, khí không trở về nguồn dồn ngược lên mà thành ho. Đều cho uống bài Bát vị thang.

ĐỜM NHIỀU

Thuộc chứng thực: có khí do tích trệ mà sinh đờm, có khi do hàn tà vít lấp ở bên ngoài, khí bị uất lại mà thành đờm, dùng bài Lục an thang.

Thuộc chứng hư: có khi do tỳ khí không chuyển vận, dùng bài Lục quân thang. Có khi do thận thủy tràn lên mà sinh đờm, dùng bài Bát vị thang.

CHÓNG MẶT, HOA MẮT

Thuộc chứng thực: có khi do phong hàn uất ở bên ngoài, co khi do đờm uất, lại có khi do khí thấp nhiệt xông lên… dùng bài Bổ trung thang.

Thuộc chứng hư: có khi do huyết hư, có khí do âm hư hỏa động, có khi do thận thủy suy, hư hỏa bốc lên. . Đều dùng bài Nhất trí thang. Nội kinh nói: “Khí ở trên không đủ, não sẽ bị kém, đầu sẽ bị lệch, mắt sẽ bị lõm vào”.

NÓI SẢNG, NÓI LẮP

Thuộc chứng thực: thời nói sảng: hơi thô mạnh, tiếng nói to, mà nói nhiều câu rồ dại, bậy bạ, cho uống bài Sài hồ thang. Thuộc chứng hư: thời nói lắp, hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ. Nhưng ít khi nói bậy, cho uống bài Quy tỳ thang.

KHÔNG NGỦ ĐƯỢC, HOẢNG HỐT

Thuộc chứng thực : có khi do nhiệt tà lọt vào Vỵ, vị Vỵ nhiệt nên nằm không yên, có khi do can khí găng quá lấn sang tỳ… Dùng bài Bổ trung ích khí thang.

Thuộc chứng hư: có khi do huyết không đủ nuôi tâm, làm cho thần khí không yên, lại có khi do lo nghĩ làm thương tỳ, mà huyết không trở về can nên nằm không yên, đều dùng bài Quy tỳ thang.

TAI ĐlẾC

Thuộc chứng thực: có khi do ngoại cảm phong hàn, chính khí bị tà khí là cho uất lại, chữa dùng bài Bổ trung thang.

Thuộc chứng hư: có khi do thận khí hư làm cho thính giác ở tai không thông, lại co khi do dương khí thoát xuống bộ phận dưới… dùng bài Nhất khí thang.

DỄ SINH RA CÁU GIẬN.

Thuộc chứng thực: có khi do Can khí quá găng dùng bài Giải can tiễn.

Thuộc chứng hư: có khi do huyết không đầy đủ thời sinh ra hay cáu giận, dùng bài Bát trân thang.

Có khi do âm hư thời hay giận, dùng bài Bổ âm phương.

Lại co khi vì không toại chí mà sinh ra uất giận, dùng bài Hóa can tiễn.

Nói tóm lại : mọi bệnh đều thế cả, không riêng gì.

các chủng ngoại cảm mới có hư và thực. Mong các bạn không nên nhìn lệch một chiều, mỗi khi gặp các chứng nhức đầu, đau mình, sốt nóng, sợ “rét” đã cho ngay là thương hàn, gặp các chứng “ngạt mũi, tiếng nặng và khái thấu”, đã vội cho ngay là thương phong, thấy “sườn đau, tai ù” đã cho ngay là nửa biểu, nửa lý, thấy phát ban, phát cuồng, lưỡi rêu, nói lảm nhảm và hoảng hốt, không ngủ được…” thòi cho ngay là nhiệt vào lý… Về các phép Hãn, Hạ, Thanh giải… đều là những phép để chữa chứng thực. Nếu quả có các chứng thực đó, thời các chứng đó sẽ chịu, có hề chi. Nhưng nếu không may không phải chứng thực, mà vẫn dùng các bài thuốc đó, thời chính khí càng bị vít. dã hư hại làm cho hư thêm, đã thực lại làm cho thực thêm, sống chết dễ như trở bàn tay, đáng sợ là dường nào!

Tôi không hiêm nông cạn, phân tích ra như trên, để ai nấy đều nhận thấy rằng: thực đó là cái ngọn của hư, mà hư kia là cái gốc của thực. Chỉ trong một chứng mà đã có hư thực khác nhau rồi.

Hoặc có người hỏi: trong bốn phép chẩn bệnh của nghề làm thuốc, lấy phép “Vấn” làm chủ yếu. Nếu hỏi đích có chứng như thế rồi, giờ bảo là thực cũng được, bảo là hư cũng được, thời còn lấy chi làm chuẩn đích… chảng hóa ra gây thêm mối ngờ vực cho người ta hay sao? Tôi đáp: “hư, thực” là hai cái mấu chốt của nhà y, nếu không suy xét cho thấu triệt, mà cho uống thuốc bậy, thời giết người nhanh hơn đâm chém. Tôi có 2 phương pháp nhận định áp dụng đã lâu ngày thấy rất hiệu nghiệm.

Một là dựa vào mạch: không cần phải xét tới phù trầm, đại, tiểu… chỉ ấn tay mạnh xuống gần tới xương, thẩy có “thần” cổ “lực” là thực.

Hai là dựa vào nhận xét: nguyên khí của bệnh nhân, thấy bẩm thụ chắc chắn, thân thể rắn rỏi là thực, thấy bẩm thụ hư yếu, thân thể mềm mại là hư, với những người sau khi mắc bệnh nặng, mắc bệnh lâu ngày, mắc phải “cổ tật” và người già, đàn bà, con trẻ phần nhiều đều thuộc về hư. Nếu hình và mạch đều đã hư, thời các chứng hậu đều theo hư mà điều trị. Tiết Lập Trai nói “phàm chẩn bệnh nên xét nguyên khí làm đầu…” thật là một lời bàn rất đúng.

=> Tham khảo thêm: Ma chẩn chuẩn thằng: phương pháp và kinh nghiệm trong điều trị bệnh sởi.

TRUNG THIÊN

CHỨNG NÊN PHÁT HÁN

Các chứng trạng: mạch phù, đại có lực, nhức đầu, đau mình, phát sốt, sợ rét, bên trong không có “lý chứng, bệnh trạng coi như “ngược” (sót rét) về xế chiều thời phát sổt mạch phù v.v… nên cho phát hãn.

CHỨNG KHÔNG NÊN PHÁT HÁN

Các chứng hư, tuy phát sốt, sợ lạnh, mà mạch trầm, tế không có lực, họng khô ráo (đo là do tân dịch khô kiệt) người mắc bệnh đi tiểu gắt (lâm gia) là tân dịch bị khô cạn (nếu cho ra mồ hôi sẽ ỉa ra máu) người bị mất huyết như thổ huyết, băng huyết v.v… Mồ hôi cũng là một thứ tên riêng của huyết nên đã vong huyết không nên lại phát hãn.

Người trong bụng như có động khí ở hai bên tả hữu (đấy là do chân ẩm hư tổn). Đàn bà sau khi đẻ, người bị mụn lở. Người tuổi già và bị bệnh lâu ngày, khí huyết đã quá hư, không có biểu chứng, 6 bộ mạch đều trì (do Vinh huyết không đầy đủ). Xích mạch nhược. Người bị bệnh tay chằn giá lạnh, người vã ra mồ hôi nhiều, người bị chứng bĩ, trên thực dưới hư, mình đau, trong tâm hồi hộp run sự. Người bị lác lở (hắc lào) mình dù mát không nên phát hân, nếu phát hãn sẽ thành bệnh co cứng…

Nhận xét: Nội kình viết”… phát hãn là một phương pháp chủ yếu để giải tán ngoại tà”, trong đó còn có nên và không nên nhiều bề, mà cái chủ yếu cũng không ngoài hai chủ “hư, thực” mà thôi.

Phàm gặp bệnh nhân mạch thực, thân thể mạnh, bẩm thụ và chứng hậu đều thực… điều nên phát hãn… Đó là nhầm về phương diện tà khí thực mà nói. Mạch hư, thể chất hư, chứng hư, nhất thiết không được phát hãn đó là vỉ chính khí hư mà nói.

Trọng Cảnh nói: “Các chứng hư không thể phát hân” câu đó thật đúng. Ngẫm như chỉ là một phương pháp phát hãn, mà còn ấn định rất nhiều trường hợp “không thể” thời đối với những phương pháp công phát khác, ta còn cần phải dè dặt đến chừng nào!

Thường thấy những người bị ngoại cảm nhẹ mà mạch nhược, mồ hôi khó lòng thoát ra được, dù dùng thuốc để “phát” cũng không được, đo lã vì trung khí hư thòi không lấy gì để dồn cho mồ hôi ra được. Những người không co kinh nghiêm không hiểu lẽ đó, càng “phát” thời lại càng hư, nguy vong rất chóng.

Nên biết: mồ hôi là do ở huyết, mà huyết thời do ở doanh, doanh vốn do ở khí, mà khí thòi do ở Trung tiêu. Chưa từng có Trung khí hư mà doanh lại thịnh được, cũng chưa từng có doanh khí hư mà mồ hôi lại bài tiết ra được bao giờ.

Hễ gặp bệnh nhân luồng mạch “vi, nhược” thời biết ngay là chính không thắng tà, cần phải giữ vững ngay lấy căn bản để ngăn cho tà khí khỏi vào sâu, chuyên giúp “trung khí” để đủ năng lực khu tà. Lúc nào cũng chú ý tôi sự “điều bổ” để đợi cho ngoại tà tự giải và mồ hôi tự ra là vững vàng hơn cả.

Phương pháp phát hân của người xưa có 3 loại:

  • Một là “ôn tán” là một phương pháp đối với thời kỳ hàn thắng (rét nhiều) và bệnh nhân tạng hàn.
  • Hai là “lương giải” là một phương pháp đối với thời kỳ nóng bức, bệnh nhân biểu lý đều khô khan.
  • Ba là “Bình giải” là một phương pháp đối với bệnh nhân âm dương thiên lệch về một bên.

Đối với phương pháp tán tà tôi cũng chia làm 3 loại:

HÒA VINH DƯỠNG VỆ TÁN TÀ PHƯƠNG

Phương pháp này dùng để đối với những người sức khỏe, tà thịnh, cần phải phát tán (làm cho bệnh tà tiêu tan ngay từ ngoài biểu).

ĐIỀU KHÍ THƯ UẤT PHƯƠNG

Phương pháp này để chữa những người khí hư sức yểu, khi bị hàn bên ngoài vít lấp, làm cho khí bên trong bị uất, và nhằm mục đích “do âm để dẫn dương”, dương thăng lên sẽ giải được biểu, âm giáng xuống sẽ tán được hòa. Bởi khí hư ở bên trong thời không thể đạt ra biểu. Vậy nếu không bổ khí, thời còn mong “giải cơ” (cũng như giải biểu) được sao?

LƯƠNG HUYẾT TÁN TÀ PHƯƠNG

Phương pháp này dùng để chữa người âm hư, sắc đen và gầy còm. Tức là dựa vào quy luật “giúp thêm cho thủy để phát hãn” và “tìm lẩy hân ở trong huyết”. Bởi mồ hôi thuộc về loại âm huyết, mà huyết cũng một loại với thủy. Nếu ở lý huyết hư thời không thể hóa thành “dịch” (chất lỏng). Vậy nếu không bổ ích cho “tinh” thời lấy gì sinh ra mồ hôi? Đó là nhằm theo đúng cái ý nghĩa “mây lên mưa xuống” của người xưa. Vậy nếu gặp những chứng hậu trên mà lại dùng phong dược cho hao tổn mất phần âm thời còn khỏi sao được?

Tôi chuyển dùng mấy bài thuốc trên, đều thu được kết quả rất chóng. Vì không để cho hàn tà có thể từ dương vào tới âm tỉí biểu vào tới lý. Chính khí đã đắc lực thời có thể đuổi tà ra ngoài, không “công” tà mà tà tự lui, không mấy khi phải dùng tới các vị Ma, Quế mà bênh cũng khỏi, đó tức là bỏ bài thuốc của Trọng Cảnh mà vẫn giữ đúng phương pháp của Trọng Cảnh.

BA BÀI THUỐC GIẢI BIỂU MỚI CHẾ

(Chữa hết thảy các chứng tứ thời cảm mạo của người lớn trẻ em và đàn bà thai nghén, sản hậu)

HÒA VINH BẢO VỆ TÁN TÀ PHƯƠNG

Ca rằng:

Hòa vinh, bảo vệ tán tà phương

Thăng, Cát, Hương, Tỏ, Phòng, Độc, Khương

Sinh địa, Thảo, Khung với Thông bạch.

Bốn mùa cảm mạo khỏi như thường.

Sinh địa 3 đồng cân.

Độc hoạt 5 đồng cân.

Xuyên khung 1 đồng 5 phân.

Hương phụ 1 đồng cân.

Khương hoạt 2 đồng cân

Tử tô 5 phân

Phòng phong 1 đồng cân.

Thăng ma 8 phân.

Cát căn 8 phân.

Cam thảo 5 phân.

Sinh khương 3 nhát.

Thông bạch 1 củ (cả rễ).

Các vị trên, sắc lấy nước, cho uống nóng.

Uống bài trên để đạt ra biểu. Phạm các chứng: tứ thời cảm mạo, mạch thực thân thể cường tráng, phát sốt, sợ rét, đầu nhức, mình đau, gáy cứng đờ, xương sống cứng không có mồ hôi, ân được, nước tiểu trong, đại tiện nhuận.

Tóm lại, các chứng thuộc dương, thuộc biểu, đều chữa được.

Gia giảm thức

Nểu biểu nhiệt nhiều, phổi bị thương, hơi thở ngắn, buồn bực và khát, gia Mạch môn.

Nếu bị khí thấp nhiều, mình đau và nặng nề, giảm Sinh địa (đây là ý riêng của tôi, phàm các chứng thấp không nên dùng Sinh, Thục) gia Thương truật, Phòng kỷ. Nếu nhiệt uất, bốc lên hầm hập gia Hoàng bá.

Nếu biểu nhiệt nhiều, phát ban, gia Liên kiều, Kinh giới, Kim ngân hoa.

Nếu khí thấp nhiệt xông lên, sinh ra nhức đầu chóng mặt, đầu nặng như bao bó… bò Thăng ma, Xuyên khung, gia Ngưu tất, Mạn kinh.

Nếu ho gia Tiền hô, Hoàng cầm, Bán hạ, Trần bì.

Nếu trong lòng buồn bực, hay nôn, nôn là do khí nghịch xông lên tức là triệu chứng ngoại tà sấp vào lý, không nên lại dùng thuốc cho thăng lên nữa, nên bỏ Thăng ma, Cát căn, gia Bán hạ, Hoàng cam.

Nếu thấy đau sườn, túc là bệnh tà đã sáp vào lý, không cần phải dùng tới những vị khinh dương (nhẹ nhàng, làm cho phát ra) nữa, nên bỏ Cát căn, Phòng phong, Tử tô, gia Sài hồ, Phòng Kỷ, Bán hạ và Trần bì.

Trên đây là chỉ nêu cá) đại cương, còn sự linh động biên hóa cốt ở người dùng.

Nhận xét: người xưa tùng nói: “làm cho khí dương thăng lên có thể giải được biểu… lại nói… ” phát biểu không thể quên vị thuốc nhiệt…” tà khí khi mới phạm vào thân thể bao giờ cũng phải làm thương tổn đến ngoài da trước, ta phải kíp nên đuổi nó đi, đừng để cho nó có thể dằng dai, rồi từ biểu truyền vào lý hàn tà biên thành nhiệt, dần dần đi đến tình trạng nhiệt quá lâu thời thương tổn, Bởi hàn làm thương “vinh” thời sinh chứng đau, phong làm thương “vệ” thời thành chứng nhiệt, mặc dầu phế chủ về lông da, nhưng Vinh Vệ phải chịu đựng trước. Cho nên dùng vị Sinh địa có công năng lui hỏa, thanh nhiệt, mát huyết, bổ âm để hòa vinh; Xuyên khung là loại khí dược ở trong huyết, chữa hết thảy phong tà dê bảo toàn Vệ khí; Khương hoạt dẫn vào kinh Thái dương để trừ du phong, Độc hoạt dẫn vào kinh Thiếu âm để trừ phục phong, lại kiêm có tác dụng khu thấp trừ thống; dùng Hương phụ để khai uất và phát biểu, dùng Tử tô để làm ấm bên trong và xuất ra bên ngoài… Các vị trên đây đều có tính tân lương, hòa khí, và có tác dụng thăng dương giải biểu. VỊ Phòng phong chữa đau xương và chủ về bài trừ phong tà tại biểu; Thăng ma có tác dụng làm tán phong tà, chủ về chứng lạnh nóng khí mới phát. Cát căn có tác dụng giải cơ, tán biểu, thăng dương và tan uất. Cam thảo có tác dụng hòa trung tả hỏa, thêm Khương, Thông để làm cho tan tà khí ở biểu và ra mồ hôi.

Các vị trong bài thuốc trên, đều có tính khinh dương, dùng để kíp tan bỏ biểu tà, khiến Vệ khí được đủ năng lực để giữ gìn ở ngoài mạch. Vinh huyết được đủ năng lực để giữ gin ở ngoài mạch, Vinh huyết được đủ năng lực để điều hòa ở trong mạnh, do đo ” m quân bình, dương kín đáo” tấu lý chặt chẽ, ngoài tà không còn khe hở nào lọt vào được nữa, bệnh sẽ khỏi.

ĐIỀU KHÍ THƯ UẤT PHƯƠNG

Ca rằng:

Điều khí, thư uất những gì?

Sâm, Khương, Thảo, Dước, Cốt bì, Truật, Sinh

Sài hồ, Chi tử rành rành

Nhị Trần, Khương, Táo hợp thành một phương.

Khí hư, mạch nhược rõ ràng.

Bài nãy chữa đúng phép, thường khỏi ngay.

Nhân sâm 2 đồng cân .

Phục linh 1 đồng cân.

Thương truật 1 đồng rưỡi.

Sài hồ 2 đồng cân.

Khương hoạt 1 đồng cân.

Địa cốt bì 1 đồng cân.

Chỉ tử 2 đồng cân.

Trần bì 1 đồng cân.

Chích thảo 5 phân.

Ô dước 5 phân.

Đại táo 2 quả.

Sinh khương 3 lát.

Bán hạ 5 phân.

Các vị trên sắc lấy nước, uống hơi nóng. Uống như vậy là muốn cho dẫn vào dương phân.

Phàm 4 mùa cảm mạo làm thương đến khí, người hư yếu, da trắng, hoặc tráng bệu, tính chậm chạp, ưa yên lặng, biểu hiện ra chứng trạng: sốt nóng, sợ rét, thở ngắn, mình mỏi, nói năng nhỏ nhẹ, đau nhức mình đau, đau bụng, ỉa chảy, sườn đau, nhiệt uất ở trong ngực bụng trướng và đầy, nước tiểu đỏ và giỏ giọt, đờm nhiều, và ho v.v… bài này đều chữa khỏi

Gia giảm thức

  • Nóng lạnh như chứng sốt rét, phát lên cơn vè ở dương phận, rét nhiều, bỏ Chi tử (vị này giải hòa ở Tam tiêu) gia Thảo quả, Hy thiêm.
  • Nhiệt nhiều gia Tri mẫu, Đơn bì, bỏ Hy thiêm.
  • Nóng hầm hập và đau xương, gia Huyền hồ, Đan sâm,
  • Ỉa chảy nhiều, do kèm cả khí thấp gia Trư linh, Trạch tả.
  • Miệng khát, bỏ ô dước, Bán hạ, Khương hoạt, gia Thiên hoa phấn, Cát căn. Bị bệnh về mùa hạ gia Mạch môn, Ngũ vị
  • Nếu thương thử, thuộc dương chứng bỏ Địa cốt, Ô dước, gia Hương nhu, Biển đậu, Hậu phác.
  • Bí đái, gia Trạch tả, Xa tiền. Mộc thông, Thương thấp gia Trư linh, Trạch tả, Hậu phác.
  • Ho, đờm nhiều, hơi dồn ngược lên, bỏ Địa cốt Khương hoạt. Chi tử, Sài hồ. Thương truật, gia Tiền hồ, Tô ngạnh.
  • Ợ hơi, không muốn ân, bở Chi tử, gia Trầm hương, Sa nhân.
  • Nôn ói gia Hoắc hương.
  • Co mồ hôi, bò Thương truật. đổi dùng Bạch truật.
  • Trong ngực đầy anh ách khó chịu, gia Chi xác, Cát cánh.
  • Thương thử đau bụng, thổ tả, vừa rét, vừa nóng. Bỏ Khương hoạt, Địa cốt, gia Hương nhu, Biển đậu, Hậu phác và Mộc qua.

o trên là nói cái đại cương, còn tùy chứng biến hóa không thể nói hết, y giả không nên cố chấp.

