Thuốc chỉ huyết: Một số dược liệu và phương thuốc Đông y

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc chỉ huyết

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Chỉ Huyết

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có công năng chủ yếu là chỉ huyết, chủ trị các chứng xuất huyết là chính được gọi là thuốc chỉ huyết.

Thuốc thuộc nhóm này đa phần nhập kinh tâm, can, tỳ, có công năng chỉ huyết, thanh nhiệt lương huyết, hóa ứ chỉ huyết, thu liễm và ôn kinh chỉ huyết… điều trị các chứng xuất huyết nội/ngoại như ho ra máu, khạc ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu, băng lậu, từ điến (ban xuất huyết)… Tùy theo tính năng của thuốc mà chia ra thành thuốc lương huyết chỉ huyết, thuốc hóa ứ chỉ huyết, thuốc thu liễm chỉ huyết và thuốc ôn kinh chỉ huyết. Các thuốc thường dùng như tam thất, bồ hoàng, bạch cập, đại kích, tiểu kích, ngải diệp, bạch mao căn… phương thuốc thường dùng gồm Vân Nam bạch dược, thập khôi tán…

Nguyên nhân xuất huyết gồm: huyết nhiệt vọng hành, âm hư hỏa vượng, huyết ứ nội trở, khí bất nhiếp huyết, kinh mạch hư hàn… dẫn đến xuất huyết. Chứng xuất huyết theo y học hiện đại gồm nhiều bệnh cấp tính, mãn tính hoặc ngoại thương dẫn đến xuất huyết hay các chứng bệnh liên quan đến hệ thống tạo máu… gây ra chảy máu.

Trong cơ thể có sự cân bằng giữa hai hệ thống đông máu và chống đông máu, tiêu fibrin và tạo fibrin. Trong tình trạng bệnh lý, do mất cân bằng của 2 hệ thống trên mà dẫn đến 2 chứng trạng xuất huyết và ứ huyết trái ngược nhau… Cơ chế bệnh xuất huyết bao gồm: chức năng và kết cấu của thành mạch dị thường như tổn thương mạch máu, tăng tính thấm và giảm độ bền thành mạch; rối loạn các yếu tố liên quan đến quá trình đông máu, như giảm tiểu cầu, giảm độ bám dính, giảm hoạt độ, giảm khả năng kết tập của tiểu cầu; giảm yếu tố đông máu hoặc giảm hoạt tính của yếu tố đông máu; cường chức năng hệ thống tiêu sợi huyết… Nhìn chung, thuốc chỉ huyết có các tác dụng sau:

Co mạch, làm giảm tính thấm mao mạch

Hoè hoa, tam thất, đại kích, tiểu kích… đều có tác dụng gây co thắt mạch máu nhỏ, hoè họa, bạch mao căn làm giảm tính “giòn” của thành mạch, giảm tính thấm…, từ đó tăng độ bền vững mao mạch.

Thúc đẩy quá trình đông máu

Bạch cập có khả năng tăng hoạt tính yếu tố III của tiểu cầu, làm rút ngắn thời gian hoạt hóa thromboplastin. Đại kích có thể thúc đẩy tạo thành các chất hoạt hóa prothrombin, tiểu kích có chứa các chất có hoạt tính kiểu thrombin, tam thất, bồ hoàng có tác dụng làm tăng hàm lượng thrombin, prothrombin trong máu, bạch mao căn có thể thúc đẩy tạo thành prothrombin.

Tăng kết tập tiểu cầu

Tam thất, bồ hoàng, Vân Nam bạch dược… có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng tính kết dính và kết tập tiểu cầu.

ức chế tiêu hủy fibrin

Bạch cập, tử châu, tiểu kích, ngải diệp có khả năng thông qua ức chế plasmin, từ đó ức chế tiêu hủy fibrin mà có tác dụng cầm máu.

Chống đông máu

Các thuốc hoạt huyết chỉ huyết đồng thời có tác dụng chống đông máu. Ví dụ như I tam thất, bồ hoàng có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu; tam thất ức chế thrombin chuyển hoá fibrinogen thành fibrin, đồng thời có tác dụng nhất định ứng quá trình xúc tiến tiêu sợi huyết.

