Tương tác thuốc – thuốc và tương tác thuốc – đồ ăn, đồ uống

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về tương tác giữa thuốc và thực phẩm, đồ uống.

Tương tác thuốc là gì?

Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độc trên người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác. Tương tác giữa thuốc với thức ăn và đồ uống cũng được coi là một loại tương tác thuốc. Tương tác thuốc có thể được lợi dụng để xây dựng các phác đồ điều trị nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị hoặc để giải độc. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, mặt trái của tương tác thuốc là giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn hoặc độc tính được lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả không định trước có thể dẫn đến thấtbại điều trị và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra. Chính vì vậy những hiểu biết về cơ chế tương tác thuốc là cơ sở để bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn.

Tương tác thuốc là gì?
Tương tác thuốc là gì?

Phân loại

Các tương tác thuốc được chia làm 2 loại theo cơ chế xảy ra tương tác:

Tương tác dược lực học

Đây là loại tương tác thể hiện tại receptor hoặc trên cùng hướng tác dụng của một hệ thống sinh lý. Kết quả của phối hợp thuốc có thể dẫn đến tăng hiệu quả hoặc độc tính (hiệp đồng) hoặc ngược lại, giảm tác dụng (đối kháng).

Tương tác hiệp đồng gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng trên cùng một hệ thống sinh lý. Ví dụ: Phối hợp các thuốc giảm đau – chống viêm không steroid (NSAID) với thuốc giảm đau opiod để tăng hiệu quả giảm đau; phối hợp các kháng sinh với chất chẹn bơm proton để tăng hiệu quả diệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng… Các phối hợp kiểu này thường được lợi dụng để xây dựng các phác đồ điều trị. Cần lưu ý tránh tác dụng hiệp đồng xảy ra gây tăng tác dụng không mong muốn hoặc độc tính khi phối hợp các chất trong cùng một nhóm dược lý. Ví dụ: Việc phối hợp các thuốc cùng nhóm NSAID với nhau gây tăng tỷ lệ và mức độ trầm trọng của loét dạ dày tá tràng, xuất huyết và suy thận; phối hợp các kháng sinh aminoglycosid gây tăng độc tính trên thận và thính giác.

Tương tác đối kháng là loại tương tác xảy ra khi dùng đồng thời hai thuốc gắn trên cùng một thụ thể (receptor) hoặc các thuốc có tác dụng sinh lý đối lập nhau. Hậu quả dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Ứng dụng của loại tương tác này là để giải độc khi ngộ độc thuốc. Ví dụ: dùng naloxon để giải độc morphin. Việc sử dụng các thuốc có cùng điểm gắn trên receptor như kháng sinh nhóm macrolid, lincosamid, phenicol cùng gắn lên 50S-ribosom của vi khuẩn sẽ dẫn đến đối kháng, làm giảm tác dụng kháng khuẩn. Phối hợp các thuốc có tác dụng sinh lý đối lập nhau gây mất tác dụng điều trị thường do vô tình gây ra khi kê đơn điều trị các bệnh khác nhau; ví dụ: các thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic để điều trị tăng huyết áp, loạn nhịp tim (propranolol) có thể làm mất tác dụng giãn phế quản của các thuốc điều trị hen nhóm kích thích thụ thể beta 2-adrenergic (salbutamol).

Tương tác dược động học

Đây là tương tác xảy ra trong quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc; hậu quả làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc trong máu dẫn đến quá liều hoặc ngược lại giảm hiệu quả điều trị. Nguy hiểm thường xảy ra khi phối hợp những thuốc có độc tính cao hoặc có chỉ số điều trị hẹp, vì nồng độ thuốc chỉ thay đổi ít có thể đã dẫn đến những hậu quả có hại rõ rệt trên lâm sàng. Tương tác loại này khó đoán trước vì không liên quan đến tác dụng dược lý. Tương tác theo cơ chế dược động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn trong vòng tuần hoàn của thuốc.

Tương tác ở giai đoạn hấp thu: Đây là tương tác làm thay đổi tốc độ và/hoặc tổng lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn; trong đó sự thay đổi tổng lượng thuốc dẫn đến thay đổi nồng độ gây hậu quả lâm sàng nghiêm trọng hơn việc thay đổi tốc độ hấp thu. Tương tác loại này thường gặp với các thuốc dùng theo đường uống. Điều lưu ý là tương tác không chỉ xảy ra giữa thuốc – thuốc mà cả thuốc – thức ăn và thuốc – đồ uống. Do vị trí xảy ra tương tác tại dạ dày, nơi thuốc hầu như chưa kịp hấp thu nên để tránh hậu quả, có thể giải quyết bằng cách uống các thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ.

