Công cụ STOPP/START hỗ trợ kê đơn hợp lý ở người cao tuổi

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin giới thiệu về công cụ STOPP/START hỗ trợ kê đơn hợp lý ở người cao tuổi.

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reaction – ADR) xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi
hiện đang là một vấn đề sức khỏe lớn và ngày càng gia tăng. Kê đơn nhiều thuốc
(polypharmacy) và kê đơn không hợp lý (Inappropriate Prescribing – IP) được biết đến là các
yếu tố nguy cơ xảy ra ADR có thể dẫn đến các hậu quả lâm sàng bất lợi cho bệnh nhân cao tuổi.
IP bao gồm các thuốc được kê đơn không hợp lý tiềm ẩn (Potentially Inappropriate
Medications – PIM) và các bỏ sót kê đơn tiềm ẩn (Potential Prescribing Omissions – PPO). PIM
liên quan đến việc kê đơn các thuốc mà nguy cơ vượt quá lợi ích lâm sàng mong muốn, đặc
biệt khi có sẵn các thuốc thay thế được chứng minh có hiệu quả ngang bằng hoặc hơn và độ an
toàn cao hơn. PPO liên quan đến các thuốc cần được chỉ định cho bệnh nhân nhưng lại không
được kê đơn.


Tiêu chuẩn STOPP (Công cụ sàng lọc các chỉ định không hợp lý tiềm ẩn ở bệnh nhân
cao tuổi – Screening Tool of Older Persons’ potentially inappropriate Prescriptions) và START
(Công cụ sàng lọc để cảnh báo bác sĩ về các điều trị hợp lý – Screening Tool to Alert doctors to
Right Treatment) nhằm phát hiện IP tiềm ẩn ở bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi) bao gồm:
 Một danh sách các PIM (tiêu chuẩn STOPP) và,
 Một danh sách các PPO (tiêu chuẩn START)
Tiêu chuẩn STOPP/START phiên bản 1 được công bố vào năm 2008. Tiêu chuẩn
STOPP/START phiên bản 2 được cập nhật và công bố vào năm 2015 nhằm mục đích tối thiểu
hóa việc kê đơn không hợp lý ở bệnh nhân cao tuổi. Các tiêu chuẩn này được dựa trên các bằng
chứng khoa học mới nhất và sự đồng thuận từ một nhóm chuyên gia châu Âu. Một số đặc điểm
quan trọng của tiêu chuẩn STOPP/START:

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

2
 Các thuốc trong tiêu chuẩn STOPP liên quan có ý nghĩa với các biến cố bất lợi của thuốc
(ADE), khác với các thuốc trong tiêu chuẩn Beers 2003.
 Tiêu chuẩn STOPP/START được áp dụng như một công cụ can thiệp tại một thời điểm
trong quá trình nhập viện để điều trị các bệnh cấp tính ở bệnh nhân cao tuổi.
STOPP/START giúp cải thiện có ý nghĩa việc kê đơn hợp lý, hiệu quả được duy trì 6 tháng
sau can thiệp.
 Tiêu chuẩn STOPP/START được áp dụng như một công cụ can thiệp trong vòng 72 giờ
nhập viện có thể làm giảm có ý nghĩa các ADR và thời gian nằm viện trung bình giảm 3
ngày ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện với bệnh cấp tính.
 Một tổng quan hệ thống và phân tích meta các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã cho
thấy STOPP/START có thể góp phần cải thiện chất lượng kê đơn, hiệu quả lâm sàng và
tính kinh tế.