Tóm lại, công năng chỉ huyết của các vị thuốc trong nhóm chủ yếu có liên quan đến các tác dụng: co mạch, thúc đẩy quá trình đông máu và kết tập tiểu cầu, ức chế tiêu hủy fibrin; công năng hoá ứ, ôn kinh chủ yếu liên quan đến tác dụng chống đông máu. Ngoài ra, một số loại thuốc thể hiện tác dụng 2 chiều, vừa thúc đẩy quá trình đông máu lại có tác dụng chống huyết khối, có tác dụng hữu ích trong việc giúp cho quá trình điều tiết lưu thông máu. Từ đó có thể thấy, tác dụng cầm máu chủ yếu là thông qua ảnh hưởng đến các nhân tố hoặc giai đoạn như mạch máu, đông máu, tiêu fibrin

Xem thêm: [Tìm hiểu] Thuốc Tả Hạ: Tác dụng và phân loại

Một số vị thuốc thường dùng

Tam thất

Là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen., họ Nhân sâm (Araliaceae). Thành phàn hoá học chính là notoginsenosid, glycosid, flavonoid… Notoginsenosid tương tự như ginsenosid, trong đó có chứa monome gồm ginsenosid Rbl, Rb2, Rc, Rd, Re, Rf, Rgl, RG2, Rh, trong đó Rbl và Rgl là chính. Glycosid flavonoid gồm panax flavonoid A (quercetin), panax flavonoid B. Thành phần có tác dụng cầm máu là dencichin.
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy kinh can, vị; có công năng tán ứ chỉ huyết, tiêu thũng định thống. Chủ trị khạc ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng lậu, ngoại thương xuất huyết, đau tức ngực bụng, chấn thương sưng đau…

Tam thất có đặc điểm công năng là “chỉ huyết mà không lưu ứ”, do vậy đồng thời với việc cầm máu, tam thất không gây lưu các vết ứ thâm tun, không ảnh hưởng đến việc tạo thành máu mới hoặc gia tăng xuất huyết; tam thất có tác dụng dược lý kép bao gồm thúc đẩy đông máu và đồng thời ức chế sự kết tập tiểu cầu, chống huyết khối; khi sử dụng vừa đạt được mục đích cầm máu lại có khả năng ngăn chặn các hệ thống máu trong tình trạng tăng đông, giảm thiểu hoặc dự phòng sự hình thành quá mức các cục máu đông, do đó duy trì sự lưu thông thông suốt của hệ thống tuần hoàn. Tam thất có các tác dụng dược lý:

– Tác dụng trên hệ huyết dịch:

+ Cầm máu: tam thất ở nhiều dạng bào chế khác nhau, trên nhiều đường đưa thuốc khác nhau và trên nhiều chủng động vật khác nhau đều có tác dụng cầm máu. Trên chó gây mê cho dùng bột tam thất, tiêm tĩnh mạch thỏ, tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng, tam thất đều có tác dụng làm giảm đáng kể thời gian máu đông và thời gian prothrombin.

Thành phần có tác dụng cầm máu của tam thất là dencichin. Tiêm phúc mạc dencichin, có thể giảm đáng kể thời gian máu chảy ở chuột nhắt trắng; so với acid tranexamic, tác dụng cầm máu nhanh và liều lượng thấp hơn. Vì dencichin bị mất hoạt tính bởi nhiệt, do vậy khi dùng với tác dụng cầm máu cần dùng sông.

Cơ chế tác dụng cầm máu của tam thất là làm tăng số lượng tiểu cầu và tăng cường chức năng tiểu cầu. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết tam thất trên thỏ, làm tăng số lượng tiểu cầu và tăng độ bám dính tiểu cầu. Quan sát trên kính hiển vi điện tử, thuốc tiêm tam thất trên chuột lang nguỵ túc tiểu cầu duỗi rộng, tăng khả năng tập hợp và biến dạng tiểu cầu, gây vỡ và hòa tan một phần màng tế bào tiểu cầu, thúc đẩy phản ứng kết tụ tiểu cầu; tăng tiết ADP và Ca2+ và các chất có hoạt tính sinh học khác, từ đó có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, tam thất cũng cổ tác dụng tăng co thắt mạch cục bộ, tăng cường hoạt động thrombin máu.

+ Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: tiêm tĩnh mạch saponin toàn phần chiết xuất từ tam thất (PNS), có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối ở chuột cống trắng. Tác dụng chống huyết khối của tam thất bao gồm các giai đoạn sau: (1) chống kết tập tiểu cầu, thành phần hoạt chất là các notoginsenosid, chủ yếu là ginsenosid Rgl. PNS có tác dụng ức chế ADP gây ra phản ứng kết tập tiểu cầu trên thỏ.

Cơ chế tác dụng là gây tăng hàm lượng cAMP trong tiểu cầu, giảm tạo thành TXA2, ức chế Ca2+, 5-HT giải phóng các chất có tác dụng thúc đẩy kết tập tiểu cầu khác; (2) ảnh hưởng đến các nhân tố gây đông máu: tam thất có khả năng ức chế thrombin chuyển fibrinogen thành fibrin, tiêm tĩnh mạch chuột cống trắng ginsenosid Rgl làm giảm đáng kể tiêu hao nhân tố gây đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) trên mô hình; (3) tiêu sợi huyết: noto ginsenoside Rgl làm giảm nồng độ hoặc ức chế tiểu cầu giải phóng chất hoạt hóa PAI-1 trong huyết tương, tăng hoạt tính plasminogen, cho thấy nó có tác dụng làm tăng hoạt tính PAI-1 và giảm hoạt tính t-PA.

+ Tăng cường chức năng tạo máu của tuỷ: trên chuột nhắt trắng cho dùng cyclophosphamid và chiếu xạ 60 Co Y gây giảm bạch cầu, saponin tam thất toàn phần PNS có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi, đồng thời thúc đẩy đáng kể sự tăng sinh, phân hoá và di chuyển tế bào gốc tạo máu đa chức năng.

+ Tác dụng tan huyết: dùng phương pháp đo quang để đánh giá tác dụng tan máu của PNS, ở nồng độ 250mg/L và 500mg/L các tỷ lệ hồng cầu vỡ là 3,6% và 11,6%, cho thấy tam thất có tác dụng tan huyết yếu.

– Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Tác dụng trển tím: PNS làm giảm lực co bóp cơ tim, giảm nhịp tim. Tiêm tĩnh mạch PNS tên mèo hay chó cho thấy tác dụng giảm huyết áp tâm thất ưái (LVP), giảm đáng kể tỷ lệ gia tăng huyết áp tâm thất trái tối đa (dp/dtmax), kéo dài thời gian bắt đầu đạt dp/dtmax (t-dp/dtmax) đáng kể, giảm nhịp tim, giảm tổng sức cản ngoại vi và giảm đáng kể huyết áp, nhưng cung lượng tim, chỉ số tim, chỉ số nhịp tim không giảm hoặc tăng. Cơ chế giảm lực co bóp cơ tim, giảm nhịp tim của PNS là chẹn kênh Ca2+ tương tự như verapamil, do vậy PNS có tác dụng ức chế trao đổi Na+- Ca2+ ở mức độ nhất đinh.

+ Giãn mạch, hạ huyết áp: tam thất và PNS có tác dụng hạ huyết áp trên chó, mèo, thỏ táng huyết áp tự phát và trên chuột cống ứắng. PNS có tác dụng giãn mạch chọn lọc: tác dụng giãn động mạch lớn hơi yếu, nhưng trên tiểu động mạch và tĩnh mạch tác dụng giãn mạch mạnh hơn, đồng thời có tác dụng giảm trở lực mạch vành và tăng lưu lượng mạch vành. Rgl, Re, Rbl là các thành phần có hoạt tính giãn mạch chính của PNS, và giữa chúng có tác dụng hiệp đồng, tác dụng của Rbl mạnh hơn Rgl. Cơ chế tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp của PNS là chẹn kênh calci (ROC), ngăn cản vận chuyển Ca2+.

+ Chống thiếu máu cơ tim cục bộ: thuốc tiêm tam thất, saponin lá tam thất có tác dụng chống nhồi máu cơ tim cấp ở chó, giảm độ cao của đoạn ST trên điện tâm đồ, giảm thiểu xuất hiện sóng Q bệnh lý, giảm diện tích cơ tim nhồi máu, tăng rõ rệt lưu lượng máu ở vùng cơ tim thiếu máu.