Nhận xét: Nội kinh nói “bị nhiệt thời hại khí…” lại nói”… o trong khí đà bị hư, còn dat ra biểu sao được? Nếu không bổ khí, không thể giải cơ…”. Thương hàn là một chứng phát sinh do uat hỏa. Đã gọi là “hàn tà” tại sao vào tơi bên trong lại biến thành nhiệt? Đó chẳng qua chính là cái hỏa ở bên trong bị hàn tà càn lại, không bài tiết ra được, càng đi vào càng sâu, lâu dân biến thành toàn nhiệt mà không còn hàn. Sách Y Quán dùng bài Bát vị Tiêu dao tán chữa chứng “hàn uất”, và thông trị cả 5 chứng uất, không theo thuyết lục kinh vụn vặt phiền phức… Thật là một ý kiến độc đáo, ít người làm được Nội Kinh lại nói “mọi bệnh phân nhiều có kiêm cả uất…” Chứng uất tuy chìa làm 5 loại, nhưng cái chủ yếu của nó chỉ có một thứ khí mà thôi.

Nội Kinh lại nói: “… thủy uất thời biến thành nhiệt, hỏa uất thời biên thành hàn…” Xem đó, đủ chứng tỏ rằng: không riêng gì hàn tà mới gáy nên chứng uất. hỏa. Các là khí ngoại cảm, đều có thể làm uất chính khí của con người muốn bài trừ bỏ nó, không gì bằng điều bổ chính khí của con người trước, chỉnh khí của con người đã được điều bổ, thời “ngoại tà” không cần phải công cũng tự giải. Cho nên dùng Nhân sâm là một vị có sức mạnh bổ Nguyên khí, giúp Chính khí để dồn đuổi tà làm “quần”, Phục linh dẹp yên cái tà khí hoặc hàn hoặc nhiệt mới phạm phải, đồng thời lại có tác dụng bổ lao và ích khí làm thần, “Thương truật vừa phát hãn tán tà, khu phong trừ thấp, đồng thời lại có năng lực làm khỏe Tỳ, một vị mà vừa phát tán lại bổ ích, chứ không chuyên một mặt công phạt như Ma hoàng. Sài hồ dẹp yên chứng nóng rét qua lại, Khương hoạt chữa đau mình bởi phong thấp, Địa cốt bì chữa chứng cốt chưng (nóng âm ỷ trong xương) mà co mồ hôi, Chi tử làm mát uất hóa tụ ở nơi cong queo khuất khúc, Ô dước chữa chứng khí lạnh, và thông hành hết thảy các chúng khí trệ, Bán hạ làm ráo khí thấp ở Tỳ, đồng thời lại chữa các chứng hỏa uất thuộc vê khí, Tran bì có tác dụng thuận khí và hơi thông can khí, Chích thảo bổ ích tỳ, vỵ và điều hòa các vị thuốc khác… Mấy vị trên đó đều xếp vào hàng “tá, sứ” cùng giúp đỡ lẫn nhau, giúp chính khí để dần bỏ bệnh tà, giải ngoại uất để làm sạch bộ phận biểu, Đó là một phương pháp vừa công vừa bổ rất hiệu nghiệm.

LƯƠNG HUYẾT TÁN TÀ PHƯỢNG

Ca rằng:

Lương huyết, tán tà dùng Tứ vật.

Dan bì, Bạc, Thảo, Huyền, Sài, Khương

Những người huyết hư, gầy đen xạm

Cảm mạo, uống nóng, khỏi như thường

Sinh địa 3 đồng cân.

Đương quy 2 đồng cân.

Bạch thược.

Đan sâm.

Mẫu đơn.

Xuyên khung.

Huyền sâm.

Sài hồ.

Bạc hà 8 phân.

Chích thảo 5 phân.

Gừng lùi 3 lát.

Các vị trên sắc lấy nước uống nóng để dẫn vào âm phận.

Phàm chứng tứ thời cảm mạo, những người thiên về huyết hư, thân thể gầy còm, đen xạm, tóc khô và ít, tính nóng nảy hay cáu giận. Khi bệnh mới phát, nóng nhiều, sợ rét, đau đầu, đau mình, miệng khát, nước tiểu đỏ, không co mồ hôi, hoặc đã phát hãn mà chưa giải, hoặc nóng mãi không dứt cơn… Gặp các chứng trên không nên dùng phong dược để “tán biểu” là hao mất âm huyết, lại càng khó có mồ hôi. Nên dùng bài này sẽ được có cái tác dụng như “mây lên mưa xuống” công hiệu rất chóng.

Gia giảm thức

  • Nếu gặp chứng hậu: đầu nhức như búa bổ, nặng như đá đeo, mắt mờ, chóng mặt và trên đầu mướt mồ hôi… Đó là ghé có khí phong thấp từ dưới dồn lên, gia Khương hoạt, Mạn kinh và Tế tân.
  • Gặp người âm hư, đêm nóng nhiều, mình khô như que củi, vị Mâu đơn dùng nhiều gấp lên, bỏ Xuyên khung gia Quy giao.
  • Bệnh nhân hỏa nhiều bốc lên gây nên nôn ọe, gia Bán hạ, Hoàng cầm.
  • Bệnh nhân Tâm phiền (trong tâm rộn rực khó chịu) bỏ Xuyên khung, Sài hồ, gia Tiền hồ, Chi tử.
  • Bệnh nhân không ngủ được, bỏ Xuyên khung, gia Nhân sâm, Táo nhân.
  • Bệnh nhân bị nhiệt nhiều làm thương phế, hơi thở ngắn, mỏi mặt, bỏ Xuyên khung, gia Nhân sâm, Ngũ vị, Chi tử.
  • Bệnh nhân khát nhiều, vị Sinh địa dùng nhiều gấp đôi lên, bỏ Xuyên khung gia Mạch môn, Ngũ vị. Nếu vẫn chưa thấy đỡ khát, đổi cho uống bài Lục vị, gia Mạch môn, Ngưu tất, Ngũ vị.
  • Bệnh nhân kèm có chứng thấp, mình đau và nặng nề gia Khương hoạt, Độc hoạt
  • Nếu tự đổ mồ hôi, bỏ Sài hồ, Bạc hà, Xuyên khung, Gia Hoàng kỳ, Phòng phong.
  • Bệnh nhân đổ mồ hôi trộm, bỏ Xuyên khung, Sài hồ, Bạc hà, gia Hoàng kỳ, Bạch truật.
  • Khi mới mắc bệnh mà nhiệt nhiều, nên gia Tri mẫu, Hoàng bá (đều sao) để tạm dập bớt khí dương bốc nóng.
  • Nếu lúc lạnh, lúc nóng như chứng sốt rét… Nhiệt nhiều thời gia Hoàng cầm, Bán hạ, Hy thiêm, hàn nhiêu thời bỏ Huyền sâm, Đan sâm, gia Thảo quả, Hy thiêm.
  • Nếu nhiệt uất, miệng khát, ỉa chảy, nước tiểu ít và đò, bỏ Đương quy, gia Bạch truật, Trạch tả.
  • Nếu nhiệt quá, dồn huyết đi ngược, bò Xuyên khung, giảm ít (hoặc bỏ) Dương qui, gia Ngưu tất, Ngũ vị, A giao.
  • Nếu Can nhiệt, khí uất, sườn đau, vị Sài hồ dùng nhiều gấp đôi lên, gia Chi tử, Thành bì.
  • Bệnh nhân mê man, nói lảm nhảm, bỏ Sài hồ, Bạc hà, Huyền Sâm, gia Nhân sâm, Phục thần, Liên nhục, Viễn chí.
  • Đàn bà kinh bế, lúc lạnh lúc nóng như sốt rét, bỏ Huyền sâm, gia Hồng hoa, Hương phụ, Đào nhân.
  • Đàn bà kinh bế, lúc lạnh lúc nóng như sốt rét, bồ Huyền sâm, gia Hồng hoa, Hương phụ, Đào nhân.
  • Đàn bà có thai, sốt rét và nóng, đau bụng động thai, bỏ Mẫu đơn, gia Hoàng cầm, Bạch thược.
  • Đàn bà có thai sốt rét và nóng, rong huyết (tức lậu huyết có đau bụng là động thai không đau bụng là thai lậu) bò Mẫu đơn, gia A giao, Ngải cứu.
  • Đàn bà có thai, sốt rét và nóng, tựa chứng sốt rét. Nếu nhiệt nhiều, thai động thời gia Hoàng cầm, Bạch truật, Hy thiêm, nếu hàn nhiêu, thời gia Hy thiêm, Oi khương, (Gừng lùi).
  • Đàn bà sau khi đẻ, mạch hòa, thể thực, trong lý nhiệt và ráo khát, đại tiện bí nói sảng… bỏ Huyền sâm, Mẫu đơn, Bạc hà, gia Hoàng căm, Bán hạ, Chỉ xác, Đại hoàng. Sau khi đẻ, nóng rét qua lại bỏ Huyền Sám, Mẫu đơn, bạc hà, gia Hoàng cầm, Bán hạ, Khí hư quá, gia Nhân sâm, dù máu hôi ra chưa sạch, cũng dùng được.
  • Trẻ em bị ngoại cảm, nóng nhiều, không có mồ hôi, gia Phòng phong, Khương hoạt, cho uống nóng, bê úm kín cho hơi ra mồ hôi.
  • Trẻ em bị nhiệt nhiều làm thương đến huyết, Tâm không nuôi được thần, huyết không nuôi được gân, lên kinh co giật, bỏ Xuyên khung, vị Thục địa đổi làm Sinh địa và dùng nhiều gấp đôi, gia Tần giao, Câu đằng. Nêu có sỉnh bụng, vị Thục địa sao cho thật khô, gia Mộc hương.
  • Trẻ em sốt nhiều, phát sinh “đơn độc” (mình nổi từng đám đỏ) bò Xuyên khung gia Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Kim ngân.
  • Nếu bị thương thử, mạch hư, mình nóng, miệng khát, ia ra toàn nước (thủy tả) bỏ Mẫu đơn, Sài hồ, Xuyên khung, gia Nhãn sâm, Mạch môn, Ngũ vị; bệnh tà coi co vẻ nặng, gia Hương nhu, khát nhiều gia Thạch cao, có kiêm đi ỉa chảy gia Biển đậu, Trư linh, Trạch tả.
  • Nếu phát hiện ra chứng táo hỏa, thời bỏ Sài hồ, Bạc hà, Xuyên khung, gia Quy giao, Mạch đông, Ngưu tất để làm cho nhuận, nếu nặng hơn thời gia Tri mẫu. Hoàng bá cho no nén xuống, khô khan quá thời thêm Nhũ phấn bò Thục địa, và dùng nhiều gấp đôi lên.

Trên đây tôi trình bày qua chút ý kiến nông cạn để làm khuôn mẫu, khi lâm sàng cần phải biến thông, không nên cố chấp.

Nhận xét: Nội kinh nói: “Chữa âm chứng lấy cứu dương làm chủ, chữa thương hàn lấy cứu âm làm chủ”. Vậy nếu gặp có chứng dương hư cần phải chữa, cũng phải nhận xem bệnh nhân nếu là người xương thịt đẫy đà, và phát bệnh không do âm phận kém sút… mới có thể dùng dương được, nếu bệnh nhân mặt xám lưỡi đen, minh tựa que củi, tà hỏa bên trong bốc nóng ngùn ngụt… Thời là cái hiện tượng âm phận đã hết trước, thời còn khi nào dám lại bổ dương để càng chóng mất âm nữa! Nội kinh nói “Nhiệt nhiều, âm tất bị bệnh, cho nên muốn chữa nhiệt tất phải dựa vào huyết phận…” Lại nói: “Nhiệt lâu thời âm bị thương, âm bị thương thời lại càng nhiệt…”. Lại nói ” m hư thời sinh chứng nóng bên trong…” và “bổ ích chân âm để làm cho có cái thế như “mây lên mưa xuống”. Lại nói huyết hư, bên trong không thể hóa thành chất lỏng (dịch) nếu không bổ ích cho tinh, thời lấy gì sinh ra mồ hôi…?

Mọi người chỉ biết mồ hôi thuộc dương, làm cho dương thăng lên sẻ giải được biểu. Nhưng không biết mồ hôi sinh ra bởi âm, nuôi âm tức là để cho phát hãn. Ta xem trong Thương hàn luận lấy “cứu âm” làm chủ, thật là một khuôn mẫu cho người làm thuốc trị liệu ngoại tà. Nhưng điểm chủ yếu của phép trị liệu ngoại tà đô là phát hân… Tôi thường nhằm vào âm để dẫn dương, cầu hãn ở huyết, lãm một phương pháp duy nhất. Gặp các chứng huyết khô nhiệt nhiều. Theo nguyên tắc đó để điều trị, đều khỏi rất chóng Dùng bài Tứ vật để bổ “hậu thiên âm huyết” làm chủ, lộp thành nền tảng sẵn, lấy vị Mẫu đơn co công năng lương huyết, hành huyết và bổ huyết để làm cho mát dịu Can hỏa, do đó thấm nhuần thêm cho phần m để giải tán bỏ cái hỏa phù du (nổi bừng lên tức tục gọi là bốc hỏa), lại dùng Vị Huyền sâm có cái công năng chữa Thương hàn mình nóng, bụng đầy và miệng đắng… chia làm hai đôi “tả hữu du kích”, một vị Đan sâm, cái tác dụng của nó bằng cả 4, vị trong bài Tứ vật, dùng làm quân bọc hậu, Sài hồ dẹp yên chứng nóng rét. Bạc hà trừ chứng phong uất, mau chóng và nhẹ nhàng… Hai vị đó đều dùng làm toán quân xung kích, Cam thảo có tác dụng điều hòa, dũng để c6 thủ ở bên trong. Nhờ đó, khí hòa ý hợp, đầu đuôi ứng nhau nghìn người một lòng, sẽ có cái sức mạnh tổng hợp, có khác chi quân đâ hiểu tướng, tướng cũng hiểu quân, lo gì đánh trận nào chẳng được trận ấy, thành một toán quân vô địch hay sao?

VỀ CHỨNG LỤC DÂM CÓ THỂ THÔNG TRỊ

Có người hỏi: các bậc tiên thánh hết lòng cứu đời, đặt ra nhiều phương pháp. Các chứng ngoại cảm lục dâm, đều phải phân biệt trị liệu. Giờ chỉ đặt ra co 3 bài mà cho là chữa được hết chứng ngoại cảm, nghĩa là sao?

Tôi trả lời: Nghề Y tức là do “lý” mà đặt ra. Nói rộng ra thời muôn hình khác nhau, nhưng thu gọn lại cũng chỉ là một lý. Ta thử ngẫm, bộ mật của mọi người tuy có khác nhau mà Tạng, Phủ, m, Dương thời cũng như một. Danh mục của trăm bệnh tuy có nhiều, mà cũng không ra ngoài được cái phạm vi âm dương khí huyết. Ta hãy xem qua:

Trong khoa phong hàn, nào là “hàn làm thương Vinh thời đau, phong làm thương Vệ thời nhiệt”. Lại có chỗ nói “chữa chứng Thương hàn lấy cứu ằm làm chủ…” đó là bằng vào thuyết hư và thực để lập luận.

Trong khoa thử, chỗ thời nói: “Mạch thịnh, mình nóng, bệnh phát sinh bởi trúng nhiệt, mạch hư mình nóng, bệnh phát sinh bởi trúng thử…” chỗ thời nói: “Nhiệt thời thương khí”. Do là bàng vào khí hư thực để lập luận.

Trong khoa thấp, đẵ nói; “dương thịnh thời hỏa tháng, hỏa làm thấp nhiệt, âm thịnh thời thủy thắng, hóa làm thấp hàn” lại nói âm dương “điều hòa thời vận hành thủy cốc mà hóa làm chất tinh ba, âm dương bị thương thời không có hỏa nung nấu thủy cốc, sẽ biến thành thấp trệ”. Do là bằng vào thủy hòa hư thực đê lập luận.

Trong khoa táo, đã nói: “Tỳ vinh không đầy đủ, Thận âm lại suy tổn, hỏa nung nấu kim, kim không còn năng lực để sinh ra được thủy, thủy cũng không còn cái tác dụng thấm nhuần được kim… do đó “chân tạng” mới trơ ra (tức là chứng táo của kim). Lại nói “chữa chứng” phong táo không gì bằng dưỡng huyết, làm dịu chứng “nhiệt táo” không gì bằng tráng thủy (làm cho thủy đầy đủ thêm)” v.v… Đó là bằng vào chân âm chân thủy để lập luận.

Trong khoa Hỏa đã nói “hỏa thịnh tức là khí suy…” lại nói: “hỏa tức là khí, vì khí không được điều hòa mà phát sinh…” Đó là bàng cứ vào hòa hư thực mà lập luận. Những xét trong các khc a đó cũng không phân tích rõ phong, hàn, thử, thấp táo, hỏa là chi chi… Mà phàm cái gì làm hại đến chính khí của con người đều tóm gọi là ngoại tà. Cho nên đem mã chia ra thời gọi lã Lục dâm, mà nhận đến điểm mấu chốt của nó thời chẳng qua chỉ có một lý âm, dương, khí, huyết, hư, thực mà thôi. Việc sử dụng các bài thuốc, như chữa phong hàn thời dùng những vị thuốc có tính chất “tân ôn” để làm cho “hãn tán” (mồ hôi cho tan bỏ ngoài tà), những vị thuốc có tính chất “tân lương” để làm cho “thanh giải”. Chữa thử thời chuyên dùng những vị thuốc có tính chất “đạm thấm” (vị nhạt, hút bỏ hơi ẩm ướt) để trừ thấp, dùng những vị thuốc có tính chất “cầm lương” để giải nhiệt. Chữa thấp thời dùng những vị thuốc có tính chất “thuận lợi” (hút bỏ khí ẩm ướt và thông lợi đại tiểu tiện). Chữa táo thời dùng những vị thuốc thuộc về âm để làm cho thấm nhuần, khỏi khô khan. Chữa hỏa thời dùng những vị thuốc khí vị khô hàn để trị tháng vào thực hỏa.

Ngẫm như việc dụng binh phải dựa vào địa thế để giữ lấy phần thắng, việc trị bệnh cũng phải nhân chứng để xử phương. Mới nghe thời hỉnh như có chỗ khác nhau, nhưng xét cho kỹ thời hễ bệnh thuộc hư đều phải dùng những vị tân ôn để bổ khí, Cầm lương để bổ huyết, những vị tân nhiệt để hồi dương… Chứ nào có kỳ phương dị phẩm gì khác. Tôi đâu dám khoe khoang tự phụ, biệt lập ra một phương pháp giản tiên. Hy vọng các đồng nghiệp nên lấy cổ phương làm khuôn mẫu, rồi hợp với bệnh tình, bệnh lý hiện tại mà biến thông, sao cho ở trong rừng thuốc mênh mông, tìm ra được một chân lý đứng đắn và bình dị để giúp đời cứu người, có như thế mới xứng là một bực tuấn kiệt trong y giỏi. Phùng thị nói: “lấy cái phương pháp chữa một bệnh, suy ra có thể làm được phương pháp chữa trăm bệnh; đến khi nghiên cứu tới gốc rễ của nó thời vẫn là một…” Câu nói đó thật rất đúng. Nội kinh nói: “Biết được điểm mấu chốt, chỉ nói một lời là đủ…” có nghĩa gì khác đâu.

CHỨNG NÊN HẠ

  • Phàm các chứng: Mạch trầm thực, đại tiện táo tiểu tiện đỏ và đi vặt luôn, phát nhiệt, sợ rét… là nhiệt tại lý 5, 6 ngày không đại tiện, xung quanh rốn đau và tức, vật vã khó chịu… bệnh phát lên từng cơn… Như vậy là crí phân táo, hoặc thấy trung tiện ra mùi rất thối (khảm) bụng đau không giảm, hoặc giảm ít, co người có thức ăn ứ trệ mà thân thể không yếu lắm, hoặc dù có thực trệ, mà nguyên khí chữa hư mấy. .. Nên dùng bài Bổ trung ích khí gia Đại hoàng (xôi chín) để hạ.
  • Những chứng sau khi phát hãn rồi mà vẫn không giải, nhiệt tà vào dương minh vỵ, phát sinh chứng sốt cơn, bụng đau mà mạch thực.
  • Những chứng ở Dương minh ra nhiều mồ hôi, nói sảng, có phân táo, sốt cơn, bàn tay bàn chân và dưới nách thường ra mồ hôi.
  • Sau khi thổ, bụng vẫn đầy, bụng và xung quanh rốn rắn, đau không thể sờ nắn được (chỗi nắn),
  • Sau khi hạ rồi vẫn không khỏi, ở khoảng bụng và rốn rắn đau, co thể lại dùng thuốc hạ nữa.
  • Chứng kết hung, mạch không phù.
  • Chứng ở kinh thái dương, nhiệt kết tại bàng quang, tiểu tiện không thông, đau nhéo ở bụng dưới, bệnh nhân như cuồng, như vậy là bệnh máu ứ.
  • Chứng ở kinh dương minh, bệnh nhân chóng quên, phân đen, tất có máu ứ.
  • Chứng ở kinh dương minh, không có mồ hôi, tiểu tiện không thông, trong bụng xôn xao, đồng thời lại kiêm cả chứng da vàng.
  • Các chứng hậu trên, đều nên dùng phương pháp hạ.

