Thuốc Advagraf 1mg được chỉ định để dự phòng thải ghép sau khi phẫu thuật. Ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến độc giả các thông tin về thuốc Advagraf 1mg.
Advagraf 1mg là thuốc gì?
Advagraf 1mg thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch có công dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng thải ghép.
Thuốc là sản phẩm của Astellas Ireland Co., Ltd – Ireland được đăng ký bởi Janssen-Cilag., Ltd với số đăng ký là VN-16498-13.
Dạng bào chế: Viên nang cứng phóng thích kéo dài.
Quy cách đóng gói: Hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
Thành phần của thuốc Advagraf 1mg
Các thành phần của Advagraf 1mg bao gồm:
- Tacrolimus có hàm lượng 1mg được dùng dưới dạng Tacrolimus monohydrate.
- Các thành phần tá dược vừa đủ 1 viên nang.
Tác dụng của thuốc Advagraf 1mg
Tacrolimus gắn với protein nội bào tạo ra phức hợp FKPB12-Tacrolimus có khả năng gắn kết chuyên biệt và cạnh tranh vào calcineurin rồi ức chế chất này. Điều này dẫn đến sự truyền tín hiệu tế bào T phụ thuộc calcium bị ức chế. Vì vậy quá trình sao chép của 1 bộ cytokin gen được ngăn chặn.
Tacrolimus còn là thuốc ức chế miễn dịch có hiệu lực cao và đã được chứng tỏ hoạt tính trong các thử nghiệm in vitro và in vivo đã cho thấy hoạt tính.
Nổi bật hơn, Tacrolimus còn ức chế được sự hình thành các tế bào chịu trách nhiệm chính cho sự thải ghép là lymphocyte độc tế bào. Tế bào T bị ức chế hoạt hóa và ức chế sự tăng sinh tế bào B có phụ thuộc tế bào T giúp đỡ, cũng như quá trình các lymphokin được hình thành và biểu hiện thụ thể interleukin-2.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Advagraf 1mg
Thuốc Advagraf 1mg có chỉ định cho các trường hợp sau đây:
- Phòng ngừa thải ghép gan hay thận ở người nhận trưởng thành.
- Điều trị cho những người thải ghép dị sinh kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác ở người trưởng thành.
Dược động học
Hấp thu: Tacrolimus được hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa dạ dày ruột. Advagraf là dạng bào chế phóng thích kéo dài và thời gian trung bình để đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 2 tiếng. Sinh khả dụng đường uống của thuốc nằm trong khoảng từ 20% đến 25% và giảm khi uống thuốc sau ăn.
Phân bố: Tacrolimus được phân bố khắp cơ thể. Tacrolimus gắn chặt vào hồng cầu trong vòng tuần hoàn toàn thân. Mặt khác trong huyết tương lại gắn kết cao trên 98,8% với protein huyết tương, chủ yếu là anpha-1-acid glycoprotein.
Chuyển hóa: Tacrolimus được chuyển hóa chủ yếu ở gan, chủ yếu nhờ vào cytochrom P450-3A4. Ngoài ra, nó còn được chuyển hóa đáng kể tại thành ruột.
Thải trừ: Tacrolimus là chất có độ thanh thải kém. Thời gian bán thải kéo dài và thay đổi, cụ thể với người khỏe mạnh thì lên tới khoảng 43 tiếng. Tacrolimus trước khi thải trừ ra ngoài thì hầu như đã được chuyển hóa hoàn toàn. Đường thải trừ chính của Tacrolimus là qua mật. Sau khi sử dụng đường uống và đường tiêm thì đa phần hoạt tính phóng xạ được thải qua phân, khoảng 2% hoạt tính phóng xạ thải qua nước tiểu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Sovalimus 0,1%: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Advagraf 1mg
Liều dùng của thuốc Advagraf 1mg
Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào phác đồ ức chế miễn dịch được chọn:
– Trường hợp phòng ngừa thải ghép thận:
- Khởi đầu bệnh nhân dùng mỗi ngày một liều 0,2 – 0,3 mg/kg vào buổi sáng. Thời gian bắt đầu dùng thuốc ngay sau khi hoàn tất phẫu thuật 24 tiếng.