ACEI: Angiotension-converting enzyme inhibitor (Thuốc ức chế men chuyển)
ARB: Angiotensin II receptor blocker (Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II)
COPD: Chronic obstructive pulmonary disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
DMARD: Disease modifying anti-rheumatic drug (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm)
NSAID: Non-steroidal anti-inflammatory drug (Thuốc kháng viêm không steroid)
PPI: Proton pump indicator (Thuốc ức chế bơm proton)
SNRI: Serotonin-noradrenaline reuptake inhibitor (Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin –
noradrenaline)
SSRI: Selective serotonin reuptake inhibitor (Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
TCA: Tricyclic antidepressant (Thuốc chống trầm cảm 3 vòng)

A. Chỉ định thuốc
STOPP
1. Bất kỳ thuốc nào được chỉ định nhưng không dựa trên bằng chứng
2. Bất kỳ thuốc nào được chỉ định ngoài khoảng thời gian điều trị được khuyến cáo (trong đó
khoảng thời gian điều trị đã được xác định rõ)
3. Bất kỳ sự chỉ định trùng lặp các thuốc trong cùng một nhóm, ví dụ chỉ định đồng thời 2
NSAID, SSRI, thuốc lợi tiểu, ACEI, thuốc chống đông (tối ưu hóa đơn trị liệu với một nhóm thuốc
nên được xem xét trước khi cân nhắc một thuốc mới)
B. Hệ tim mạch
STOPP
1. Chỉ định digoxin ở bệnh nhân suy tim với chức năng tâm thất thu bình thường (không có
chứng cứ rõ ràng về lợi ích)
2. Chỉ định verapamildiltiazem ở bệnh nhân suy tim độ III hoặc IV theo NYHA (có thể làm
trầm trọng suy tim)
3. Chỉ định thuốc chẹn thụ thể beta phối hợp với verapamil hoặc diltiazem (nguy cơ ngừng tim)
4. Chỉ định thuốc chẹn thụ thể beta ở bệnh nhân chậm nhịp tim (< 50/phút), block tim loại 2
hoặc block tim hoàn toàn (nguy cơ block tim hoàn toàn, vô tâm thu)

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

4
5. Chỉ định amiodaron như một thuốc chống loạn nhịp đầu tay trong điều trị loạn nhịp trên
thất (nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn so với thuốc chẹn thụ thể beta, digoxin, verapamil
hoặc diltiazem)
6. Chỉ định thuốc lợi tiểu như một thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp (có sẵn các thuốc
khác an toàn và hiệu quả hơn)
7. Chỉ định thuốc lợi tiểu trong điều trị phù mắt cá chân phụ thuộc mà không có bằng chứng
trên lâm sàng, sinh hóa, hoặc X quang của suy tim, suy gan, hội chứng thận hư hoặc suy thận
(nâng cao chân và/hoặc sử dụng vớ áp lực thường thích hợp hơn)
8. Chỉ định thuốc lợi tiểu thiazide ở bệnh nhân có hạ kali máu nặng (K+ huyết thanh < 3.0
mmol/l), hạ natri máu nặng (Na+ huyết thanh < 130 mmol/l), tăng calci máu nặng (Ca++ huyết
thanh hiệu chỉnh > 2.65 mmol/l) hoặc tiền sử bệnh gout (hạ kali máu, hạ natri máu, tăng calci
máu và gout có thể nặng hơn với lợi tiểu thiazide)
9. Chỉ định thuốc lợi tiểu quai trong điều trị tăng huyết áp có kèm tiểu không tự chủ (có thể
làm nặng thêm tiểu không tự chủ)
10. Chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp tác động trung ương (ví dụ methyldopa, clonidine,
moxonidine, rilmenidine, guanfacine)trừkhi không dung nạp hoặc hiệu quả kém với các nhóm
thuốc điều trị tăng huyết áp khác (thuốc điều trị tăng huyết áp tác động trung ương thường
kém dung nạp ở bệnh nhân cao tuổi hơn so với bệnh nhân trẻ)
11. Chỉ định ACEI hoặc ARB ở bệnh nhân tăng kali máu
12. Chỉ định thuốc đối kháng aldosterone (ví dụ spironolactone, eplerenone) đồng thời với
các thuốc làm tăng kali máu (ACEI, ARB, amiloride, triamterene) nhưng không theo dõi kali
máu (nguy cơ tăng kali máu nguy hiểm tính mạng khi kali máu > 6.0 mmol/l; kali máu nên được
theo dõi định kì, ít nhất mỗi 6 tháng)
13. Chỉ định thuốc ức chế phosphodiesterase type-5 (ví dụ sildenafil, tadalafil, vardenafil) cho
bệnh nhân suy tim nặng với hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg) hoặc đang dùng thuốc
giãn mạch nitrate để điều trị đau thắt ngực (nguy cơ trụy tim mạch)
START
1. Thuốc đối kháng vitamin K hoặc thuốc ức chế trực tiếp thrombin hoặc thuốc ức chế yếu tố
Xa ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

