Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ ADA 2023

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ ADA 2023

Tác giả:

Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Đại học Dược Hà Nội

Nguyễn Thùy Trang – Đại học Dược Hà Nội

Đinh Thị Thủy – Đại học Dược Hà Nội

Hồ Tuấn Kiều Trinh – Đại học Y Dược TP HCM

nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF của bài viết Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ ADA 2023, xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt vài điểm mới của ADA 2023

Tầm soát và chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • Đưa vào vai trò máy của máy thử HbA1C tại chỗ (point-of-care A1C)
Phòng ngừa Đái tháo đường típ 2
  • Statin làm tăng nguy cơ Đái tháo đường típ 2 ở người có sẵn nguy cơ cao (dựa vào một số thử nghiệm như DPP). Côn theo dõi đường huyết định kỳ và củng cố chiến lược phòng ngừa. Tuy nhiên, không khuyến cáo ngưng statin bởi lợi ích tim mạch vẫn lớn hơn nguy cơ đái tháo đường.
  • Pioglitazone có thể được cân nhắc để làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở người có tiền sử đột quỵ kèm dấu hiệu để kháng insulin và tiền đái tháo đường (dựa vào thử nghiệm IRIS).
Đánh giá toàn diện và bệnh đồng mắc
  • Tóm tắt những hướng dẫn cụ thể về lịch tiêm chủng các loại vaccine COVID-19 (bao gồm mũi nhắc lại).
  • Tiểu mục Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): bổ sung nhiều thông tin về cách tiếp cận chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và quản lý (vai trò của đồng vận thụ thể GLP-1 và pioglitazone). Những cập nhật này đa phần dựa theo tài liệu của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ.
Củng cố hành vi sức khỏe tích cực
  • Thêm một đoạn mô tả về intermittent fasting và time-restricted eating.
  • Có thể đặt mục tiêu giảm cắn mạnh hơn (>15%) so với các khuyến cáo trước đây dựa vào hiệu lực của một số thuốc giảm cân mới đã được FDA chấp thuận.
  • Nhấn mạnh vai trò của rối loạn giấc ngủ và sự cần thiết điều trị rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân đái tháo đường.
Mục tiêu đường huyết
  • Ở người suy yếu hoặc có nguy cơ cao hạ đường huyết, thời gian trong ngưỡng (dựa trên kết quả đường huyết liên tục) chỉ cần đặt ở mức >50% (thay vì >70% như dân số chung).
Công nghệ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • Thêm thông tin mô tả về cách phân loại máy đo đường huyết liên tục (isCGM, rtCGM và professional CGM). thêm một mục mô tả về những yếu tố gây nhiễu khi sử dụng CGM.
Quản lý cân nặng
  • Đề cập thêm vai trò của thuốc đồng vận thụ thể kép GLP-1/GIP (tirzepatide) mới được FDA chấp thuận năm nay.
Điều trị thuốc
  • Nhìn chung không thay đổi lớn so với bản 2022, tái khẳng định sự cần thiết của việc điều trị làm giảm nguy cơ tim-thận ở bệnh nhân nguy cơ cao. Những khuyến cáo này đa phần dựa trên đồng thuận ADA/EASD đã ban hành năm nay.
Quản lý bệnh tim mạch
  • Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo ADA hiện tại là 130/80 mmHg để đồng thuận với ACC/AHA. Mục tiêu điều trị là đưa xuống dưới mức này.
  • Tăng huyết áp trong thai kì: thông tin rõ hơn về khuyến cáo điều trị hiện tại (dựa trên thử nghiệm CHAP).
  • Nhấn mạnh việc sử dụng statin hoạt lực cao ở bệnh nhân đái tháo đường 40-75 tuổi kèm nguy cơ tim mạch cao. Bệnh nhân nên được tiếp tục dùng sau 75 tuổi. Nếu trước đó chưa dùng, khởi trị với statin hoạt lực trung bình cho người trên 75 tuổi.
  • Có thể cân nhắc phối hợp ezetimibe và ức chế PSCK9. Ngoài kháng thể đơn dòng ức chế PSCK9, hiện có thêm thuốc sử dụng cơ chế khác là siRNA đã được FDA chấp thuận (inclisiran), dựa trên chương trình thử nghiệm ORION.
  • Ức chế SGLT-2 hiện đã có đầy đủ bằng chứng dùng ở cả bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm và suy tim phân suất tổng máu bảo tồn.
Bệnh thận mạn
  • Giảm ngưỡng chức năng thận cho phép dùng ức chế SGLT-2 từ 25 xuống 20 ml/phút/1.73 m2, dựa trên các phân tích dưới nhóm từ DAPA-CKD và EMPEROR cho thấy hiệu quả từ mức này, kể cả khi đạm niệu từ bình thường đến dưới 200 mg/g creatinine.
  • Finerenone (một thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid không steroid) được khuyến cáo thêm vào ACEVARB ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn và đạm niệu chứ không chỉ là liệu pháp thay thế như trước đây (dựa trên thử nghiệm FIDELIO-DKD).
Người lớn tuổi
  • Ngưỡng huyết áp mục tiêu đa số vẫn là <130/80 mmHg, trừ khi bệnh nhân ở tình trạng sức khỏe rất kém hoặc phức tạp (<140/90 mmHg).
  • Tách riêng hai thuật ngữ: Deintensification/Deprescribing (nới lỏng): nới lỏng mục tiêu điều trị thông qua việc giảm liều, giảm tần suất dùng thuốc hoặc ngưng thuốc; Simplification (đơn giản hóa): giảm thiểu sự phức tạp của phác đồ điều trị như dùng ít lần hơn, đo đường huyết ít lần hơn, giảm các công thức tính toán phức tạp (sliding scale hoặc tỉ số insulin-carbohydrate), giảm liều insulin.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG trong thai kỳ
  • Cho con bú giảm nguy cơ đái tháo đường về sau

