Thuốc hoạt huyết hỏa ứ: Các bài thuốc, vị thuốc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc hoạt chuyết hỏa ứ

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc hoạt huyết hỏa ứ

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có công năng chủ yếu là sơ thông huyết mạch, thúc đẩy huyết hành, tiêu tán huyết ứ, chủ trị các chứng huyết ứ được gọi là thuốc hoạt huyết hóa ứ.
Thuốc thuộc nhóm này thường có tính bình hoặc vi hàn hay vi ôn, đa phần có vị cay, đắng, chủ yếu quy kinh can, tâm, nhập vào huyết phận; được chia thành 3 loại hòa huyết, hoạt huyết và phá huyết.

Thuốc hòa huyết thường có công năng kiêm bồ huyết, bao gồm đương quy, đan sâm, đơn bì, xích thược, kế huyết đằng… Thuốc hoạt huyết có công năng hoạt huyết, hành huyết, hóa ứ, bao gồm xuyên khung, hồng hoa, tam thất, ngưu tất, bồ hoàng, uất kim, khương hoàng, ích mẫu thảo, diên hồ sách… Thuốc phá huyết thường có tác dụng mạnh như thủy diệt, nga truật, nhũ hương, một dược, huyết giác, đào nhân… Các phương thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang, Huyết phủ trục ứ thang, Sinh hoá thang…

Nội dung và phạm vi liên quan đến chứng huyết ứ theo y học cổ truyền tương đối rộng, thường ở các mức độ khác nhau như “huyết hành thất độ”, “huyết mạch bất thông”, dẫn đến “huyết ứ nội kết”, “huyết ố ứ trệ”, “ly kinh huyết ứ” và “cửu bệnh nhập lạc huyết ứ” (bệnh lâu ngày dẫn đến ứ huyết). Nguyên nhân gây bệnh thường do khí hư, khí trệ, hàn ngưng, huyết nhiệt, đàm trở hoặc ngoại thương… dẫn đến huyết lưu thông không tốt, kinh mạch trở trệ…

Trên lâm sàng, thường thấy biểu hiện lưỡi đen, có chấm xuất huyết hay tụ máu, nổi tình mạch dưới lưỡi, môi lưỡi khô, đau nhiều về đêm, chỗ đau không di chuyển, mạch trì hoặc sáp… Trong quá trình hình thành chứng huyết ứ, trước tiên là có sự thay đổi thành phần máu, tiếp theo dẫn đến các phản ứng viêm, thay đổi tế bào nội mô (EC), thay đổi lipid máu và hình thành huyết khối, dẫn đến xơ vữa động mạch, tổn thương mạch máu và cản trở vi tuần hoàn. Có thể thấy những thay đổi sinh lý bệnh của chứng huyết ứ tương tự như các bệnh mạch vành, mạch máu não của y học hiện đại cũng như các chứng bệnh nhiễm trùng, viêm, dị sản mô, rối loạn chức năng miễn dịch, chuyển hóa như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh mạch vành, u gan, tụy, viêm mạch thể tắc nghẽn (thromboangiitis), ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, chứng huyết ứ có quan hệ chặt chẽ với tuần hoàn huyết dịch. Tựu chung lại, các nghiên cứu về thuốc hoạt huyết hóa ứ và các vấn đề liên quan chủ yếu ở các khía cạnh sau:

— Lưu biến máu bất thường: lưu biến huyết học là cơ sở khoa học nghiên cứu huyết dịch và quy luật biến hoá các thành phần, tổ chức lưu động, các chỉ số cơ bản là: độ nhớt máu, độ nhớt huyết tương, hematocrit (HCT) và fibrinogen huyết tương. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ứ huyết, nhưng đều gây thay đổi lưu biến huyết dịch là “đặc”, “dính”, “ngưng”, “tụ”. “Đặc” là tăng hematocrit, globulin, lipoprotein, cholesterol, triglycerid rõ rệt; “dính” là độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt huyết tương tăng; “ngưng” là sự gia tăng tính ngưng kết của huyết dịch, tăng hàm lượng fibrinogen, giảm hoạt tính tiêu fibrin, giảm thời gian tái calci hoá; “tụ” là biểu hiện tốc độ điện di cùa hồng cầu giảm, tăng độ bám dính, tập hợp và giải phóng tiểu cầu, dễ hình thành huyết khối.

Khi tiểu cầu kết dính, tụ hợp sẽ giải phóng ra các chất trung gian hoá học 5-HT, TXA2 và PAF, gây co mạch, thay đổi tuần hoàn và vi tuần hoàn, khiến cho các cơ quan, tổ chức thiếu máu. Động mạch thường có tốc độ dòng chảy lớn, áp lực lòng mạch cao, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khác nhau gây bộc lộ collagen, kích hoạt cơ chế đông máu, làm cho tiểu cầu bám vào collagen và kết tập thành các nhóm, kết hợp với các sợi huyết hình thành huyết khối. Tĩnh mạch có tốc độ dòng chảy thấp, thường sự kết tụ tiểu cầu do bị kích hoạt bời thrombin, dần dần hình thành mạng lưới khối huyết ứ hồng cầu-fibrin kéo dài đuôi và lớn dần lên, đuôi của khối huyết này dễ bị tách rời và tạo thanh “thuyên tử”, dẫn đến thuyên tắc phổi.

Trở ngại vi tuần hoàn: vi tuần hoàn là chỉ sự tuần hoàn huyết dịch giữa vi động mạch và vi tĩnh mạch. Trở ngại vi tuần hoàn ở người có chứng huyết trệ thường thấy có sự gia tăng hình thành vi huyết quản dị thường (profiled microvascular), tắc vi mạch máu, ứ trệ… gây tuần hoàn ứ trệ trong lòng mạch, xuất huyết quanh mạch, khiến cho đường kính mao mạch nhỏ lại, giảm số lượng mao mạch, hoặc biểu hiện đông máu rải rác nội mạch. Bệnh nhân mắc chứng huyết ứ thường kèm theo viêm mạch máu và xơ hóa, điều này là do bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân và các tế bào nội mô bị kích hoạt, từ đó sản sinh và giải phóng một lượng lớn gốc tự do và các cytokin.

Bất thường về huyết động học: huyết động học là nghiên cứu về lưu động học của huyết dịch trong lòng mạch, bao gồm các chỉ tiêu như lưu lượng máu, huyết áp, trở lực lưu huyết và chức năng tim, huyết áp… Ở bệnh nhân mắc chứng huyết ứ thường có hiện tượng lưu biến huyết dị thường, như tuần hoàn cơ quan, tổ chức trở ngại, gây hẹp mạch hoặc tắc, giảm lưu lượng máu. Một số chứng bệnh cụ thể như giảm tuần hoàn mạch vành tim, thiểu năng tuần hoàn não gây đột quỵ nhồi máu não, viêm gan mạn tính và rối loạn tuần hoàn gan.

Hiện tại nghiên cứu về tác dụng của thuốc hoạt huyết chủ yếu được tập trung trên hệ huyết dịch, mạch máu não, mạch vành, tác dụng kháng viêm, giảm đau.. . như:

Cải thiện tính lưu biến máu, chống hình thành huyết khối

Thuốc hoạt huyết hóa ứ có tác dụng trên nhiều giai đoạn, cải thiệu lưu biến học huyết dịch, giảm các trạng thái “đặc”, “dính”, “ngưng”, “tụ” huyết dịch, chống hình thành huyết khối. Trên lâm sàng dùng điều trị chứng tăng độ dính – nhớt của máu, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não và bệnh tắc mạch huyết khối…

Bảng 1: Ảnh hưởng của thuốc hoạt huyết hóa ứ đến các chỉ tiêu huyết dịch trên các chứng ứ huyết khác nhau
Bảng 1: Ảnh hưởng của thuốc hoạt huyết hóa ứ đến các chỉ tiêu huyết dịch trên các chứng ứ huyết khác nhau

Chống kết tập tiểu cầu

Đại đa số thuốc hoạt huyết hóa ứ như đan sâm, xuyên khung, hồng hoa, ích mẫu thảo, thuỷ điệt, tam lâu, nga truật, diên hồ sách, ngân hạnh diệp và các hoạt chất như tetramethylpyrazin, ferulic acid, tanshinon, salvianolic acid, ginkgolid, hirudin…, đều có tác dụng giảm hoặc ức chế tiểu cầu bám dính và tập hợp. Các giai đoạn tác dụng bao gồm: (1) ức chế giải phóng 5-HT: là các chất có hoạt tính được giải phóng từ các tế bào tiểu cầu hoạt hoá tập trung dày đặc, có tác dụng co mạch và thúc đẩy kết tập tiểu cầu. Đan sâm, xuyên khung, acid ferulic có tác dụng ức chế giải phóng 5-HT; (2) ức chế tổng họp và giải phóng TXA2: có tác dụng thúc đẩy kết tập tiểu cầu rất mạnh, đan sâm, xuyên khung, thuỷ diệt, acid ferulic làm giảm hàm lượng TXA2 huyết tương; (3) ức chế giải phóng PAF: là một yếu tố dẫn dắt kết tụ tiểu cầu rất mạnh, xuyên khung, đan sâm, đương quy, ginkgolid, có tác dụng kháng PAF mạnh; (4) đối kháng Ca2+: nồng độ Ca2+ trong bào tương tiểu cầu tăng lên, tính kết tụ tăng lên. Xuyên khung, đương quy, đào nhân, hồng hoa, xích thược và tanshinon, tetramethylpyrazin, notoginsenosid có tác dụng kháng Ca2+; (5) ức chế hệ thống chuyển hoá phosphoinositid tiểu cầu: phosphoinositid chuyển hoá thành inositon trisphosphat (IP3) và diacyl glycerol (DG) như là tín hiệu thứ hai trong quá trình hoạt hóa tiểu cầu. Tetramethylpyrazin, acid ferulic có tác dụng ức chế inositol phosphat phân cắt, từ đó ức chế hoạt hóa tiểu cầu; (6) tăng nồng độ cAMP trong tiểu cầu: cAMP là tín hiệu ức chế khi hoạt hoá tiểu cầu. Đan sâm, xuyên khung, đương quy và tanshinon tetramethylpyrazin, glycosid toàn phần tam thất đều có khả năng tăng hàm lượng cAMP tiểu cầu; (7) tăng hàm lượng PGI2: có tính đối kháng sinh lý với TXA2, PGI2 tăng cao, ức chế kết tập tiểu cầu.