CHỨNG KHÔNG NÊN HẠ

Phàm các chứng hư: Mạch phù, đại (hư) tiểu tiện trong và nhiều (hàn) mình nhiệt, sợ rét (biểu chứng)… là tà tại biếu.

Các chứng vong huyết, mụn vỡ mủ, giữa rốn có động khí, bợn dạ, 6 bộ mạch không có lực, nằm ngủ yên lặng (tỳ vị hòa cho nên nằm được yên lăng, lẽ nào còn dùng thuốc để công hạ nữa).

Chứng hư kết, người già, người bị bệnh lâu ngày đàn bà sau khi để và những người bệnh tà còn ở nửa biểu nửa lý (chứng này hãn hạ đều cấm, nên cho uống bài Tiểu sài hồ, để điều trị chứng nửa biểu nửa lý.

Chứng đau bụng, bụng trướng, lấy ta ấn vào thời bớt. Thuộc về chứng dương vị.

Trong họng nghẽn tắc, nước tiểu trong và tráng, xích mạch nhược, thốn khẩu phù. Bệnh nặng mà muốn thổ.

Bệnh nhân không có các chứng tạng kết (như kết hung…).

Dương chứng, không có chứng nóng rét qua lại… sắc mặt xanh, rêu lưỡi trơn (hàn ở bên trong).

Các chứng âm dương đều hư, không muốn uống nước.

Những người đã phát hãn nhiều, vong dương, nói sảng.

Những người âm hư, thủy kém.

Các chứng hư phiền, hư táo, thủy kém.

Các chứng hư phiền, hư táo, và hư nhiều.

Các chứng kể trên, đều không nên hạ.

Tôi xét, những dẫn chứng trên, cũng chi là bàng vào hư thực để ấn định “có thể hạ” hay “không thể hạ”. Theo phép: mạch trầm thực và có đủ 4 chứng “bĩ, mãn, táo, thực” thời nên dùng bài Đại thừa khí thang. Nếu chỉ có 3 chứng “Bĩ, táo, thực” là tà tai trung tiêu, nên dùng bài Điều vỵ thừa khí thang, bỏ Chỉ xác, là sợ phạm tới khí của Thượng tiêu. Nếu chỉ có 2 chứng “bỉ, thực” là tà ở Hạ tiêu, nên dùng bài Tiểu thừa khí thang bỏ Mang tiêu, là sợ phạm tối huyết ỏ Hạ tiêu. Nếu bụng dưới đau nhéo, đại tiện ra phân đen, tiểu tiện không lợi lú lẫn chóng quên, là do có máu ứ (súc huyết), nên dùng Đào nhân Thừa khí thang. Nếu người hư yếu, chỉ nên dùng “mật đạo pháp”. Tuy vậy, “công” là một phương pháp mà người có lòng nhân không muốn dùng đến. Đánh trăm trận được cả trăm, không bằng không phải đánh mà cũng thắng được quân địch. Tôi xem 397 phép của Trọng Cảnh có những phép: “nên hãn, bỏ lỡ không hãn, thời biểu tà truyền vào lý; nên hạ, bỏ lỡ không hạ, thời nhiệt tụ không tan gây nên chứng phát hoàng, phát ban”… Như vậy là chữa bệnh mà lại làm cho táng bệnh.

Nhưng lại còn cần phải biết: phát hãn nhiêu thời vong dương, công hạ nhiều thời vong âm… Phàm bệnh mà lâm tới tình trạng vong dương, vong âm, thật là nguy hiểm, dù có cứu vãn được, cũng chẳng qua chỉ được 1,2 phần 10. Do đó cổ nhân lại còn đạt ra những quy luật như “hãn nên sớm, hạ nên muộn”. Cảnh Nhạc cũng nói “muốn cho uống Đại thừa khí thang, trước hãy cho uống thử Tiểu thừa khí thang – đều là một cách dè dặt cẩn thận. Sách lại có câu: “Chứng hư có thịnh hậu (chứng trạng như thực) nếu lại dùng thuốc tà, sẽ bị chết oan”. Lại nói: “… Thà lấy cái phương pháp chữa chứng bất túc để chữa chứng hữu dư, còn có thể được, nếu lấy cái phương pháp chữa chứng hữu dư, để chữa chứng bất túc thời không thể được” và ”… chữa chứng hàn nên xa lánh vị hàn. Nếu chứng bệnh “bất túc” mà dùng lầm vị khổ hàn, cũng như người đã chết không thể sống lại người đã bị chém không thể nối lại… “, Lúc đó có dùng thuốc ôn bối cũng không sao kịp được nửa. Cho nên phàm thấy bệnh nhân mạch trầm sác có lực, mà trạng thái người vẫn khỏe mạnh, chứng hậu có đủ bĩ, mãn, táo, thực… và thực tích, uất trệ v.v… Mới có thể tạm dùng phép hạ. Thấy bệnh hơi đơ, nên đổi dùng ngay phương pháp (thanh bổ” để điều trị. Đến những chứng “hư vừa” với “hư nhiều”, dù có đầy đủ 4 hội chứng trên, cũng không nên làm liều để cầu lấy chóng khỏi. Chỉ nên tự lập ra một phương pháp để thích ứng với bệnh tình. Tôi có một phương pháp kinh nghiệm riêng xin trình bày dưới đây:

  • Như những người hư vừa mà nghiêng về huyết phận, dùng bài Tứ vật gia Chỉ xác (sao), Đại hoàng (đồ chín) cho uống để hạ.
  • Người thiên về khí phận, dùng bài Tứ quân gia (Chỉ xác (sao) và Đại hoàng (đồ chín)) cho uống để hạ.
  • Người hư quá mà thiên về tỳ âm hư, chỉ dùng bài Bổ tỳ âm phương cho được nhuận và đại tiện đi dễ.
  • Người thiên về tỳ dương hư chi cùng bài Bổ tỳ dương phương lấy nhuận làm lợi.
  • Người chân âm thủy suy, dùng bài Lục vị gia thêm nhuận dược bổ thủy và nhuận hạ,
  • Người chân dương hòa hư, dùng bài Bát vị hoàn gia Nhục thung dung để giúp sự mở đóng.

Trên đây là yếu pháp để hạ đối với người hư yếu tôi không dám giấu diếm, xin trình bày để giúp thêm cho bạn đồng nghiệp. Còn như phép Thổ, trong sách nói “… bệnh tại trên chẻn chứng thực tà thời nên gây nôn nếu mạch hư thời không thể gây nôn” cũng chẳng qua chỉ chú trọng vào “hư, thực” mà thôi. Nhưng tôi chữa bệnh, chưa mấy khi dùng đến phép đó mà bệnh cũng đều khỏi, nên ở đây không chép. Duy có người thức ăn ứ lại ở vùng ngực, trong bụng rộn rực ứa nước dãi, hoặc người lỡ ăn phải thức ăn có độc, hay ăn quá no không chịu được, thời bảo họ tự lấy tay móc họng cho mửa, không cần phải dùng uống thuốc cũng được kết quả. Lại như chứng trúng phong nguy cấp, đờm sôi chận nghẹt, thời tạm phải dùng thuốc gây mửa ngoài ra không phải dùng nữa.

SÁU BÀI HÀO LÝ MỚI CHẾ

Phàm người mạch tuy trầm sác mà vô lực, dù là chứng nên hạ, nhưng bệnh nhân gầy còm da đen xạm, âm hỏa bốc nhiều, bệnh thuộc về âm hư phát nhiệt thời sẽ làm hại đến phần âm vã hao tổn đến huyết. Sách nói: “Đại trường có huyết thì nhuận, không có huyết thời táo”, nếu cho uống bài Tứ vật gia các vị nhuận dược để cho lợi đại tiên.

GIA VỊ TỨ VẬT PHƯƠNG

Sinh địa 5 đồng cân; Quy thân 1 lạng.

Bạch thược (rửa rượu) 3 đồng cân; Xuyên khung 2 đồng cân (nhiệt nhiều chỉ dùng 1 đồng cân).

Đại hoàng (tẩm rượu, nướng chín) 1 đồng cân, Chỉ xác 1 đồng.

Các vị bốc làm một thang, sắc uống nóng.

Gia giảm thức

  • Có ứ huyết, gia Đào nhân, Hồng hoa.
  • Đàn bà có thai, trong “lý” thực nhiệt, đại tiện táo, khát nhiều, bỏ Chỉ xác, gia Hoàng cầm để hạ, rất ổn.
  • Nếu mạch “trầm tế” mà chưa đến nói “Vi”, dù chứng hậu nên hạ, nhưng bệnh nhân yếu, sắc mặt trắng bợt, mình tuy nóng nhiều mà tự hãn… Do là do dương khí bị bế tắc, nên cho uống bài Tứ quân để kíp bổ Uy Vỵ khí, thời Doanh khí Vệ khí, Tôn khí, đều được nhuận bổ, không phải dùng thuốc cho “hành” mà tự “hành” (tức là lợi hạ) hoặc thêm một vài vị khác có tác dụng “lợi” làm tá để giúp cho sự tiêu hóa càng chóng.

GIA VỊ TỨ QUÂN PHƯƠNG

Nhân sâm 5 đồng cân.

Bạch truật 3 đồng cân.

Phục linh 2 đồng cân.

Chỉ xác 2 đồng cân.

Cam thảo 1 đồng cân.

Thục đại hoàng 1 đồng 5 phân.

Sinh khương 3 lát.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang sắc uống.

  • Nếu khi hư hạ hãm, gia Thăng ma “tẩm rượu, sao” cho nó thăng đề, bởi không thăng thời không giáng xuống được.
  • Nếu khi trệ, gia Mộc hương; khí tướng gia Mộc hương, Binh lang.
  • Nếu không có nội nhiệt gia Chỉ xác 5 đồng cân (giã 5 hạt Ba đậu trộn với Chi xác cùng sao, khi đã vàng thì bỏ Ba đậu, lấy Chỉ xác… làm như vậy mục đích là để hàn khí khỏi phạm tới Vỵ, rất ổn).
  • Phẩm thấy mạch ở quan bộ bên hữu phù, khâu, là một chứng nhất định phải hạ. Nhưng thân thể bệnh nhân hư yếu, đo là do tỳ âm hư tổn, cho nên Vỵ dương một mình găng lên quá, khiến “Trung thổ”, bị khô khan, mới biểu hiện chứng táo kết như vậy. Nên kíp bổ tỳ âm, dẹp bỏ tình trạng khô khan, để bảo tốn lấy chất nhuần ướt giúp thêm bộ phận chuyển du, đế tạo thành cái công năng hóa vật (thổ sinh ra muôn vật).

BỔ TỲ M PHƯƠNG

Thục địa (sao khô) 3 đồng cân.

Đương quy (rửa bằng rượu) 1 lạng.

Bạch truật (tẩm sữa người khác sao) 2 đồng cân.

Nhục thung dung (rửa rượu nướng) 5 đồng cân

Ngưu tất (dùng sống) 5 phân.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang sắc 3 nước, uống hơi nóng.

  • Nếu khí đục ở bộ phận trên, gây nên chứng đầy trướng thì gia Trầm hương mài vào nước thuốc.
  • Mạch ở bộ quan bên hữu trầm vi vồ lực, mà bệnh thế tất phải hạ, nhưng thấy biểu hiện chứng trạng hư yếu… Do là do Vỵ dương suy tổn. Bởi tỳ với vỵ có quan hệ mật thiết, biểu đã hư thời lý cũng hư, bỏ mất công năng vận hành, sức truyền hoa cũng bị sút kém. Nên bổ vỵ dương nhờ sức mạnh để phát huy năng lực chuyển vận thì nó sẽ không bị vít lấp nữa. Đó chính là cái phương pháp “tắc nhân tác dụng” và lấy “bổ làm tiêu”. Phùng thị nói: “cái công năng của loài thảo mộc đều nhờ Trung khí để vận hành. Nếu con người đã đến lúc khí tuyệt, thòi dù cho uống tới hàng cân Phác Tiêu Đại hoàng cũng không sao thông lại được. Bởi người không có khí để vận hành, thời dù có uống thuốc vào bụng cũng như để mảnh giấy khô trong chậu gỗ nó cũng chỉ cứ nằm yên đấy thôi…” Suy lẽ đó, con người không nhờ Trung khí để vận hành sao được? Những người nông nổi, cho đó là viển vông, lại sợ Bạch Truật là trệ, rụt rè không dám dùng, thật là không đúng! Tôi thường dùng phương pháp đó để chữa chứng hư, công hiệu chóng hơn Phác Tiêu, Đại Hoàng nhiều.

BỔ VỴ DƯƠNG PHƯƠNG

Nhân sâm (Sớm Bổ chính tốt hơn sâm ở Thanh) 5 đồng cân , Bạch truật (tẩm sữa, sao) 1 lạng, Trầm hương (mài với nước thuốc) 1 đồng cân.

Bấy nhiêu thứ làm một thang, sắc lấy nước, uống nóng.

  • Người bên ngoài giả nhiệt, bên trong chân hàn, gia Bào khương 1 đồng cân.
  • Phàm thấy mạch ở bộ xích bên tả không có lực, theo chứng hậu thời càn phải hạ mà thể chất lại rất hư… Do là âm hư ở dưới, dồn đầy dương lên trên cho nên bên ngoài biểu hiện ra chứng trạng giả nhiệt; táo khát. Bởi thận chủ ngũ dịch Thận hư thời tân dịch khô kiệt mà đại tiện táo. Nên bổ mạnh và chân âm, khiến thận thủy đầy đủ, cho thích hợp với cái tính chất nhuận hạ của nó.

GIA GIẢM LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG THANG

Thục địa 8 đồng cân.

Thung dung 3 đồng cân.

Mẫu đơn 2 đồng cân.

Sơn thù 4 đồng cân.

Phục linh (tẩm sữa) 3 đồng cân.

Ngưu tất 3 đồng cân.

Đương quy.

Các vị hợp lãm một thang, sắc uống hơi nóng.

Thấy mạch bạ Xích bên hữu không có lực, tuy triệu chứng cần phải hạ, nhưng bệnh nhân thể chất quá hư… Bởi Tam tiêu sở dĩ thu vào được, tiêu hoa được, tống ra được, cùng với sự thu nạp cửa vỵ, sự vận chuyển của tỳ, sự gạn lọc của tiểu trường, và sự đùn đẩy cùa đại trường v.v… đều phải dựa vào Mệnh môn hỏa mới có thể thực hiện được các chức trách trên không hề thiếu sót, Vả thộn khai khiếu ra tiền hậu âm, là cửa ngõ của vỵ, hai đường đại, tiểu thông hay bế đều quan hệ ở đó. Vậy cần phải bố mạnh vào Chân dương, để giúp các cơ náng mở đóng, sẽ không còn lo gỉ vít lấp nữa.

GIA GIẢM BÁT VỊ ĐỊA HOÀNG THANG

Thục địa 8 đồng cân.

Sơn dược 4 đồng cân

Sơn thù 4 đồng cân.

Mẫu đơn 2 đồng cân.

Phục linh 2 đồng cân.

Trạch tả 2 đồng cân.

Nhục quế 1 đồng cân.

Phụ tử 1 đồng cân.

Ngưu tất 4 đồng cân.

Thung dung 3 đồng cân.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang (để riêng Quế mài với nước thuốc, không đun) sắc uống hơi nóng.

BỆNH VỀ THUYẾT HÃN NHIỀU VỐN LÀ VONG M, HẠ NHIỀU CHÍNH LÀ VONG DƯƠNG” VÀ PHÉP CHỮA

Sách nói: “hãn nhiều vong dương, hạ nhiều vong âm” Tôi thời nói trái lại: “hãn nhiều vốn là vong âm, hạ nhiều chính là vong dương” là vì sao” Bởi hãn vốn thuộc về loại “âm thủy” cho nên người xưa thường ví như mưa của trời đất, nó lại là một tên riêng của huyết… Xem đo thời hãn vốn không phải là một loại thuộc về dương phận, rất là rõ.

Hạ, là hạ bỏ vật chứa chất ỏ trong vỵ Sách nói: “hạ nhiều sẽ làm hại vy khí…” lại nói: “dùng phép công” ở bộ phận lý, không nên xa những vị hàn…”. Đó là vạch rõ ý nghĩa riêng của phép hạ, cùng với âm phận không có liên can gì. Xem vậy thời có lẽ thuyết của người xưa không đúng chăng? Không phải như vậy. Người xưa chỉ nói về phần “tiêu” mà tôi thời nói về phần “bản”. Bởi cái lý của âm dương cũng quan hệ với nhau, trong dương không thể không có âm, trong âm không thể không có dương. Dương ưa bốc lên, vì có âm giằng giữ lại nên không thể bốc lên được, âm ưa giằng xuống, vì có dương giằng co lại nên không thể giáng xuống được. Kinh nói: ” m là thể, dương là dụng lại nói: “Dương là chức gìn giữ của âm, âm là nơi nền tảng của dương…” Phàm bệnh đến tình trạng mồ hôi ướt đẫm như tắm, đó là dương không gìn giữ được mà để cho âm vong trước. m đã bị vong thời dương không co âm làm nền tảng. Mà âm cũng không còn vật đê giằng giữ, sẽ được tự do bốc lên cũng thành ra thoát. Người xưa nhận thấy mồ hôi bài tiết ra ở biểu phận, dương phận nên mới bảo là vong dương, đó là về phần (tiêu). Tôi thời cho là “vong” cái âm ở trong dương, nên mới bảo là vong dương, đó là nói về phàn “tiêu”. Tôi thời cho là “vong” cái âm ở trong dương, nên mới nói: “Vốn là vong âm”.

Nếu bệnh đã đến thời kỳ hạ thoát (thoát xuống phía dưới) mãi không dứt, đó là cái cơ dương khí bỗng nhiên mất Kình nói: “5 Tạng bị tuyệt ở bên trong sẽ ỉa chảy không ngừng” lại noi: “… thanh khí (thứ khí trong sạch) hãm xuống dưới, sẽ sinh chứng ăn rồi ỉa chảy không ngừng” lại nói: “… thanh khí (thứ khí trong sạch) hãm xuống dưới, sẽ sinh chứng ăn rồi ỉa chảy ngay…” Cho nên chữa chứng ỉa chảy phép “làm cho thăng đề dương khí bị hãm xuống được nâng lên” Lại như: tả thời cả nước và thức ăn đều dồn cả xuống đại trường, đó là do Phế khí hư, không thi hành được nhiệm vụ trị tiết mà sinh ra bí đái… cho nôn có phương pháp bổ Phế để làm cho phần lợi (chia sự bài tiết ra cả 2 đường). Lại như: ỉa chảy nhiều thời tân dịch bị khô kiệt mà gây nên chứng khát… Đó là do vỵ khí hư. Lại như: phàm chứng ỉa chảy thì bệnh nhân đều có tình trạng hơi thở ngắn và mòi mệt rã trời… Các chứng hậu kể trên, hoàn toàn đều do cái nguyên nhân dương khí bị vong thoát mà gây nên. Chỉ và Hạ tiêu thuộc về huyết phận, âm phận nên người xưa mới bảo là vong âm tức là nói về phần tiên. Tôi thời cho vong dương ở trong âm nên mới nói “chính là vong dương”. Lập luận tuy trái ngược nhau, nhưng cái cơ chuyển vận tương ứng của âm dương thời vẫn là một. Có phải là tôi dám bày vẽ ra cho thêm rắc rối đâu. Chẳng qua vì y tức là “lý”, học giả cần phải thăm dò cho tới gốc nguồn, để được quán triệt lý lẽ đến khi lâm chứng trị liệu trong bụng mới có định kiến, thì thố sẽ được dễ dàng và không bị sai, lầm cho nên phàm chữa chứng “hãn, thoát” chi nên bằng vào “có nhiệt hay không” để tìm phương bổ cứu. Tỷ như: người dương “bao vong” thời tay chân phải quyết nghịch (giá lạnh từ ngoài vào trong) lúc này chỉ còn có một cách là dùng nhiều Sâm, Phụ để bồi dương. Nếu kiêm cả vỵ khí thoát thời gia Bạch truật để giữ vững lấy Trung khí, hơi thở dồn lên gấp quá thời gia ngũ vị để liêm nạp lại. Tuyệt đối không được dũng một chút âm được. Bởi dương có cái cổng năng sinh ra được âm, âm không có cái khả năng bổ ích được dương. Như nhục quế tuy có tác dụng bổ hỏa, nhưng vì cái tính dẫn đi mau lẹ của no vẫn không kìm hãm lại được. Trong trường hợp phải cứu lấy dương, không thể nào dùng xen vị đo. Nếu âm đã vong trước, dương chưa dứt hản, toàn thân còn nóng như đốt… Hoặc âm vong ở bộ phận dưới, dương thoát ở bộ phận trên, trên nóng như lửa, dưới lạnh như đồng, chỉ còn cách dùng bài Lưỡng nghi cao gia thêm một chút Phụ tử, dùng liều lớn bổ mạnh để cấp cứu. Đến lúc thấy âm khí đã hồi thời lại tiếp dương, thấy dương khí đã gần khá (trưởng) thời lại tiếp âm, khiến cho âm dương cùng giằng giữ lẫn nhau, đừng để ly thoát. Chủ yếu là chờ khi dương khí đã mười phần kiện vượng, mới nên cho sáu bảy phần âm khí tiếp tục càng giúp ích lẫn nhau, mới là thỏa đáng.