Cơ chế tác dụng chống thiếu máu cơ tim của PNS bao gồm: (1) giãn mạch vành, tăng lưu lượng mạch vành và thúc đẩy sự hình thành của tuần hoàn bàng hệ, cải thiện nguồn cung cấp oxy cho cơ tim.

Tác dụng này liên quan đến khả năng ức chế các chất có hoạt tính vận mạch như ET, ức chế giải phóng TXA2; (2) giảm co bóp cơ tim, giảm nhịp tim, làm giảm sức cản mạch ngoại vi, giảm tiền gánh và hậu gánh, do vậy giảm tiêu thụ oxy của cơ tim; (3) tăng hoạt tính enzym SOD, tăng cường khả năng dọn các gốc tự do, chống peroxy hóa lipid và giảm thiểu MDA; (4) cải thiện khả năng chịu đựng thiếu oxy.

+ Chống thiếu máu não: đưa bột tam thất vào hành tá tràng chuột nhắt trắng gây mê có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn màng não, đồng thời làm tăng lưu lượng tuần hoàn não trên chuột nhắt trắng gây thiếu máu não bằng mô hình thắt động mạch cảnh. Tiêm PNS vào phúc mạc chuột cống trắng thiếu máu não cục bộ thực nghiệm, có tác dụng bảo vệ rõ rệt. Tác dụng chống thiếu máu não của tam thất, ngoài tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu lên não còn liên quan đến tác dụng cải thiện trao đổi chất, năng lượng ở tổ chức não, ức chế peroxid hoá lipid, tăng khả năng dọn gốc tự do của tổ chức não và các tác dụng khác…

+ Chống loạn nhịp tim: PNS có tác dụng kháng strophanthin G, strophanthin K dẫn đến rối loạn nhịp tim chó; đối kháng aconitin, BaCL2 gây rối loạn nhịp tim chuột nhắt trắng, đồng thời có tác dụng ức chế rõ rệt tác dụng gây rung tâm thất trên chuột nhắt trắng do chloroform. Các Panax diolglycosid (PDS), Panaxtriol glycosid (PTS) đối kháng rõ rệt với tác dụng gây co thắt động mạch vành gây loạn nhịp tim của aconitin và BaCỈ2.

+ Chống xơ vữa động mạch: tiêm phúc mạc PNS có tác dụng ức chế sự hình thành mảng bám xơ vữa lòng động mạch thực nghiệm trên thỏ, điều chỉnh sự mất cân bằng của PGI2 và TXA2 thành động mạch, duy trì sự ổn định môi trường mạch. Trong thí nghiệm in vivo, PNS có tác dụng ức chế sự gia tăng các tế bào cơ trơn động mạch chủ thỏ, thể hiện rõ tác dụng ức chế tăng sinh LDL-C huyết thanh.

– Chổng viêm: PNS đối kháng tác dụng gây tăng tính thấm mao mạch của các chất kích thích hoá học và chất trung gian gây viêm. Đối kháng rõ rệt đối với các tác nhân gây viêm cấp mang tính thẩm xuất như lòng trắng trứng, formaldehyd, dextran, 5-HT, carrageenan và các nguyên nhân khác trên mô hình phù chân hay dầu croton và xylen trên mô hình phù tai, trên chuột. Tam thất cũng có tác dụng chống viêm mạn rõ rệt thông qua ức chế tạo mô hạt trong mô hình cấy cầu bông ở chuột nhắt trắng. Thành phần hoạt chất chính có tác dụng chống viêm là saponin, trong đó chủ yếu là PDS.

Bảo vệ gan:

+ Chống tổn thương gan cấp tính: PNS có tác dụng giảm thiểu tổn thương gan do CCỈ4 gây ra và làm giảm hoạt tính ALT huyết thanh chuột nhắt trắng, cắn chiết methanol của tam thất có tác dụng giảm thoái hoá hoại tử tế bào gan thông qua giảm hoạt tính AST và LDH huyết thanh trên mô hình gây độc gan chuột cống trắng bằng CCI4, hay D-galactosamin.