- Sau ghép giảm dần liều dùng, trong một số trường hợp thì có thể dừng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đi kèm. Những thay đổi về tình trạng của bệnh nhân sau ghép có thể thay đổi tính chất dược lý của Tacrolimus và có thể đòi hỏi chỉnh liều thêm nữa.
– Trường hợp phòng ngừa thải ghép gan:
- Khởi đầu bệnh nhân dùng mỗi ngày một liều 0,1 – 0,2 mg/kg vào buổi sáng. Thời gian bắt đầu dùng thuốc ngay sau khi hoàn tất phẫu thuật từ 12 tiếng đến 18 tiếng.
- Sau ghép giảm dần liều dùng, trong một số trường hợp thì có thể dừng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đi kèm. Những thay đổi về tình trạng của bệnh nhân sau ghép có thể thay đổi tính chất dược lý của Tacrolimus và có thể đòi hỏi chỉnh liều thêm nữa.
– Trường hợp chuyển người bệnh đang điều trị Prograf sang Advagraf:
- Đối với người bệnh ghép tạng dị sinh đang được sử dụng duy trì liều mỗi ngày 2 lần với viên Prograf thì cần chuyển qua mỗi ngày một lần Advagraf, nên được chuyển theo tỷ lệ 1mg : 1mg trên tổng liều hằng ngày. Khi chuyển từ Prograf sang Advagraf thì nồng độ đáy nên được đo trước khi chuyển qua và trong vòng 2 tuần đầu sau khi tiêm thuốc. Sau khi chuyển thuốc thì nồng độ đáy Tacrolimus phải được theo dõi và chỉnh liều nếu cần thiết để duy trì nồng độ toàn thân tương tự.
- Trường hợp chuyển từ Ciclosporin sang Tacrolimus: Khi chuyển người bệnh từ liệu pháp điều trị chủ yếu là Ciclosporin sang Tacrolimus thì phải cẩn trọng. Sau khi xem xét nồng độ của Ciclosporin trong máu và tình trạng lâm sàng của người bệnh thì mới xem xét cho bệnh nhân điều trị bằng Advagraf. Nếu mức nồng độ Ciclosporin trong máu tăng thì hoãn dùng thuốc. Trong thực hành, bắt đầu điều trị chủ yếu bằng Tacrolimus sau khi ngưng Ciclosporin từ 12 – 24 giờ. Sau khi chuyển thuốc thì tiếp tục theo dõi nồng độ Ciclosporin trong máu vì có thể độ thanh thải của Ciclosporin bị ảnh hưởng.
– Điều trị chống thải ghép:
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép gan hoặc thận: Khi chuyển từ các thuốc ức chế miễn dịch khác sang Advagraf ngày 1 lần, việc điều trị nên bắt đầu với liều khởi đầu giống với liều khuyến cao tương ứng cho trường hợp phòng ngừa thải ghép ở ghép gan hoặc thận.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép tim: Khi chuyển sang điều trị Advagraf đối với bệnh nhân trưởng thành thì khởi đầu mỗi ngày một liều 0,15 mg/kg vào buổi sáng.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép những tạng khác: Dù cho không có kinh nghiệm lâm sàng ở những người bệnh được ghép tụy, phổi hay ruột; nhưng Prograf đã được dùng trên các bệnh nhân được ghép phổi với liều khởi đầu bằng đường uống là mỗi ngày 0,1 – 0,15 mg/kg; trên các bệnh nhân ghép tụy với liều khởi đầu bằng đường uống là mỗi ngày 0,2 mg/kg; trên bệnh nhân ghép ruột với liều khởi đầu là mỗi ngày 0,3 mg/kg.
– Chỉnh liều với các đối tượng đặc biệt:
- Suy gan: Đối với bệnh nhân có suy gan nặng thì có thể cần thiết phải giảm liều, để duy trì được nồng độ đáy của Tacrolimus trong khoảng đích được khuyến cáo.
- Suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên thì người bệnh vẫn phải cần theo dõi chức năng thận một cách cẩn thận.
- Chủng tộc: Khi so sánh với người da đên, bệnh nhân da trắng cần liều Tacrolimus thấp hơn để đạt được nồng độ đáy tương đương.
- Giới tính: Giữa những người bệnh nam và nữ thì không có bằng chứng cho thấy phải sử dụng liều lượng khác nhau để đạt được nồng độ đáy tương đương.