5
2. Aspirin (75-160 mg/ngày) ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính khi chống chỉ định với thuốc đối
kháng vitamin K hoặc thuốc ức chế trực tiếp thrombin hoặc thuốc ức chế yếu tố Xa
3. Liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin hoặc clopidogrel hoặc prasugrel hoặc
ticagrelor) ở bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành, mạch não hoặc mạch ngoại biên
4. Liệu pháp điều trị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ổn định > 160 mmHg và/hoặc huyết
áp tâm trương ổn định > 90 mmHg; khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương > 90 mmHg và mắc kèm đái tháo đường
5. Liệu pháp statin ở bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành, mạch não hoặc mạch ngoại biên,
trừ khi tình trạng của bệnh nhân là giai đoạn cuối hoặc > 85 tuổi
6. ACEI ở bệnh nhân suy tim tâm thu và/hoặc bệnh động mạch vành đã được xác định
7. Thuốc chẹn thụ thể beta ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim
8. Thuốc chẹn thụ thể beta phù hợp (bisoprolol, nebivolol, metoprolol or carvedilol) ở bệnh
nhân suy tim tâm thu ổn định
C. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu/Thuốc chống đông
STOPP
1. Chỉ định aspirin dài ngày với liều > 160 mg/ngày (tăng nguy cơ xuất huyết, không có bằng
chứng tăng hiệu quả)
2. Chỉ định aspirin cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không phối hợp
với PPI (nguy cơ loét dạ dày tá tràng tái phát)
3. Chỉ định aspirin, clopidogrel, dipyridamole, thuốc đối kháng vitamin K, thuốc ức chế
thrombin trực tiếp hoặc thuốc ức chế yếu tố Xa ở bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao: tăng
huyết áp nặng không kiểm soát, thể trạng xuất huyết, xuất huyết tự phát gần đây (nguy cơ cao
xuất huyết)
4. Chỉ định aspirin phối hợp với clopidogrel trong phòng ngừa đột quỵ thứ phát, trừ khi bệnh
nhân đặt stent mạch vành 12 tháng trước hoặc mắc kèm hội chứng mạch vành cấp hoặc hẹp
động mạch cảnh có triệu chứng mức độ cao (không có bằng chứng gia tăng lợi ích so với đơn
trị liệu bằng clopidogrel)
5. Chỉ định aspirin phối hợp với thuốc đối kháng vitamin K, thuốc ức chế thrombin trực tiếp
hoặc thuốc ức chế yếu tố Xa ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính (không gia tăng lợi ích từ aspirin)