+ Chống xơ gan mạn tính: trên chuột cống trắng gây xơ gan mạn tính bằng gây độc CCI4 lặp lại, bột tam thất đường uống hoặc Panax saponin Rgl, Rbl tiêm phúc mạc đều có tác dụng cải thiện hình thái học tổ chức gan bệnh lý ở các lô thí nghiệm. Panax saponin Rgl, Rbl còn có tác dụng giảm nồng độ ALT huyết thanh, và procollagen HI (PCm) trong huyết thanh. Tam thất còn làm tăng tốc độ thâm nhập của 3H- thymidin (3H-TDR) vào DNA gan tổn thương, tăng tốc độ thâm nhập của 3H- leucin vào protein gan, giúp khôi phục gan và thúc đẩy tổng hợp acid nucleic và protein do vậy có tác dụng bảo vệ gan.

Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng lợi mật. Tiêm tam thất làm tăng tiết mật trên thỏ bị gây vàng da tắc mật do a-isothiocyanat naphthylisothiocyanat, giảm rõ rệt nồng độ bilirubin huyết thanh.

Kháng tế bào ung thư: notoginsenosid Rgl cỏ tác dụng ức chế rõ rệt cyclophosphamid gây ra tế bào tủy xương vi nhân, ức chế dòmitomycin gây biến dị nhiễm sắc thể tế bào tinh hoàn chuột nhắt trắng. Có tác dụng ức chế rõ rệt táng trưởng khối u cấy ghép trên chuột nhắt trắng SI80 và H-22. Ginsenosid Rhl có tác dụng ức chế sinh trưởng tế bào ung thư gan in vitro, ginsenosid Rh2 ức chế tăng trưởng khối u ác tính (B16) ở chuột nhắt.

Tăng cường chức năng miễn dịch: tiêm PNS dưới da chuột, làm tăng số điểm ban tan huyết, tỷ lệ đại thực bào và chỉ số thực bào, tăng số bạch cầu và tăng số lượng các tế bào lympho trong máu. Polysaccharid tam thất thúc đẩy sự phục hồi bổ thể trên chuột lang sau khi tiêm truyền kháng thể kháng nọc rắn hổ mang gây trạng thái giảm bổ thể.

Tóm lại, công năng chỉ huyết hoá ứ sinh tân, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng định thống của tam thất liên quan đến tác dụng thúc đẩy chức năng tạo máu của tủy xương, ức chế sự kết tập tiểu càu, chống huyết khối, giãn mạch, hạ huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, chống xơ vữa động mạch, chống viêm và các tác dụng khác, là cơ sở điều trị xuất huyết, đau tức ngực bụng, chấn thương sưng đau. Ngoài ra, tam thất còn có tác

dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Hoạt chất của tam thất là PNS, PDS, PTS và dencichin.
— Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 của saponin toàn phần tam thất sống tiêm tĩnh mạch chuột nhắt trắng là 110.7mg/kg, saponin toàn phần chín (nấu) là 105.3 mg/kg TT. LD50 của ginsenoside Rbl, Rgl tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng là 1.208 mg/kg TT và 1250 mg/kg TT. Liều điều trị lâm sàng đường uống bột tam thất mỗi lần 1 ặ l,5g, không có tác dụng phụ, một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu đường tiêu hóa và xu hướng chảy máu. Uống 1 lần trên lOg bột tam thất sống, có thể gây block nhĩ thất. Cá biệt có trường hợp dị ứng.

Xem thêm: Thuốc Tiêu Thực là gì? Tác dụng và các bài thuốc

Bồ hoàng

phấn hoa phơi khô của cây hương bồ Typha angustifolia L. hoặc đông phương hương bồ Typha orientalis Presl., họ Hương bồ (Typhaceae). Thành phần hoạt chất chính là flavonoid và sterol. Flavonoids bao gồm quercetin, kaempferol, isorhamnetin, naringenin… Sterol bao gồm vỡ-sitosterol, tổ-sitosterol glucoside… ngoài ra còn có chứa polysaccharid và acid amin.
Bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, quy kinh can, tâm bào, có công năng chỉ huyết, hóa ứ, thông lâm. Chủ trị nôn ra máu, ho ra máu, băng lậu, xuất huyết do chấn thương, bế kinh thống kinh. Cũng giống như tam thất, các tác dụng của bồ hoàng chủ yếu liên quan đến những thay đổi sinh lý bệnh máu và hệ thống tim mạch, chẳng hạn như bệnh mạch vành, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch… Bồ hoàng có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên hệ huyết dịch:

+ Cầm máu: cho thỏ uống dịch chiết nước bồ hoàng hoặc cắn chiết ethanol 5% làm giảm rõ rệt thời gian đông máu của thỏ. Dịch chiết nước bồ hoàng tiêm dưới da làm tăng số lượng tiểu cầu thỏ, rút ngắn thời gian máu đông. Bột bồ hoàng dùng ngoài có tác dụng cầm máu chó xuất huyết động mạch. Thành phần flavonoid của bồ hoàng có tác dụng cầm máu; bồ hoàng nướng và bồ hoàng thán sao có tác dụng mạnh hơn bồ hoàng sống.