- Người bệnh cao tuổi: Hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh cần phải điều chỉnh liều thuốc trên những bệnh nhân này.
- Người bệnh là trẻ em: Chưa có xác lập thông tin về an toàn và hiệu quả của Advagraf ở trẻ dưới 18 tuổi. Vì vậy, chưa có khuyến cáo về liều dùng cho trẻ em.
Cách dùng thuốc Advagraf 1mg hiệu quả
Dưới đây là cách sử dụng thuốc Advagraf 1mg:
- Thuốc dùng bằng đường uống.
- Uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
- Uống nguyên viên với chất lỏng vừa đủ (tốt nhất là nước).
- Nên uống vào lúc dạ dày trống; hoặc vào trước lúc ăn 1 tiếng; hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng để được sự hấp thu tối đa.
- Sau phẫu thuật khi không thể dùng thuốc bằng đường uống được thì sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch với liều lượng chỉ gần bằng ⅕ bình thường.
Chống chỉ định
Những trường hợp sau đây chống chỉ định dùng thuốc Advagraf 1mg:
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Tacrolimus hay bất kì thành phần nào của thuốc.
- Người bị mẫn cảm với các macrolide khác.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Certican: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Advagraf 1mg
Khi sử dụng thuốc Advagraf 1mg, bạn có thể gặp những tác dụng không mong muốn với tần suất khác nhau như:
– Nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn:
Sau khi dùng thuốc thì tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân hay tại chỗ đều có thể xảy ra. Tình trạng nhiễm khuẩn trước khi dùng thuốc có thể trở nên nặng hơn. Trường hợp bệnh cầu thận có liên quan virus BK, cũng như bệnh não chất trắng da ổ tiến triển đã được báo cáo ở những bệnh nhân được dùng thuốc ức chế miễn dịch điều trị, bao gồm cả Advagraf.
– Tổn thương, nhiễm độc và các biến chứng của thủ thuật: Thường gặp là loạn chức năng tạng ghép chính.
– Tân sinh lành tính, ác tính và không phân định được: Khi sử dụng Tacrolimus sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các tân sinh ác tính. Các tân sinh lành tính, cũng như ác tính gồm bệnh tăng sinh lympho do EBV hay bệnh ác tính ở da đã được báo cáo với các trường hợp điều trị Tacrolimus.
– Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết:
- Thường gặp: Tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu, bệnh bạch cầu, phân tích tế bào hồng cầu bất thường.
- Ít gặp: Tình trạng phân tích máu chảy máu đông có bất thường, bệnh lý về đông máu, giảm toàn bộ các loại bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
- Hiếm gặp: Prothrombin giảm, xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Không rõ: Thiếu máu tán huyết, bất sản nguyên hồng cầu, tiêu bạch cầu hạt.
– Rối loạn miễn dịch: Có thể gặp phản ứng dị ứng hay phản vệ với Tacrolimus.
– Về rối loạn nội tiết: Chứng rụng lông rất hiếm gặp.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Rất thường gặp: Bệnh đái tháo đường, tình trạng tăng kali huyết và đường huyết.
- Thường gặp: Chán ăn, toan chuyền hóa, các bất thường về điện giải khác, hạ natri máu, quá tải dịch, giảm magie máu, giảm phosphat máu, giảm kali máu, giảm canxi máu, giảm ngon miệng, tăng lipid máu, tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu, tăng acid uric máu.
- Ít gặp: Giảm đường huyết, mất nước, tăng phosphat máu, giảm protein máu.
– Rối loạn tâm thần:
- Rất thường gặp: Mất ngủ.
- Thường gặp: Lẫn lộn và rối loạn khả năng định hướng, triệu chứng lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, ác mộng, giảm khí sắc, bệnh khí sắc, bệnh tâm thần và rối loạn khí sắc.
- Ít gặp: Bệnh loạn thần.
– Rối loạn hệ thần kinh:
- Rất thường gặp: Đau đầu, run.
- Thường gặp: Các rối loạn về nhận thức, rối loạn hệ thần kinh động kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, khả năng viết bị suy giảm, chóng mặt, dị cảm và loạn cảm.