Giảm độ nhớt máu

Phần lớn thuốc hoạt huyết hóa ứ đều làm giảm độ nhớt của máu toàn phần và huyết tương. Người bệnh tăng lipid máu thường có lưu biến máu bất thường, bao gồm tăng độ nhớt máu, khiến cho máu dễ đông. Nồng độ cholesterol, fibrinogen, triglycerid trong máu cao dẫn đến tăng độ nhớt huyết tương; mức độ ảnh hưởng đến độ nhớt huyết tương là cholesterol> fíbrinogen> triglycerid. Đan sâm, xuyên khung và Huyết phủ trục ứ thang, Bổ dương hoàn ngũ thang đều làm hạ lipid máu. Ngoài ra, thuốc hoạt huyết hóa ứ còn có tác dụng làm hạ hematocrit, giảm chỉ số kết tụ hồng cầu và làm giảm độ nhớt máu toàn phần.

Chống đông máu

Đan sâm, xuyên khung, xích thược, ích mẫu thảo, tam lâu, đào nhân, thuỷ diệt có tác dụng chống đông máu rõ rệt, tanshinon HA natrisulfat có tác dụng kéo dài thời gian prothrombin. Đan sâm, ích mẫu thảo, hồng hoa, natri tanshinon IIA natrisunphat có tác dụng hoạt hóa plasminogen làm tiêu sợi huyết.

Cải thiện vi tuần hoàn

Đa số các thuốc hoạt huyết hóa ứ như đan sâm, xích thược, đương quy, xuyên khung, hồng hoa, ích mẫu thảo, đào nhân… có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các mức độ khác
nhau, làm tăng tuần hoàn ở các cơ quan, tổ chức bị bệnh ứng hội chứng ứ huyết như bệnh mạch vành, đột quỵ thiếu máu, viêm tắc mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, xơ cứng bì… Tác dụng này là thông qua: (1) cải thiện vi lưu huyết; (2) cải thiện hình thái vi mạch máu, giải trừ co thắt vi mạch, giảm tắc mạch; (3) giảm thiểu tính thấm mao mạch, giảm thiểu tính thấm vi mạch, giảm phù nề; (4) cải thiện tính lưu biến huyết dịch, cải thiện các tình trạng của hội chứng huyết ứ “đặc”, “dính”, “ngưng”, “tụ”, giúp lưu thông vi mạch được dễ dàng.

Cải thiện huyết động học

Thuốc hoạt huyết hóa ứ ngoài việc thông qua cải thiện lưu biến học và tuần hoàn huyết dịch, tăng cung lượng máu đến tổ chức, còn có tác dụng giãn mạch ngoại vi. Thuốc có tác dụng chọn lọc trên các mạch máu khác nhau: xuyên khung, đan sâm, diên hồ sách, hồng hoa, ích mẫu thảo, xích thược có tác dụng tương đối mạnh trên mạch vành, còn các thuốc phá huyết như thuỷ diệt, nga truật, đào nhân, xuyên sơn giáp lại có tác dụng tốt trên động mạch đùi. Thuốc hoạt huyết làm cho mạch máu giãn ra, khiến cho lưu lượng máu đến các cơ quan, tổ chức, các mô tăng lên. Xuyên khung, hồng hoa, đan sâm, ích mẫu thảo, xích thược, diên hồ sách và các thuốc hoạt huyết khác đều làm tăng lưu lượng mạch vành và tăng lượng máu nuôi dưỡng cơ tim, cải thiện cung cấp oxy cho cơ tim.

Chống tổn thương tổ chức do thiếu máu

Đan sâm, xuyên khung, ích mẫu thảo, ngân hạnh diệp, Bổ dương hoàn ngũ thang, Huyết phủ trục ứ thang có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não. Trên mô hình gây thiếu máu cơ tim cấp tính, có tác dụng ức chế tiết ET, táng hàm lượng NO huyết tương, khôi phục lại sự cân bằng tỷ lệ ET/NO, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Cơ chế chống tổn thương tổ chức do thiếu máu tương đối phức tạp, có khả năng liên quan đến tác dụng cải thiện lưu biến học huyết dịch, chống huyết khối, cải thiện vi tuần hoàn, cải thiện lưu huyết và bảo vệ các tế bào nội mô…

Ngoài ra, khi tổn thương thiếu máu, các phân tử bám dính trên bề mặt tế bào tăng lên, khiến cho bạch cầu tăng khả năng bám dính, hoạt hóa và sản sinh lượng lớn các gốc tự do và các cytokin gây viêm như yếu tố hoại tử khối u (TNF-a), IL-1, 8, 10… Nhiều thuốc hoạt huyết hóa ứ có tác dụng ức chế sự gia tăng phân tử kết dính trên bề mặt tế bào, giảm tỷ lệ bám dính bạch cầu, ức chế hoạt hóa bạch cầu, dọn gốc tự do… đây là cơ chế chống tổn thương tổ chức do thiếu máu cục bộ của thuốc hoạt huyết hóa ứ.

ức chế loạn sản mô

Đan sâm, xuyên khung có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, ức chế tổng hợp DNA, ức chế mạch máu tân sinh, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch và hẹp mạch. Thuốc hoạt huyết hóa ứ cũng có tác dụng ức chế sự tổng hợp collagen, tăng phân giải collagen, do vậy có tác dụng ngăn ngừa chứng loạn sản mô, xơ cứng bì, hình thành tổ chức sẹo, xơ gan, hẹp thực quản…

Chống viêm, giảm đau, kích thích cơ ươn tử cung

Thuốc hoạt huyết hóa ứ có tác dụng chống viêm, thông qua giảm tính thấm mao mạch ổ viêm, giảm thẩm xuất dịch ri viêm, giảm tỷ lệ kết đính bạch cầu, ức chế hoạt hoá bạch cầu và dọn gốc tự do. Diên hồ sách, nhũ hương, một dược còn có tác dụng giảm đau. ích mẫu thảo, hồng hoa, bồ hoàng có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, tăng co bóp tử cung.

Tóm lại, chứng huyết ứ là bệnh chứng có liên quan đến tuần hoàn huyết dịch và vi tuần hoàn trở ngại, tăng độ nhớt, thủy ngưng trệ của huyết dịch, tăng hoạt hoá tiểu cầu, tăng độ bám dính và kết tụ, dễ hình thành huyết khối, dẫn đến chuyển hóa ở mô và tổ chức dị thường… Công năng hoá ứ trệ, hoạt huyết của thuốc hoạt huyết hóa ứ có liên quan đến tác dụng cải thiện chức năng tim mạch và mạch máu não, cải thiện tính chất lý hoá của huyết dịch, chức năng tiểu cầu và hệ thống đông máu, cải thiện vi tuần hoàn, đồng thời cải thiện thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não, ức chế kết tụ tiểu cầu, chống đông máu, chống huyết khối… Ngoài ra, thuốc hoạt huyết hóa ứ còn thông qua tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus để điều trị các bệnh truyền nhiễm; điều hòa miễn dịch, được dùng trong các bệnh tự miễn và ghép tạng; ức chế loạn sản mô, để phòng và trị các chứng u ác tính và lành tính, như ung thư, khối u, sẹo…

Một số vị thuốc thường dùng

Đan sâm

Là rễ và thân rễ phơi hoặc sấy khổ của cây đan sâm Salvia miltiorrhiza Bunge, họ Bạc hà (Lamiaceae). Có chứa 2 nhóm hoạt chất tan trong dầu và tan trong nước. Thành phần tan trong dầu, đã phân lập được trên 40 chất, chủ yếu là tanshinon (o-quinon) và các keton (o-hydroxy quinon), ví dụ như tanshinon I, dihydrotanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, isotanshinon I và cryptanshinon n…; thành phần tan trong nước có cấu trúc phenolic, chủ yếu là danshensu (acid lactic 3, 4-hydroxybenzyl), acid salvianolic A, B, c, D, E, F, G, H, I, J…

Đan sâm có vị đắng, tính hơi lạnh, quy kinh tâm, can, có công năng hoạt huyết khư ứ, lương huyết tiêu thũng, dưỡng huyết an thần. Chủ trị đau ngực, đau vùng tim, trưng hà tích tụ, như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, đau bụng do ứ trệ sau sinh, mụn nhọt, chấn thương sưng đau… Đan sâm có các tác dụng dược lý sau:

– Cải thiện tính lưu biến huyết dịch, chống huyết khối: dịch chiết nước đan sâm, thuốc tiêm đan sâm làm giảm độ nhớt của máu toàn phần và huyết thanh, huyết tương, tăng tốc độ điện di hồng cầu, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, giảm tính bám dính của bạch cầu, cải thiện tính lim biến máu trên động vật thí nghiệm. Nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, đan sâm làm giảm độ nhớt dính của máu bệnh nhân bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não… Có tác dụng cải thiện đáng kể tình trạng “niêm, tụ, trệ” trên bệnh nhân hội chứng huyết ứ. Tác dụng này là thông qua cơ chế sau:

+ Chống kết tập tiểu cầu: chế phẩm đan sâm, tanshinon IIA natri sulfat, danshensu, acid salvianolic… đều có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Sử dụng ADP gây kết tập tiểu cầu, đan sâm ức chế kết tụ và thúc đẩy giải tụ (depolymerization), tác dụng này phụ thuộc vào liều. Tiêm tĩnh mạch tanshinon IIA natri sulfat làm giảm độ bám dính và tập hợp tiểu cầu; dẫn xuất acetyl của acid salvianolic A có tác dụng ức chế ADP, AA, collagen, thrombin gây kết tập tiểu cầu in vitro. Tác dụng của danshensu là thông qua ức chế tổng hợp TXA2, ức chế PDE, giảm phân huỷ cAMP.

+ Chống đông máu: đan sâm có tác dụng chống đông máu in vitro; danshensu, anshinon là các thành phần có tác dụng chống đông. Tanshinon HA natri sulfat kéo dài thời gian calci hoá prothrombin và thời gian thromboplastin; danshensu kéo dài thời gian prothrombin mà có tác dụng chống đông máu.