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

6
6. Chỉ định thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phối hợp với với thuốc đối kháng vitamin K, thuốc
ức chế thrombin trực tiếp hoặc thuốc ức chế yếu tố Xa ở bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn
định, bệnh mạch máu não hoặc mạch máu ngoại biên ổn định (không gia tăng lợi ích từ liệu
pháp kép)
7. Chỉ định ticlopidine trong bất kỳ trường hợp nào (clopidogrel và prasugrel có hiệu lực tương
tự, chứng cứ mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn)
8. Chỉ định thuốc đối kháng vitamin K, thuốc ức chế trực tiếp thrombin hoặc thuốc ức chế
yếu tố Xa ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng không có các yếu tố nguy cơ khởi phát
liên tục (ví dụ huyết khối) > 6 tháng (gia tăng lợi ích chưa được chứng minh)
9. Chỉ định thuốc đối kháng vitamin K, thuốc ức chế trực tiếp thrombin hoặc thuốc ức chế
yếu tố Xa ở bệnh nhân thuyên tắc phổi nhưng không có các yếu tố nguy cơ khởi phát liên tục
(ví dụ huyết khối) > 12 tháng (gia tăng lợi ích chưa được chứng minh)
10. Chỉ định NSAID phối hợp với thuốc đối kháng vitamin K, thuốc ức chế trực tiếp thrombin
hoặc thuốc ức chế yếu tố Xa (tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa chính)
11. Chỉ định NSAID dùng đổng thời với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu mà không chỉ định dự
phòng với PPI (tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày tá tràng)
D. Hệ thần kinh trung ương và các thuốc hướng tâm thần
STOPP
1. Chỉ định TCA ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, glaucom góc hẹp, các bất thường dẫn truyền tim
mạch, tăng sản tuyến tiền liệt hoặc tiền sử bí tiểu (nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh lý này)
2. Khởi trị bằng TCA như liệu pháp chống trầm cảm đầu tay (nguy cơ gặp phản ứng có hại cao
hơn so với SSRI hoặc SNRI)
3. Chỉ định thuốc an thần có tác dụng kháng muscarinic/cholinergic trung bình
(chlorpromazine, clozapine, flupenthixol, fluphenzine, pipothiazine, promazine,
zuclopenthixol) ở bệnh nhân có tiền sử tăng sản tuyến tiền liệt hoặc bí tiểu (nguy cơ cao bí tiểu)
4. Chỉ định SSRI ở bệnh nhân có hạ natri máu nặng (Na+ huyết thanh < 130 mmol/l) (nguy cơ
làm trầm trọng tình trạng hạ natri máu)
5. Chỉ định benzodiazepin ≥ 4 tuần (không chỉ định cho điều trị dài hơn; nguy cơ kéo dài tác
dụng an thần, nhẫm lẫn, mất thăng bằng, té ngã, tai nạn trên đường; tất cả benzodiazepin nên

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

7
được ngừng từ từ nếu đã sử dụng hơn 4 tuần vì nguy cơ gây ra hội chứng ngừng thuốc nếu
dừng đột ngột)
6. Chỉ định thuốc chống loạn thần (trừ quetiapine hoặc clozapine) ở bệnh nhân parkinson
hoặc sa sút trí tuệ thể Lewy (nguy cơ xảy ra các triệu chứng ngoại tháp nghiêm trọng)
7. Chỉ định thuốc kháng muscarinic/cholinergic để điều trị các tác dụng phụ ngoại tháp của
thuốc an thần (nguy cơ độc tính kháng cholinergic)
8. Chỉ định thuốc kháng muscarinic/cholinergic ở bệnh nhân hôn mê hoặc sa sút trí tuệ (nguy
cơ làm trầm trọng suy giảm nhận thức)
9. Chỉ định thuốc chống loạn thần/thuốc an thần cho bệnh nhân có các triệu chứng về hành vi
và tâm lý của chứng sa sút trí tuệ trừ khi các triệu chứng nghiêm trọng và thất bại với liệu pháp
điều trị không dùng thuốc (tăng nguy cơ đột quỵ)
10. Chỉ định thuốc an thần như thuốc ngủ, trừ khi rối loạn giấc ngủ do rối loạn tâm thần hoặc
sa sút trí tuệ (nguy cơ nhầm lẫn, hạ huyết áp, các tác dụng phụ ngoại tháp, té ngã)
11. Chỉ định thuốc ức chế acetycholinesterase ở bệnh nhân có tiền sử chậm nhịp tim dai dẳng
(< 60 nhịp/phút), block tim hoặc ngất không rõ nguyên nhân tái phát hoặc điều trị đồng thời
với các thuốc làm giảm nhịp tim như thuốc chẹn thụ thể beta, digoxin, diltiazem, verapamil
(nguy cơ giảm dẫn truyền nhĩ thất, ngất và chấn thương)
12. Chỉ định phenothiazine như là thuốc đầu tay, bởi vì có sẵn các thuốc khác an toàn và hiệu
quả hơn (phenothiazine có tác dụng an thần, độc tính kháng muscarinic nghiêm trọng ở người
cao tuổi, ngoại trừ chỉ định prochlorperazine trong điều trị buồn nôn/nôn mửa/chóng mặt,
chlorpromazine trong giảm nấc cụt dai dẳng và levomepromazine chống nôn trong chăm sóc
giảm nhẹ)
13. Chỉ định levodopa hoặc thuốc đồng vận dopamine trong điều trị run vô căn lành tính
(không có bằng chứng về hiệu quả)
14. Chỉ định thuốc kháng histamine thế hệ 1 (các kháng histamin khác an toàn hơn, ít độc tính
hơn có sẵn)
START
1. L-DOPA hoặc một thuốc đồng vận dopamine trong điều trị Parkinson vô căn với suy giảm
chức năng và tàn tật