- Ít gặp: Bệnh lý ở não, xuất huyết hệ thần kinh trung ương và tai biến mạch máu não, trí nhớ suy giảm, tình trạng liệt và liệt nhẹ, hôn mê, bất thường về ngôn ngữ và lời nói.
- Hiếm gặp: Tình trạng tăng trương lực cơ.
- Rất hiếm gặp: Nhược cơ.
– Rối loạn ở mắt:
- Thường gặp: Các rối loạn thị giác, nhìn không rõ, sợ ánh sáng.
- Ít gặp: Thủy tinh thể bị đục.
- Hiếm gặp: Mù.
– Rối loạn ở tai và ống tai:
- Thường gặp: Tai ù.
- Ít gặp: Thính giác suy giảm.
- Hiếm gặp: Điếc dẫn truyền.
- Rất hiếm gặp: Điếc.
– Đối với hệ tim mạch:
- Thường gặp: Tình trạng nhịp tim nhanh, bệnh động mạch vành thiếu máu cục bộ.
- Ít gặp: Suy tim, khám thực thể nhịp tim, loạn nhịp trên thất, loạn nhịp thất và ngưng tim, phì đại thất, bệnh lý cơ tim, ECG bất thường, hồi hộp đánh trống ngực và mạch có bất thường.
- Hiếm gặp: Tràn dịch màng ngoài tim.
- Rất hiếm gặp: Siêu âm tim có bất thường.
– Rối loạn về mạch máu:
- Rất thường gặp: Tăng huyết áp.
- Thường gặp: Tác dụng huyết khối thuyên tắc và thiếu máu cục bộ, xuất huyết, huyết áp giảm do mạch máu, bệnh mạch máu ngoại biên.
- Ít gặp: Nhồi máu, sốc, thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở chi.
– Rối loạn hệ hô hấp, trung thất và lồng ngực:
- Thường gặp: Khó thở, viêm họng, phù nề, tràn dịch màng phổi, bệnh nhu mô phổi, ho, viêm mũi.
- Ít gặp: Suy hô hấp, hen, bệnh đường hô hấp.
- Hiếm gặp: Hội chứng suy hô hấp cấp tính.
– Rối loạn hệ tiêu hóa:
- Rất thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn.
- Thường gặp: Các triệu chứng cơ năng và thực thể dạ dày ruột, đau bụng và dạ dày ruột, xuất huyết dạ dày ruột, loét và thủng dạ dày ruột, tình trạng viêm dạ dày ruột, bang bụng, viêm và loét niêm mạc miệng, nôn, táo bón, phân lỏng, các triệu chứng cơ năng và thực thể của khó tiêu, đầy hơi, cảm giác căng tức ở bụng.
- Ít gặp: Viêm tụy cấp và mạn tính, chậm làm trống dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tăng amylase máu, viêm phúc mạc, liệt ruột.
- Hiếm gặp: Nang giả tụy, bán tắc ruột.
– Rối loạn ở gan mật:
- Rất thường gặp: Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
- Thường gặp: Vàng da và tắc mật, tế bào gan bị tổn thương và viêm gan, bệnh ống mật.
- Hiếm gặp: Bệnh gan tắc tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch gan.
- Rất hiếm gặp: Suy gan.
– Rối loạn về da và mô dưới da:
- Thường gặp: Nổi mẩn, ngứa, toát mồ hôi nhiều, rụng tóc, nổi mụn.
- Ít gặp: Da bị viêm hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Hiếm gặp: Thượng bì bị hoại tử do nhiễm độc.
- Rất hiếm gặp: Hội chứng Stevens-Johnson.
– Rối loạn hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết:
- Thường gặp: Đau lưng, đau khớp, đau trong chi và vọp bẻ.
- Ít gặp: Các bệnh ở khớp.
– Rối loạn thận, tiết niệu:
- Rất thường gặp: Suy thận.
- Thường gặp: Suy thận cấp, suy thận, nhiễm độc thận, ống thận bị hoại tử, thiểu niệu, triệu chứng bàng quang và niệu đạo, bất thường đường tiết niệu.
- Ít gặp: Hội chứng tán huyết do ure máu cao, vô niệu.
- Hiếm gặp: Bàng quang bị xuất huyết, bệnh về cầu thận.
– Rối loạn hệ sinh sản và vú: Kinh nguyệt bị rối loạn và tử cung bị xuất huyết.