Đến như chữa chứng hạ thoát, phép xưa dùng lý trung thang để cấp cứu vỵ khí. Tôi thiết nghĩ: cửa ngõ của vỵ là tại thận. Nó là một cái cửa chủ yếu để giữ vững toàn thân, vì nó không làm trọn cái nhiệm vụ bế tàng, nên mới phát sinh chứng “hoạt, thoát”. Không gì bằng dùng bài Bát vị gia Phá cố chỉ để vít lại, gia Thỏ ty để bảo toàn lấy dương khí của tỳ vỵ. Đó là một phương pháp duy nhất. Nếu cái tình thế Ngũ đoạt đã quá gấp, âm dương đã mất hết nên chiếu theo phương pháp trị hân trên kia, dùng Sâm, Phụ để hồi dương, họa may cứu được.

Trên đây là một phương pháp “cứu nguy” của tôi, xin trình bày để giúp thêm đồng nghiệp.

HẠ THIÊN

PHÉP BỔ CÁC CHÚNG HƯ

Xét trong sách nói: “… chữa bệnh phải tìm tới gốc…” lại nói: “biết được điểm mấu chốt, chỉ nói một câu là đủ: không biết được điểm mấu chốt, thì man vô cùng”. Phàm các chứng Phong, Hàn, Thử, Thấp… tuy do ngoại tà cảm nhiễm, chẳng qua chỉ là đầu mối phát sinh ra chứng bệnh. Nhưng “Tà” sở dĩ phạm vào được, tất do “Chính” hư. Phàm bênh, hoặc ở biểu hoặc ở lý; chứng trạng tuy đã biểu hiện, mà thấy mạch hư, sức yếu; hoặc sau khi ốm nặng mới khỏi, chưa bao lâu mắc lại; với những người tuổi già, đàn bà mới đẻ và trẻ em… tuyệt đối không thể dùng phương pháp “phát” và “công”, chỉ lấy điều bổ làm phương châm, chữa ngay từ gốc. Giai đoạn đó tuy có phát sinh nhiều hư chứng, nhưng không nên dòm bên nọ, ngó bên kia, chữa chân lại chữa lại đầu… Sách nói: “Khí huyết hư biểu hiện ra mọi chứng không thể nói xiết…, lại nói: bản khí đã hồi phục, tiêu bệnh sẽ trừ; chữa một bệnh mà trăm bệnh đều khỏi: nếu chữa các chứng vụn vặt, thời đầu mối xẽ bị rối loạn…

Nhưng xét qua chứng hậu, có khí trong “thực” có ghé “hư”, có khi trong “hư” có ghé “thực”, có chứng hư vừa, có chứng hư quá, có chứng là hư thoát, có chứng do khí huyết của hậu thiên đeo hư, có chứng do thủy hỏa của tiên thiên đều hư… Cho nên về phương diện dược vật có chia lương bổ, thanh bổ, nhiệt bổ, ôn bổ khác nhau. Về phương diện trị liệu có chìa ra: Điều bổ, Tư bổ, Tuấn bổ và Tiếp bổ khác nhau. Các vị tiền triết tuy đã phân tích rõ ràng, ngặt vì y lý lan man vô cùng, học giả khó lòng phân biệt. Tôị không hiềm nông cạn xin phân tích thêm như sau

  • Thăm những người mạch thực, thể thực, mà sau khi ốm nặng mới khỏi, hoặc ốm lâu mới khỏi… Như vậy là trong “thực” co ghé “hư”.
  • Những người mạch hư, thể hư, mà tà khí thịnh… Như vậy là trong hư có ghé thực.
  • Những người nguyên khí dù thực, nhưng cậy mạnh không giữ gìn, tật bệnh dần dần phát sinh, như vậy là mới “hư vừa”.
  • Những người mạch suy thể yếu, mà chứng hậu lại nặng, như vậy là “hư quá”.
  • Những người lo nghĩ nhọc mệt, tỳ phế bị tổn thương, tay chân rã rời, hơi thở yếu ngắn, mạch thốn quan bên hữu đều vi nhược, đó là hậu thiên khí hư.
  • Những người gầy còm đen sạm, sốt nóng hầm hập, tâm can huyết ít, mạch tại thốn quan bên đã đều vô lực… Đó là do hậu thiên huyết hư.
  • Những người “lôi hỏa” bốc lên, da thịt nóng như đốt, ráo khát lạ thường mạch tại bộ Xích bên hữu nhược; đó là biểu hiện chân thủy của tiên thiên suy.
  • Những loại thuốc có tác dụng “thanh bổ” như Tri, Bá, giáng hỏa, khiến cho âm khỏi bị thương (hai vị trên tuy noi là bổ nhưng không phải thật bổ, chỉ làm cho nhiệt khỏi làm thương đến âm phận nên mới gọi là bổ).
  • Các vị lương bố như Thiên môn, Mạch môn, Huyền sâm, Đan sâm, Sinh địa, Bạch thược, Đan bì, và Cốt bì v.v… Các vị đó trong vị ngọt mà cd kèm cả chất mát.
  • Các vị Ôn bổ như Sâm, Kỳ, Quy, Truật, Bào khương, Chích thảo v.v… No có khí vị cam ôn trừ được chứng đại nhiệt.
  • Các vị nhiệt bổ như Quế, Phụ, có tác dụng hồi dương.
  • Về phương diện trị liệu, dùng Điều bổ là để đối phó với các chứng khí hư, huyết, chưa hư, Hỏa hư Thủy chưa hư, huyết hư khí chưa hư, Thủy hư Hỏa chưa hư… xét xem lệch về bên nào thì điều bổ về bên ấỵ.
  • Về phương pháp “Tuân bổ” để đối phó với những người mắc bệnh hư đã lâu, theo tỉnh thế phải chữa bằng một phép chậm chạp dần dà, cho thấm nhuần hòa nguyện
  • Về phương pháp “Tư bổ”, để đối phó với những người 6 bộ mạch trầm, vi, nguyên dương muốn thoát, kíp dùng một vài vị có sức lực như Quế, Phụ, Sâm, Thục, cho khí thuần sức mạnh, hoặc dùng đại tễ để bổ mạnh và cấp cứu.
  • Về phương pháp “Tiếp bổ” để đối phó với các chứng âm dương đều sáp mất, các tỉnh thế “thoát đã tới nơi, kíp dùng những phương thuốc đại bổ, nhưng bổ rồi lại cần phải tiếp, đừng để gián đoạn, làm sao cho âm dương luôn giằng giữ lẫn nhau để đi đến hiện tượng “Quân bình, kín đáo” mới mong vãn hồi được.

Hai chữ “Bổ, Tiếp” có ý nghĩa rất. hay, nó là một then chốt để chữa các bệnh nguy, trong các phương thư chưa từng nói rõ. Dưới đây tôi xin trình bày để các đồng nghiệp cùng biết rõ cái mấu chốt của nó.

Phùng Sở-Chiêm nói: “Phàm người bị vong dương, thấy mạch trầm vi là khí nguyên dương muốn thoát, sinh mạng chỉ còn như treo sợi tóc. Dù Tuấn bổ cũng vô ích. Bởi cái tính của loài cỏ cây, cũng phải dựa vào chính khí của con người để phát huy. Nếu bản khí của người đã không bên, dược lực còn dựa vào đâu để cổ vũ. Đến lúc bệnh thế đã thoát chịu khó điền bổ cũng vượng lên được đôi chút, vượng rồi lại suy, suy lại tuấn bổ; khi sức thuốc đâ qua rồi tinh thế lại trở nên suy yếu… Trường hợp này nên thận trọng nhận xét: Ảm khổ thời cứu dương, dương khá thời cứu âm, cứ tiếp tục luôn luôn, không nên hơi lệch hoặc hơi chậm, miễn làm sao cho dương sinh ra trước mà âm khá lên sau, đừng cho âm kin thắng mà dương sẽ mất. Qua 7 ngày truyền khắp 5 tạng một lượt, qua nửa tháng khí hậu lại giao hợp một lần; chân khí sẽ nhờ đó mà phát sinh, căn bản cũng không đến nỗi bạo thoát. Nhưng chứng thoát cũng chi lấy cứu dương làm chủ yếu. Bởi ở trong con người nếu còn một phần dương khi thời còn chưa chết. Cho nên người ta mới cho dương là cái nguồn sinh khí. Nếu chỉ bổ âm thời âm vốn khó sình trưởng, kết quả lại chỉ làm cho vong dương mà thôi. Phương chí, Mệnh-hỏa nếu cứ được yên ỏ địa vị của mình, thời trám bệnh còn khi nào sinh ra nữa. Phàm các chứng sỡ dĩ phát sinh đều do Chân hỏa xa lìa địa vị của minh đo mà thôi.

Do đó mà suy thời trăm bệnh dù khác nhau, ta há lại không nên luôn luôn giữ gìn lấy “Hỏa” để để làm cái cơ trừ khử mọi tật bệnh hay sao?

CÁC PHƯƠNG THUỐC CHỮA CHỨNG HƯ

  1. Chứng nhức đầu, đau mình, da nóng như đốt, mặt đỏ, buồn bực và khát, trẽn giả nhiệt mã dưới chân hàn,… vã hết thảy các chứng âm hư phát nhiệt, nên dùng bài Cứu âm thang (Khôn/I). Nếu mình đau nhiều là âm tình dương huyết đều hư, gân xương không tự điều khiển được Thấy chứng hậu đó đừng có lầm tưởng là phong hàn, nên dùng bài trên gia Ngưu-tất, Đỗ-trọng (rửa nước muối và rượu, sao).
  2. Sốt nóng, tự ra mồ hôi, thân thể mỏi mệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, bỗng dưng lên cơn rét, miệng ăn không ngon. Do là do nguyên khí ở bên trong bị thương, nên dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang (Khôn/52). Ngũ vị dùng nhiều gấp đôi, bỏ Trần-bì; hoặc dùng bài Bổ-trung ích khí thang (Khôn/I) gia Phụ tử. Có khát gia Mạch-môn Ngũ-vị. Không nên vội dùng cả Quế, Phụ, e sẽ làm động đến Long-hỏa.
  3. Ngoài da nóng như đốt, không thể để gần tay, tân dịch khô ráo, mình tựa que củi, không có mồ hôi, buồn bực và khát… Đó là do âm khí hư, không đạt được ra ngoài. Nên dùng bài Lục vị thang (Huyền/11), bội Thục-địa, gia Sài-hồ.
  4. Nguyên khí hư ở trong, âm hàn lấn ở ngoài, biểu hiện ra các chứng trạng dương hư, nên dùng bài Cứu dương thang (Nhật/I) gia Ngũ-vị.
  5. Tỳ vị hư tổn, “Thổ” bị hư, nguyên dương không có nơi trú ẩn, “dư nhiệt, sốt cơn” mãi không dứt, nên dùng bài Bổ trung ích khí thang gia Ngũ vị, Phụ tử.
  6. Vì Tỳ, Vị hư, không uổng ồn được, dùng nhiều các loại thuốc hương táo, đến mỗi vỵ dương một mình bốc lên, làm cho Tỳ âm riêng bị tổn, sinh ra các chứng nội nhiệt nung nấu, miệng khô và khát, Vy khẩu cũng bị khô ráo, ăn vào lại ọe ra… Nên dùng bài Tân chế Bồi thổ cố trung thang Hiệu Phỏng 1). Gia Mạch môn, Ngũ-vị, Ngưu-tất.
  7. Chẩn mạch thấy hồng, đại và sác… đo lã chân âm không đầy đủ, “già dương” lấn theo, thận hỏa và can hỏa bốc bừa lên, khiến cho trên nhiệt dưới hàn; biểu hiện ra chứng trạng buồn bực và khát; tuy khát mà không uống được mấy, môi rộp, lưỡi nét, họng đau… Nốn dừng bài Lục-vị gia Nhục-quế, Mạch-môn, Ngưu-tất, Ngũ vị.
  8. Nếu 6 bộ mạch phù, đại vô lực, mạch ở quán thốn bên tả càng tệ hơn. Đó là do Trung khí không đầy đủ, Vinh âm bị kém. Nên dùng bài Dưỡng vinh thang gia Ngũ-vị; bỏ Trần bì.
  9. Nếu mạch ở 2 bộ Xích có lực, hai bộ thốn lại rất yếu, ngoài hiện ra các chứng hư nhiệt, hoặc ỉa chảy, hoặc đầy trướng… Đó là do Nguyên-dương hàm xuống, nên dùng Bổ trung ích khí thang. Nếu khí hư quá gia Phụ-tử, Ngũ vị.
  10. Nếu 6 bộ mạch tế sác, án lâu không có thần, đó là do chân âm, chân dương của tiên thiên đều bị kém sút, nên buổi sáng uống Bát vị hoàn, buổi chiều uống Nhân-sâm dưỡng-vinh thang (Khôn/52) bỏ Trần-bì, hoặc Thập-toàn đại-bổ thang, bỏ Xuyên khung, đổi Sinh địa làm Thục địa.
  11. Hai bộ Xích có lực,hai bộ thốn rất yêu, bên ngoài thấy các chứng hư nhiệt, hoặc ỉa chảy, hoặc trướng đầy, đấy là do nguyên-dương hạ hâm, nên dùng bài Bổ trung ích khí thang, nếu khí hư quá thì gia Phụ tử và Ngũ-vị.
  12. Mạch của phế hồng, đại chứng trạng biểu hiện buồn bực và khát, hơi thở mạnh, có ho… Nên cho uống Thập toàn đại bổ thang, bỏ Xuyên khung, Hoàng-kỳ, gia Mạch-môn, Ngũ-vị.
  13. Sáu bộ mạch đều vô lực, mình nóng, hơi thở ngắn, mỏi mệt, thỉnh thoảng sợ rót, nên dùng Thập toàn đại bổ thang (Khôn/43), bỏ Thục-địa, Bạch-thược. Nếu nhà bệnh nhân không đủ khả năng dùng Sâm, thời vị Hoàng-kỳ dùng nhiều gấp đôi.
  14. Sáu bộ mạch hồng đại có lực. minh nóng nhiêu mặt đò, miệng khát, buồn bực vật và, hoảng hốt., rối loạn… Đó là do chân âm không đầy đủ, hư hỏa bốc lên, không nên nhận lầm là Thương hàn, nhiệt tà thập lý, mã cho uống thuốc phát tán, sẽ chết ngay. Nên dùng Đại tễ Lục-vị thang gia Mạch-môn, Ngũ vị.
  15. Đại nhiệt, phiền khát, bộ phận dưới sợ rét, bộ phận trên phiền nhiệt, khát nhiều, ráo quả… hoặc muốn uống nước, uống vào lại thổ… Nên dùng đại tể Lục-vị, gia Mạch môn, Ngũ-vị, Nhục-quế; nặng hơn nửa thời gia cả Phụ-tử, mà cho uống lạnh.
  16. Nhiệt tà vào vy, làm khô cạn mất tân dịch, không nên dũng liều Cầm, Liên, Tri, Bá… Những thứ đó đều như về loại thủy hữu hình, không thể dập tắt được hỏa vô hình. Chỉ dùng bài Lục vị cắt thành thang lớn, gia Mạch-môn, Ngũ-vị, Ngưu-tất để thấm nhuần cho chân âm ở trong thận, thì không khi nào gây nên chứng “táo thực” và đại tiện rắn nữa.
  17. Chứng âm cực tựa như Dương chứng, lúc lên cơn nóng, muốn nằm vào trong nước bùn với vừa lòng, nhưng miệng dù khô ráo, khát nước mà lại không muốn uống, mạch hồng lại không có lực, nên dùng bài Lục-vị địa-hoàng thang, gia Ngũ-vị, Ngưu tất.
  18. Sáu bộ mạch dẽu tràm, vi không có lực, đó là cái hiện tượng đích xác của chứng dương hư, nên dùng các vị quê, Phụ Sâm, Truật làm chủ yếu trong việc trị liệu.
  19. Chứng âm hư phát sốt, thổ huyết, suyễn, ho vã hết thảy các chứng hư lao bệnh nặng…đều nên dùng bài Toàn chân nhất khí thang, cho nhiều Mạch môn, Ngũ-vị vào gấp.
  20. Về phần vào gấp tỳ âm, thận âm thời nên bổ; về phần tâm hỏa, phế hỏa thì nên nén xuống, Phàm các chứng già nhiệt đều nên dùng bài Toàn chân nhất khí thang để thi hành phương pháp ”bổ hòa ở trong Thủy, tàng Dương ở trong Thổ…”.
  21. Chứng âm hư nhiệt lâu, trung khí thiếu thốn không thiết uống ăn; trên thì nhiệt nhiều, vừa suyễn vừa khát; dưới thì hư hàn và bân lạnh. Nên uống bài Toàn chân nhất khí thang.
  22. Chứng âm hư nóng nhiều, ngoài da như que củi khô, tân dịch kiệt không thể ra mồ hôi được. Nên dùng bài Toàn chân nhất khí thang đề cho thấm nhuần. Đó là một phương pháp giúp ích cho Thủy để phát hãn.
  23. Chúng “lao thương” phát sốt, ho và thổ huyết chứng “như sốt rét mà không phải sốt rét”, biếng ăn mỏi mệt, mạch tại bộ thốn thời hông, bộ Xích thời nhược. Nên dùng bài Dưỡng vinh quy tỳ thang.
  24. Chứng cảm mạo “thời khí”, tựa sốt rét mã không phải sốt rét, với chứng tâm tỳ dương khí không đầy đủ, khí huyết đều bị thương, tự toát mồ hôi và sợ rét đường xương sống và eo lưng đau nhức… Dùng bài Thập toàn bổ chính thang (Khôn/54) gia giảm.
  25. Sáu bộ mạch trầm vi, mình nóng tay chân giá lạnh, phát cuồng, nói sảng, miệng khát, uống nước nhiều, đại tiểu đều bí… Đó là do khí âm tụ ở bên trong, dồn khí dương ra ngoài, nên cho uống bài Cứu âm thang (túc Nhất khí thang). Nếu ỉa chảy mãi không dứt, đồi dùng bài Cứu-dương thang.
  26. Thân thê phát hư nhiệt mà khí huyết chưa đến nỗi quá hư, nên dùng bài Bát-trân thang. Nếu khí hư nhiêu thì phân bài Tứ-quân dùng nhiều gấp đôi; huyết hư nhiều thì phần bài Tứ-vật dùng nhiều gấp đôi. Nếu có động huyết thời bỏ vị Xuyên khung. Hoặc có tạp chứng thời dùng gia giảm mà điều trị.
  27. Mình nóng, mặt đỏ, bóng loáng, hôn mê, nói sảng, tay chân táy máy, 6 bộ mạch hồng, đại bật mạnh lên tay, thần khí muốn thoát, đó chính là chứng âm thất thủ, hư dương bốc lên. Nên uống bài Tân chế Bổ âm liễm dương an thần phương.
  28. Mỏi mệt, phát sốt, hoặc chứng trạng tựa sốt rét. Riêng hư về phần âm. Không nên dùng thuốc thăng đề, cho uống bài Thập toàn đại bổ thang, tùy chứng gia giảm, nếu có động huyết bỏ vị Xuyên khung.
  29. Nếu can hỏa, thận hỏa bốc tràn lên, nóng khát lạ thường, thế khó dẹp xuống được, nên dùng bài Tư thủy nhuận táo phương, gia Quy-giao, làm như mưa rào trút nước để tạm dẹp bỏ khí nóng.
  30. Tỳ phế khí hư, Vinh âm cũng tổn, chứng âm nhiệt sinh ra mồ hôi ướt, sác khô, hơi ngán… Nên cho uống bài Nhân sâm dưỡng vinh thang.
  31. Nghĩ ngợi quá nhiều tỳ hư không cố nhiếp huyết, gây nên chứng phát sốt, mình mỏi, mồ hôi trộm, không ngủ được, trong bụng hồi hộp sợ sệt.. Nên dùng bài Quy tỳ thang. Nếu nhiệt quá, hơi thở ngắn, bỏ Mộc hương, gia Đan bì, Chi tử; lúc rét, lúc nóng, bỏ Mộc hương, gia Sài hồ, Đan bì, Chi tử.
  32. Nóng âm hầm hập, mình như củi khô, đi đái vặt luôn, đại tiện táo kết… Hết thảy các chứng khô ráo, nên dùng bài Tuấn bổ tinh huyết cao, co công hiệu rất lớn.
  33. Mạch bộ quan và bộ thốn bên tả đều suy yếu, nóng âm hầm hập; hoặc quá trưa về chiều phát sốt khó ngủ, lúc ngủ ra mồ hôi trộm, bực dọc rối loạn hoặc vì “thất huyết đến nỗi mắc bệnh, chứng trạng hiện ra khô đét, tiều tụy. Nên dùng bài Tân chế Hậu thiên lục vị thang.
  34. Mạch ở hai bộ quan và thôn bên hữu trầm vi không có lực, mình gầy, sắc xanh, hoặc béo “bệu”, hơi thở ngắn mỏi mệt, ăn uống không biết ngon, rất sợ phong hàn, dễ sinh đầy trướng và ỉa chảy, hoặc tỳ hư không thu liêm được khí dương, sinh ra phát sốt phiền khát… Nên dùng Hậu thiên Bát vị thang.