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

8
2. Thuốc chống trầm cảm non-TCA ở bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm chính dai dẳng
3. Thuốc ức chế enzyme acetylcholinesterase (donepezil, rivastigmine, galantamine) trong
điều trị sa sút trí tuệ Alzheimer hoặc thể Lewy (rivastigmine) mức độ nhẹ đến trung bình
4. Prostaglandin, prostamide hoặc thuốc ức chế thụ thể beta tại chỗ trong điều trị glaucom
góc mở tiên phát
5. SSRI (hoặc SNRI hoặc pregabalin nếu chống chỉ định với SSRI) trong điều trị rối loạn lo âu
nặng dai dẳng cản trở các chức năng độc lập
6. Thuốc đồng vận dopamine (ropirole hoặc pramipexole or rotigotine) trong điều trị hội
chứng chân không yên khi thiếu hụt sắt và suy thận nặng bị loại trừ
E. Hệ tiết niệu
STOPP
1. Chỉ định digoxin dài ngày với liều > 125 μg/ngày khi eGFR < 30 ml/phút/1.73m2 (nguy cơ
độc tính digoxin nếu nồng độ thuốc không được theo dõi)
2. Chỉ định thuốc ức chế trực tiếp thrombin (dabigatran) khi eGFR < 30 ml/phút/1.73m2 (nguy
cơ xuất huyết)
3. Chỉ định thuốc ức chế yếu tố Xa (rivaroxaban, apixaban) khi eGFR < 15 ml/phút/1.73m2
(nguy cơ xuất huyết)
4. Chỉ định NSAID khi eGFR < 50 ml/phút/1.73m2 (nguy cơ làm trầm trọng chức năng thận)
5. Chỉ định colchicine khi eGFR < 10 ml/phút/1.73m2 (nguy cơ độc tính colchicine)
6. Chỉ định metformin khi eGFR < 30 ml/phút/1.73m2 (nguy cơ nhiễm toan lactic)
F. Hệ tiêu hóa
STOPP
1. Chỉ định prochlorperazine hoặc metoclopramide ở bệnh nhân Parkinson (nguy cơ làm trầm
trọng các triệu chứng Parkinson)
2. Chỉ định PPI trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không biến chứng hoặc viêm thực quản
dạ dày trào ngược ở liều điều trị đầy đủ > 8 tuần (giảm liều hoặc ngừng thuốc sớm hơn được
khuyến cáo)