– Rối loạn toàn thân và tình trạng nơi tiêm truyền:
- Thường gặp: Sốt, tình trạng suy nhược, phù, rối loạn trong cảm nhận về thân nhiệt, tăng cân, alkaline phosphatase máu tăng, đau và khó chịu.
- Ít gặp: Giảm cân, cảm thấy bất thường, bệnh giống như cúm, lactate dehydrogenase máu tăng, cảm giác căng thẳng thần kinh, suy đa cơ quan, không thích nghi với nhiệt độ thay đổi, cảm giác chẹn ở ngực.
- Hiếm gặp: Tăng mô mỡ, loét, tức ngực, té ngã, giảm vận động.
Tương tác thuốc
– Sử dụng chung với các chất ức chế CYP3A4 có khả năng làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu:
- Những chất cho thấy tăng Tacrolimus trong máu: Thuốc kháng nấm như Ketoconazole, Itraconazole, Fluconazole, Voriconazole; kháng sinh Macrolide erythromycin; thuốc ức chế Protease của HIV.
- Tương tác yếu hơn ở: Clarithromycin, Clotrimazole, Nicardipine, Nifedipine, Danazol, Diltiazem, Verapamil, Ethinylestradiol, Omeprazole và Nefazodone.
- Tránh uống thuốc với nước bưởi.
- Thuốc ức chế chuyển hóa với Tacrolimus như Ergotamine, Bromocriptine, Midazolam, Cortisone, Dapsone, Gestodene, Lidocaine, Mephenytoin, Miconazole, Norethindrone, Quinidine, Tamoxifen, Nilvadipine, Oleandomycin.
– Những tương tác khác có thể dẫn đến làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu: Kháng đông đường uống, các thuốc đái tháo đường dạng uống, NSAID.
– Những tương tác tiềm tàng khác có thể làm nồng độ Tacrolimus tăng lên như các thuốc tăng nhu động, Magnesiumaluminium-hydroxide và Cimetidine.
– Sử dụng chung với các dẫn chất CYP3A4 có khả năng làm giảm nồng độ Tacrolimus trong máu:
- Rifampicin, St. John’s Wort, Phenytoin, Phenobarbital, liều Corticosteroid duy trì.
- Prenisolone hay Methylprednisolone liều cao có thể làm tăng hay giảm nồng độ Tacrolimus trong máu.
- Carbamazepin, Metamizol và Isoniazid có tiềm năng làm giảm nồng độ Tacrolimus.
– Tác động của Tacrolimus tới sự chuyển hóa các chất khác:
- Không sử dụng chung với Ciclosporin.
- Nồng độ Phenytoin trong máu tăng cao khi dùng với Tacrolimus.
- Làm tăng nồng độ hormone khi dùng chung với thuốc chống thai có gốc steroid.
– Những ảnh hưởng bất lợi trên lâm sàng:
- Làm tăng ảnh hưởng độc thận hoặc thần kinh khi dùng chung với các thuốc như NSAID, Vancomycin, Aminoglycoside, Ganciclovir, chất ức chế Gyrase, Cotrimoxazole, Aciclovir.
- Dùng chung với Amphotericin B, Ibuprofen làm tăng độc thận.
- Tránh việc ăn uống nhiều chất có kali hay các thuốc lợi tiểu giữ kali như Amilorid, Spironolactone, Triamterene.
- Tránh sử dụng cùng với các vacxin sống giảm độc lực.
– Tương kỵ:
Thành phần tacrolimus trong thuốc rất tương kỵ với polyvinylclorua hay còn gọi là PVC. Vì vậy không sử dụng các ống xi lanh hay dụng cụ nào đó có chứa PVC để chuẩn bị huyền dịch của viên nang Advagraf 1mg.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc Advagraf 1 mg ngay sau khi lấy thuốc ra khỏi vỉ.
Cần phải hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng để không nuốt phải chất hút ẩm.
Đối với người không thể dùng thuốc theo đường uống trong thời gian ngay sau ghép tạng thì có thể bắt đầu điều trị Tacrolimus bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều gần bằng 1/5 liều uống được khuyến cáo cho chỉ định tương ứng.