BỔ SUNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA THƯƠNG HÀN

Thương hàn là một chứng: do khí “độc giữ” của mùa đông và khí hàn quá trái mùa. Con người lỡ không giữ gìn, cảm nhiễm phải khí đó mà phát sinh nhức đầu, đau mình, sốt nóng, sợ rét… gọi là Thương hàn. Các tạp chứng do đó phát sinh cũng đều gọi là Thương hàn. Thương hàn là một nguy chứng. Chữa Thương hàn lại là một môn rất khó, lại co cái dễ. Chỉ có một điều: nếu không thấu triệt bệnh lý và điểm mấu chốt thời mới thật là khó. Nếu biết rõ bệnh lý và điểm mấu chốt, thì khó mà lại dễ. Mấu chốt của nó chỉ là đời xưa với đời nay khác nhau mà thôi.

Ta nên biết: “đời thượng cổ trời đất mới mở mang, khí hóa còn nồng hậu, con người sinh ra thời đó bẩm thụ cứng rắn, thể chất mạnh khỏe, nếu không phải là thứ tà khí mãnh liệt là không thể cảm nhiệm. Do đó không dùng thứ thuốc công phạt mạnh thì không sao đuổi được tà. Tới đời nay, khi hòa đã mỏng dần, thân thể lại “trác táng”, nào là túng dục để làm tổn mất chân nguyên, làm điều dễ hại đến thể chất; nào là nghĩ ngợi làm hại đến “thần”, dâm dục làm hao đến “tinh”… Do đó, “khí, huyết, tinh, thần” đều đă giảm sút, âm, dương, tạng, phủ lại cũng hao mòn… Vì thế nên cảm nhiễm tà khí rất dễ. Mà về phương pháp trị liệu, nếu không bổ mạnh thì không sao đuổi bệnh tà. Kinh nói: “… Tà sở dĩ phạm vào được là do chính hư…”. Cho nên khi lâm sàng phải nghe ngóng, xem xét Khí, Huyết, m, Dương cho kỹ, rồi mới thi hành trị liệu. Trước phải giúp “chính” rồi mới tán “tà” có như thế mới chóng khỏi được. Nếu có chấp phương pháp lần lượt truyền kinh của người xưa, cho uống mãi những thuốc hàn lương, rồi có muốn đúng “ôn” được cũng khó lòng phát triển, cứ dùng mãi các thứ thuốc khắc phạt, rồi muốn dùng thuốc “bổ” cũng kho được thành công. Do tức là giúp ích cho “tà” để làm mất “chính”, sinh mạng do đó mà khôn toàn, thật là đáng tiếc.

Nên biết rằng Chính Thương hàn sở dĩ truyền kinh, chỉ là thừa cái “hư” của con người mà vào. Giờ ta chỉ nên cần phân biệt thế nào là khí hư, huyết hư, hoặc âm hư, dương hư, rồi nhằm vào chứng nào nặng hơn để điều trị.

Phàm người huyết hư thì thân thể gầy còm và đen sạm, da dẻ khô khan, tàn dịch cạn ít, nóng nhiều, không có mồ hôi, vì trong nóng nên âm bị khô đét, buồn bực và khát, mạch thời huyền, khâu, phù, sác, hai bộ xích đều hư nhược. Còn như chứng âm hư tức cũng là huyết hư, mà nặng hơn. Chứng âm hư Thương hàn với chứng nội thương lao quyện đến nỗi làm tổn tỳ âm mà nó có kèm cả ngoại tà, nên dùng bài Bổ âm ích khí thang.

Phàm người khí hư, sắc mặt trắng nhợt, nói năng uể oải, hơi thở yếu, tinh thần mỏi mệt, hay rét, thường tự ra mồ hôi, lúc nào cũng sợ rét, ỉa lỏng, mạch nhu, nhược, trầm, vi, hai bộ thốn đoản, tiểu.

Còn chứng dương hư tức cũng là khí hư mà nặng hơn. Bên trong khí đả hư thời còn đạt ra biểu sao được. Nếu không bổ khí thời làm sao đạt được mục đích giải cơ? Nên dùng bài Bổ khí tán tà thang.

Chứng huyết hư Thương hàn với đàn bà “thai tiền, sản hậu” mà cảm nhiễm phải ngoại tà, nên dùng bài Dưỡng huyết tán tà thang. Nếu bệnh nhân trước có chứng huyết hư âm hư mà lại kèm ngoại tà, cũng chữa bằng bài này.

=> Đọc thêm: Bảo thai thần hiểu toàn thư: các phương thuốc trị bệnh phụ nữ.

DƯỠNG HUYẾT TÁN TÀ THANG

Đương quy

Chích thảo 2 đồng cân.

Bạch thược 5 phân.

Chích thảo 1 đồng cân (nếu người nội nhiệt thì dùng Cam thảo để sống).

Trần bì 3 đồng cân.

Sài hồ 3 đồng cân.

Sinh khương 3 nhát.

Các vị trên hợp làm một thang, sắc uống.

Nếu nhức đầu, gia Xuyên khung, mình đau gia Khương hoạt, nôn ọe gia Bán hạ, sốt nóng và khát gia Cát căn, nhiệt vào tử cung gia Sinh địa và Hoàng căm.

Chứng khí hư Thương hàn với đàn ông sau khi khỏi bệnh bị làm lụng khó nhọc mà kiêm có ngoại tà, nên dùng bài Bổ trung tán tà thang. Nếu trước kia có chứng khí hư, dương hư và kiêm cả ngoại tà, cũng chữa bằng bài này.

Bổ KHÍ TÁN TÀ THANG

Nhân sâm 3 hoặc 5 đồng cân.

Đương quy 5 đồng cân (nếu đi tả thì thay dùng Bạch thược).

Tran bì 1 đồng cân.

Chích thảo 1 đồng cân.

Sài hồ 2 hoặc 3 đồng cân.

Sinh khương 3 nhát.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

Nếu khi mới cảm, bị đau đầu đau mình, gia Xuyên khung, Phòng phong, hàn nhiêu gia Quế chi, nhiệt nhiêu gia Hoàng cầm, ho nhiều gia Cát cánh, Hạnh nhân, khát gia Mạch môn, Thiên hoa phấn, mồ hôi nhiêu gia Bạch truật, Hoàng kỳ, trong bụng nóng gia Quế chi, Trúc nhự.

Nếu khí huyết đều hư hàn và mắc chứng sốt rét lâu ngày không khỏi, nên dùng bài Song bổ tán tà thang (tức là bài Ngũ sãi hồ ấm, thuộc táo trận, trong Cảnh nhạc tân phương).

SONG BỔ TÁN TÀ THANG

Sài hồ 2 hoặc 3 đồng cân.

Đương quy 2 đồng cân.

Bạch truật 2 đồng cân.

Bạch thược 1 đồng 5 phân.

Chích thảo 1 đồng cân.

Các vị trên làm một thang, sắc uống nóng, cách xa bữa ăn.

Chứng dương hư Thương hàn với chứng nội thương lao quyện đến nỗi hại lây tới vỵ khí, mà kiêm có ngoại cảm nữa, nên dùng bài Bổ trung ích khí thang, rồi gia thêm những vị thích ứng với chúng.

Những người âm Dương đều hư và người già yếu mà bị Thương hàn, nên dùng bài Thập toàn bổ chính thang, gia Sài hò, Sinh khương để giải tán ngoại tà… Đó là một phương pháp chữa đúng thời cơ, tùy chứng hậu mà phân biệt hư thực để thi hành trị liệu cho đúng với âm dương.

Lại có người chân âm chân dương hư mà bị Thương hàn, càng phải thể nhận cho kỹ mới khỏi sai lầm.

Người chân âm hư hàn mà bị Thương hàn, đó là do Chân âm không đầy đủ, hoặc những người phòng lao quá độ, bỗng cảm phải hàn tã, hoặc phát sốt, hoặc đau mình đau đầu vã mặt đỏ, lưỡi rộp, miệng tuy khát mà không muốn uống nước lạnh, mình dù nóng mà vẫn muốn mặc áo… Đó đều là những chứng giả nhiệt, nên kíp dùng bài Trợ âm tán tà thang (tức là bài Lý âm tiễn gia Phụ tử, gọi là Phụ tử lý âm thang, lại gia Nhân sâm gọi là Lục vị hồi dương thang).

TRỢ ÂM TÁN TÀ PHƯƠNG

Thục địa 5 đồng cân.

Đương quy 3 đồng cân.

Chích thảo 2 đồng cân.

Can khương 2 đồng cân.

Nhục quế 2, 3 đồng cân.

Các vị làm một thang sắc, uống, đê ôn bổ dương phận thời tà sẽ tự lui.

Chân dương hư hàn mà bị Thương hàn là do người nguyên dương hư yếu, và vốn bẩm thụ suy kém, bỗng bị cảm nhiễm phải khí âm hàn “thời dịch” dấu sót nóng nhiều mà luôn luôn sợ rét, dù ở mùa hạ cũng muốn mặc áo đắp mền, hoặc có kèm cả các chứng nôn ọe, ỉa chảy, hoặc tay chân quyết lãnh… Dó chính là hư hàn tới cực độ, nên kíp dùng Phù dương tán tà thang (tức là Ôn trung ẩm).

PHÙ DƯƠNG TÁN TÀ THANG

Thục địa 5 đồng cân.

Đương quy 3 đồng cân (nếu đi tháo thay Hoài sơn).

Ma hoàng 3 đồng cân.

Bạch truật 5 đồng cân.

Chích thảo 1 đồng cân.

Nhân sâm 2 đồng cân.

Nhục quế 2 đồng cân.

Sài hồ 4 đồng cân

Sinh khương 3 nhát.

Càn khương 2 đồng cân.

Sắc sô kỹ, gạt bò bọt, sẽ uống.

Chủ yếu bài này là ôn bổ dương phận mà tà tự lui.

Hai bài trẽn, một bài bổ âm phận, một bài bổ dương phân, mà dùng ôn dược thì như một. Bởi chù yêu là đều chữa hư chứng của Thương hàn. Do đó mà xem Thương hàn thuộc loại hư có đến 70 – 80%. Cho nôn bàn kỹ ở trên; còn Thương hàn thuộc về “thực” chỉ có khoảng 10 – 20%. Vậy cũng không thể cố chấp cái thuyết “khí hòa ngày một mỏng dần” mà bỏ lờ qua những người thuộc loại bệnh thực. Nên sau đây cũng nói rõ thêm một phăn thuộc về chứng thực:

Phàm người bấm thụ mạnh khỏe, khí huyết hòa bình không bị nhọc mệt và nghĩ ngợi, mà cảm nhiễm phải hãn tà, đau đầu, đau mình, sốt nóng, sợ rét… Biểu chứng hoàn toàn phát hiện, lại gặt đúng mùa Đông, hàn khí thắng, nên dũng bài Ma quế thang.

MA QUẾ THANG

Quan quế 3 đồng cân.

Đương quy 2 đồng cân.

Chích thảo 2 đồng cân.

Trần bì 1 đồng cân.

Ma hoàng 2, 3 đồng cân.

Sinh khương 3 nhát.

Đến như 3 mùa kia và các chứng thấp nhiệt phát sinh tại các mùa, nên dũng bài chính Phòng phong ấm, hoặc Cửu vị Khương hoạt thang, Nhân sâm bại độc tán… Tùy chứng hậu mà lựa chọn, nhân cái lúc “khách tà” (1) mới phạm, kíp nên giải tán, đừng để nó đi sâu vào trong phạm tới Chính khí. Trị liệu được đúng mức như vậy, thời biểu tà giải tán mà mà Trung khí van được điều hòa, không còn lo ngại gì nữa.

CHÍNH PHÒNG PHONG ẨM

Phòng phong.

Độc hoạt.

Khương hoạt.

Xuyên khung.

4 vị bằng nhau, sắc, uống hơi nóng

CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG

Khương hoạt.

Cam thảo.

Thương truật.

Hoàng cầm.

Phòng phong.

Xuyên khung.

Bạch chỉ.

Sinh địa.

NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN

Nhân sâm.

Chỉ xác.

Quan quế.

Cam thảo.

Độc hoạt.

Khương hoạt.

Phục linh.

Tiền hồ.

Cam khương.

Xuyên khung.

Sài hồ.

Sinh khương.

Các phương pháp điều trị trên, cần phải biết tà khí sâu hay nông, chính khí hư hay thực… Tà khí có sâu nông, nên phương pháp phát tán tất phải khác, chính khí có hư thực nên phương pháp công bổ cũng không đều: hư có hư nhiều và ít, bổ có bổ mạnh và vừa.

Chữa Thương hàn chẳng qua chỉ có 3 phương pháp phát biểu khác nhau:

  • Bệnh nhân chính khí thực, tà còn ở nông, xua đuổi nó ngay từ nơi rào dạo, giải tán ngay từ ngoài da lông.
  • Đến lúc chính khí hơi hư, tà dần vào sâu, đòn bỏ nó tại nơi ngưỡng cửa, đuổi bỏ nó ở nơi gân thịt.
  • Khi chính khí đã hư nhiều, tà vào thật sâu, dồn bỏ nó tại nơi buồng the, đuổi bỏ nó ở nơi tạng phủ.

Các bài thuốc kê trên như Ma Quế thang, Chính Phòng phong ẩm, Bại độc thang, Khương hoạt thang v.v… đều là những tán tễ dồn bỏ ngoại tà ở nơi cơ biểu, các bài Bổ trung ích khí thang, Bổ khí tán tà thang, Bổ âm ích khí thang v.v…đều là những bài tán tà tại kinh lạc và nghĩ đến cả chính khí; còn như những bài Trợ âm tán tà thang, Phù dương tán tà thang, Thập toàn bổ chính thang v.v… đều là những tán tễ, có tác dụng xây dựng trung khí và dồn bỏ tà ở trong tạng phủ. Cái chủ yếu về chữa chứng Thương Hàn, không ra ngoài phạm vi trên đo. Học giả theo đúng phương pháp để cứu chữa cho bệnh nhân, không còn e ngại gì nữa.

Lại có chứng hư giống như Thương hàn (loại thương hàn) hoàn toàn do nội thương, tự nhiên phát sốt, chỉ không có chứng đau mình và sợ rét, gặp chứng này không nên nhận lầm là biểu tà mà dùng thuốc phát tán. Cho đến chứng thương hàn bị đã lâu, hiện ra hư tượng… Đừng cho là tà khí chưa hết mà dùng thuốc công trục liều, khiến cho đã hư lại càng hư thêm, chết dễ như bỡn. Hai chứng trên đây đều thuộc về loại hư, nên nhận định phương hướng mà điều trị. Còn như do huyết hư mà phát nhiệt và sốt cơn, nên dùng bài dưới.

BỔ HUYẾT THANH CỐ THANG

Sinh địa 2 đồng cân (hoặc đổi làm Thục địa).

Bạch thược 2 đồng cân.

Xuyên khung 1 đồng cân.

Mẫu đơn 1 đồng 5 phân.

Đan bì 1 đồng 5 phân.

Mấy vị trên hợp làm 1 thang, sắc uống.

Nếu nóng bụng gia Chi tử, không có mồ hôi gia Sài hồ, Bạc hà, mồ hôi ra nhiều, gia Tang diệp, trong bụng buồn bực không yên, gia Táo nhân, Viễn chí, huyết hư mà trong hàn, nhiệt bốc ra ngoài, đổi Thục địa làm Sinh địa, gia Hoác khương 2 đồng cân.

Nếu khí hư sốt cơn, nên dùng bài bổ khí thanh cố thang.

BỔ KHÍ THANH CỐ THANG

Tức là bài Tứ quân gia Sa nhân, Mạch môn sắc uống.

Nếu khí huyết đều hư, hợp với bài Bổ huyết phương, tùy chứng hậu mà gia giảm.

m hư tức là huyết hư, đều do lao quyện nội thương làm tổn đến khí âm của tỳ thận mà phát sốt, nên dùng bài:

BỔ M THOÁI LAO THANG

Thục địa 2 đồng cân.

Chích thảo 5 phân.

Nhân sâm 1 đồng rưỡi.

Trần bì 8 phân.

Đương quy 5 phân.

Mạch môn 1 đồng cân.

Sơn dược 5 phân.

Ngũ vị 3 phân.

Mấy vị trên làm một thang sắc uống.

Dương hư tức là khi hư. Đều do nội thương lao quyện làm tổn đến dương khí của phế thận mà phát sốt. Nên dùng bài:

BỔ DƯƠNG THOÁI LAO THANG

Hoàng kỳ 3 đồng cân.

Bạch truật 3 đồng cân.

Chích thảo 5 phân.

Nhân sâm 2 đồng cân.

Qui thân 1 đồng 5 phân.

Trần bì 8 đồng cân.

Mạch môn 1 đồng cân.

Ngũ vị 4 phân.

Bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống

Nếu lao nhiệt nhiều, thêm Phụ tử 5 phân.

Lại như nhọc lòng nghĩ ngợi, tổn thương đến thần khí, sợ hãi phiền muộn và phát sốt, hư tại khí phận thời nên bổ khí dùng Quy tỳ thang (Khôn…) hư tại huyết phận, nên dùng bài:

ÍCH VINH BỔ T M THANG

Thục địa 2 đồng cân.

Qui thân 1 đồng cân.

Tảo nhân 1 đồng cân.

Bạch thược 1 đồng 5 phân.

Phục thần 1 đồng 5 phân.

Viễn chi 5 phân.

Nhân sâm 5 đồng cân.

Mạch môn 4 đồng cân.

Ngũ vị 15 hạt.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang sắc uống.

Nếu cả tâm, tỳ đều hư, 2 bài hợp lại mà dùng, tùy chứng gia giảm.

Lại như những người nhọc lòng lo nghĩ đến nỗi khí huyết hư tổn, mất cả sự “thâu nhiếp” mà sinh ra phát sốt, nên dùng Nhân sâm dưỡng vinh thang hoặc Thập toàn bổ chính thang. Các chứng đã kể trên nên phân tích rành mạch để điều trị, sẽ được công hiệu hoàn toàn.

Ngoài ra lại còn có 2 chứng trúng chân ảm và chứng trúng chân dương. Y giả rất dễ lầm, hại người không nhỏ. Trong Thương hàn có khá nhiều 2 chứng đó, mà ở bệnh nhiệt lại càng không ít. Ai là người đã cầm sinh mạng bệnh nhân ở trong tay, cần phải nhận xét cho tinh.

Phàm người “âm ở trong âm” hư, phần nhiều do Chân âm vơi cạn. Thận thủy kém sút, không phát huy được cái công năng chế hỏa, gây nên chứng phát sốt, nhức đầu, mặt đỏ, vật vã khó chịu, miệng khát, tân dịch khô khan, môi se, lưỡi ướt, ho và nhổ ra đờm, đại tiểu bí và rít. Mạch phàn nhiêu phù sác, bộ xích bén tả vô lực, hư nhược và tế, sác… Nếu cho là Thương hàn mà dùng thuốc “khắc, phạt”, hàn tán nhiều quá, đến nỗi Chân âm hao mòn, “cô dương” bốc lên, khiến cho nóng sốt mãi không lui buồn bực, khát nước, hoặc tâm thần rối loạn, nói sảng không yên đều không yên đều thuộc về chứng hậu âm hư, phải kíp dùng phương pháp “cứu âm tiếp dương để bổ thủy chế Hỏa. Tức là theo đúng đường lối “Tư âm đê thoái Dương”.

CỬU M TIẾP DƯƠNG THANG

Thục địa 5 đồng 8 phân.

Đương quy 2 đồng cân.

Nhân sâm 1 lạng.

Khương thán 3 đồng cân.