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

9
3. Chỉ định các thuốc có thể gây táo bón (thuốc kháng muscarinic/cholinergic, ion đường
uống, opioid, verapamil, thuốc kháng acid chứa nhôm) ở bệnh nhân táo bón mạn tính khi có
sẵn các thuốc không gây táo bón (nguy cơ làm trầm trọng táo bón)
4. Chỉ định sắt nguyên tố đường uống với liều > 200 mg/ngày (Sắt fumarate > 600 mg/ngày,
sắt sulfat > 600 mg/ngày, sắt gluconate > 1800 mg/ngày; không có bằng chứng gia tăng sự hấp
thu sắt ở liều cao hơn mức liều này)
START
1. PPI trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản nặng hoặc hẹp dạ dày cần sử dụng liệu pháp
giãn cơ
2. Bổ sung chất xơ ở bệnh nhân viêm túi thừa có tiền sử táo bón
G. Hệ hô hấp
STOPP
1. Chỉ định theophylline đơn trị liệu trong điều trị COPD (có sẵn các thuốc khác an toàn và hiệu
quả hơn, nguy cơ xảy ra tác dụng có hại bởi vì khoảng điều trị của thuốc hẹp)
2. Chỉ định corticosteroid toàn thân thay vì corticosteroid đường hít trong điều trị duy trì
COPD mức độ trung bình đến nặng (nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ dài hạn khi sử dụng
corticosteroid đường toàn thân và các liệu pháp đường hít hiệu quả có sẵn)
3. Chỉ định thuốc dãn phế quản kháng muscarinic (ipratropium, tiotropium) ở bệnh nhân có
tiền sử glaucom góc hẹp (có thể làm trầm trọng glaucom) hoặc tắc nghẽn dòng chảy bàng
quang (có thể gây ra bí tiểu)
4. Chỉ định thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc (đường uống hoặc tại chỗ trong điều trị
glaucom) ở bệnh nhân có tiền sử hen phế quản cần điều trị (nguy cơ co thắt phế quản)
5. Chỉ định benzodiazepin ở bệnh nhân suy hô hấp cấp hoặc mạn tính với pO2 < 8.0 kPa ± pCO2
> 6.5 kPa (nguy cơ làm trầm trọng suy hô hấp)
START
1. Thuốc giãn phế quản đồng vận thụ thể beta 2 hoặc kháng muscarinic dạng hít thường
xuyên (ipratropium, tiotropium) trong điều trị hen phế quản hoặc COPD mức độ nhẹ đến
trung bình

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

10
2. Corticosteroid dạng hít thường xuyên trong điều trị hen phế quản hoặc COPD mức độ trung
bình đến nặng, khi FEV1 < 50% giá trị dự đoán và các đợt cấp tái phát cần điều trị bằng
corticosteroid đường uống
3. Liệu phát oxy liên tục tại nhà ở bệnh nhân thiếu oxy mạn tính (pO2 < 8.0 kPa hoặc 60 mmHg
hoặc SaO2 < 89%)
H. Hệ cơ xương khớp
STOPP
1. Chỉđịnh NSAID không chọn lọcởbệnh nhân có tiền sửviêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết
tiêu hóa, trừ khi phối hợp với PPI hoặc kháng H2 (nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày tá tràng)
2. Chỉ định NSAID ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng (nguy cơ làm trầm trọng tăng huyết áp)
hoặc suy tim nặng (nguy cơ làm trầm trọng suy tim)
3. Chỉ định NSAID dài ngày (> 3 tháng) để làm giảm triệu chứng đau xương khớp khi chưa chỉ định
paracetamol (các thuốc giảm đau đơn giản thích hợp hơn và thường hiệu quả trong giảm đau)
4. Chỉ định corticosteroid dài ngày (> 3 tháng) đơn trị liệu trong điều trị viêm khớp dạng thấp
(nguy cơ xảy ra tác dụng phụ hệ thống của corticosteroid)
5. Chỉ định corticosteroid (trừ tiêm trong khớp định kỳ trong điều trị đau khớp đơn) ở bệnh
nhân viêm xương khớp (nguy cơ gặp tác dụng phụ hệ thống của corticosteroid)
6. Chỉ định NSAID hoặc colchicine dài ngày (> 3 tháng) trong điều trị gout khi không có chống
chỉ định với thuốc ức chế xanthin-oxidase (allopurinol, febuxostat) (chất ức chế xanthin-oxidase
là thuốc dự phòng đầu tay trong điều trị gout)
7. Chỉ định NSAID chọn lọc COX2 ở bệnh nhân có bệnh tim mạch mắc kèm (tăng nguy cơ nhồi
máu cơ tim và đột quỵ)
8. Chỉ định NSAID đồng thời corticosteroid nhưng không chỉ định dự phòng với PPI (tăng nguy
cơ viêm loét dạ dày tá tràng)
9. Chỉ định biphosphonate đường uống ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa trên
(chứng khó nuốt, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng hoặc loét dạ dày tá tràng hoặc
xuất huyết tiêu hóa trên) (nguy cơ tái phát hoặc làm trầm trọng viêm thực quản, loét thực
quản, hẹp thực quản)
START