+ Phân giải fibrin: danshensu, tanshinon IIA natri sulfat thúc đẩy tiêu hủy fibrin. Đan sâm thông qua kích hoạt hệ thống plasminogen – plasmin, phân giải fibrin, dẫn đến phân hủy fibrin, thúc đẩy tiêu sợi huyết.

+ Chống huyết khối: danshensu, tanshinon HA natri sulfat có tác dụng ức chế sự
hình thành huyết khối in vitro, kéo dài thời gian tạo huyết khối, làm giảm độ dài, giảm trọng lượng cục máu đông. Tác dụng chống huyết khối của đan sâm có liên quan đến khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu và tiêu hủy fibrin.

Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch: trên mô hình xơ vữa động mạch, đan sâm làm giảm TG và LDL-C, làm giảm diện tích xơ vữa động mạch chủ và giảm hàm lượng cholesterol thành động mạch. Các acid salvianolic có tác dụng chống peroxy hóa lipid và dọn gốc tự do mạnh, trong đó acid salvianolic A và acid salvianolic B có hoạt tính mạnh nhất; có tác dụng ngăn ngừa màng tế bào bị tổn thương do peroxy hoá lipid và chống xơ vữa động mạch.

Chống thiếu máu cơ tim: làm tăng lưu lượng máu mạch vành, cải thiện vi tuần hoàn, thúc đẩy tuần hoàn bàng hệ, cải thiện tính lưu biến máu, cải thiện cung cấp máu cho cơ tim thiếu máu cục bộ; làm giảm nồng độ angiotensin II trong huyết tương, ức chế tăng TXA2 và IP3 sau nhồi máu cơ tim cấp. Tác dụng chống thiếu máu cơ tim của đan sâm còn liên quan đến khả năng giảm diện tích thấm máu và viêm, ức chế hoạt hoá bạch cầu và chống các tổn thương do peroxy hóa lipid.

Khi tế bào cơ tim thiếu oxy, tính thấm ion tăng lên, Na+ vận chuyển vào trong khiến hàm lượng Na+ nội bào tăng lên, K+ vận chuyển ra ngoài khiến cho hàm lượng K+ nội bào giảm, dẫn đến giảm điện thế màng tim. Tanshinon IIA ức chế vận chuyển Ca2+ vào trong, giảm tính vận chuyển thụ động calci phụ thuộc vào kali, giảm vận chuyển K+ ra ngoài, trực tiếp ức chế vận chuyển Na+ vào trong, giúp cho điện thế màng được duy trì ở mức binh thường mà có khả năng bảo vệ tế bào cơ tim (cardiomyocytes). Acid salvianolic B làm giảm hàm lượng TXB2, ET huyết tương, tăng nồng độ 6-keto-PGF, giảm hàm lượng Ca2+ nội bào, ức chế của tình trạng quá tải Ca2+ trong điều kiện tế bào cơ tim thiếu oxy – cung cấp oxy lại (reoxygenation) trên thỏ xơ vữa động mạch, có tác dụng bảo vệ cơ tim.

Chống thiếu máu não: đan sâm, tanshinon IIA và acid salvianolic có tác dụng bảo vệ não trong mô hình thiếu máu não và thiếu máu não – tái tưới máu ở chuột. Đan sâm làm giảm tỷ lệ đột quỵ não và tử vong trên mô hình động vật thí nghiệm, giảm phù não trên mô hình thiếu máu não – tái tưới máu, giảm nhẹ tổn thương do thiếu máu, giảm diện tích não bị tổn thương, cải thiện tình trạng hạn chế vận động. Đan sâm có tác dụng giảm thiểu bạch cầu đa nhân xâm nhập vào khu vực não thiếu máu – tái tưới máu, do vậy giảm tổn thương tế bào thần kinh.

Microglia là đại thực bào trong hệ TKTW, sau thiếu máu não – tái tưới máu, microglial được hoạt hóa, tăng sinh, tập trung ở bộ phận tổn thương, giải phóng protease, các gốc tự do, NO, các chất gây viêm cytokin, tăng tổn thương mô não. Đan sâm có tác dụng kháng hoạt tính của microglial và ức chế khả năng thực bào của nó. Đan sâm còn ngăn chặn bám dính tế bào nội mô mạch máu với bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính xâm nhập vào tổ chức thiếu máu gây tổn thương tế bào thần kinh mô não thiếu máu cục bộ. Đan sâm thông qua kích thích giải phóng acid amin như glutamate, cản trở sự vận chuyển Ca2+ vào tế bào, chống peroxy hoá lipid, tăng lưu lượng máu não, cài thiện VI tuần hoàn não… từ đó làm giảm tổn thương do thiếu máu não.

An thần: làm giảm hoạt động tự chủ của động vật, hiệp đồng tác dụng ức chế TKTW với cloral hydrat, hexobarbital, meprobamat; ức chế tắc dụng hưng phấn của amphetamin; danshensu một thành phần hoạt chất chính cho tác dụng an thần.

Chống tổn thương gan: có tác dụng bảo vệ gan trên nhiều mô hình gây tổn thương gan khác nhau, như acetaminophen, CCI4. Tác dụng bảo vệ gan của đan sâm được thể hiện qua khả năng giảm ALT, làm giảm tổn thương bệnh lý tế bào gan, thúc đẩy hồi phục chức năng gan, ức chế sự phát triển xơ gan… Cơ chế tác dụng bảo vệ gan của đan sâm là: (1) cải thiện vi tuần hoàn gan, tăng lưu lượng máu tại gan; (2) chống gốc tự do, ức chế phản ứng peroxid hoá lipid tế bào gan; (3) thúc đẩy khôi phục và tái sinh tế bào gan, giảm hàm lượng collagen gan, ức chế xơ gan; (4) acid salvianolic B có tác dụng ức chế tích mỡ trong tế bào gan xơ hoá (FSC), giảm thiểu sự lắng đọng collagen trong gan, ngăn cản sự hình thành tế bào màng đáy Disse, từ đó làm giảm sự hình thành các tế bào gan hình ống. Ngoài ra, acid salvianolic A cũng thông qua tác dụng chống gốc tự do và chống peroxy hoá lipid, ức chế kích hoạt các tế bào gan hình sao (HSC), từ đó ức chế xơ hoá gan.

Cài thiện chức năng thận: ức chế nhiều tác nhân khác nhau gây tồn thương thận, hội chứng thận hư trên nhiều mô hình khác nhau. Đan sâm cải thiện chức năng thận, làm tăng lưu lượng máu qua thận và tỷ lệ lọc qua thận, giảm urê huyết thanh và creatinin. Tác dụng bảo vệ thận của đan sâm có liên quan mật thiết đến khả năng cải thiện lưu biến học huyết dịch, tăng lưu lượng máu qua thận, cải thiện vi tuần hoàn tổ chức thận, chống hình thành huyết khối, chống peroxy hoá…

Thúc đẩy hồi phục và tái sinh mô: có tác dụng thúc đẩy hồi phục nhiều loại tổ chức tổn thương khác nhau. Ví dụ như làm mau lành vết thương và liền xương. Đan sâm còn có tác dụng xúc tiến hồi phục niêm mạc dạ dày, ruột tổn thương; làm tăng tuần hoàn huyết dịch cục bộ và tăng dọn gốc tự do, ức chế peroxyd hóa lipid, có tác dụng tích cực đến thúc đẩy hồi phục và tái sinh tổ chức.

Tóm lại, công năng hoạt huyết hóa ứ chỉ thống của đan sâm chủ yếu liên quan đến tác dụng cải thiện tính lưu biến huyết dịch, chống hình thành huyết khối, chống thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não, cải thiện chức năng thận, thúc đẩy hồi phục và tái sinh tổ chức. Đây là căn cứ quan trọng trong ứng dụng đan sâm để điều trị đau ngực, đau vùng tim, viêm gan mạn tính, xơ gan, đau bụng sau khi sinh, mụn nhọt sưng đau, hiện nay, đan sâm thường được dùng trong điều trị bệnh mạch vành, viêm gan mạn tính, xơ gan, thiếu máu não, tâm phế… Công năng an thần của đan sâm chủ yếu liên quan đến tác dụng trấn tĩnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến công năng hoạt huyết hóa ứ, chủ trị phụ nữ kinh nguyệt không đều hiện vẫn chưa đầy đủ. Thành phần hoạt chất của đan sâm là tanshinon IIA và các chất tan trong nước khác như danshensu…

Xuyên khung

Là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây xuyên khung Lỉgusticum waUichii Franch., họ Hoa tán (Apiaceae). Thành phần chủ yếu là các alcaloid, tinh dầu, các phenolic và lacton… Thành phần hoạt chất chính là tetramethylpyrazin và acid ferulic..

Xuyên khung có vị cay, tính ấm, quy kinh can, đởm, tâm bào, có công năng hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống. Chủ trị kinh nguyệt không đều, bế kinh thống kinh 3 trưng hà phúc thống, ngực sườn đau tức, chấn thương sưng đau, đau đầu, phong thấp tý thống. Vị thuốc có công năng hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống, là “thuốc khí trong huyết”. Xuyên khung có các tác dụng dược lý sau:
Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: có tác dụng chống huyết khối in vitro, làm giảm độ dài của huyết khối, giảm trọng lượng khô và ướt của huyết khối. Tetramethylpyrazin ức chế ADP gây kết tập tiểu cầu; đồng thời giải kết tập tiểu cầu (depolymerization).

Tetramethylpyrazin làm giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân mạch vành và tính kết tập của nó. Cơ chế tác dụng trên chức năng tiểu cầu và sự hình thành huyết khối của Tetramethylpyrazin là thông qua điều tiết sự cân bằng TXA2/ PGI2. Tetramethylpyrazin ức chế tổng hợp TXA2, chủ yếu thông qua ức chế TXA2 synthetase, tác dụng này phụ thuộc vào liều; tăng cường các chất kiểu PGI2 ức chế kết tập tiểu càu ở thỏ, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym cox và PGI2. Teframethylpyrazin còn thông qua chẹn kênh Ca2+ (nội lưu) và tăng nồng độ cAMP trong tiểu cầu mà có tác dụng chống kết tập tiểu cầu.