Phụ tử 1, 2 đồng cân.

Ngưu tất 2 đồng cân.

Phục linh 1 đồng 5 phân.

Ngũ vị 5 phân.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

Nếu tiết vị hợp làm một thang, sắc uống.

Nếu tiết tả, bỏ quy, Ngưu tất, gia Bạch truật, 3 đồng cân. Chích thảo 1 đồng cân.

Hư hãn quá, gia Nhục Quế 1 đồng cân.

Rùng mình, thịt mấp máy, gia Hoàng kỳ 3 đồng cân. Mồ hôi nhiều cũng gia như vậy.

Lại có chứng chân âm chân dương đều hư, chứng hậu cũng biểu hiện như trước, mạch thì huyền sác, mà 2 bộ xích thời nhược. Dô là âm dương đã hư đến cực độ, nên kíp dùng Toàn chân nhất khí thang để điều trị.

THƯƠNG HÀN HẠ LỴ VÀ PHÉP CHỮA

Phàm các tạp chứng mà hạ lỵ (đi tháo> phàn nhiêu phát sinh bài hàn. Duy có chứng Thương hàn mà hạ ly thời vừa có hàn lại có cả nhiệt. Bởi hàn tá vảo lý, cũng có chứng hạ lỵ, nhưng hàn lỵ nhiều hơn, còn nhiệt lỵ thời rất ít. Điểm này cần phải phân biệt cho rõ rệt.

Phàm Thương hàn hạ ly mà do nhiệt tà gây nên, tất phải có chứng vật vã khó chịu, đại nhiệt, ưa uống nước lạnh, mạch tất phải hồng, hoạt, cường, thịnh, sác, thực… Biểu và lý dẽu nhiệt, nên cho uống bài Sài Câm tiễn, nếu nội nhiệt nhiều, cho uống Thanh lưu ẩm.

SÀI CẦM TIỄN

Sài hồ 2, 3 đồng cân.

Chi tử 2 đồng cân.

Mộc thông 2 đồng cân.

Hoàng cầm 2 đồng cân.

Trạch tả 2 đồng cân.

Chỉ xác 1 đồng 5 phân.

Bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống.

THANH LƯU ẨM

Sinh địa 1 đồng cân.

Phục linh 1 đồng cân.

Bạch thược 1 đồng cân.

Trạch tả 1 đồng cân.

Đương quy 1 đồng cân.

Cam thảo 1 đồng cân.

Hoàng liên 1 đồng 5 phân.

Hoàng cầm 1 đồng 5 phân.

Chỉ xác 1 đồng cân

Bấy nhiêu vị làm một thang sắc uống.

Đến như chứng tay chân quyết lạnh, sợ rét, đau bụng, mạch trầm, vi, tế… ỉa ra “thanh cốc” đều do âm hư quá. Mạch tuy Sác mà vô lực, mình tuy nóng mà không sợ lạnh, miệng tuy khát mà không muốn uống nước lạnh. Như vậy là trong vốn không có nhiệt mà thuộc hư hàn. Nếu bệnh thế nhẹ thời dùng Lý trung tang hoặc Ôn vỵ ẩm, bệnh thế nặng thời nên dùng Vỵ quan tiễn hoặc Bát vị hoàn đổi làm thang gia Thăng ma. Nếu lại có cả sốt rét và nóng, gia Sài hồ 3 đồng cân để giải biểu tà.

THƯƠNG HÀN KẾT HUNG VÀ PHÉP CHỮA

Phàm chứng Thương hàn kết hung, tất phải có các chứng trạng: bụng đầy trướng, rắn, và đau, ấn tay vào đau không chịu được, mà lại thêm có chứng vật vã khó chịu… Do là tình trạng vỵ khí sáp tuyệt. Sách nói: “Có vỵ khí thời sống, không có vỵ khí thời chết…” lại nói “Tân dịch kiệt thời chết”.

Chứng này rất khó chữa. Tuy vây, tân dịch dù hết 5 tạng dù tuyệt, cũng chỉ đều do kết hung mà gây nên. Vậy cần phải dùng phép “công” nếu tân dịch sinh ra được sẽ hy vọng cổ thể cứu vãn. Lấy bài Hóa kết thang làm chủ chữa bệnh này.

HÓA KẾT THANG

Thiên hoa 5 đồng cân.

Chỉ xác 5 đồng cân.

Mạch nha 3 đồng cân.

Thiên môn 3 đồng cân.

Thần khúc 3 đồng cân.

Ngũ vị 3 đồng cân.

Tang bạch bì 3 đồng cân.

Các vị hợp làm một thang, sắc uống.

THƯƠNG HÀN TẠNG KẾT VÀ PHÉP CHỮA

Thương hàn có chứng kết ở tạng, phủ, bụng dưới và hai bên cạnh rốn, đều bị đau rút, có khi đau lên cả đường gân ở hai bên sườn. Nếu chứng nặng, ở bụng nổi lên gân xanh sẽ chết. Đó là âm tà kết tại âm phận. Nhưng không có biểu chứng thời không nên chữa biểu, chỉ chú ý vào “công lý” mới là đúng phép. Dùng bài tán kết cứu âm thang, chuyên bổ cái hư của âm phận ghé thêm một chút vị có tác dụng “trục hàn” thời âm tà sẽ tan, mà chứng tạng kết tụy nguy, cũng có thể khỏi được.

TÁN KẾT CỨU TẠNG THANG

Nhân sâm 1 lạng.

Đương quy 1 lạng.

Cam thảo 1 lạng.

Phụ tử 1 lạng.

Bạch truật 1 đồng cân.

Nhục quế 5 phân.

Bấy nhiêu vị làm một thang sắc uống hơi nóng và xa bữa ăn.

Ý nghĩa bài thuốc: Bài này dùng Bạch truật đê thông lợi khí ở đường xương sống và co lưng. Nhân sâm để cứu cái khí Nguyên dương sáp tuyệt. Đương quy để điều trị huyết ở khắp mình, huyết đã hoạt thời khí ở eo lưng và rốn sẽ thông lợi, Cam thảo hòa trong để dẹp đau, Nhục quế, Phụ tử để tán hàn, khu tà. Trong ngực đã ấm, thời các chứng kết sẽ tan, nhất định công hiệu rất chóng.

THƯƠNG HÀN PHÁT CUỒNG VÀ PHÉP CHỮA

Bị thương hàn mà phát cuồng là do nhiệt tà quá nặng, sinh ra các trạng thái: trèo lên cao để hát, bỏ áo mà chạy, chửi bới bậy bạ không kể lạ quen, khát nhiều, uống lắm, mạch có lực… Đó là nhiệt tà phạm vào tâm phế, nên mới đến nỗi hỗn loạn như vậy. Chứng này thuộc về thực nhiệt, nên dùng bài Khư nhiệt định cuồng thang. Tuy vậy, trong thực lại có hư, trong hư lại có thực, điểm này phải nhận định cho thật chính xác, mới khỏi phạm cái lỗi “hư hư, thực thực”.

KHƯ NHIỆT ĐỊNH CUỒNG THANG

Thạch cao 2 lạng.

Huyền sâm 2 lạng.

Phục thần 1 lạng.

Tri mẫu 3 đồng cân.

Sa sâm 3 đồng cân.

Mạch môn 2 lạng.

Xa tiền 5 lạng.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

THƯƠNG HÀN PHÁT BAN VÀ PHÉP CHỮA

Thương hàn phát ban, nhất định phải mọc nhiều như sởi, nổi lên rất đãy; có khi mọc khắp cả mình; hoặc có khí chi mọc một đám ở dưới chớn thủy… đều do nhiệt độc không giải được mà gây nên. Cho uống bài Thanh nhiệt hóa ban thang.

THANH NHIỆT HÓA BAN THANG

Huyền sâm 2 lạng.

Đương quy 1 lạng.

Thiên ma 5 đồng cân.

Thăng ma 3 đồng cân.

Kinh giới 3 đồng cân.

Hoàng liên 3 đồng cân.

Phục thần 3 đồng cân.

Cam thảo 1 lạng.

THƯƠNG HÀN PHÁT PHIÊN VÀ PHÉP CHỮA

Chứng thương hàn sở dĩ phát phiền, là do bị nhiệt lâu ngày làm thương đến âm. Àm bị kém sút quá, hư hỏa.do đo mà bốc lên, nên mới sưng đau ổ tai, quai hàm và cổ. Nội kinh nói: Vinh khí không hóa được, ứ lại ở trong thớ thịt, mặt tai hoặc cổ… sẽ sinh ra sưng đau, ngang dọc chừng một tác… đều thuộc về thận”. Nên chữa bằng bài Tư âm hóa độc thang.

TƯ M HÓA ĐỘC THANG

Mạch môn.

Thục địa.

Bối mẫu.

Bạch thược.

Cam thảo.

Cát cánh.

Sài hồ.

Liên kiều.

Thanh bì.

Bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống.

THƯƠNG HÀN PHÁT THŨNG VÀ PHÉP CHỮA

Chứng thương hàn mà phát thũng, phần nhiều do lức phát nhiệt uống nước quá nhiều, nước bị ứ đọng; hoặc khi bị chứng sốt cơn chưa thật khỏi, lại bị độc về uống àn, ứ trệ không tiêu, đến nói kết tụ lại ở khoảng rốn, dần dần biến thành phù thũng. Sách nói: “Thũng thuộc về chứng thực, gây nên bởi chất nước. Chữa chứng đó, vừa tiêu tích vừa lợi thủy. Tích tiêu, thủy lợi thi chứng thủy sẽ khỏi”. Nên cho uống bài Sài linh bình vị ẩm. Hàn nhiều gia Nhục quế, nhiệt nhiều gia Hoàng cằm. Hoặc vì tỳ vỵ đều hư, uống ăn kém sút, nên cho uống Lục quân thang gia Thần khúc, Sa nhân v.v… Nếu sau khi khỏi, dương khí hãm xuống dưới, hai chân hơi thũng, nên dùng bài Bổ trung ích khí thang (Khôn 1) gia Bán hạ, Phục linh; nếu âm dương suy tổn, tỳ vỵ quá hư, đến nỗi eo lưng và bàn chân sưng đau, đại tiện lỏng, tiểu tiện bí, nên dũng Kim quỹ thận khí hoàn đổi làm thuốc thang, sắc uống.

SÀI LINH BÌNH VỴ ẨM

Thương truật.

Hậu phác.

Trần bì.

Bạch truật.

Phục linh.

Trư linh.

Sài hồ.

Thần khúc.

Sơn tra.

Mạch nha.

Nhân sâm.

Bán hạ.

Cam thảo

(Riêng ba vị đầu đều dùng gấp đôi).

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

VỀ CHỨNG HÀN NHIỆT

Bệnh sở dĩ có hàn hay nhiệt, là do âm dương bên hơn bên kém. Sách nói: “Dương thắng thời nhiệt âm thắng thời hàn”. Dương thắng tức là do âm suy, cho nên lại nói: “phát sốt sợ lạnh là phát sinh bởi dương, không phát sốt sợ lạnh là phát sinh bởi âm…”. Lại nói “Nhiệt thời hại khí, hàn thời hại huyết…”.

Phàm chứng hàn nhiệt phát sinh ở bên ngoài là do ngoại cảm phong tà; hàn nhiệt phát sinh từ bên trong là do tạng khí bị thương. Do nguyên nhân của chứng hàn nhiệt không giống nhau. Do đo, biểu lý, hư, thực cần phải xét cho kỹ. Tuy nói rằng “Dương chứng phần nhiều nhiệt âm chứng phần nhiều hàn…”. Nhưng lại có khi nhiệt quá mà sinh ra chứng hàn, hoặc vì hàn quá mà sinh ra chứng nhiệt… Trong đó có sự Chân với Giả khác nhau, cần phải xét kỹ. Lại nói “Tà khí do từ bên ngoài cảm nhiễm, phần nhiều là hữu dư; bệnh chứng từ bên trong phát sinh, phần nhiều là bất túc…”. Nhưng, những chứng dương thịnh thường sinh ra ngoại nhiệt, những chứng dương thịnh thường sinh ra ngoại hàn; những chứng âm thịnh thường sinh ra nội nhiệt, những chứng âm hư thường sinh ra nội hàn. Trong đó có hư, thực rất khác nhau, lại càng phải thận trọng.

Những chứng vừa kể trên đó, đã có chứng hậu để cho nhận xét, lại có luồng mạch để cho tìm tòi. Người làm thuốc cần phải do cả hai phương diện để nhận xét cho kỹ mới khỏi nhầm.

CHỨNG HÀN NHIỆT VÃNG LAI VÀ CÁCH CHỮA

Chứng “Hàn nhiệt vãng lai” có hai nguyên nhân: một là do chứng ngoại cảm không được mà gây nên; hai là do âm thịnh đương hư mã gây nên. Một đàng lã biểu chứng, một đàng là lý chứng. Cần phải nhận xét cho rõ thời điều trị mới khỏi nhầm. Về phương diện khác nữa là hàn đã ẩn nấp ở trong Kình lạc phát sinh chứng lúc rét lúc nóng như sốt rét mà không phải sốt rét.

Gặp trường hợp đó nên phân tích tà tụ khí phận hay huyết phận để điều trị. Nếu huyết phận hư, mà thể chất vốn không yếu quá, nên dùng Dưỡng vinh tán tà thang. Nếu hỏa thịnh huyết ráo mà nóng lạnh mãi không dứt, nên dùng bài trên gia Hoàng cầm Sinh địa, Hoặc vì nhọc mệt, hoặc vì thể chất vốn yếu mà tà không quét sạch được, nên dùng Bổ khí tán tà thang, hoặc Bổ Trung ích khí thang. Hàn nhiều gia Khương, quế.

Nếu dương tà hâm vào âm phận, kiêm có nội nhiệt, âm tà không giải, nên dùng Bổ âm ích khí thang.

Nếu ốm lâu nguyên khí quá hư, mà phát sinh chứng nóng lạnh mãi không dứt, chỉ nên chuyên bổ nguyên khí, không cần phải dùng vị giải tán. Cho uống Thập toàn đại bổ thang (Khôn 43); hoặc Nhân sâm dưỡng vinh thang (Khôn 52).

Thuộc về chứng âm hư dương tháng, hoặc âm dương đều hư, mà phát sinh chứng hàn hàn nhiệt vãng lai… Các chứng âm dương bất túc, đó đều thuộc vẽ chứng hư. Nếu âm hư dương thịnh, mà phát sinh hàn nhiệt vãng lai… hoặc nóng lạnh không dứt, nên cho uống Bổ âm trấn dương thang (Huyền 11) gia Địa cốt bì. Nếu là dương hư, “miệng nôn trôn tháo…” đồng thời sốt nóng và đêm phiền (cứ buồn bực về đêm) nên dùng bài Cứu dương chấn âm thang (Huyền 1). Còn như đàn bà hay có chứng uất, giận mà phát sinh chứng hàn nhiệt mãi không dứt, nên dùng bài Gia vị tiêu dao tán.

GIA VỊ TIÊU DAO TÁN

Đương quy 1 đồng cân.

Bạch thược 1 đồng cân.

Phục linh 1 -.

Sài hồ 1 -.

Bạch truật 1 -.

Chích thảo 1 -.

Chi tử 1 -.

Trần bì 1 -.

Bào khương 1 -.

Đơn bì 1 -.

Bạc hà 1 -.

Bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống.

Trẻ em tỳ vị bị thương, âm hư hỏa bốc mà sốt nóng, đêm phiền, nên dùng Lục thần tán (Khôn/20), hoặc ôn vỵ ẩn (Nhật/80). Hoặc kiên âm phận không đầy đủ, nên uống những bài như Trợ âm thang v.v…

CHỨNG HÀN NHIỆT CH N GIẢ VÀ PHÉP CHỮA

Chứng hàn nhiệt mà có Chán với Giả. Điểm này cần phải nhận rõ.

Chân nhiệt tức là 1 chứng người xưa gọi là “truyền kinh nhiệt chứng”. Chứng trạng nhiệt nhiều, khát nhiều, miệng rộp, lưỡi nứt, trướng đầy, rồ dại, nói lẫn… Mạch tất phải hoạt, thực và có lực Nhẹ thời cho uổng Tam hoàng Thạch cao thang.

Chăn hàn tức là một chứng: người xưa gọi là “truyền kính trực trúng” Chứng trạng: Quyết lãnh, thổ, đi tháo, không khát, mỏi mệt, nằm co. sắc mặt xanh xao, rầu rĩ… mạch thời trì, nhược và võ thần. Nhẹ thời cho uống Lý Trung thang; nặng thời cho uống Phụ tử lý trung thang.

  • Giả nhiệt là một chứng “Thủy tựa hỏa”. Phàm mắc bệnh thương hàn hoặc tạp bệnh… Nếu bệnh nhằn vốn thuộc hư hàn, lại ngẫu nhiên cảm nhiễm phải hàn tà; hoặc làm lụng quá sức, hoặc tửu sắc quá độ, hoặc phát sinh bởi thất tình, đều không phải là hỏa chứng; hoặc do uống nhiều thuốc hàn lương mà gây nên.
  • Chứng chân nhiệt vốn có phát sốt mà giá nhiệt cũng có phát sốt; chứng trạng cũng giống nhau; mặt đỏ, vật vã khó chịu, đại tiện không thông, tiểu tiện đỏ và ít; hoặc hơi ngấn mà thở gấp, cuống họng sưng đau, mạch, khẩn, sác y.v… nông nổi thấy vậy nhận ngay là thực nhiệt, cho uống hàn lương, uống khỏi họng sẽ chết… Nên biết rằng: người mình dù phát sốt mà bên trong thời hàn làm cản trở khí dương; hoặc hư dương không thu liễm được, phần nhiều phát sinh các chứng hậu như trên. Nhưng phải nhận kỹ: thuộc về nội chứng miệng tuy khát mà không uống được mấy nước, hoặc không ưa uống nước lạnh (vì là giả nhiệt); hoặc đại tiện không rắn, hoặc trước rắn sau lỏng, hoặc tiểu tiện đi luôn và trong: “hoặc âm khô vàng đỏ”, hoặc hơi ngán biếng nói, màu da sạm, tinh thần mỏi mệt; hoặc chồm lên ngã xuống như người cuồng, có người quát mắng thì thôi ngay, so với người trèo lên cao để hát, cởi áo để chạy… thời khác hẳn… Vì đó chỉ là “hư cuồng”. Mạch của chứng này tất phải trầm, tế, trì, nhược hoặc phù, đại, khẩn, sác và vô lực, vô thần… Kíp cho uống Bát vị hồi dương thang (tức Bác vị đổi làm thuốc thang), gia gấp đôi Phụ Tử để trấn bổ chân dương, dẫn hỏa về nguồn, khiến cho dương khí hồi phục dần, thời chứng nhiệt tự lui mà bệnh sẽ khỏi. Tức là theo cái nghĩa “hỏa tự táo” (hỏa theo về với khí ráo) đó.
  • Giả hàn là một chứng “hỏa cực tựa thủy” (hòa tới quá mức, hiện ra chứng trạng giống chứng trạng của Thủy). Phàm người bị Thương hàn, chịu đựng nhiệt độc, bỏ lỡ không hãn và hạ, đến nỗi dương khí găng quá, uất át ẩn nấp ở bên trong. Do là do nhiệt tà vào lý, cho nên phát sinh chứng mình nóng, quyết lãnh, thần khí hôn trầm hoặc có lúc hiện ra trạng thái sự rét như âm chứng.
  • Chứng Chân hàn vốn sợ rét, mà chứng Già hằn cũng sợ rét. Đó là do “Nhiệt sâu quyết cũng sâu”, “nhiệt quá mức sẽ trở lại hóa thành hàn”… Dại để chứng này (nói về chứng thực nhiệt) tất tiếng nói to, hơi thở mạnh, sức vóc khỏe, hoặc môi rộp, lười đen, miệng khát, uống nước lạnh, uống nhiều không biết chán, đại tiện bí kết, tiểu tiện đỏ và rít… Hoặc vì uống nước quá nhiều, đến nỗi đi đại tiện ra toàn nước trong, nhưng trong nước thấy có lẫn phân rắn, trung tiện thối khắm mạch tất tràm hoạt có lực… Nên cho uống Đại sài hồ thang đề hạ cho giải bỏ nhiệt tà; nếu đại tiện không rắn, cho uống Bạch hổ thang, để giúp âm và thanh hỏa, khiến cho nhiệt ở bên trong hết thời hàn ở bên ngoài sẽ khỏi. Tức là theo cái nghĩa “Thủy lưu thấp” (Nước chảy về nơi ẩm ướt) đó.