Tương tác ở giai đoạn phân bố: Đây là tương tác đẩy nhau ra khỏi vị trí liên kết tại protein huyết tương, dẫn đến tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do, kéo theo tăng tác dụng dược lý và/hoặc độc tính của thuốc. Tương tác chỉ có ý nghĩa lâm sàng khi phối hợp các thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao (> 90%) và có phạm vi điều trị hẹp; ví dụ tương tác giữa các salicylat với methotrexat, gây tăng tỷ lệ methotrexat ở dạng tự do, tăng độc tính trên hệ tạo máu. Tương tác ở giai đoạn chuyển hóa: Với các thuốc chuyển hóa khi qua gan, sự tăng hoặc giảm chuyển hóa của một thuốc do thuốc phối hợp gây ra dẫn đến sự thay đổi nồng độ chất hoạt tính có trong máu, hậu quả làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính. Enzym chịu trách nhiệm chính cho chuyển hóa thuốc là hệ cytochrom P450, chủ yếu ở microsom gan và tham gia vào chuyển hóa ở pha I.

Có 2 cơ chế tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa là cảm ứng và ức chế.

Theo cơ chế cảm ứng thì một thuốc có thể gây cảm ứng đối với hệ enzym cytocrom P450, dẫn đến tăng tốc độ chuyển hóa của thuốc phối hợp và làm giảm nồng độ thuốc trong máu. Với tương tác thuốc theo cơ chế này, cần lưu ý không chỉ gây giảm hiệu quả của thuốc phối hợp mà còn gây giảm hiệu quả của chính thuốc đó (hiện tượng tự cảm ứng, thường gặp khi sử dụng barbiturat), đặc biệt là hiện tượng tăng nồng độ trở lại khi ngừng thuốc gây cảm ứng dẫn đến tăng độc tính. Các barbiturat, griseofulvin, một số thuốc chống động kinh, rifampicin là những chất gây cảm ứng quan trọng nhất. Thuốc bị ảnh hưởng bao gồm warfarin, các thuốc tránh thai dạng uống…

Theo cơ chế ức chế (kìm hãm) thì một thuốc có thể ức chế hoạt tính của một enzym microsom gan nào đó dẫn đến giảm chuyển hóa của thuốc bị phá hủy bởi enzym này, gây tăng nồng độ và độc tính ở liều thường dùng. Tương tác loại này có tính đặc hiệu, chỉ xảy ra khi 2 thuốc cùng bị chuyển hóa trên một enzym. Ví dụ erythromycin và terfenadin cùng chuyển hóa qua CYP3A4, tác động gây ức chế của erythromycin lên CYP3A4 đã làm tăng nồng độ terfenadin và tăng nguy cơ loạn nhịp thất, chủ yếu gây xoắn đỉnh. Chính do nguy cơ này mà hiện tại terfenadin đã bị rút khỏi thị trường. Một thuốc có thể là cơ chất, chất cảm ứng hoặc chất ức chế của các isoenzym khác nhau.

Tương tác ở giai đoạn thải trừ: Thải trừ qua thận là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của thuốc trong cơ thể. Tại đây thuốc được lọc qua cầu thận rồi tái hấp thu trở lại một phần và tiếp tục được thải trừ ra ngoài. Tương tác thuốc xảy ra tại thận là do ảnh hưởng đến quá trình tái hấp thu và thải trừ. Khuếch tán thụ động là cơ chế của quá trình tái hấp thu thuốc trở lại máu còn vận chuyển tích cực là cơ thể thải trừ. Những chất làm thay đổi pH nước tiểu (amoni clorid, acid ascorbic, các antacid, các chất chẹn bơm proton…) có thể làm thay đổi tỷ lệ thuốc được tái hấp thu đối với các thuốc có bản chất acid yếu hoặc base yếu (các barbiturat, quinin…) dẫn đến tăng nồng độ, kéo dài thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể, gây nguy cơ ngộ độc. Với tương tác qua hệ thống thải trừ nhờ chất mang (carrier), sự cạnh tranh chất mang cũng dẫn đến kết quả tương tự. Hậu quả của tương tác sẽ nguy hiểm nếu chất bị ứ đọng có độc tính cao, ví dụ tương tác giữa probenecid và methotrexat gây tăng kéo dài nồng độ methotrexat, làm tăng độc tính trên hệ tạo máu. Vì bài tiết qua ống thận là con đường thải trừ chính với nhiều thuốc, do đó tương tác loại này có thể gây tăng nguy cơ tai biến do thuốc gây ra.

Một số điểm cần lưu ý

Một cặp phối hợp thuốc có thể gây tương tác không chỉ ở một giai đoạn mà có thể ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời dược động học, hơn nữa có thể đồng thời gặp cả tương tác dược lực học và dược động học.

Tương tác giữa thuốc với thức ăn và đồ uống phần lớn là tương tác xảy ra ở giai đoạn hấp thu. Các thông tin về tương tác loại này là cơ sở để hướng dẫn thời gian uống thuốc so với bữa ăn và các chỉ dẫn về các đồ uống cần tránh khi sử dụng thuốc.

Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc chỉ đề cập đến tương tác bất lợi. Các sách tra cứu hoặc phần mềm duyệt tương tác thuốc được chia theo các mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng: nguy hiểm (chống chỉ định) → nghiêm trọng (cân nhắc nguy cơ/lợi ích khi phối hợp) → thận trọng hoặc chưa rõ hậu quả; trong đó 2 mức có ý nghĩa lâm sàng là mức nguy hiểm (chống chỉ định) và mức nghiêm trọng. Việc phân độ chỉ có tính tương đối vì hậu quả xảy ra khác nhau rất nhiều giữa các người bệnh do ảnh hưởng của lứa tuổi, cơ địa, bệnh mắc kèm, đặc biệt là chức năng của cơ quan bài xuất thuốc là gan và thận.

Cần lưu ý rằng tương tác thuốc công bố trên các tài liệu chỉ đánh giá từng cặp 2 thuốc, kết quả có thể sẽ khác đi nhiều khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc. Do đó các thông tin về tương tác thuốc chỉ có giá trị tham khảo; quyết định cuối cùng phải căn cứ vào diễn biến lâm sàng và kết quả xét nghiệm khi điều trị ở người bệnh cụ thể. Các cảnh báo về tương tác thuốc đặc biệt quan trọng với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp và các thuốc cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng (ví dụ thuốc chống đông máu, thuốc chống tăng huyết áp, điều trị đái tháo đường…). Những người bệnh có nguy cơ cao khi gặp tương tác thuốc là các người bệnh cao tuổi, người bệnh có sự suy giảm chức năng gan và/hoặc thận.

Tương tác thuốc – thuốc chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của người bệnh với điều trị. Nhiệm vụ chủ yếu của người thầy thuốc là xác định tương tác có xảy ra hay không và mức độ ảnh hưởng của nó. Khi thấy có những tác dụng không mong muốn, phải nghĩ đến khả năng gặp tương tác bất lợi. Ðánh giá cẩn thận toàn bộ tiền sử dùng thuốc của người bệnh là quan trọng vì khả năng tương tác không chỉ xảy ra với các thuốc có trong đơn mà còn có thể xảy ra do người bệnh dùng các thuốc không kê đơn, dùng thuốc do nhiều thầy thuốc chỉ định.

Tương tác giữa rượu và kháng sinh

Nói chung, khi nhiễm trùng không nên sử dụng bất cứ loại rượu nào, việc sử dụng rượu có thể dẫn đến mất nước, làm gián đoạn giấc ngủ sinh lý, làm cản trở khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể. Khi sử dụng kháng sinh, việc sử dụng chung với rượu có thể dẫn tới một số tương tác đôi khi rất nguy hiểm

Tác dụng phụ nào xảy ra khi bạn kết hợp kháng sinh với rượu:

Một trong những tương tác rượu với kháng sinh phổ biến nhất là metronidazole.

Đây là loại thuốc sử dụng cho nhiều bệnh nhiễm trùng , bào gồm dạ dày, da, khớp, ruột… việc sử dụng metronidazole với rượu có thể dẫn đến phản ứng tương tự disulfiram. Các triệu chứng của phản ứng disulfiram bao gồm :

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đỏ da.
  • Đau bụng, nôn
  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh
  • Tức ngực
  • Khó thở.

Phản ứng tương tự có thể xảy ra với các kháng sinh khác như Cefotetan, một kháng sinh nhóm cephalosporin và tinidazole, một thuốc cùng nhóm với metronidazole.

Bạn không nên uống rượu khi sử dụng các loại thuốc này, và ít nhất 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Rượu cũng là một chất gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Một số kháng sinh cũng có tác động trên hệ thần kinh trung ương ( như metronidazole ) có thể dẫn tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như buồn ngủ, chóng mặt, nhầm lẫn. Những tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng khi lái xe, người cao tuổi, và các bệnh nhân sử dụng các thuôc ức chế thần kinh khác như các thuốc trầm cảm, opioid…

Một số tác dụng phụ của kháng sinh về dạ dày như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Việc sử dụng rượu sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Rượu ảnh hưởng như thế nào đến kháng sinh chúng ta sử dụng?

Rượu ảnh hưởng như thế nào đến kháng sinh chúng ta sử dụng?
Rượu ảnh hưởng như thế nào đến kháng sinh chúng ta sử dụng?

Rượu không ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của kháng sinh, tuy nhiên với một số loại kháng sinh việc sử dụng rượu có thể làm thay đổi nồng thuốc trong máu dẫn đến sự thay đổi hiệu quả sử dụng thuốc.