Acid ferulic tiêm tĩnh mạch có tác dụng ức chế ADP và collagen gây kết tập tiểu cầu. Acid ferulic trực tiếp ức chế tiểu cầu giải phóng TXA2, làm tăng PGI2 thành động mạch và hoạt tính của nó.

– Chống thiếu máu não: tetramethylpyrazin dễ dàng thấm qua hàng rào máu não, trên các thí nghiệm gây tổn thương 1 phần hoặc toàn bộ não bằng mô hình thiếu máu não ị – tái tưới máu thực nghiệm có tác dụng bảo vệ rõ rệt. Có tác dụng chống tổn thương não
chuột nhắt trắng sơ sinh do thiếu máu não, kéo dài thời gian sống thêm trung bình. Trên chuột cống trắng thiếu máu não do insulin có tác dụng bảo vệ rõ rệt. Có tác dụng bảo vệ tim, phổi hồi phục sau thiếu máu não – tưới máu lại, dùng sớm tỷ lệ phục hồi não thành công được cải thiện đáng kể. Tác dụng chống thiếu máu não thông qua các giai đoạn sau:

+ Chống oxy hóa: tăng cường hoạt tính enzym SOD trong não, giảm hàm lượng MDA và NO, giảm tổn thương do gốc tự do.

+ ức chế thoái hoá tế bào não: protein Fos là biểu hiện của gen c-Fos, mẫn cảm với phản ứng thiếu máu, liên quan đến thoái hoá tế bào não. Thiếu máu não – tưới máu lại dẫn đến tăng protein Fos trong mô não và gây ra thoái hoá tế bào thần kinh. Tetramethylpyrazin có khả năng ức chế sự tăng cường biểu hiện của protein Fos do thiếu máu não – tưới máu lại, nhờ vậy có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.

+ Cải thiện lưu biến học huyết dịch: làm giảm hoạt tính plasminogen activator, ức chế hoạt hóa tiểu cầu. Sau khi tổn thương não do thiếu máu – tưới máu lại, bạch cầu kết dính trên vách vi mạch tăng lên rõ rệt, lực phân tách giảm, độ bám dính tăng. Sau khi dùng tetramethylpyrazin, các chỉ số trên đều được cải thiện, chứng tỏ tetramethylpyrazin làm giảm sự bám dính tế bào nội mô và bạch cầu sau tổn thương do thiếu máu não ị tưới máu lại.

+ Tăng tưới máu não: làm tăng hàm lượng NO huyết thanh, giảm hàm lượng ET- 1 trong huyết tương và mô não, giãn mạch, tăng lưu lượng máu lên não.

+ Bảo vệ cấu trúc synap thần kinh: trên chuột cống trắng mô hình thiếu máu não – tưới máu lại, có sự giảm số lượng synap thần kinh trên vỏ não, cấu trúc synap không rõ ràng, ty thể phình ra, nứt vỡ… Tetramethylpyrazin có tác dụng bảo vệ cấu trúc synap thần kinh rõ rệt, giúp cho cấu trúc synap rõ ràng, hoàn chỉnh. Như vậy, xuyên khung có tác dụng bảo vệ cấu trúc synap thần kinh, ức chế độc tính thần kinh sau thiếu máu não.

+ ức chế tế bào não quá tải Ca2+: tetramethylpyrazin có thể tăng tính di động của ty thể của màng ty thể tế bào não thiếu máu có tác dụng bảo vệ hoạt tính của enzym Ca2+- Mg2+-ATPase tế bào màng não, giảm sự quá tải Ca2+ nội bào.

+ Cải thiện trí nhớ: tetramethylpyrazin có tác dụng đối kháng tác dụng gây suy giảm trí nhớ của scopolamin trên chuột cống trắng, trên chuột suy giảm nhận thức do thiếu máu cục bộ có tác dụng cải thiện; có khả năng cải thiện trí nhớ, nâng cao hoạt tính cholinesterase não, tăng số thụ thể M trên mô hình gây lão hoá do D-galactose. Natri ferulat làm giảm hàm lượng MDA, tăng hoạt tính GSH-Px và SOD, giảm hiện tượng ngừng tim sau gây tổn thương não do thiếu máu – tưới máu lại.

Chống thiếu máu cơ tim: tetramethylpyrazin trên mô hình nhồi máu cơ tim do thắt mạch vành có làm giảm diện tích vùng nhồi máu, giảm mức độ tổn thương cơ tim; trên mô hình thiếu máu cục bộ cơ tim ở thỏ và chuột do vasopressin làm cải thiện tình trạng thiếu máu qua quan sát trên điện tâm đồ; trên mô hình thiếu máu – tưới máu lại có tác dụng dự phòng các tổn thương cơ tim thỏ và chuột cống trắng, cải thiện khả năng tống máu của tim tổn thương, tăng áp lực tâm thất trái (LVP), giảm tỷ lệ phát sinh loạn nhịp, giảm tỷ lệ tử vong.

Tác dụng chống thiếu máu cơ tim của tetramethylpyrazin chủ yếu là thông qua giãn mạch vành, tăng lưu lượng mạch vành, cũng như bảo vệ ty thể tế bào tim.

Giãn mạch, hạ huyết áp: Tetramethylpyrazin làm giãn động mạch chó cô lập (như động mạch đùi, động mạch vành, động mạch mạc treo…), trong đó tác dụng giãn động mạch đùi là mạnh nhất; làm tăng lưu lượng tuần hoàn não chó gây mê, giảm sức cản mạch rỗ rệt; hạ huyết áp động mạch phổi chó gây mê, giảm sức cản mạch phổi, giảm rõ rệt phản ứng với norepinephrin của động mạch phổi chuột cống trắng cô lập. Alcaloid, các phenolic và tetramethylpyrazin có tác dụng ức chế KC1 và nor-epinephrin gây co động mạch chủ ngực thỏ cô lập.

Xuyên khung, alcaloid toàn phần, tetramethylpyrazin làm giảm sức cản ngoại vi ở chó gây mê. Dịch chiết nước xuyên khung, cắn ethanol và alcaloid toàn phần đều có tác dụng hạ huyết ảp trên chó, mèo, thỏ và động vật khác gây mê bất luận dùng đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. Dịch chiết nước xuyên khủng dùng đường uống trên chó hoặc chuột cao huyết áp, có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.
Trên cơ trơn tử cung: làm tăng nhu động tử cung thỏ mang thai cô lập, nhưng liều cao lại làm tử cung liệt, ngừng co bóp. Thành phần butenyl lacton và butyl lactone trong xuyên khung có tác dụng ức chế mạnh co thắt tử cung. Acid ferulic và các thành phần lacton trung tính cũng có tác dụng giải kinh (chống co thắt).

Tóm lại, công năng hành khí chỉ thống của xuyên khung có liên quan đến tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, chống thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não, chống hình thành huyết khối… là cơ sở ứng dụng điều trị để điều trị đau tức ngực, đau đầu, đau bụng kinh, trưng hà tích tụ, hiện thường được dùng trong điều trị bệnh mạch vành, nhồi mậu não, chấn thương não thất ngôn, hyperviscosity (tăng độ nhớt máu), bệnh tâm phế, kinh nguyệt không đều, đau đầu. Tetramethylpyrazin, acid ferulic là thành phần hoạt chất chính của xuyên khung.

Diên hồ sách

Là rễ củ phơi hay sấy khô của cây diên hồ sách Corydalis yanhusuo (Y. H. Chou & Chun c. Hsu) w. T. Wang, họ Cải cần (Fumariaceae). Thành phần chủ yếu là khoảng 20 loại alcaloid, thuộc tetrahydro protoberberin và protopin alcaloid, trong đó các alcaloid có tác dụng mạnh nhất như berberin, DL-tetrahydropalmatin (DL-THP), tetrahydropalmatin racemic, D-corydalin, và dehydrocorydalin.
Diên hồ sách có vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh can, tỳ, công năng hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị các trường họrp đau tức ngực, bụng, đau bụng kinh, bế kinh, thống kinh, sau sinh sản dịch ứ trệ đau bụng, chấn thương sưng đau… Diên hồ sách có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ TKTW:

+ Giảm đau: diên hồ sách, alcaloid toàn phần, DL-THP, D-corydalin, corydalisl và dehydrocorydalin đều có tác dụng giảm đau, trong đó DL-THP có tác dụng mạnh nhất, tiếp theo là corydalisl, D-corydalin. Tác dụng giảm đau của DL-THP trên chuột cống trắng chậm hơn và có hiện tượng quen thuốc như morphin.

+ An thần: diên hồ sách, DL-THP có tác dụng an thần rõ rệt, làm giảm các hoạt động tự nhiên và thụ động (bị động) trên chuột nhắt trắng, tăng cường tác dụng gây ngủ của natri pentobarbital, ức chế tác dụng kích thích TKTW của caffein và amphetamin. Tiêm dưới da liều cao DL-THP sau 30 phút, xuất hiện giấc ngủ nông, kéo dài khoảng 80 phút, nhưng vẫn còn nhận thức, dễ dàng đánh thức. Ảnh hưởng của DL-THP đến giấc ngủ được biểu hiện thông qua giảm thiểu sóng nhanh và giấc ngủ sâu, kéo dài giấc ngủ nông. Cơ chế tác dụng giảm đau và an thần của DL-THP là ức chế thụ thể dopamin trong não.

Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Chống thiếu máu cơ tim: cắn chiết ethanol làm tăng rõ rệt cung lượng tim và lưu lượng tuần hoàn mạch vành, tăng cung cấp oxy cho cơ tim. Alcaloid làm giảm nhẹ tình trạng nhồi máu cơ tim thực nghiệm, đồng thời cải thiện tính lưu biến hồng cầu, giãn mạch vành tim, tăng tưới máu cơ tim, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu oxy của cơ tim, giảm thiểu mức độ hoại tử cơ tim do thiếu máu. Diên hồ sách còn làm giãn mạch ngoại vi, giảm tiền gánh và hậu gánh.

Chống thiếu máu não: DL-THP có tác dụng chống tổn thương trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ do gây tắc mạch máu não – tưới máu lại. Giảm thiểu phạm vi hoại tử não, giảm hàm lượng nước trong tổ chức não, giảm thiểu hình thành các sản phẩm peroxid lipid, giảm tập họp Ca2+ trong não, tăng hàm lượng ATP trong não.