CÁC CHỨNG BỆNH TRẺ EM VÀ PHÉP CHỮA

  • Trẻ em nóng quá, nóng nhiều, nóng lâu, thân thể khô đét, răng lợi xám đen, môi lưỡi nẻ nứt, tai điếc, mắt mờ, mình đau; không mồ hôi, nói lẫn, vật vã khó chịu; mạch trầm, vi, muốn thoát, nên dũng Tráng thủy ích hỏa phương.
  • Trẻ em cảm mạo phát sốt mình khô, không có mồ hôi; hoặc nôn thổ, khó chịu và khát; hoặc hơi thở ngắn như suyễn mà không phải suyễn; hoặc hư quá, như chứng kính mà không phải chứng kính, nên cho uống Nhất khí thang.
  • Trẻ em ăn quá nhiều thứ nhiệt độc, mình phát sốt quá, da thịt khô ráo, hoặc khát, hoặc ọe, hiện ra chứng tỳ âm hư… Nên dùng Bồi thổ cố trung phương. Khát gia Mạch môn, Ngũ vị; hư trướng gia Dại phụ-, nếu khát mãi không khỏi, gia Ô mai.
  • Trẻ em sốt nóng quá, phiền, khát, mọc ban, mọc chẩn, nên cho uống Nhất khí thang, bỏ Sâm, dùng Thục nhiều gấp đôi.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA CHỨNG HƯ

(Cộng 8 bài. Còn các bài khác đầu ở trong Hiệu Phỏng Tâm đắc).

BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG

Hoàng kỳ (tẩm mật sao khô) 1 đồng 5 cân phân.

Nhân sâm (tẩm nước gừng sao) 1 “”.

Bạch truật (tẩm Hoàng thổ sao) 5 phân.

Trần bì (cạo bỏ xơ tráng; rửa sạch sao ) 5 phân.

Chích thảo (bọc giấy tẩm nước nước) 1 đồng cân.

Đương quy (tẩm rượu sao) 5 phân.

Thăng ma 3 -.

Sài hồ 3 phân.

Sinh khương 3 nhát.

Đại táo 2 quả.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống hơi nóng.

Bài này chữa chứng phiền lao nội thương, mình nóng, tâm phiền, đau đầu, sợ lạnh, biếng ăn, biếng nói, mạch đại mà hư; hoặc suyễn, hoặc khát; hoặc dương hư tự đổ mồ hôi; hoặc khí hư không giữ được huyết; hoặc sốt rét. Tỳ hư lâu không khỏi; và hết thảy các chứng khí thanh dương hãm xuống, trung khí không đầy đủ, v.v…

LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG THANG

Sơn dược 5 đồng cân.

Phục linh 3-.

Sơn thù 5-.

Mẫu đơn 3-.

Trạch tả 2-.

Thục địa 8 đồng cân.

Các vị trên hợp làm một thang sắc uống hơi nóng.

Bài này chữa chứng can thận không đầy đủ, chân âm suy tổn, tinh huyết khô kiệt, tiều tụy, yếu đuối, eo lưng đau, chân mỏi, tự hãn, đạo hãn, thủy giàn thành đờm, sốt nóng, ho, chóng mặt, hoa mắt, tai ù, tai điếc, di tinh, tiện huyết, tiêu khát (uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu lại đái ra bấy nhiêu), lâm lịch (nước đái đục, nhỏ giọt); mất huyết (như thổ huyết, ỉa ra huyết, băng huyết v.v…); mất tiếng (bỗng dưng không nói được thành tiếng), lưỡi ráo, họng đau, hỏa hư răng đau, gót chân đau buốt và mụn lở ở hạ bộ v.v…

BÁT VỊ ĐỊA HOÀNG THANG

Thục địa 8 đồng cân.

Sơn dược 4 đồng cân.

Sơn thù 4 -.

Phục linh 3 -.

Mẫu đơn 4-.

Trạch tả 2 –

Nhục quế 1 -.

Đại phụ 1 –

Bấy nhiêu vị làm một thang, sắc uống.

Bài này chữa chứng tướng hỏa không đủ, hư yếu; ít hơi, tức là “Giúp ích nguồn gốc của hỏa, để làm tan áng mây mù…” Xích bộ nhược, nên uống bài này. (ích hỏa chỉ nguyên dĩ tiêu âm ế).

PHỤ TỬ LÝ TRUNG THANG

Nhân sâm 4 đồng cân.

Bạch truật 3 đồng cân.

Bào khương 2.

Chích thảo 1.

Phụ tử 1.

Thêm sinh khương, Đại táo sắc uống.

Bài này chữa Thương hàn Thái âm, chứng ỉa chảy, không khát, lạnh nhiều và nôn, bụng đau, ỉa lỏng; mạch trầm vô lực; hoặc quyết lãnh, câu cấp (tay chân giá lạnh, co quắp) hoặc kết hung, mửa ra lãi; hoặc cảm hàn, hoắc loạn. Nếu ỉa chảy, đau bụng gia Mộc hương. Nếu khát, bỏ Bạch truật. Nếu đi tháo nhiều, vị Bạch truật dùng nhiều gấp đôi.

QUY TỲ THANG

Nhân sâm 3 đồng cân .

Phục thần 3 đồng cân.

Bạch truật 3 -.

Táo nhân 3-.

Long nhãn 3-.

Hoàng kỳ 3-.

Đương quy 1-.

Viễn chí 1-.

Mộc hương 5 phân.

Chích thảo 5 phân.

Thêm Sinh khương, Đại táo cùng sắc uống.

Bài này chữa: Nghĩ ngợi quá độ, lao thương tâm tỳ, trong bụng rạo rực, hồi hộp, chóng quên, sợ sệt, mồ hôi trộm; sốt nóng, mình mỏi, ăn ít, khó ngủ; hoặc tỳ hư không giữ được huyết, đến nỗi huyết dẫn đi bậy (như đổ máu mũi, thổ ra huyết v.v…), và đàn bà kinh bế v.v…

XU N DỤC PHƯƠNG

Thục địa 3 – 4 đồng cân.

Bạch truật 2 đồng cân.

Phục lính 2 -.

Mạch môn 1,5-.

Ngưu tất 1,5 -.

Ô dược 1-.

Phụ tử 1.

Ngũ vị 9 hạt.

Sau khi đã sắc được thuốc, hòa thêm vào một ít nước gừng sống, rồi hãy uống.

Bài này chữa tỳ thận âm dương không đủ, khí huyết đều hư. Phàm người mình hơi nóng, sợ rét, đau bụng biếng ăn, hoặc đau nhức ở trong các khớp xương v.v… đều uống được.

TIÊU DAO TÁN

Đương quy 2 đồng cân.

Bạch truật 2 đồng cân.

Bạch thược 2-.

Bạch linh 2-.

Trần bì 5 phân.

Bạc hà 5 phân .

Sài hồ 5.

Chích thảo 5-.

Thêm Sinh khương, Đại táo sắc uống, Hoặc gia Thiên hoa phấn, Mẫu đơn, Huyền hồ, Phiến cầm, Hồng hoa.

Bài này chữa chứng sốt cơn, lúc nóng lúc không; nhiệt, miệng khô, đại tiện sít, kinh nguyệt không đều, và khí huyết hư, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, cho uống rất hợp. Lại chữa cả chứng đương lúc hành kinh mà sốt nóng. Giảm bỏ Bạch truật gia Đơn bì, Chi tử gọi là

Bát vị tiêu dao tán.

TƯ M GIÁNG HỎA ĐAN

Ý dĩ (sao) 1 đồng cân.

Phục linh 3 đồng cân.

Cát cánh 2-.

Mạch môn 1-.

Trần bì (cạo bỏ xơ tráng bên trong; tẩm nước muối sao) 1 đồng cân.

Địa cốt bì 7 phân.

Đan bì 7 phân.

Sinh khương 3 lát.

Ngũ vị 1 đồng cân.

Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

Sau gia Thục địa 3 đồng cân, Dương quy 2 đồng cân. Chữa chứng hư lao, âm hư phát sốt (cứ từ quá trưa về chiều thời phát sốt nóng, là chúng âm hư), ho và thổ ra huyết hoặc đờm.

Tôi chế bài này, khi mới bị bệnh nên uống ngay để thay bài Giáng hỏa của ông Đan Khê, rất công hiệu.

Lời bàn: trong bài này; Ý dĩ và Phục linh, vừa để giúp ích cho vỵ, vừa chú trọng vào cái công năng giáng hạ, nên dùng làm “Quân”; Cát cánh, Trần bì vừa hành khí, vừa giúp Tý cho được phát triển cái công năng kiện vận, là “Thần”; Mạch môn, Ngũ vị để bổ phế, thấm nhuần cho “Hóa nguyên”; Địa cốt, Đơn bì tuy có cái tác dụng trơ nhiệt mà không có cái hại khổ hàn.

Nếu đờm suyễn gia Tang bạch bì, Xuyên bối, thổ ra huyết, thêm Đồng tiện, Ngẫu trấp tức nước Ngó sen; ỉa chảy gia Sơn dược, Liên nhục; táo kết gia Lê trấp tức giã quả lẽ vắt lấy nước và sữa người v.v…

Bài này dùng toàn những vị có tính chất ngọt và mát để thì hành cái khí dịu lắng của mùa thu, mục đích để chữa người mới bị bệnh. Nếu bị bệnh lâu gày, mạch hư, hư hỏa bốc lên, phải dừng những vị có tính chất ngọt và ấm mới khôi phục lại được Chân nguyên, có bổ tỳ Thổ mới sinh được Kim, đừng chỉ bó buộc vào một phương diôn bổ phế. Vậy phải dùng những bài như Ngũ vị dị công tán mới lã đũng. Nếu không dùng những vị có tính chất tư nhuận, thời không sao nhuần được khô khan. Vậy phải giúp thận thủy thời hỏa sẽ tắt, chứ đừng có chuyên về một phương diện thanh tâm… mà nên dùng những bài như Lục vị hoàn hoặc Bát tiên trường thọ hoàn mới hợp.

Năm Tạng đều có chứng lao mà tâm thần bị nhiều hơn, tâm chủ về huyết, thận chủ về tinh. Nếu huyết bị kiệt, tinh bị khô thời sẽ thanh lao. Gặp chứng bệnh này, nên dùng những vị có tính chất “bồi bổ”, tư dưỡng” để giúp ích cho tâm thận. Còn Thiên hùng, Phụ tử tính chất quá mạnh, đối với loại chứng hậu tinh huyết đã bị khô kiệt thì chịu đựng sao nổi. Đã đành giúp ích cho hỏa có khi lại làm tăng thêm âm hư. Nhưng ta cũng Bấy nhiêu vị hợp làm một thang, sắc uống.

Không nên vì nhiệt mà dùng toàn vị hàn lương để làm hại đến Vỵ khí. Nếu không hiểu lẽ đó mà dùng nhiều nhiệt dược, có khác chi trong nồi đã hết nước mà cứ đốt thêm lửa mãi. Nếu dũng quá nhiều hàn lương thời lại không khác gì dưới bếp đã hết lửa mà còn đổ thêm nước vào nồi,… không những vô ích mà còn có hại.

Với các bệnh nói trên, nên chọn những bài như Thập toàn đại bổ thang, Dưỡng vinh thang và Song hóa thang v.v…

Nếu chi hư riêng Xích bộ bên trái thời nên dùng những bãi như Lục vị hoàn, Bát Tiên trường thọ hoàn v.v… giúp thêm sức cho thủy để chế dương quan (tức Hỏa); Nếu chỉ riêng Xích bộ bên phải bất túc, thời nên dùng Bát vị hoàn, giúp thêm ngòi cho hỏa để tan mây mù.

Trên đây là những điều chủ yếu về phương pháp chữa chứng hư lao.

PHƯƠNG PHÁP VỌNG SẮC

TRÔNG MŨI

  1. Sắc đen hơi có ngoại tà.
  2. Sắc xanh, chủ về đau bụng (Nếu để tay vào thấy lạnh, sẽ chết).
  3. Sắc vàng chủ đi đái khó.
  4. Sắc trắng chù khí hư.
  5. Sắc đỏ, thuộc phế hư.
  6. Sắc bóng loáng, chù có chứng “Lưu ẩm” (có nước ứ đọng).
  7. Sắc hồng mà khô khan tất nục huyết (máu ra đằng mũi).
  8. Sắc khô ráo như khơi đèn là dương độc, nhiệt cực (Một lỗ mũi lạnh và trơn).
  9. Sắc đen là âm độc và lãnh độc quá độ.
  10. Chảy ra nước mũi đục, thuộc phong nhiệt.
  11. Chảy ra nước mũi trong, thuộc Phế hàn.
  12. Trong lỗ mũi ngứa và sưng, Phế có phong.

TRÔNG MÔI VÀ MIỆNG

  1. Môi khô và đỏ thời lành.
  2. Môi khô và đen thời dữ.
  3. Môi miệng sưng và đỏ là cực nhiệt.
  4. Môi miệng đầu tái xanh, cực hàn.
  5. Xung quanh miệng sạm đen, sẽ chết.
  6. Miệng sưng, hơi thở ra có mùi thối; sẽ chết.

TRÔNG LƯỠI

  1. Rêu lưỡi đứt thành từng khía, sẽ chết.
  2. Lưỡi uốn cong, môi tái xanh, sẽ chết.
  3. Lưỡi sưng, khó chữa.
  4. Lưỡi thè dài ra, sẽ chết.
  5. Lưỡi cuốn ngắn, đái thụt, mặt xám xanh, là chứng âm hàn, khó chữa.

TRÔNG RĂNG

  1. Răng khô, không co nước dãi là dạ dày nóng dữ.
  2. Răng cửa khô ráo kiêm mạch hư là trúng thừ.
  3. Răng khô mà nhiệt, khó chữa.

TRÔNG MẮT

  1. Mắt đỏ, môi khô và đen, thuộc chứng Dương độc.
  2. Lòng trắng mắt vàng đục mờ tối, thuộc chứng thấp độc.
  3. Lòng trắng mắt vàng, đại tiểu tiện sắc đen và đỏ, bụng đầy và đau, là có máu đọng (súc huyết).
  4. Mắt tự nhiên mờ đi trông không thấy, sắp chảy máu cam.
  5. Lòng trắng mắt vàng, không khát, mạch trầm tế, thuộc âm độc.
  6. Hai đầu con mắt hiện sắc vàng là bệnh sắp khỏi.
  7. Mắt mở luôn muốn trông thấy người, bệnh thuộc về dương.
  8. Mắt nhắm không muốn trông thấy người, bệnh thuộc về âm.
  9. Đồng tử trông có vẻ đờ ra, một lúc mới lại chuyển động, bệnh thuộc đờm.
  10. Con mắt vẫn trong sáng mà bệnh nhân trông lại như mờ không tỏ, do có tà nhiệt kết thực ở bên trong.
  11. Quàng mắt đen, cũng chủ về bên trong có đờm.
  12. Mắt trông thẳng không chuyển động, hơi thở suyễn, bụng đầy và đi tháo sẽ chết.
  13. Mắt mở trông không rõ người hoặc trông ngược trở lên, hoặc con ngươi mắt trông tròn xoe không chuyển động, con ngươi mắt trông trợn thẳng, con ngươi mắt trông lệch một bên, hoặc trông trở lên, hoặc dưới mí mắt lõm xuống, và trông thảng v.v… 8 trạng thái trên là biểu hiện của chứng chết.

TRÔNG MẶT

  1. Sắc mặt đỏ, mạch trầm, tế…đó là bệnh thuộc Thiếu âm kinh; bên ngoài nóng mà bên trong lạnh, khí âm thịnh ngăn cản khí dương, nên dùng thuốc ôn bổ. Nếu dùng lãm thuốc hàn lương sẽ chết.
  2. Hai gò má đỏ hồng, cứ về chiều thì càng đỏ hơn, đo là do hư hỏa bốc lên, chứ không phải là bệnh Thương hàn.
  3. Sắc mặt đỏ, mạch sác vô lực, đó là do phục âm ở bên trong, thuộc chứng Giả nhiệt.
  4. Sắc mặt đỏ, mạch huyền sác, bệnh thuộc kinh Thiếu dương, nên uống bài Tiểu sài hồ thang.
  5. Mặt đỏ bừng, là biểu chứng của kinh Dương minh, nên giải cơ, không nên công lý.
  6. Mặt tái xanh, môi xám xịt, thuộc chứng âm hàn tới cực độ.
  7. Mặt tái xám, bụng dưới đau quặn thắt, thuộc chứng Giáp âm Thương hàn.
  8. Mặt, mát vã khắp mình đều vàng, nước tiểu ít và giỏ giọt thuộc bệnh Thấp nhiệt.
  9. Mặt, mát khắp mình đều vàng, bụng dưới trướng đầy, rắn và đau, tiểu tiện vẫn thông lợi, thuộc chứng Thương hàn có ứ huyết.
  10. Sắc mặt trắng bợt, là không co thần; hoặc mồ hôi ra nhiều, là do chứng thoát huyết gây nên.
  11. Những người sắc mặt trắng bợt, không nên cho ra mồ hôi nhiều.
  12. Những người sắc mặt đen sạm, tuy có thuộc về chứng hư, nhưng những vị đại bổ như Sâm, Phụ chưa nên dùng vội.

TRÔNG TAI

  1. Tai hiện ra sắc đen và khô khan là do thận bị suy kém.
  2. Dái tai hiện ra sắc đen, sắc đen ấy nếu lan ra tới Thái dương thời sẽ chết.
  3. Sắc đen hiện ở huyệt Nhân trung mà lan liền tới miệng thời sẽ chết.
  4. Sắc đen từ hai tai lan tới mặt mũi cũng chết.

Nhận xét: Phàm bệnh hàn thì tinh thần sáng suốt, bệnh nhiệt thì tinh thần mờ tối… lấy con mắt làm tiêu chuẩn. Bởi bệnh hàn thì sắc mặt xanh, bệnh nhiệt thì sắc mặt đỏ. Ám hư ở phía dưới dồn dương lên phía trên thì gò má đò, mình nóng như lửa đốt, mà trong lòng mắt trắng, sắc mặt tái xanh… Đó là ở bên trong thì Chân hàn mà hiện ra bên ngoài là Giả nhiệt. Nếu mạch trầm tế như muốn tuyệt, đó là các dấu hiệu vong dương. Tay chân giá lạnh mã mặt đỏ bừng đó là chứng nhiệt quyết. Mình gầy mà đen đủi, lại có nhiều bớt đen, đo là chứng huyết khô âm hư. Bệnh nhân người béo trắng, mặt đò như thoa son đó là do khí kém dương hư.

Những điều trình bày trên, đều là kinh nghiệm bản thân, xin thuật ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.

PHƯƠNG PHÁP VẤN CHỨNG

  1. Miệng ăn biết ngon, thuộc về chứng ngoại cảm.
  2. Ăn không biết ngon thuộc về chứng nội thương.
  3. Miệng đắng là do Đởm nhiệt.
  4. Miệng ngọt là do tỳ nhiệt.
  5. Miệng nhạt là do vỵ nhiệt.
  6. Lưỡi khô, miệng ráo trong vỵ có cực nhiệt.
  7. Nhức đầu luôn luôn, không lúc nào đỡ, thuộc ngoại cảm.
  8. Nhức đầu có từng cơn, thuộc nội thương.
  9. Mu bàn tay nóng, thuộc ngoại cảm.
  10. Lòng bàn tay nóng, thuộc nội thương.
  11. Đầu ngón tay hơi lạnh, là chứng cảm hàn.
  12. Ngón tay thường lạnh luôn là do cơ thể hư (sức yếu).
  13. Đại tiện bí, miệng khát, bụng đầy là thực.
  14. Đại tiện bí, không khát, không đầy là hư.
  15. Nước tiểu trong và nhiều là bệnh ở biểu.
  16. Nước tiểu đỏ và ít lã bệnh ở lý.
  17. Lòng bàn chân nóng là chứng âm hư, Hỏa bốc lên từ huyệt Dũng tuyên.
  18. Ăn uống thích đồ nguội lạnh là chứng nhiệt ở bên trong.
  19. Ăn uống thích đồ ấm nóng là hàn ở bên trong.
  20. Ngày nhẹ đêm nặng, bệnh thuộc VC huyết.
  21. Đêm nhẹ ngày nặng, bệnh thuộc về khí.
  22. Dưới Tâm bộ đầy, nếu do uống thuốc hạ sâm quá mà phát sinh chứng ấy thời là “bĩ khí”.
  23. Nếu ấn tay vào bụng và vỗ có tiếng kêu “binh binh” mà da bụng lại niêm là do có đình thủy (nước ứ đọng).
  24. Ấn tay vào bụng thãy tan ngay đi là chứng khí hư.
  25. n tay vào bụng thấy rán và đau là có “túc thực” (thức ăn cũ không tiêu).
  26. Lúc ngủ ưa ngành mặt ra ngoài, bệnh thuộc dương, nguyên khí thực.
  27. Ưa nằm ngành mặt trong, bệnh thuộc âm nguyên khí hư.
  28. Bệnh mới phát sinh, thấy nhọc mệt chỉ muốn nằm, các khớp xương đều đau nhức, thuộc chứng lao lực Thương hàn”.
  29. Bệnh mới phát sinh, thấy nhọc mệt chi muốn nằm, các khớp xương đều đau nhức, thuộc chứng “lao lực Thương hàn”.
  30. Phàm bệnh mà tai tự nhiên hóa điếc là do tã khí nhiễm vào sâu, khó chữa. Chứng điếc này cũng có khi phát sinh bởi kính Thiếu Dương.
  31. Bệnh nhân khắp mình đau nhức là ngoại cảm, tà ở bộ phận biểu; nếu là nội thương thời lả do khí huyết không điều mà nặng hơn, khó chữa.