Rượu bị chuyển hóa bởi các enzyme gan. Một số loại thuốc cũng được chuyển hóa trong gan bởi các enzyme tương tự. Tùy thuộc lượng rượu sử dụng mà hoạt tính các enzyme thay đổi dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Khi sử dụng rượu, một số enzyme bị ức chế từ đó giảm khả năng chuyển hóa thuốc dẫn đến nồng độ thuốc trong máu tăng cao, tăng độc tính và tác dụng phụ của thuốc.

Một số enzyme bị tăng hoạt tính khi sử dụng rượu kéo dài. Nó làm tăng mức độ phân hủy thuốc, làm giảm nồng độ thuốc trong máu, từ đó làm giảm hay mất tác dụng của kháng sinh.

Tương tác giữa thuốc và đồ ăn, đồ uống

SỮA

Bản chất của sữa là cascinat calci. lon calci có thể tạo phức với nhiều loại thuốc; ví dụ: tetracyclin nếu uống cùng với sữa sẽ bị cản trở hấp thu.

Các lipid trong sữa có thể hoà tan một số thuốc vào trong đó và giữ thuốc lại. Các hợp phần protein trong sữa có thể liên kết với một số thuốc có ái lực cao với protein. Tất cả các quá trình này đều cản trở hấp thu thuốc. Đa phần các kháng sinh thông dụng đều bị sữa làm giảm hấp thu như: erythromycin, penicilin V, các tetracyclin…

Tương tác giữa thuốc và cafe
Tương tác giữa thuốc và cafe

CÀ PHÊ, CHÈ

Hoạt chất cafein trong các loại nước uống này có thể làm tăng tác dụng giảm đau của aspirin, paracetamol nhưng cũng làm tăng tác dụng phụ như nhức đầu, nhanh nhịp tim, tăng huyết áp ở những bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc loại IMAO.

Tanin trong chè có thể gây tủa nhiều loại thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid.

Cà phê có thể làm tăng dộ hoà tan của một số thuốc như ergotamin nhưng lại cản trở hấp thu các loai thuốc liệt thần (neuroleptic).

Alcol và các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương

Nhiều bệnh nhân bị bệnh tâm thần do nghiện rượu, do đó khả năng gặp phải trường hợp bệnh nhân vừa uống thuốc, vừa uống rượu không phải là hiếm.

Cần lưu ý để tránh những tương tác sau:

  • Các benzodiazepin như diazepam khi uống cùng với rượu sẽ gây thay đổi tâm tính rất mạnh ngay ở liều thường dùng. Sự thay đổi này chỉ có thể gặp ở liều rất cao nếu dùng đơn độc không có rượu.
  • Tác dụng kích thích ở liều nhỏ, ức chế ở liều cao của rượu làm ảnh hường nhiều đến tác dụng điều trị của các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh.

Alcol và thuốc giảm đau không steroid

  • Rượu làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như viêm, loét, chảy máu của các thuốc chông viêm không steroid (aspirin…).

Uống rượu cùng với paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.

Alcol và thuốc kháng histamin

  • Các loại kháng H 1 có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó khi uống cùng với rượu sẽ xuất hiện tác dụng ức chế quá mức ngay ớ liều thấp.
  • Các loại kháng H, do tác dụng kìm hãm enzym ở tiểu thể gan, làm chậm quá trình chuyển hoá rượu và tăng mức alcol trong máu. gây nhức đầu, buồn nôn…

Alcol và thuốc chống tăng huyết áp

Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rươu, nêu uống đồng thời với các thuốc chống tăng huyết áp có thể có nguy cơ gây tụt huyết áp đột ngột quá mức cần thiết.

Alcol còn là dung môi tốt cho những thuốc có hệ số mỡ /nước cao

(như một số thuốc chẹn beta giao cam), làm cho thuốc hấp thu quá nhanh, gây tác dụng đột ngột do tăng nồng độ thuốc trong máu trên mức điều trị.

Alcol và thuốc hạ đường huyết

Do tác dụng tăng cám ứng enzym gan của rượu khi uống kéo dài. một số sulfamid hạ đường huyết có thể bi phá huỷ nhanh hơn bình thường, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.

– Tác dụng hiệp đồng lên chuyến hoá carbohydrat dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết đột ngột, gây hôn mê.

Một số sulfamid như tolbutamid khi uống cùng với rượu gây phán ứng antabuse (sợ rượu).

Các thuốc hạ đường huyết nhóm biguanid có thể gây acidose lactic nếu uống nhiều rượu trong thời gian điều trị.

Alcol và thuốc kháng khuẩn

Một số chất khi dùng với rượu sẽ gây phản ứng antabuse (sợ rượu) như các cephalosporin, isoniazidmetronidazol

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng tủ thuốc gia đình đầy đủ – Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

Tài liệu tham khảo

Drug Interactions: What You Should Know, FDA, truy cập ngày 12/6/2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here