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

11

1. DMARD trong điều trị viêm khớp dạng thấp thể hoạt động và tàn tật
2. Bisphosphonate và vitamin D và calci ở bệnh nhân sử dụng liệu pháp corticosteroid đường
toàn thân dài ngày
3. Bổ sung vitamin D và calci ở bệnh nhân loãng xương và/hoặc tiền sử gãy xương mảnh
và/hoặc T – score > -2.5 tại nhiều vị trí
4. Liệu pháp chống thoái hóa xương hoặc đồng hóa xương (bisphosphonate, strontium
ranelate, teriparatide, denosumab) ở bệnh nhân loãng xương khi không có chống chỉ định
và/hoặc tiền sử gãy xương mảnh
5. Bổ sung vitamin D ở bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử té ngã hoặc thiếu xương (-2.5 < T-score < -1)
6. Thuốc ức chế xanthine-oxidase (allopurinol, febuxostat) ở bệnh nhân có tiền sử các cơn
gout tái phát
7. Bổ sung acid folic ở bệnh nhân sử dụng methotrexate
I. Hệ sinh dục
STOPP
1. Chỉ định thuốc kháng muscarinic ở bệnh nhân sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức mạn
tính (nguy cơ tăng nhầm lẫn, kích động) hoặc glaucom góc hẹp (nguy cơ làm trầm trọng
glaucom cấp tính) hoặc tăng sản tuyến tiền liệt mạn tính (nguy cơ bí tiểu)
2. Chỉ định thuốc ức chế chọn lọc thụ thể alpha-1 ở bệnh nhân hạ huyết áp thế đứng triệu
chứng hoặc ngất sau đi tiểu (nguy cơ tái phát ngất)
START
1. Thuốc ức chế thụ thể alpha-1 ở bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt triệu chứng khi phẫu
thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt không được xem là cần thiết
2. Thuốc ức chế 5-alpha reductase ở bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt triệu chứng khi phẫu
thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt không được xem là cần thiết
J. Hệ nội tiết
STOPP
1. Chỉ định sulphonylurea tác dụng kéo dài (glibenclamide, chlorpropamide, glimepiride)
trong điều trị đái tháo đường type 2 (nguy cơ hạ đường huyết kéo dài)