Bệnh nhân nên điều trị duy trì với một dạng bào chế duy nhất của thuốc Tacrolimus với liều hằng ngày tương ứng; những phác đồ sử dụng chỉ được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia ghép tạng.
Không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ dưới 18 tuổi.
Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng thuốc Advagraf 1 mg phóng thích kéo dài để điều trị thải ghép dị sinh kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác trên người trưởng thành.
Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng thuốc để phòng ngừa thải ghép ở người trưởng thành nhận tim ghép.
Trong thời gian đầu sau khi ghép, phải theo dõi thường quy và định kỳ các thông số sau đây: Điện tim, đo huyết áp, đường huyết lúc đói, các thông số huyết học, trạng thái thần kinh và thị giác, xét nghiệm chức năng gan và thận, điện giải (nhất là kali máu), lượng protein huyết thanh và chức năng đông máu. Nếu như thấy có những thay đổi quan trọng về mặt lâm sàng thì phải xem xét việc điều chỉnh các thuốc ức chế miễn dịch.
Khi dùng Tacrolimus kết hợp với các chất khác mà xảy ra tương tác thì phải theo dõi nồng độ Tacrolimus trong máu để điều chỉnh liều thuốc phù hợp, để nồng độ Tacrolimus tương đương được duy trì.
Cẩn trọng khi sử dụng Tacrolimus trên các bệnh nhân trước trước đó có dùng Ciclosporin.
Trong lúc tiêu chảy thì nồng độ Tacrolimus trong máu có thể thay đổi đáng kể, nên trong các đợt tiêu chảy phải theo dõi nồng độ Tacrolimus.
Các bệnh nhân mắc các bệnh lý về hệ tim mạch có nguy cơ cao mà được điều trị ức chế miễn dịch mạnh thì phải theo dõi và sử dụng những cận lâm sàng như điện tim hoặc siêu âm trước và sau khi ghép tạng. Nếu như có xuất hiện triệu chứng bất thường, giảm liều Advagraf hoặc dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác phải được xem xét. Phải thận trọng đối với những bệnh nhân có chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc hội chứng QT kéo dài bẩm sinh.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tăng sinh lympho bào và các bệnh lý ác tính thì trước khi bắt đầu điều trị bằng Advagraf phải xét nghiệm huyết thanh EBV-VCA. Trong suốt thời gian điều trị thì phải cẩn thận theo dõi với xét nghiệm PCR-EBV. Những bệnh nhân này cần phải hạn chế phơi nắng và tránh tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ. Bệnh nhân điều trị với Tacrolimus mà có biểu hiện của PRES (như động kinh, đau đầu, thay đổi trạng thái thần kinh) thì phải kiểm soát huyết áp và động kinh thích hợp, dừng sử dụng thuốc ngay lập tức.
Những người mắc một số bệnh lý di truyền nguy hiểm như suy giảm chức năng men lactase, không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose – galactose thì không nên sử dụng thuốc này.
Không có nghiên cứu nào về tác động của Tacrolimus trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã từng được thực hiện. Tuy nhiên, Tacrolimus có thể gây rối loạn về thần kinh và thị giác.
Hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất, sau khi đã mở bao nhôm thì hạn dùng chỉ còn 1 năm.
Thuốc này chỉ được sử dụng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì sản phẩm.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ nếu như cần cung cấp thêm thông tin.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho cho con bú
Thời kỳ mang thai: Theo các nghiên cứu, thành phần Tacrolimus của thuốc Advagraf 1mg đi qua được hàng rào nhau thai. Những dữ liệu còn hạn chế từ những người nhận tạng ghép khi được điều trị với Tacrollmus so với các thuốc ức chế miễn dịch khác, cho thấy không có bằng chứng của tăng nguy cơ các tác dụng phụ trên tiến trình và kết quả thai kỳ. Tuy nhiên, đã có báo cáo các trường hợp sảy thai tự phát. Cho tới hiện nay, vẫn chưa có các dữ liệu dịch tễ nào khác có liên quan. Khi không có điều trị thay thế nào khác an toàn hơn và khi lợi ích nhiều hơn khả năng nguy cơ đối với bào thai thì việc dùng Tacrolimus có thể được xem xét dùng ở những phụ nữ có thai. Trong trường hợp có tiếp xúc thuốc trong tử cung, cần theo dõi trẻ mới sinh về các tác dụng ngoại ý có thể có của Tacrolimus.