+ Chống loạn nhịp tim: diên hồ sách chống loạn nhịp tim do aconitin gây ra, giảm thiểu sự phát sinh loạn nhịp tim do gây thiếu máu cơ tim – tưới máu lại. Tác dụng nảy có liên quan đến cơ chế chẹn kênh Ca2+ của DL-THP.

Chống viêm loét đường tiêu hoá: alcaloid toàn phần có tác dụng bảo vệ trên mô hình gây loét dạ dày trên chuột cống trắng do thắt môn vị, loét do căng thẳng thần kinh trên mô hình ngâm nước và do histamin gây ra; có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày ở chuột thắt môn vị, giảm acid tự do và hàm lượng acid. Dehydro epiandrosterọn fumarat ức chế loét dạ dày do thắt môn yị, aspirin, nhịn đói gây ra ở chuột, đồng thời ức chế tiết acid dịch vị và giảm hoạt tính của pepsin.

Tóm lại, công năng hoạt huyết, chỉ thống của diên hồ sách có liên quan đến tác dụng chống thiếu máu cơ tim, chống loạn nhịp, trống thiếu máu não, chống loét… là căn cứ điều trị các chứng đau, bệnh mạch vành, viêm loét đường tiêu hoá. Thành phần hoạt chất chính của diên hồ sách là các alcaloid như DL-THP, D-corydalin và corydalis.

ích mẫu

Là phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu Leonurus japonicus Houtt, họ Bạc hà (Lamiaceae). Thành phần hoá học chủ yếu là alcaloids và terpenoid, như leonurin (0,02%~0,12%), stachydrin (0,59%~1,72%), leonurin…

ích mẫu thảo có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh can, tâm bào, công năng hoạt huyết điều kinh, lợi niệu tiêu thũng… Chủ trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, sản dịch ra nhiều, phù thũng tiểu ít… ích mẫu thảo có các tác dụng dược lý như sau:

Kích thích tử cung: dịch chiết nước, cắn chiết ethanol ích mẫu thảo và leonurin có tác dụng kích thích tử cung nhiều loài động vật khác nhau cả in vitro và ỉn vivo. Trên tử cung chưa mang thai, đầu thai kỳ, cuối thai kỳ và sau khi sinh, các mẫu thử có tác dụng chính là gây tăng trương lực tử cung, biên độ và tần số co bóp. Thành phần chủ yếu có tác dụng của ích mẫu thảo là leonurin, cơ chế tác dụng là thông qua ảnh hưởng đến vận chuyển ion.

Chống thiếu máu cơ tim: ích mẫu thấp có tác dụng chống nhồi máu cơ tim thực nghiệm trên mô hình thắt động mạch vành chó, giảm thiểu phạm vi tổn thương, giảm nhẹ tình trạng bệnh lý, giảm hoại tử tế bào cơ tim, cải thiện hình ảnh cơ tim hoại tử trên điện tâm đồ, tăng lưu lượng mạch vành tim, cải thiện vi tuần hoàn, giảm nhịp tim.

Tăng hoạt tính SOD và GSH-Px ức chế sản sinh MDA, giảm tổn thương của gốc tự do đối với tế bào cơ tim trên mô hình thiếu máu – tưới máu lại. Tác dụng chống thiếu máu cơ tim của ích mẫu thảo có liên quan đến tác dụng dọn gốc tự do của nó.

Cải thiện lưu biến huyết dịch, chống huyết khối: dịch chiết nước ích mẫu dùng đường uống làm chậm quá trình hình thành huyết khối, giảm chiều dài cục máu đông, giảm trọng lượng, giảm số lượng tiểu cầu, giảm khả năng kết tập tiểu cầu. Thuốc tiêm ích mẫu làm giảm kết tập hồng cầu, bạch cầu nơi mạch máu nhỏ bị tổn thương, giảm hematocrit, giảm độ nhớt toàn phần máu, giảm chỉ số độ nhớt… ích mẫu thảo ức chế ADP, chống kết tập tiểu cầu, giảm thiểu tổng số tiểu cầu trong máu ngoại vi, giảm thiểu tính kết tập của hồng cầu.

Leonurin làm tăng lưu lượng máu đến các mô và các cơ quan trong cơ thể, chống kết tập tiểu cầu và có tác dụng hạ lipid máu. Leonurin còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu và tăng khả năng biến dạng của hồng cầu. ích mẫu thảo thông qua giảm sự tập hợp của thành phần hữu hình trong máu và giảm độ nhớt của máu, mà có tác dụng ngăn chặn và ức chế sự hình thành huyết khối vi mạch. Trên lâm sàng cho thấy, thuốc tiêm ích mẫu thảo điều trị hiệu quả bệnh mạch vành và hội chứng tăng độ nhớt máu (hyperviscosity). Tác dụng chống huyết khối của ích mẫu thảo là thông qua khả năng chống kết tập tiểu cầu, cải thiện tính lưu biến máu.

– Tác dụng trên hệ tiết niệu;
Leonurin dùng đường tiêm tĩnh mạch thỏ làm tăng đáng kể lượng nước tiểu; stachydrin cũng có tác dụng lợi tiểu, nhưng leonurin nhanh hơn; tác dụng này là thông qua tăng bài tiết Na+, nhưng giảm bài tiết K+. Trên chuột cống trắng tiêm bắp glycerol gây hoại tử ống thận cấp, leonurin, stachydrin làm giảm đáng kể urê nitơ (máu), giảm tổn thương mô thận; trên chuột cống trắng suy thận cap do gentamicin có tác dụng phòng trị rõ rệt.

Tóm lại, công năng hoạt huyết khư ứ, điều kinh của ích mẫu thảo có liên quan đến tác dụng kích thích tử cung, cải thiện động lực học lưu huyết, động lực học lưu biến máu, cải thiện vi tuần hoàn… là cơ sở điều trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, sản dịch ra không ngừng (ác lộ), hiện nay thường dùng điều trị xuất huyết tử cung sau sinh, chứng subinvolution…; đồng thời cũng được sử dụng trong điều trị bệnh mạch máu não, bệnh tim mạch; công năng lợi thủy tiêu thũng liên quan đến tác dụng lợi tiểu, phòng trị hoại tử ống thận, là cơ sở dùng điều trị phù thũng, tiểu tiện bất lợi, viêm tiểu cầu thận cấp… Leonurin là hoạt chất quan trọng đối với tác dụng của ích mẫu thảo.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: ích mẫu và các chế phẩm của nó dừng lâu dài liều cao, một số bệnh nhân xuất hiện tác dụng bất lợi ở mức độ nhất định, như sẩy thai, ra mồ hôi nhiều, tụt huyết áp, tăng nhịp thở, đau lưng, tiểu ra máu…

Ngân hạnh diệp

Là lá phơi khô của cây bạch quả Ginkgo biba L., họ Bạch quả (Ginkgoaceae). Thành phần chủ yếu thuộc nhóm flavonoid và lacton terpen, trong đó flavonoid chiếm khoảng 5,91%, đã phân lập được hơn 40 chất, chủ yếu là mono-flavonoid và bi-flavonoid như kaempferol, quercetin, ginkgetin… Các ginkgolid chủ yếu là sesquiterpen và diterpen, hiện nay đã phân lập được 6 loại lacton terpen, lần lượt là bilobaht và ginkgolit A, B, c, M, J.
Ngân hạnh diệp có vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, quy tâm, phế, công năng liễm phế, bình xuyên, hoạt huyết hóa ứ, chỉ thống… Chủ trị phế hư khái suyễn, tức ngực, đau tim… Ngân hạnh diệp có các tác dụng dược lý sau:

Giãn mạch, cải thiện tuần hoàn ngoại vi: flavonoid toàn phần ngân hạnh diệp có tác dụng giãn mạch vành tim chuột lang cô lập; tiêm động mạch chân và động mạch vành tai có tác dụng giãn mạch tăng số lượng vi mạch phụ thuộc vào liều trong khoảng liều 15- 60 mg/kg TT, giãn vi động mạch và vi tĩnh mạch, tăng lưu lượng vi động mạch, cải thiện vi tuần hoàn rõ rệt; giãn mạch, tăng lưu lượng máu lên não; giãn mạch vành, làm tăng lưu lượng mạch vành, đồng thời giải co thắt mạch; do vậy, trên lâm sàng, ngân hạnh diệp và các chất chiết được thường được dùng trong điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực. Hiệu quả cải thiện đau thắt ngực đạt 94%.

Chất chiết được từ ngân hạnh diệp kích thích nội mạc mạch máu giải phóng endothelial relaxing factor (EDRF) và prostacyclin, dọn gốc oxy tự do, tăng tác dụng giãn mạch của NO.

Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: chất chiết được từ ngân hạnh diệp làm giảm đáng kể tỷ lệ bám dính tiểu cầu thỏ, giảm khối lượng cục máu hình thành trong động mạch thỏ, giảm chiều dài của huyết khối chuột cổng trắng in vitro, kéo dài thời gian máu chảy trên chuột nhắt trắng, chống kết dính tiểu cầu và hình thành huyết khối. Ginkgolid A, B, c, M, J là thuốc đối kháng thụ thể PAF tự nhiên, có tác dụng ức chế phụ thuộc nồng độ PAF gây ra kết tập tiểu cầu, từ đó ức chế tạo thành huyết khối, trong đó Ginkgolit B tác dụng khá mạnh. Ngoài ra, các flavonoid, bilobalit cũng có tác dụng kháng PAF, collagen, ADP gây kết tập tiểu cầu, ức chế sự hình thành huyết khối in vivo và in vitro.

Điều hòa lipid máu, chống xơ vữa động mạch: tăng lipid máu và xơ vữa động mạch có liên quan mật thiết đến phát sinh bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não. Dùng thức ăn có chứa flavonoid ngân hạnh diệp nuôi chuột cống trắng 4 tuần làm giảm TC, TG trong huyết thanh và gan. Ngân hạnh diệp có tác dụng giảm mỡ máu, giảm phản ứng viêm ở mảng bám động mạch, bảo vệ các tế bào nội mô, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch.