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

12
2. Chỉ định thiazolidenedione (rosiglitazone, pioglitazone) ở bệnh nhân suy tim (nguy cơ làm
trầm trọng suy tim)
3. Chỉ định thuốc ức chế thụ thể beta ở bệnh nhân đái tháo đường có các cơn hạ đường huyết
thường xuyên (nguy cơ che dấu các triệu chứng hạ đường huyết)
4. Chỉ định ostrogen ở bệnh nhân có tiền sử ung thư vú hoặc huyết khối tĩnh mạch (tăng nguy
cơ tái phát)
5. Chỉ định androgen (hormon giới tính nam) ở bệnh nhân không có suy tuyến sinh dục nguyên
phát hoặc thứ phát (nguy cơ độc tính androgen; không có lợi ích ngoài chỉ định suy tuyến sinh
dục được chứng minh)
START
1. ACEI hoặc ARB (nếu không dung nạp với ACEI) ở bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm bệnh
thận có protein niệu hoặc microalbumin niệu (> 30 mg/24 giờ) có hoặc không suy thận
K. Các thuốc làm tăng nguy cơ té ngã
STOPP
1. Chỉ định benzodiazepin (an thần, cơ thể gây giảm cảm biến, mất thăng bằng)
2. Chỉ định thuốc an thần (có thể gây chứng khó phối hợp động tác đi, parkinson)
3. Chỉ định thuốc giãn mạch (thuốc chẹn thụ thể alpha-1, chẹn kênh calci, nitrate tác dụng
kéo dài, ACEI, ARB) ở bệnh nhân hạ huyết áp thế đứng dai dẳng (huyết áp tâm thu giảm ≥ 20
mmHg tái phát) (nguy cơ ngất, té ngã)
4. Chỉ định thuốc ngủ (zopiclone, zolpidem, zaleplon) (có thể gây an thần kéo dài tới ban ngày,
mất điều hòa)
L. Thuốc giảm đau
STOPP
1. Chỉ định opioid mạnh đường uống hoặc qua da (morphine, oxycodone, fentanyl,
buprenorphine, diamorphine, methadone, tramadol, pethidine, pentazocine) như liệu pháp
đầu tay trong đau mức độ nhẹ
2. Chỉ định opioid thường xuyên nhưng không phối hợp với thuốc nhuận tràng (nguy cơ táo
bón nghiêm trọng)

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hiền

13
3. Chỉ định opioid tác dụng kéo dài thay vì tác dụng ngắn ở bệnh nhân đau break-through (cơn
đau cấp tính ở bệnh nhân đau mạn tính) (nguy cơ đau dai dẳng)
START
1. Opioid mạnh trong giảm đau mức độ trung bình đến nặng khi paracetamol, NSAID hoặc
opioid nhẹ không thích hợp với mức độ đau hoặc không có hiệu quả
2. Thuốc nhuận tràng ở bệnh nhân sử dụng opioid thường xuyên
N. Thuốc kháng muscarinic/cholinergic
STOPP
Chỉ định đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc có hoạt tính kháng muscarinic/cholinergic (thuốc
chống co thắt bàng quang, thuốc chống co thắt ruột, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc
kháng histamine thế hệ 1) (nguy cơ tăng độc tính kháng muscarinic/cholinergic)
M. Vắc xin
START
1. Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm
2. Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn ít nhất một lần sau 65 tuổi theo các hướng dẫn quốc gia

Tài liệu tham khảo:

1. Denis O’Mahony, David O’Sullivan, Stephen Byrne, Marie Noelle O’Connor, Cristin Ryan, and
Paul Gallagher. STOPP/START criteria for potentially inappropriate prescribing in older people:
version 2. Age Ageing. 2015 Mar; 44(2): 213–218.
2. Hill-Taylor, Walsh KA, Stewart, Hayden, Byrne, Sketris. Effectiveness of the STOPP/START
(Screening Tool of Older Persons’ potentially inappropriate Prescriptions/Screening Tool to
Alert doctors to the Right Treatment) criteria: systematic review and meta-analysis of
randomized controlled studies. J Clin Pharm Ther. 2016 Apr;41(2):158-69. doi:
10.1111/jcpt.12372.
3. Abdulaziz Al Odhayani,⁎ Ayla Tourkmani, Mohammed Alshehri, Hala Alqahtani, and Adel
Mishriky. Potentially inappropriate medications prescribed for elderly patients through family
physicians. Saudi J Biol Sci. 2017 Jan; 24(1): 200–207.

Xem thêm: Phát hiện sớm một số bệnh ung thư nhờ chẩn đoán hình ảnh

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here