Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Fetocus tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Fetocus là thuốc gì? Thuốc Fetocus có tác dụng gì? Thuốc Fetocus giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Fetocus là thuốc gì?
Fetocus là 1 loại thuốc kê đơn có hoạt chất chính là Bromhexin HCl và Dextromethorphan HBr với công dụng chính là chữa ho, long đờm.
THÀNH PHẦN trong Mỗi viên nang Fetocus bao gồm :
- Bromhexin HCl có hàm lượng 8mg
- Dextromethorphan HBr có hàm lượng 15mg
- Guaifenesin có hàm lượng 50mg
- Diphenhydramin HCl có hàm lượng 12,5mg
- Tá dược: Lactose, Magne stearat, talc, tinh bột sắn, Povidon K30; aerosil.
Được sản xuất bởi CÔNG TY TNHH SX – TM DƯỢC PHAM THÀNH NAM.
Địa chỉ: 60 – Đại lộ Độc lập, KCN Việt Nam Singapore. Thuận An, Bình Dương.
Thuốc Fetocus giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc được bán rộng rãi trên toàn quốc tại các cơ sở quầy/ nhà thuốc. Giá thuốc tính theo hộp 1 hộp gồm 5 vỉ mỗi vỉ 12 viên nang là khoảng 20000 VNĐ, có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc. Thuốc được ép trong vl PVC/nhôm.
Đây là 1 loại thuốc bán theo đơn, bệnh nhân muốn mua thuốc cần có đơn thuốc của bác sĩ có chỉ định sử dụng bằng loại thuốc này.
Hiện nay Nhà thuốc Ngọc Anh có sẵn loại thuốc này đảm bảo chất lượng, tin dùng. Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Khi đi mua thuốc nhớ phải mang theo đơn của bác sĩ. Thuốc chỉ được bán khi có đơn.
Tham khảo sản phẩm tương tự:
NOVAHEXIN sản xuất tại Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông.
Tác dụng
Làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường tạm thời, những cơn đau nhẹ như đau họng, sung huyết mũi, sổ mũi.
Giảm các cơn ho, làm loãng niêm dịch, long đờm.
Công dụng – Chỉ định
Giảm ho, long đờm.
Các trường hợp cảm lạnh, ho do kích ứng đuờng hô hấp gây ra ho dai dẩng, kèm đau họng và có đờm.
Cách dùng – Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 ngày 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 viên.
Trẻ em từ 2-12 tuổi: Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Uống viên nguyên vẹn với nước vừa đủ, uống đủ đúng liều.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Có thể gây những biểu hiện nặng như sốt cao, chảy máu não , chóng mặt, tăng huyết áp không dùng đồng thời khi đang điều trị bằng các thuốc ức chế monoamln oxidase (IMAO).
Trẻ sơ sinh.
Mẫn cảm với chất diphenhydramin và những thuốc kháng histamin khác có cấu tạo tương đồng về mặt hóa học.
Hen.
Tác dụng phụ của thuốc
Tương tác với Bromhexin: Bromhexin được dung nạp tốt. Có thể gây tác dụng phụ nhẹ ở đường tiêu hóa. Phản ứng di ứng trên da, chủ yếu là phát ban da rất ít khi xảy ra.
Tương tác với Dextromethorphan: có thể gây ra triệu chứng rối loan tiêu hóa, đôi lúc có cảm giác buồn ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay.
Tương tác với Diphenhydramin: Trong những thuốc kháng histamin, loai ethanolamin và cả diphenhydramin thường gây ra nhất là tác dụng phụ gây buồn ngủ. Tác dụng này có nguy cơ gây nguy hiểm cho ngươi lái xe và người vận hành máy móc. Trên 50 % người dùng mắc phải tác dụng này.
Thường gặp các biểu hiện: dịch tiết phế quản đặc hơn, ngủ gà ngủ gật, tình trạng kích động, nhức đầu, buổn nôn, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, khô miệng khô niêm mạc.
Ít gặp hơn là các triệu chứng: phù mạch, Giảm huyết áp, chảy máu cam, an thấn, đánh trống ngực, phù, bí tiểu chóng mặt, run rẩy.
Thông báo nhanh chóng cho bác sĩ khi sử dụng thuốc và gặp tác dụng khồn mong muốn.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Thận trọng với Bromhexin: Đối với người bệnh bị loét dạ dày.
Thận trọng với Dextromethorphan:
- Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và hen hoặc tràn khí.
- Ho mãn tính ở người hút thuốc.
- Kiêng thức uống có cồn như là rượu,
- Người bệnh đang suy giảm hô hấp hoặc có nguy cơ
Thận trọng với Diphenhydramin
Khi dùng đồng thời với rượu hoặc với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của diphenhydramin và gây nguy hiểm.
Thuốc có khả năng kháng cholinergic, không dùng cho người có hẹp môn vị, phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang.
Bệnh sử nhược, yếu cơ, tăng nhãn áp góc hẹp.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thận trọng với Bromhexin: Nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi sẽ tăng nếu ta dùng chung bromhexin với kháng sinh (beta- lactam, doxyciclln, erythromycin).
Thận trọng với Dextromethorphan: Tránh dùng đổng thời với các thuốc ức chế thẩn kinh trung ương hay các thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO).
Thận trọng với Diphenhydramin:
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Dùng đồng thời làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Tăng tác dụng kháng cholinergic cùa thuốc kháng histamin nếu dùng đồng thời kéo dài. Không được sử dụng thuốc kháng histamin ở người đang dùng thuốc IMAO.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Thận trọng với Dextromethorphan:
- Có thể gây triệu chứng buồn nôn, nhìn mờ, nôn, buồn ngủ, suy hô hấp, bí tiểu tiện, co giật.
- Xử trí: Đưa bệnh nhân đến bệnh viên ngay và sử dụng biện pháp hỗ trợ.
Thận trọng với Diphenhydramin:
- Biểu hiện của ức chế hệ thần kinh trung ương chủ yêu là mất điều hòa, ức chế hô hấp, chóng mặt, co giật. Ở trẻ nhỏ đặc biệt nguy hiểm nếu ức chế hô hấp. Xảy ra muôn có thể có triệu chứng ngoại tháp.
- Điều trị: Rửa da dày, dùng thêm than hoạt, và gây nôn nếu thuốc mới được uống. Điều tri bằng diazepam 5-10 mg tiêm tĩnh mạch nếu bị co giật. Có thể dùng physostigmln với liều 1-2mg tiêm tĩnh mạch nếu như triệu chứng kháng cholinergic nặng ở thần kinh trung ương. Ngoài ra cần điều trị hỗ trợ hô hấp hay tuần hoàn khi cần thiết.
Bromhexin, Guaifenesin chưa được báo cáo trong các tài liệu.