Thời kỳ con bú: Theo dữ liệu thì Tacrolimus được bài tiết qua sữa mẹ. Do chưa loại bỏ được các tác dụng gây hại cho trẻ sơ sinh nên phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc.
Khả năng sinh sản: Tacrolimus gây tác động có hại lên khả năng sinh sản ở giống đực được quan sát trên chuột.
Bảo quản
Để thuốc ở nơi cao, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không được quá 30⁰C.
Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Còn hạn chế về kinh nghiệm quá liều. Đã có báo cáo về nhiều trường hợp quá liều Tacrolimus do vô ý, các triệu chứng gồm đau đầu, run, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, ngủ gà, nổi mề đay, tăng nồng độ của urea nitrogen máu, creatinine và alanine aminotransferase huyết thanh.
Không có thuốc đối kháng đặc hiệu cho Tacrolimus. Nếu như có quá liều xảy ra thì áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung và điều trị triệu chứng.
Do độ tan trong nước kém, trọng lượng phân tử lớn, mức gắn kết vào hồng cầu và protein huyết tương cao nên dự đoán rằng không thể thẩm phân Tacrolimus. Trong một số ít trường hợp, người bệnh có nồng độ thuốc trong huyết tương rất cao, lọc máu đã có hiệu quả làm giảm nồng độ độc tính. Nếu như nhiễm độc qua đường uống thì có thể rửa dạ dày hoặc/và dùng chất hấp thụ (nếu được xử trí sớm sau khi dùng quá liều).
Quên liều
Nếu quên một liều buổi sáng thì phải uống lại càng sớm càng tốt trong cùng ngày. Không được uống liều gấp đôi vào buổi sáng hôm sau.
Thuốc Advagraf 1mg giá bao nhiêu?
Trên thị trường, thuốc Advagraf 1mg đang được bán với giá 2.745.950 VNĐ cho 1 hộp 50 viên, như vậy mỗi viên thuốc sẽ có giá 54.919VNĐ. Giá bán của thuốc khá cao nên khách hàng có thể cân nhắc việc mua lẻ hay mua cả hộp phù hợp với thu nhập cá nhân của mỗi người.
Thuốc Advagraf 1mg mua ở đâu uy tín?
Hiện nay, thuốc Advagraf 1mg được phân bổ rộng rãi trên thị trường. Khách hàng có thể mua thuốc bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Khách hàng có thể mua ở những quầy thuốc, các đại lý về thuốc hay cơ sở y tế đã được cấp phép hoạt động để được tư vấn và hướng dẫn một cách đầy đủ nhất bởi các dược sĩ, các chuyên viên y tế có chuyên môn cao.
- Khách hàng cũng có thể mua thuốc qua trang trực tuyến chính thống của các nhà thuốc đã được cấp phép để tiết kiệm thời gian đi lại cũng như giữ an toàn sức khỏe cho chính bản thân trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
- Khách hàng cũng có thể mua thuốc qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… nhưng cần phải kiểm tra cẩn thận sản phẩm trước khi dùng.
Nếu như bạn chưa tìm được nhà thuốc nào phù hợp thì bạn có thể tham khảo Nhà thuốc Ngọc Anh chúng tôi.
Ưu, nhược điểm của thuốc Advagraf 1mg
Ưu điểm
- Thuốc dùng dạng viên nén bằng đường uống khá tiện lợi.
- Điều trị bằng thuốc mang hiệu quả cao.
Nhược điểm
- Khi dùng thuốc có nguy cơ gặp những tác dụng không mong muốn.
- Có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ sơ sinh và thai nhi.
Trên đây là tất cả những thông tin về sản phẩm Advagraf 1mg nhà thuốc Ngọc Anh đưa tới độc giả. Những thông tin trên có tính chất tham khảo khi người dùng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm. Nhà thuốc mong những thông tin này có ích với bạn. Cảm ơn và hãy theo dõi nhà thuốc để cập nhập những thông tin mới nhất!
Tài liệu tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Advagraf 1mg. Để tải file PDF, hãy click TẠI ĐÂY.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Cường Đã mua hàng
Nhà thuốc tư vấn về thuốc Advagraf 1mg rất kỹ lưỡng