Nhận xét: Chứng bệnh có nhiều hiện tượng “Giả” cho nên trong một chứng mà lắm khi có cả hư lại có cả thực, như trốn kia đả phân tích rõ ràng, ở đây chỉ nêu những điểm chính.

Tóm lại; Chữa hết thảy các chứng bệnh lẫy nguyên khí làm chủ. Bệnh nhân khỏe thời nên theo về thực để điều trị. Những bệnh nhẹ phát sinh phần nhiều do khí huyết tổn thương; những bệnh nặng phát sinh tất phải tìm đến “Thủy, Hỏa” làm căn bản. (Hình thể và chứng trạng đã nói rõ ở hai tập Tiên Thiên và Hậu thiên). Dù có ngoại tà, chẳng qua cũng chỉ là đầu mối để phát sinh tật bệnh. Nội kinh nói: “Tà sở dĩ phạm vào được là do chính khí hư thời dù tà khí co nhiều, nhưng trước sau chỉ nên lấy bổ chính làm phương châm. Đó là phương pháp không chữa bệnh mà chỉnh là chữa bệnh. Bởi vì lúc tà khí đương thịnh, chính là lúc chính khí bị suy…nên phải điều trị như vậy.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH

  1. Phàm chấn mạch đối với tạp bệnh thời lấy mạch huyền là thuộc dương, mà ở chứng Thương hàn thời lấy mạch huyền là thuộc âm.
  2. Đối với tạp bệnh, lẩy mạch Hoãn là yếu; đối với Thương hàn, lấy mạch Hoãn là hòa.
  3. Chẩn ở hai tay thấy không có mạch, thời gọi là “Song phục”; nếu 1 tay không có mạch thời gọi là “Đơn phục”.
  4. Ở Thốn khẩu, trong dương mạch mà thấy trăm, tế, nhưng lại vô lực, thời là “Trong dương phục âm”.
  5. Ở Xích bộ, trong âm mạch mà thấy trầm, sác là “Trong âm phục dương”.
  6. Mạch ở Thốn khẩu sác, lại có lực là “Trùng dương”; Mạch ở Xích bộ tràm, tế, không có lực là “Trùng âm”.
  7. Mạch ở Tốn bộ phù mà có lực, chủ về hàn tà và biểu hư, nên bổ.
  8. Mạch ở Xích bộ trầm mà có lực, chủ về dương tà ở lý và thực, nên dùng phương pháp hạ; nếu vô lực, chủ vẽ âm tà ở lý là hư, nên dùng phương pháp bổ.
  9. Mạch ở Thốn bộ nhược mà vô lực, rất kỵ phương pháp thồ. Mạch ở Xích bộ yếu mà vô lực rất kỵ phương pháp hạ.
  10. Khi mới ấn tay vào, mạch đến nhanh mà đi chậm gọi là ngoài hư trong thực; đi nhanh và dên chậm, gọi là trong hư ngoài thực.
  11. Mạch ở Xích, Thôn đều có vẻ bồn vững gọi là hoãn, hoãn tức là hòa, có thể sống.
  12. Sau khi phát hãn và hạ, mạch thấy bỉnh hòa, rành mạch, là chính khí đã hồi phục, sẽ sống. Nếu thấy có vẻ rối loạn mã minh lại nóng Là do tà khí thắng, sẽ chết.
  13. Sau khi uống thuốc “ôn”, mạch thấy đoản, luồng mạch vừa đi đến lại thấy ngừng không đi nữa lã chính khí đã bị thoát, không thể sống.
  14. Mạch án thấy “thuần huyền”- (cả ba bộ đều huyên không thấy trạng thái nào khác) gọi là “Mạch Phụ” sẽ chết.
  15. Ấn tay vào thấy mạch đi loạn như tháo dây, khi nhặt khi thưa, là “âm dương ly”, sẽ chết.
  16. Bệnh thuộc âm, thấy hiện dương mạch thời sóng; nếu bệnh thuộc dương, thấy hiện âm mạch, sẽ chết.
  17. Cả hai tay phải trái, mach đều “Khẩn, Thịnh, Cấp”, là chứng “Hiệp thực thương hàn” (vừa bị thương hàn vừa bị thực độc).
  18. Tay phải mạch hiện ra rỗng không, tay trái mạch hiện ra khẩn thực, là chứng “lao lực thương hàn”.
  19. Tay trái mạch hiện ra khẩn, thịnh, tay phải mạch hiện ra Hồng, Hoạt; hoặc mạch ở Thốn bộ trầm, phục, mình nóng, sợ rét, đầu nhức âm ỷ, thở suyễn và ho, vật vã khó chịu, từ lồng ngực đến dưới sườn và bụng dưới có nơi đau, là chứng huyết uất, vừa nội thương, vừa ngoại cảm.

Nhận, xét: m mạch có trầm, có sác, có khẩn mà Trọng Cảnh chỉ nói bao quát hai mạch tê và Vi, đó là bởi trầm thì phải ấn tay mạnh mới thấy: còn khẩn, sác cũng có thể thấy được ở hai mạch trầm, tế chứ không giống như mạch phù, đại mã Khẩn sác thuộc về Dương chứng.

Tiết thị nói “Người ta chỉ biết mạch sác là nhiệt, nhưng không biết ở trong mạch trầm, tế mà thấy sác lại là hàn. Phàm chứng Chán m hàn mạch thường bảy tám chi, nhưng ấn vào thời không có lực mà sác, về điểm này cũng cần phải xét kỹ. Cho nên nói mạch sác là nhiệt, phũ sác lả biếu nhiệt, trầm sác là lý nhiệt, sác mà có lực là thực nhiệt, sác mà không có lực là hư nhiệt… Vậy còn tê, sác thời có khi nào lại là thực được nữa?”.

  • Nói về qủy mạch: Ngay khi mới bị bệnh đã thấy nói sảng phát cuồng, cả sáu bộ mạch đều không thấy có mạch mà chỉ thấy ở phía dưới ngón tay cái và phía trên Thốn Khẩu thấy luồng mạch động.. Đó là qủy mạch.
  • Nói về Phần quan mạch: Khi mới bị bệnh, nếu ấn tay vào cả sáu bộ đêu không thẵy có mạch ta không thể nói ngay là không có được, mà phải chẩn ra cả phía sau cổ tay, sẽ thấy có mạch, đó tức là Phản quan mạch.
  • Tâm tạng: Bệnh nhân lưỡi cứng đờ, mặt đỏ, vật vã khó chịu, bàn tay nóng, miệng khô, nói lẫn, phía trên rốn co động khí, mạch nên khẩn sác, nếu lại thấy trầm vi thời khó sống.
  • Can tạng: Bệnh nhân mặt tái xanh, mắt đau vít lại, gân hay co rút, hay câu giận, phía bên trái rốn có động khí; mạch nên Huyền cấp, hoặc kiêm cả trường; nếu lại phù Sác và đoản thời khó sống.
  • Tỳ tạng: Bệnh nhân ăn uống kém sút, da mặt vàng thân thể nặng nề, tay chân đau mỏi, chỉ muốn nằm, giữa quầng rốn có động khí: mạch nên hoãn đại, nếu lại huyền và Khẩn là nội thương.
  • Phế tạng: Bệnh nhân sắc mặt trắng bạch, coi vẻ buồn rầu, hoặc thổ huyết, khái thấu, sốt rét sốt nóng, phía bên phải rốn như có khí tụ, mạch nghe trầm tế vã sắc, nếu lao và đại thời khó sống.
  • Thận tạng: Bệnh nhân mặt sạm đen, móng tay xám xanh, tai như bị điếc, trong ruột lạnh, bụng dưới sôi, phía dưới rốn có khí tụ, mạch nên trầm sác, nếu hoãn và đại thời khó sống.

NHỮNG HIỆN TƯỢNG CỦA NGHỊCH CHỨNG.

Chứng thương hàn lấy dương làm chủ. Nếu tay chân giá lạnh như băng, hoặc chân lạnh quá đầu gối, trong da thịt thường mấp máy, tự ra mồ hôi… đo là cái dấu hiệu dương thoát, nên kíp dụng Sâm Phụ để thu hồi lấy dương khí. Lại như: Sau khi đã phát hãn mà mình vẫn nóng không lụi lã chứng nguy; mình mát mà buồn bực vật vã rọc không yên, đó là cái dấu hiệu âm dương đều mất, lại càng nguy. Mạch ở xích hộ bên tả tuyệt không có, như vậy không rễ là chứng nguy; không ăn uống được chút gì, là vỵ khí đã bại, cũng là chứng nguy. Đi tháo rất nhiều mà bụng vẫn trướng vượt lên, là tỳ âm bại, cũng khó lòng sống.

NHỮNG HIỆN TƯỢNG CỦA TỬ CHỨNG (Chứng chết)

  • Thận tuyệt: Trong vòng 4, 5 ngày, nói điên cuồng mắt trực thị tiểu tiện tự són ra, không hãm lại được.
  • Tâm tuyệt: Mát cũng trực thị, đầu cứ lắc lư, không yên lặng, hình sắc đen xạm, đó là thủy khắc hỏa.
  • Phế tuyệt: Bệnh nhân bụng trên bụng dưới đều đau lắm, bởi bụng dưới là Phủ của tâm, bụng trên là Phủ của phế, chứng hậu đó phát hiện là do Hỏa khắc Kim.
  • Can tuyệt: Bệnh nhân mồ hôi toát ra nhờn như chất dầu, thở suyễn không ngớt, móng tay móng chân đều xám xanh, mê man không biết gì, sắc mặt xanh xám, tay chân co duỗi, lưỡi ngắn, dái thụt.
  • Tỳ tuyệt: Bệnh nhân đại tiện ra huyết đỏ sẫm, hoặc thức ăn không tiêu, thuốc uống vào cũng đi ra cả thuốc, xung quanh miệng đen như bôi nhọ.

Đại phàm khí dương tuyệt trước thời sắc mặt tái xanh, khí âm tuyệt trước thời sắc mặt đỏ bừng… đều là chứng hậu không thể chữa. Xương gáy gục xuống, đầu nặng, mắt trông thẳng, đó là nguyên dương đã bại, sẽ chết. Đại tiện ra thối khảm quá không chịu được, cũng chết. Chứng âm dương độc bị tới 6, 7 ngày không giải được cũng chết. Bệnh nhân mồ hôi toát ra nhờn như chất dầu, ướt đẫm cả tóc, thở suyễn mãi không dứt, sẽ chết. Bệnh nhân mạch ở Xích bộ, Thốn bộ đều hư, sẽ chết. Người mắc bệnh thấp, dùng hơi lửa làm cho phát hãn, phát sinh chứng kính (co cứng) sốt nóng vẫn không dứt, sẽ chết. Bệnh nhân con ngươi cứ tròn xoe, trông thẳng, sẽ chết, dái thụt lên bụng, sẽ chết. Chẩn mạch thấy “ly kinh”, cũng chết. Bệnh nhân nhiệt nhiều, táo cấp, không thoát ra được mồ hôi, đó là âm mạch đã đến mức độ cực, sẽ chết. Rêu lưỡi đen và nổi lên như gai, cạo bỏ đi lại mọc ra ngay, sẽ chết. Vừa đổ máu mũi, vừa tự ra mồ hôi, cũng chết, cảm hàn, phát nấc, uống thuốc vào mà mạch không hiện ra, hoặc đột nhiên hiện ra, sẽ chết. Toàn thân gầy tóp đi một cách rất nhanh, sẽ chết.

VỀ MƯỜI HAI KINH MẠCH.

  1. Thủ thái dương tiểu trường kinh.
  2. Túc thái dương bàng quang kinh
  3. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh.
  4. Túc thiếu dương đởm kinh.
  5. Thủ thiếu dương minh đại trường kinh.
  6. Túc thiếu dương minh vỵ kinh.
  7. Thủ thái âm phế kinh.
  8. Túc thái âm tỳ kinh.
  9. Thủ thiếu âm tâm kinh.
  10. Túc thiếu âm thận kinh.
  11. Thủ quyết âm tâm Bào lạc kính,
  12. Túc quyết âm Can kinh.

Ca rằng

Thủ thái dương là Tiếu trường,

Còn như kinh túc bàng quang đó mà.

Thù dương minh Đại trường chằng ngoa,

Còn như kinh túc Vỵ gia nên tường.

Thủ thiếu dương muốn rõ ràng,

Tam tiêu kinh đó nôn tường chớ sai.

Túc thiếu dương là Đởm rồi,

Hợp cùng kinh thủ chẳng sai đâu mà.

Thủ tái âm Phế chảng ngoa,

Túc kinh là chính, Tỳ gia nên tường.

Thủ thiếu âm Tâm rõ ràng,

Còn túc là Thận nên tường chớ sai.

Thủ quyết m Bào lạc rồi,

Can kia thuộc túc chẳng sai chút nào.

VỀ SỰ GHÉT VỚI ƯA, BỔ VỚI TẢ CỦA 5 TẠNG.

Những sự “ghét hay “ưa” “bổ hay “tả” của 5 lạng là một điểm rất trọng yếu trong vấn đề sử dụng dược vật. Trong 5 tạng, tạng nào cũng có Thần; do có Thần nên mới có Tính; Tính thời mỗi tạng mỗi khác, không tạng nào giống tạng nào, cho nên “hình nhi thượng” là thuộc vê Thần; có sự hiểu biết mà không có hình chất. “Hình nhi hạ” là một vật chất có rành mạch tức là thể chất của 5 tạng. Tuy cô chất mà không biết gì, đều rời rạc không liên lạc với nhau. Can chứa hòn, Phố chứa phách, Tâm chứa thán, Tỳ chứa ý với chí, Thận chứa tinh với chí, đều chỉ về cái tính “có hiểu biết” để nói, tức là thần.

Thần là một ý tượng về âm dương, không thể lường được, tức là Hình nhi thượng, mà cũng là cái tính của Tạng. Chỉ vì vô hình nên mới làm chủ được hữu hình. Nói về “Ghét” với “ưa” cũng như nói vẽ yêu (ưa) với ghét. Vỉ trái tính của nó nên mới ghét, được thỏa cái tính của nó nên mới ưa.

Ưa là cái “Sở hiếu” của bản Tạng thần, tức là bổ; ghét là cái “Sở ố” của bản tạng thần, tức là tả. Bổ với tả phát sinh bởi ưa với ghét, ghét với ưa là do tính của 5 tạng, chứ không thuộc 5 hành, chưa lọt vào vòng âm dương mà chỉ là cái tác dụng của than.

Như Can ghét cấp, cấp thời có cái ý nghĩa như bẻ gãy, cha nên lấy làm khổ mà ghét, kíp ăn vị ngọt cho dịu (hoãn) lại, “dịu” tức là làm cho thỏa cái tính của nó. Vả thưa thớt, điều đạt là cái hiện tượng của Mộc, thăng phát khai triển là cái công dụng của hòn, cho nên cái tính của nó lại muốn “tán”, kíp ăn vị cay (tân) để làm cho nó tán; tán tức là như cởi bỏ trói buộc, vì thế nên tán mới túc là bổ.

Tâm khổ hoãn, vì Tâm là quân chủ, cái tính thần minh ưa được “thu liễm” mà ghét tán mận; kíp ăn vị chua để làm cho nó thu, khiến cho thỏa cái tính thu liễm của nó. Vả Tâm quân vôn lúc nào cũng điều hòa, nếu tà nhiệt lấn vào thời sẽ biến thành táo cấp; kíp ăn vị mặn để làm cho “nhuyễn”, nhuyễn tức là ý nghĩa điều hòa. Trừ bỏ tà nhiệt để làm cho sự táo cấp trở lại điều hòa, khiến cho Tâm khí được bình, để đạt xuống với Thận, hợp với cái nghĩa “Ký tế”. Vậy nhuyễn cũng tức là bổ.

  • Tỳ khổ về “thấp”, cần được khỏe mạnh mà không nên đình trệ. Nếu bị thấp thì tức là bị trệ. Kíp ăn vị khổ (đắng) để làm cho ráo để khôi phục cái tính “ưa” của nó, sẽ được khỏe mạnh Nếu ráo quá thì lại muốn hoãn, dựa vào cái tính chất ngọt để dẫn vào Tỳ trước, vì thố nôn mới kíp ăn vị ngọt để cho dịu (hoãn) lại… Dịu lại tức là bổ.
  • Phế chủ về khí, bình thường thời khí thuận, biến loạn thời khí nghịch, nghịch thời trái mất bản tính của no, cho nên kíp ăn vị khổ để tiết bớt bò khí nghịch. Vả Phế tại thượng tiêu, chủ về sự “dịu lắng” mà ưa được “thu liễm”, nên kíp ăn vị chua để cho được “thu liêm”. Vả hay lãm hại Phế là nhiệt; nếu Phế bị nhiệt tà, cần phải ăn vị cay cho tả bò nhiệt di… Không thu liễm thòi Phế không có gì cai quản, như vậy là Phế sẽ bỏ mất chức vụ của nó, vậy phải dựa vào vị chua, cho thỏa cái tính thu liễm của nó, để bộ phận trên được dịu láng, đó tức là bổ.
  • Thận ghét táo, bởi thận chứa tình với chí mà chủ về 5 chất dịch (chất, lỏng) thuộc về chân âm thủy tạng, tính nó vốn ưa nhuận mà ghét táo, nên mới phải ăn vị cay để cho nhuận. Vả thận muốn kiện (bền), vì nếu không kiện, sẽ không xứng với nhiệm vụ “tác cường”- (làm khỏe lâu bền)- của nó. Nhưng trong 4 khí, gặp thấp nhiệt thời mềm, gặp vị đẳng thì kiên… cho nên mới kíp ăn vị đắng cho nó kiện, để thỏa cái tính muốn kiện cho nó. Như vậy tức là bổ.

“Ghét” với “ưa” dâ phân tích rõ; lại nên xét kỹ về 5 vị:

  • Thủy gọi là nhuận hạ (thấm trở xuống), nhuận hạ sẽ là vị mặn.
  • Hỏa gọi là viêm thượng (bốc lên), viêm thượng tức là vị đáng.
  • Mộc gọi là khúc trực (cong với thẳng tượng hình của loài mộc) khúc trực sẽ là vị chua,
  • Kim gọi là tòng cách (theo việc binh cách, tức là khí giới, chỉ về kim loại dùng làm gươm giáo v.v… đây là tượng ý) tòng cách sẽ là vị cay.
  • Thổ gọi là giá sắc (giá sắc tức là cấy gặt, chỉ về công cụ sản xuất của thổ) giá sắc sẽ là vị ngọt.

Vị đáng dẫn đi thẳng mà bài tiết; vị cay đi ngang mà phát tán; vị chua bó buộc mà thu liễm; vị mặn ngừng đọng mà làm mềm chất rắn. Duy có vị ngọt là có thể lên, có thể xuống; vi Thổ ở bộ phận giữa mà kiêm cả 5 hành còn vị nhạt không về tạng nào, chuyên vào kinh Thái dương để lợi tiểu tiện.

Nhưng cò cây là loài “hữu hình” mà “vô hình”, nó đều trổ cái tính riêng của nó để thành công dụng. Con người, vừa có “thần” lại có “tình”, đều lấy sự biến hóa, chế phục của âm dương để “tương thành”, “tương trưởng” làm công dụng. Nếu mất sự điều hòa, sẽ phải dùng đến thuốc để trừ bệnh. Nhưng nếu chỉ biết lấy hàn trị nhiệt, thời bệnh, nhiệt lại càng tăng thêm; nếu chỉ biết lấy nhiệt trị hàn, thời bệnh hàn lại càng gấp bội. Vậy phải tìm tới gốc để điều trị; dựa vào cái “nhân” để chế phục, theo đúng nghĩa của Kinh: “Phải trước tỉm chủ bệnh, sau mới xét tới nguyên nhân”… mới khỏi cái hại lửa cháy lại tưới dầu thêm (thiên thắng tăng khí), mà đạt được nhu cầu hòa bình, trưởng dưỡng”. Như vậy là do vô tình mà làm được thành hữu tình, đều bởi y giả sáng suốt biến hóa mà ra cả.

Tiên hiền có lời dặn y giả rằng: “Nết muốn vuông mà trí muốn tròn, Tâm muốn nhỏ mà mật muốn lớn”, bao cái tài giỏi của vị lương y đều bao quát cả trong câu đó, xin y giả cùng chú ý.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here