Giãn cơ trơn: flavonoid ngân hạnh diệp, đặc biệt là các bi-flavonoid giải co thắt ruột chuột lang cô lập, đối kháng với histamin và BaCH gây co thắt, cường độ tác dụng tương tự papaverin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn; trên ruột chuột lang co thắt do bradykinin cũng có tác dụng giải co thắt, cắn chiết ethanol ngân hạnh cũng có tác dụng đối kháng histamin và acetylcholin gây ra co thắt khí quản và hồi tràng chuột lang cô lập co thắt; tiêm phúc mạc, có tác dụng đối kháng histamin gây hen suyễn trên chuột lang.

Dọn gốc tự do: flavonoid ngân hạnh diệp dọn các gốc tự do anion superoxid, hydroxyl, lipid peroxid. Ginkgolit B và bilobalit cũng có tác dụng dọn gốc tự do. Ngân hạnh diệp có tác dụng phòng và điều trị các bệnh Mên quan đến tổn thương do gốc tự do như: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, parkinson, đái tháo đường, Alzheimer

Tăng trí nhớ: dịch chiết nước hoặc cắn chiết ethanol của ngân hạnh diệp có tác dụng cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ gây ra bởi scopolamin và NaNO2 gây ra. Cắn chiết ethanol có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng nước. Ngân hạnh diệp cải thiện năng lực học tập ở chuột, cải thiện trí nhớ. Tác dụng của nó là thông qua ảnh hưởng đến hệ cholinergic, Ginkgolit A có tác dụng phục hồi trí nhớ trên cholinergic tổn thương, ngăn chặn suy giảm hoạt tính enzym acetylcholin transferase.

Ngân hạnh diệp cải thiện tình trạng học tập khó khăn ở chuột rối loạn trí nhớ, đồng thời tăng đáng kể hàm lượng acetylcholin ở hồi hải mã, giảm đáng kể hình thành đám rối tơ thần kinh (neurofibrillary). Nhiều nghiên cứu cho rằng tác dụng bảo vệ thần kinh của nó có liên quan đến tác dụng ức chế tế bào thần kinh chết theo chương trình, chống tổn thương do oxy hoá và dọn gốc tự do, thông qua ức chế p-amyloid (A-p) tích tụ trong não, làm tăng dẫn truyền thần kinh cholinergic vận chuyển và các tác dụng khác để cải thiện khả năng nhận thức.

Chống bức xạ: flavonoid ngân hạnh diệp có tác dụng chống bức xạ mạnh, tăng tỷ lệ sống sót của chuột bị chiếu bức xạ, cơ chế tác dụng là tăng cường chức năng miễn dịch.

Chống khối u: cho chuột nhắt trắng dùng dự phòng flavonoid ngân hạnh diệp 7 ngày bằng cách tiêm phúc mạc, có thể tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ hình thành micronucleus (vi nhân) do cyclophosphamid gây ra, tỷ lệ ức chế nhân đạt 48,23%, cho thấy flavonoid ngân hạnh diệp có tác dụng giảm tỷ lệ gây quái thai. Trên chuột nhắt trắng mang khối u được tiêm flavonoid ngân hạnh diệp tại chỗ, sự tăng trưởng khối u bị ức chế đáng kể, tỷ lệ ức chế khối u đạt 56,99%.

Tóm lại, công năng hoạt huyết hóa, chỉ thống của ngân hạnh diệp có liên quan đến tác dụng giãn mạch, cải thiện tuần hoàn, cải thiện lưu biến học huyết dịch, chống kết tập tiểu cầu, chống thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não… là căn cứ điều trị các đau tức ngực (vùng tim). Hiện được dùng điều trị các bệnh mạch máu não, đau thắt ngực, mỡ máu cao. Công năng liễm phế bình suyễn có liên quan đến tác dụng giãn cơ, bình suyễn, thường dùng trong điều trị viêm phế quản mạn tính, chứng tâm phế mạn (hen tim). Ngoài ra, tác dụng điều tiết hệ thần kinh là các tác dụng mới được nghiên cứu có liên quan đến tác dụng dọn gốc tự do, tăng trí nhớ, cải thiện chức năng của não. Flavonoid ngân hạnh diệp và ginkgolide là các chất tác dụng chính.

– Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 của dịch chiết nước ngân hạnh diệp trên chuột nhắt trắng là 21,5 g dược liệu/kg TT. Hàng ngày tiêm tĩnh mạch liều tương đương 2-8mg flavonoid/kg TT trên chó, sau một tuần liên tục xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn và các triệu chứng khác. Soi kính hiển vi cho thấy phàn tăng tiết niêm dịch tiểu tràng, xơ cứng mạch máu chỗ tiêm, viêm và thậm chí cả xuất hiện cục máu đông.

Ở liều điều trị, chất chiết được từ ngân hạnh diệp có thể gây cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa, gây đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực và dị ứng da. Liều cao có thể dẫn đến bồn chồn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, giảm trương lực cơ, yếu cơ. Tiêm tĩnh mạch chất chiết được từ ngân hạnh diệp có thể gây ra phản ứng quá mẫn da, rối loạn tuần hoàn và viêm tĩnh mạch.

Nga truật

Là thân rễ đã chế biến phơi hay sấy khô của cây nga truật Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae). Nga truật có chứa tinh dầu, trong đó có curcumol, curdion, curzerenon, epicurzerenon, curzenen, camphor, bomeol, elemen… và một lượng nhỏ curcumin.

Nga truật có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh can, tỳ có công năng hành khí phá huyết, tiêu tích chỉ thống. Chủ trị chứng hà bĩ khối, ứ huyết bế kinh, thực tích chướng thống, hung tý tâm thống (đau tim, tức ngực)… Có thể thấy, công năng và ứng dụng của nga truật chủ yếu liên quan đến bệnh tim mạch, tiêu hoá, một số chứng bệnh thuộc hệ sinh dục… Nga truật có các tác dụng dược lý sau:

Khảng tế bào ung thư: tinh dầu nga truật và các phân đoạn khác nhau có hoạt tính kháng tế bào ung thư. Thành phần chủ yếu là curcumol, curzerenon và /?-elemen, trong đó /?-elemen là chủ yếu. Trên nhiều dòng tế bào ung thư có tác dụng ức chế rõ rệt như ung thư biểu mô không phân biệt được (Ehrlich ascites carcinoma, EAC), Reticulocyte cell sarcoma ascites (ARS), tế bào ung thư máu chuột nhắt trắng (LI201 và P388) và Yoshida sarcoma ascites (YAS).

Cơ chế tác dụng: gây độc trực tiếp tế bào ung thư; dầu nga truật có tác dụng trực tiếp gây biến dạng và hoại tử tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư; làm tế bào ung thư chết theo chương trình (apoptosis); ảnh hưởng đến chuyển hóa acid nucleic: dầu nga truật có tác dụng giảm thiểu rõ rệt hàm lượng acid nucleic trong tế bào ung thư phúc mạc (Ehrlich ascites), ức chế rõ rệt polymerase; tăng cường miễn dịch: Tinh dầu nga truật có tác dụng tăng cường miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, từ đó tiêu diệt, loại bỏ tế bào ung thư.

Chống huyết khối: Curdion có tác dụng ức chế ADP gây kết tập tiểu cầu thỏ in vitro, có sự phụ thuộc vào nồng độ curdion. Ở nồng độ l,634mmol/L đạt tỷ lệ ức chế kết tập tối đa (38,49%). Elemen cũng có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, cơ chế chống huyết khối của nó là thông qua con đường ảnh hưởng đến chuyển hóa acid arachidonic, thúc đẩy tổng hợp PGE2 hoặc giảm tạo thành TXA2, ngăn cản tạo thành cAMP trong tiểu cầu. Ngoài ra, tinh dầu nga truật còn có tác dụng cải thiện độ nhớt máu toàn phần, giảm độ nhớt huyết tương, hematocrit, giảm tốc độ lắng hồng cầu, hàm lượng đường và các thông số lưu biến học huyết dịch trên chuột cống trắng mô hình “huyết ứ”, từ đó giảm kết tập tiểu cầu mà ức chế hình thành huyết khối.

Ảnh hưởng trên cơ trơn đường tiêu hóa: có tác dụng kích thích cơ trơn đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày ruột. Dịch chiết nước nga truật 25% có tác dụng tăng nhu động, tăng tỷ lệ tống truyền của dạ dày… ứng chuột cống trắng giảm nhu động dạ dày thực nghiệm.

Chống viêm, giảm đau: tinh dầu nga truật có tác dụng ức chế tăng sinh u hạt. Nga truật sống, nga truật sắc dấm, nga truật trích dấm đều có tác dụng giảm tính thấm mao mạch gây phản ứng viêm do propylen gây phù tai và acetic acid gây đau quặn trên chuột nhắt trắng, tăng ngưỡng chịu đau bên mô hình mâm nóng, trong đó tác dụng của nga truật trích dấm tốt hơn nga truật sống.

Chống xơ gan (antifibrotic): cắn chiết methanol nga truật có tác dụng ức chế CCỈ4 gây xơ gan, giảm thiểu mức độ xơ hóa mô gan, giảm hàm lượng hydroxyproline (Hyp) trong tổ chức xơ gan.
Khảng khuẩn, khảng virus: curcumol có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, Salmonella typhi, E. coll… in vitro’, có tác dụng ức chế virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm AI và A3, rubella, virus thuỷ đậu.

Chổng thụ thai: có tác dụng chống thụ thai trên chuột cống trăng và chuột nhắt trắng, trên chó mang thai cũng có tác dụng chống bám phôi. Tiêm dịch sắc nga truật dưới da hoặc phúc mạc chuột nhắt trắng, có tác dụng gây sảy thai thời kỳ đầu, giữa và cuối thai kỳ.

Chống bức xạ: tinh dầu nga truật có tác dụng phòng ngừa tổn thương da do tia tử ngoại bước sóng trung gây ra (UVB). Cơ chế tác dụng của nó là tăng cường hàm lượng của các enzym chống oxy hóa và dọn gốc tự do trong cơ thể.

Chống oxy hóa: tinh dầu nga truật có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Trên chuột nhắt trắng dùng đường uống, làm tăng hoạt tính của SOD, GSH-Px rõ rệt, đồng thời làm giảm hàm lượng MDA.

Tóm lại, công năng hành khí phá huyết của nga truật có liên quan đến tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu, chống huyết khối, tăng lưu lượng máu động mạch, chống ung thư, là căn cứ quan trọng trong điều trị chứng trưng hà bĩ khối, bế kinh huyết ứ, đau tức ngực… thường được dùng trong điều trị kinh nguyệt không đều, bệnh mạch vành, thiếu máu não, ung thư gan nguyên phát, ung thư cổ tử cung.