+ Chống kết tập tiểu cầu: dịch chiết nước bồ hoàng và flavonoid toàn phần, acid hữu cơ, polysaccharid… có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu rõ rệt. Isorhamnetin bồ hoàng in vivo và in vitro đều có tác dụng ức chế ADP gây kết tập tiểu cầu chuột cống trắng, và có thể kéo dài đáng kể thời gian tái calci hoá. Acid hữu cơ bồ hoàng có tác dụng ức chế rõ rệt ADPV collagen, AA gây kết tập tiểu cầu thỏ in vitro. Cơ chế tác dụng chống kết tụ tiểu cầu của bồ hoàng là thông qua ức chế PDE, tăng cAMP tiểu cầu, giảm tổng hợp TXA2, giảm nồng độ Ca2+ nội bào, giảm thiểu giải phóng 5-HT và các hiệu ứng khác.

Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch: bồ hoàng làm hạ lipid máu và phòng ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch rõ rệt. Bồ hoàng có tác dụng ức chế sự lắng đọng lipid trên thành động mạch chủ, ức chế hấp thu, tổng hợp cholesterol, thúc đẩy bài tiết cholesterol, duy trì tỷ lệ 6-keto-PGFla và TXB2 ở giá trị bình thường. Ngoài ra, bồ hoàng còn có tác dụng bảo vệ thành mạch thỏ bị tổn thương do lipid máu cao gây ra, tác dụng này là do bồ hoàng có khả năng cải thiện tính lưu biến huyết dịch và hồng cầu, qua đó cải thiện tuần hoàn và vi tuần hoàn, duy trì sự trao đổi chất bình thường của các tế bào nội mô… Acid béo không no trong bồ hoàng, quercetin… là những thành phần có tác dụng hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch.

+ Chống thiếu máu cơ tim: flavonoid toàn phần bồ hoàng làm tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành, giảm tỷ lệ hấp thụ và tiêu thụ oxy của cơ tim. Các glycosid trong bồ hoàng có tác dụng chẹn kênh calci hiệu quả; ngăn chặn, chống thiếu máu cơ tim do vasopressin gây ra, tăng lưu lượng máu cơ tim. Bồ hoàng cũng có tác dụng cải thiện khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy do hạ huyết áp của chuột nhắt trắng.

+ Giãn mạch, hạ huyết áp: trên chó gây mê, tiêm vào động mạch bẹn cắn chiết ethanol, có tác dụng giảm sức cản mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch bẹn; trên thỏ, mèo, chó gây mê, tiêm tĩnh mạch cắn chiết ethanol, có tác dụng hạ huyết áp, giảm nhịp tim. Tác dụng này của bồ hoàng là do cường phó giao cảm gây ra. Các glycosid của bồ hoàng ức chế không cạnh tranh với noradrenalin (NA), kali clorid (KC1) gây co thắt động mạch chủ thỏ; làm gia tăng lưu lượng mạch vành tim chuột lang cô lập, ức chế lực co bóp của tim và giảm tần suất co bóp, hạ huyết áp.

Tác dụng trên cơ trơn từ cung: trên tử cung thỏ và chó gây mê và tử cung thỏ fistula, tiêm tĩnh mạch cắn chiết ethanol hoặc cắn chiết ether ethilic bồ hoàng đều có tác dụng hưng phấn tử cung, liều lượng tăng thì tác dụng co thắt tử cung tăng lên. Tác dụng trên tử cung chưa mang thai mạnh hơn tử cung đã mang thai. Bồ hoàng cũng có tác dụng gây sảy thai giai đoạn trung kỳ rõ rệt.

Tác dụng ức chế miễn dịch: tương tự glucocorticoid, làm teo tuyến ức, lá lách chuột cống trắng, đồng thời ức chế phản ứng miễn dịch.

Tóm lại, công năng chỉ huyết, hoạt huyết hóa ứ của bồ hoàng có liên quan đến tác dụng chỉ huyết, chống đông, giãn mạch, hạ huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch… là căn cứ sử dụng bồ hoàng trong điều trị các bệnh chảy máu, huyết ứ; trên lâm sàng thường sử dụng trong điều trị xuất huyết, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành. Ngoài ra, tác dụng trên tử cung của bồ hoàng cũng là các cơ sở quan trọng chứng minh hiệu quả của bồ hoàng trong điều trị băng lậu, bế kinh, thống kinh…

Một số phương thuốc thường dùng

Vân Nam bạch dược

Vân Nam bạch dược xuất xứ từ “Khúc hoan chương bách ngọc đan”, là phương thuốc dân gian điều trị các chứng ngoại thương xuất huyết, gồm tam thất, trùng lâu, độc định can, phá sàng tiết, bomeol, xạ hương… nghiền thành bột hợp thành.

Phương thuốc có các công năng hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết chỉ thống, giải độc tiêu thũng… Chủ trị các chứng ngoại thương, ứ huyết sưng đau, nôn ra máu, ho ra máu, tiện huyết, trĩ xuất huyết, băng lậu… Xét từ góc nhìn của y học hiện đại, công năng của Vân Nam bạch dược thường tương quan với các tác dụng cầm máu vết thương, làm lành vết thương phần mềm, liền xương gãy và nhiễm khuẩn da cũng như các bệnh liên quan khác. Vân Nam bạch dược có các tác dụng:

Cầm máu: Vân Nam bạch dược (bôi ngoài, đường uống) đều có thể rút ngắn đáng kể thời gian máu đông ở chuột, thỏ và người, có thể rút ngắn đáng kể thời gian prothrombin trên thỏ bình thường, đối kháng với tác dụng kéo dài thời gian prothrombin của heparin và coumarin. Vân Nam bạch dược không có tác dụng co mạch tĩnh mạch tai thò. Tác dụng cầm máu có liên quan đến khả năng tăng hàm lượng prothrombin trong máu, tàng sự giải phóng ADP, Ca2+ cùa tiểu cầu…

Chổng viêm: Vân Nam bạch dược và saponin toàn phần có tác dụng chống viêm rõ rệt. Dịch chiết nước Vân Nam bạch dược tiêm phúc mạc có tác dụng ức chế phosphoryl histamin gây ra tăng tính thấm mao mạch da chuột cống trắng, ức chế thạch (agar) gây ra phù nề chân chuột; dùng đường uống tác dụng không rõ ràng. Tiêm dưới da saponin toàn phần Vân Nam bạch dược có tác dụng điều trị rõ rệt viêm khớp thực nghiệm, phù chân do carrageenan và u hạt (cầu bông) trên chuột cống trắng. Như vậy, cơ chế tác dụng chống viêm của Vân Nam bạch dược là ức chế giải phóng histamin, PG và các tác nhân trung gian gây viêm khác.

Tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch: có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của đại thực bào, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể rõ rệt.

Chống thiếu máu cơ tim: làm tăng lưu lượng tuần hoàn dinh dưỡng cơ tim, cải thiện vi tuần hoàn, cải thiện cung cấp oxy cho cơ tim, có tác dụng bảo vệ cơ tim thiếu máu cục bộ.

Kích thích cơ trơn tử cung: có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung chuột lang chưa mang thai, mang thai thời kỳ đầu và thời kỳ cuối và tử cung thỏ in vivo cũng như in vitro, tác dụng này hiệp đồng với ergometrin và vasopressin. Đặc điểm tác dụng là ở liều nhỏ thì có tác dụng điều tiết sự co bóp, ở liều cao thì tăng cường lực co bóp tử cung.

Tóm lại, công năng hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết chỉ thống của Vân Nam bạch dược liên quan đến tác dụng cầm máu, chống thiếu máu cơ tim và tác dụng dược lý khác; công năng giải độc tiêu thũng có liên quan đến tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, Vân Nam bạch dược còn có tác dụng tăng co bóp tử cung.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here