Công năng tiêu tích chỉ thống chủ yếu liên quan đến tác dụng tăng trương lực cơ, chống viêm, giảm đau, thường dùng điều trị tiêu hoá kém, các bệnh dạ dày ruột.. I Các thành phần hoạt chất là tinh dầu nga truật và curcumin.

Thuỷ Điệt

Là toàn thân các loài đỉa Whitmania pigra Whitman, Hirudo nipponica Whitman hay Whitmania aranciata Whitman. Thành phần chủ yếu là protein, trong nước bọt đỉa tươi có chứa các chất chống đông máu như hirudin, heparin, antithrombin và các chất histamin, ngoài ra còn chứa Zn, Mn, Fe, Co, Cr, Se, Mo, Ni…

Thuỷ diệt có vị mặn, đắng, tính bình, có độc, quy kinh can, có công năng phá huyết, trục ứ, thông kinh. Chủ trị các chứng chứng hà bĩ khối, ứ huyết bế kinh, chạm thương sưng đau, được dùng trong điều trị u cục, bệnh huyết dịch, bệnh mạch máu não, mạch vành. Thuỷ diệt có các tác dụng dược lý sau:

Chống huyết khối: dịch chiết nước thuỷ diệt cô đặc và dịch chiết không gia nhiệt thuỷ diệt đều có tác dụng kéo dài thời gian máu chảy, máu đông trên chuột nhắt trắng, giảm thiểu huyết khối tĩnh mạch chuột cống trắng tươi và khô, kéo dài thời gian hình thành huyết khối động mạch cảnh chuột cống trắng, giảm khối lượng tươi huyết khối tiểu cầu chuột nhắt trắng. Tác dụng của dịch chiết thuỷ diệt không gia nhiệt đối với ức chế hình thành huyết khối tĩnh mạch chuột cống trắng, kéo dài thời gian máu đông… mạnh hơn so với phương pháp chiết xuất truyền thống, cắn chiết ethanol thuỷ diệt bỏ đầu có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối do collagen – epinephrine gây ra ở chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chứng tỏ thuỷ diệt cắt đầu có chứa thành phần chống huyết khối. Thí nghiệm in vitro cho thấy, các chất chiết xuất khác nhau từ thuỷ diệt có tác dụng chống đông khác nhau.

Hirudin kết hợp chặt chẽ với thrombin tỷ lệ 1: 1 ở dạng phức hợp không đồng hóa trị, từ đó ngăn cản thrombin kích hoạt phản ứng đông máu và ngăn chặn thrombin hoạt hóa tiểu cầu, từ đó chống đông máu. Hirudin có tác dụng gián tiếp thúc đẩy hủy fibrin. Cơ chế tác dụng: Hirudin ức chế hoạt hoá tiểu cầu và ức chế tiểu cầu kết hợp với fibrin hoặc thrombin, từ đó ức chế đông máu, giảm sự tiêu hao urokinase và plasminogen. Như vậy, khả năng chống huyết khối của thuỷ diệt chủ yếu thông qua tác dụng chống đông, ức chế kết tập tiểu cầu và tăng thuỷ phân fibrin.

Bảng 2: Ảnh hưởng các phân đoạn chiết xuất khác nhau đến thời gian máu đông
Bảng 2: Ảnh hưởng các phân đoạn chiết xuất khác nhau đến thời gian máu đông

Ảnh hưởng trên lưu biến huyết dịch học (Hemorheology): bột thuỷ điệt sống, dịch ngâm nước (nhiệt độ phòng), ngâm nước nóng, cắn chiết ethanol đều có tác dụng cải thiện rõ rệt lưu biến huyết dịch dị thường trên chuột gây mô hình ứ huyết cấp tỉnh, giảm thiểu độ nhớt của máu toàn phần, huyết tương và huyết thanh. Dịch chiết nước thuỷ điệt, cắn chiết ethanol cũng có tác dụng giảm rõ rệt độ nhớt máu, chỉ số tập hợp hồng cầu… trên chuột cống trắng bình thường.

Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch: làm giảm TC và TG huyết thanh trên thỏ ăn chế độ giàu cholesterol; giảm nồng độ TC trong huyết thanh chuột nhắt trắng mỡ máu cao thực nghiệm; làm chậm hình thành mảng bám vữa xơ lòng mạch và tổn thương nội mạc do mỡ máu cao dẫn đến xơ vữa động mạch, giảm các mảng bám vữa xơ dẫn đến viêm hẹp động mạch. Thuỷ điện vừa có tác dụng hạ lipid máu, lại có tác dụng điều tiết cân bằng tương đối PGI2 và TXB2 trong huyết tương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng lipid máu.

Giải phỏng tụ máu nội sọ: trên thỏ xuất huyết não thực nghiệm cấp, dịch chiết thuỷ diệt có khả năng hồi phục chức năng thần kinh, làm giảm chu vi ổ tụ máu, giảm thiếu máu xung quanh ổ tụ máu, trên kính hiển vi điện tử (SEM), biểu hiện giảm thiểu tổn thương các kết cấu siêu vi tế bào não, và có xu hướng khôi phục bình thường. Cơ chế tác dụng: dọn gốc tự do, bảo vệ tế bào não, cải thiện lưu lượng máu não và thúc đẩy tăng sinh tế bào thần kinh Glia, tăng sinh mao mạch…

Kháng tế bào ung thư: có tác dụng kéo dài thời gian sống thêm của chuột nhắt trắng ung thư. Tác dụng này thông qua hoạt hoá tế bào ung thư chết theo chương trình, tăng cường chức năng miễn dịch tế bào, ức chế phát triển khối u.

Bảo vệ tế bào não: cắn chiết ethanol, dịch chiết nước thuỷ điệt làm giảm tỷ lệ tế bào não chết trên mô hình gây thiếu máu não – tưới máu lại, có tác dụng bảo vệ tế bào não thiếu máu rõ rệt.

Tóm lại, công năng phá huyết trục ứ, thông kinh của thuỷ diệt có liên quan đến tác dụng chống đông máu, chống huyết khối, cải thiện tính lưu biến huyết dịch, cải thiện vi tuần hoàn và hạ mỡ máu, là căn cứ quan trọng trong điều trị các chứng chứng hà bĩ khối, huyết ứ bế kinh, chấn thương sưng. Trên lâm sàng thường được dùng điều trị các bệnh mạch vành, mạch máu não, bệnh huyết khối. Hirudin là chất quan trọng đem lại hiệu quả của thuỷ diệt.

Độc tính và phản ứng bất lợi: hirudin tái tổ hợp có thể kéo dài thời gian prothrombin (PT), thời gian thrombin (TT), thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) trên khỉ Rhesus, hiệu quả tác dụng phụ thuộc vào liều. Những ngày thứ 15, ngày thứ 30 sau khi cho thuốc 24 giờ và ngày thứ 45 lấy máu xét nghiệm, các chỉ số trên khôi phục thông thường. Thuỷ diệt sống có thể gây phản ứng dị ứng quá mẫn đến lâm sàng. Vì vậy, đối với các trường hợp rối loạn đông máu hoặc tiềm tàng (như xơ gan, lách to, hypersplenism…) càn thận trọng.

Một số phương thuốc thường dùng

Bổ dương hoàn ngũ thang

Bổ dương hoàn ngũ thang có xuất xứ từ “Y lâm cải thác” gồm hoàng kỳ 120g, quy vĩ 6g, xuyên khung 3g, xích thược 6g, địa long 3g, đào nhân 3g, hồng hoa 3g.
Bổ dương hoàn ngũ thang có công năng bổ khí hoạt huyết thông lạc, điều trị các di chứng đột quỵ, liệt nửa người, mồm miệng méo lệch, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn, hoặc mạch vi, nhược vô lực. Ngoài ra còn dùng trong điều trị đau thắt ngực, các bệnh thuộc hệ thống thần kinh ngoại biên, đau đầu thể mạch máu thần kinh, bệnh Raynaud, viêm thận và hội chứng thận hư, xơ gan. Bổ dương hoàn ngũ thang có các tác dụng dược lý sau:

Chổng thiếu máu não: làm giãn mạch máu não, giảm trở lực mạch máu não, kéo dài duy trì thời gian tăng lưu lượng máu não, cải thiện tuần hoàn và vi tuần hoàn não. Làm giảm độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt của huyết tương, giảm tỷ lệ bám dính của tiểu cầu và các chỉ số huyết dịch khác, có lợi cho điều trị thiếu máu não. Bổ dương hoàn ngũ thang ức chế sự tăng hàm lượng TXA2 trong tổ chức não sau tưới máu lại, tăng hàm lượng 6-keto-PGFla, điều chỉnh cân bằng TXA2/PGI2 trong não, chống co thắt mạch máu não và thay đổi tính thấm thành mạch. Phương thuốc làm giảm hàm lượng MDA trong tổ chức não chuột cống trắng thiếu máu não-tưới máu lại, tăng hoạt tính SOD và GSH-PX, ngăn chặn tăng hoạt tính enzym NO synthase (NOS) và hàm lượng NO quá mức trong não, tăng dọn gốc tự do trong tổ chức não, từ đó giảm thiểu gốc oxy tự do dẫn đến peroxid hoá lipid. Bổ dương hoàn ngũ thang còn có tác dụng giảm hàm lượng acid amin gây hưng phấn não sau thiếu máu não – tưới máu lại như acid glutamic (Glu) và acid aspartic (ASP) có lợi cho ngăn chặn tổn thương thần kinh não.

Bổ dương hoàn ngũ thang làm tăng sinh tế bào gốc thần kinh, đồng thời giảm thiểu tế bào não chết theo chương trình. Bổ dương hoàn ngũ thang gồm 2 phần: thuốc hoạt huyết (đương quy vĩ, xuyên khung, xích thược, địa long, đào nhân, hồng hoa) và bổ khí (sinh hoàng kỳ). Nghiên cứu cho thấy toàn phương và nhóm hoạt huyết có tác dụng giảm thiểu diện tích vùng nhồi máu cục bộ não chuột nhắt trắng và hàm lượng ET, còn thuốc bổ khí (sinh hoàng kỳ) tác dụng không rõ. Trên chuột cống trắng nhồi máu não thực nghiệm, toàn phương thu nhỏ diện tích vùng nhồi máu, giảm diện tích vùng mạch máu tổn thương, ức chế hoạt hóa plasminogen (PAI), tăng lưu lượng máu não cục bộ và hàm lượng ALT huyết tương, tăng hoạt tính chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) huyết tương. Thuốc bổ khí và thuốc hoạt huyết đều có tác dụng thu nhỏ diện tích nhồi máu, giảm thiểu mức độ tổn thương mạch, cải thiện lưu lượng máu vùng nhồi máu, ức chế hoạt tính PAI. Vì vậy, sự phối hợp thuốc bổ khí và hoạt huyết trong phương là hoàn toàn hợp lý.

Cải thiện tính lưu biến máu, chống huyết khối: làm giảm độ nhớt huyết dịch và huyết tương, giảm hematocrit, giảm kết tập tiểu cầu, tăng nồng độ cAMP trong huyết tương, tăng điện tích bề mặt tế bào hồng cầu, tăng tốc độ điện di hồng cầu. Kéo dài thời gian prothrombin và thời gian thromboplastin, thể hiện tác dụng chống đông rõ rệt.

Bổ dương hoàn ngũ thang có tác dụng chống huyết khối và làm tan huyết khối. Thành phần hoạt chất của bổ dương hoàn ngũ thang là các alcaloid, glycosid có tác dụng ức chế FaCeb hình thành huyết khối ở động mạch cảnh chuột cống trắng, toàn phương có tác dụng tăng hoạt tính kích hoạt tố lysinogen và plasminogen, cho thấy tác dụng của nó liên quan đến việc thúc đẩy phân giải fibrin. Những thành phần alcaloid và glycosid trong Bổ dương hoàn ngũ thang không có ảnh hưởng đến hoạt tính của lysine gen và plasminogen. Alcaloid, glycosid trong Bổ dương hoàn ngũ thang có tác dụng ức chế carrageenan gây ra huyết khối động mạch trên chuột nhắt trắng, mô hình này có liên quan đến kích thích khả năng ngưng huyết và hoạt hoá tiểu cầu. Các giai đoạn ức chế huyết khối gồm: (1) bảo vệ hoặc cải thiện chức năng tế bào nội bì; (2) ức chế ADP, focal adhesion kinase (FAK) gây kết tập tiểu cầu ở nhiều loại động vật, giảm hàm lượng FE trong huyết tương thỏ; (3) cải thiện tính lưu biến máu, chống đông máu.

Cải thiện vi tuần hoàn: có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, tăng số lượng mao mạch, mở rộng đường kính mạch máu, cải thiện tốc độ dòng chảy trên mô hình động vật giảm tuần hoàn thực nghiệm.

Cải thiện động lực học lưu huyết: làm giãn mạch máu não, mạch vành và mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến tổ chức thiếu máu. Cải thiện tình trạng tổn thương cơ tim do thiếu máu – tưới máu lại, tăng khối lượng tống máu/phút (CO), tăng khả năng tống máu của tâm thất trái (EF), chống tạo thành vi huyết khối. Bổ dương hoàn ngũ thang làm tăng hoạt tính SOD trên bệnh nhân mạch vành, giảm peroxide hoá lipid huyết thanh, giảm thiểu tiêu thụ oxy của cơ tim, có tác dụng chống thiếu máu cục bộ.

Chống xơ vữa động mạch: giảm TC, TG, ức chế sự giảm HDL, giảm hàm lượng lipid máu trên chuột cống trắng thực nghiệm, giảm hàm lượng cholesterol thành động mạch chủ, làm chậm hình thành các mảng bám vữa xơ động mạch chủ và động mạch chủ bụng, ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn, tăng hàm lượng 6-keto-PGF 1 a, từ đó có tác dụng chống xơ vữa động mạch.

Thúc đẩy hồi phục tổn thương thần kinh ngoại vi: thúc đẩy sự hồi phục và tái sinh thần kinh ngoại biên sau tổn thương. Đối với tổn thương thần kinh hông, có thể tăng tỷ lệ phục hồi thông qua gia tăng số lượng các khâu nối sợi thần kinh, tăng hồi phục tốc độ dẫn truyền xung thần kinh, tăng diện tích mạch máu thần kinh…

Tóm lại, công năng hoạt huyết thông lạc của Bổ dương hoàn ngũ thang được thể hiện thông qua tác dụng chống tổn thương thiếu máu não, chống thiếu máu cơ tim, cải thiện tính lưu biến huyết dịch, chống huyết khối, cải thiện vi tuần hoàn, cải thiện động lực học lưu huyết. Phương thuốc có sự phối hợp lượng lớn thuốc bổ khí với lượng nhỏ thuốc hoạt huyết, khiến cho khí vượng tắc huyết hành, hoạt huyết mà không tổn thương chính khí, có thể tăng cường tác dụng hoạt huyết thông lạc, từ đó tăng cường tác dụng điều tiết hệ thống mạch máu não, mạch vành, huyết dịch. .. đồng thời cũng thể hiện được tính khoa học trong phối ngũ của phương.

Huyết phủ trục ứ thang

Phương thuốc có xuất xứ từ “Y lâm cải thác” gồm đương quy 9g, xích thược 6g, xuyên khung 5g, đào nhân 12g, hồng hoa 9g, chỉ xác 6g, sài hồ 3g, cát cánh 5g, ngưu tất 9g, sinh địa 9g, cam thảo 3g.
Huyết phủ trục ứ thang có công năng hoạt huyết khư ứ, lý khí chỉ thống, chủ trị các chứng ứ huyết tại huyết phủ (vùng ngực), huyết lưu thông không thuận lợi (huyết hành bất sướng). Phương thuốc có sự phối hợp hợp lý của các thuốc hoạt huyết hóa ứ, lý khí, do vậy vừa có công năng hoạt huyết khứ ứ chỉ thống lại còn thông khí trệ tại ngực sườn, dẫn huyết hạ hành. Hiện được sử dụng điều trị các chứng bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu não, thiểu năng tuần hoàn não (do hẹp động mạch sống nền trong thoái hoá đốt sống cổ) gây chóng mặt, đau đầu rối loạn vận mạch; viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, tắc tĩnh mạch võng mạc, bệnh võng mạc do tiểu đường, đau bụng kinh, bế kinh, lạc nội mạc tử cung… Huyết phủ trục ứ thang có các tác dụng dược lý sau:

– Cải thiện lưu biến huyết dịch: làm giảm độ nhớt của máu toàn phần và huyết tương, kéo dài thời gian đông máu, ức chế collagen, ADP gây kết tập tiểu cầu, tăng điện di hồng cầu, ức chế hình thành huyết khối thực nghiệm, đồng thời làm giảm hàm lượng TXA2 và tăng 6- keto-PGF, khiến cho tỷ lệ TXA2/PGI2 giảm rõ rệt. Điều trị bệnh hyperviscosity cho kết quả: các chỉ số lưu biến học huyết dịch, bao gồm độ nhớt máu toàn phần và huyết tương, tốc độ máu lắng (hồng cầu), hematocrit, hàm lượng fibrinogen và hình thành huyết khối ỉn vitro… đều giảm, thể hiện rõ tác dụng cải thiện lưu biến huyết dịch. Thực nghiệm chia thành 3 nhóm thử toàn phương Huyết phủ trục ứ thang, nhóm hoạt huyết, nhóm lý khí, trên chuột cống trắng cho thấy cả 3 nhóm đều có tác dụng tăng cường khả năng biến hình của hồng cầu và giảm độ nhớt máu toàn phần, toàn phương tác dụng tốt hơn hơn so với hai nhóm còn lại, chứng tỏ có sự hiệp đồng tác dụng.

Cải thiện tuần hoàn: có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn trên chuột cống trắng mô hình tắc mạch do D-galactose, làm giãn mạch, tăng tốc độ lưu huyết, tăng số lượng vi mạch rõ rệt. Tạo mô hình huyết ứ ở tủy xương chuột nhắt trắng bằng chiếu xạ, Huyết phủ trục ứ thang cải thiện vi tuần hoàn tủy xương rõ rệt. Trên bệnh nhân tiểu đường, phương thuốc cải thiện vi tuần hoàn rõ rệt.

Chống thiếu máu cơ tim cục bộ: có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cục bộ rõ rệt trên nhiều chủng động vật thí nghiệm khác nhau và trên lâm sàng. Cơ chế tác dụng là cải thiện tính lưu biến huyết dịch, cải thiện vi tuần hoàn, tăng lưu lượng máu mạch vành; ức chế tế bào cơ tim chết theo chương trình, điều hòa chức năng tế bào nội mô mạch máu, bao gồm ức chế bài tiết ET, thúc đẩy bài tiết PGI2 và tăng hoạt tính SOD, ức chế MDA… Ngoài ra, Huyết phủ trục ứ thang còn có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn gan, thận, não và chi sau ở động vật thí nghiệm.

Chống thiếu máu não: cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu máu não. Cơ chế tác dụng: (1) cải thiện tính lưu biến huyết dịch, thúc đẩy thiết lập tuần hoàn bàng hệ, cải thiện tưới máu đến vùng não nhồi máu, làm giảm tính thấm thành mạch, giảm phù nề vùng nhồi máu, thu hẹp vùng nhồi máu não; (2) giảm hoạt hóa caspase vùng phù não do xuất huyết não, giảm thiểu tế bào thần kinh chết theo chương trình; (3) ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, cải thiện khả năng dọn gốc tự do.

Chống rối loạn chuyển hóa lipid: có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu, giảm hàm lượng TC, TG, LDL-C; đồng thời tăng cường tác dụng của thuốc hạ lipid máu khác.

Tóm lại, công năng hoạt huyết khứ của Huyết phủ trục ứ thang có liên quan đến tác dụng chống thiếu máu cơ tim, chống thiếu máu não, chống rối loạn chuyển hoá lipid máu, cải thiện lưu biến huyết dịch, cải thiện vi tuần hoàn và tăng lưu lượng tuần hoàn gan, thận, não. Hiện được dùng nhiều trong điều trị các chứng bệnh mạch vành, mạch máu não.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here