Tổng quan điều trị lấy BN làm trung tâm trong ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

HÌNH 1: CHU TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH LẤY BN LÀM TRUNG TÂM TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
HÌNH 1: CHU TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH LẤY BN LÀM TRUNG TÂM TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Tầm quan trọng của hành vi thể chất trong 24 giờ đối với ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

HÌNH 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÀNH VI THỂ CHẤT TRONG 24 GIỜ ĐỐI VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
HÌNH 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÀNH VI THỂ CHẤT TRONG 24 GIỜ ĐỐI VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Báo cáo và cá thể hóa mục tiêu đường huyết

HÌNH 3. BÁO CÁO THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT LƯU ĐỘNG
HÌNH 3. BÁO CÁO THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT LƯU ĐỘNG
HÌNH 4. TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT
HÌNH 4. TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT

Công nghệ quản lý đường huyết

Bảng 1. Các chất gây nhiễu kết quả đo đường huyết

Máy đo sử dụng glucose oxidase
Acid uric
Galactose
Xylose
Acetaminophen
L-DOPA
Ascorbic Acid
Máy đo sử dụng glucose dehydrogenase
Incodextrin (dùng trong thẩm phân phúc mạc)

Bảng 2 Các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục

Các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM)
Loại CGM Mô tả
CGM thời gian thực (real-time CGM, rtCGM) Hệ thống CGM đo và hiển thị mức đường huyết liên tục
Quét CGM ngắt quãng (intermittently scanned CGM, isCGM) có hoặc không có cảnh báo Các hệ thống CGM đo mức glucose liên tục nhưng yêu cầu quét để hiển thị và lưu trữ các giá trị glucose
CGM chuyên nghiệp Các thiết bị CGM gắn vào BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG tại phòng khám của bác sĩ (hoặc được hướng dẫn từ xa) và đeo trong một khoảng thời gian gián đoạn (thường 7-14 ngày). Người đeo thiết bị có thể nhìn thấy hoặc không thấy dữ liệu. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá đặc điểm và xu hướng biến thiên đường huyết. Không giống như rtCGM và isCGM, CGM chuyên nghiệp được đặt tại phòng khám và không thuộc sở hữu của BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.

Điều trị dùng thuốc

So sánh tương quan các phác đồ INSULIN cho người mắc đái tháo đường týp 1

Phương pháp tiếp cận phân phối insulin ở những người mắc đái tháo đường týp 1

Phác đồ tiêm insulin Thích hợp Giảm nguy cơ hạ đường máu Chi phí cao
Tiêm nhiều lần hàng ngày với LAA + RAA với URAA +++ +++ +++
Phác đồ tiêm insulin thay thế, ít ưu tiên hơn
Tiêm nhiều lần hàng ngày với insulin NPH+RAA hoặc URAA ++ ++ ++
Tiêm nhiều lần hàng ngày insulin NPH + insulin tác động ngắn (insulin thường) ++ + +
Tiêm 2 lần/ngày insulin NPH + insulin tác động ngắn hoặc trộn sẵn + + +
Hệ thống vòng kín lưỡng dụng +++++ +++++ ++++++
Bơm insulin trong ngưỡng/dự đoán đình chỉ hạ đường huyết ++++ ++++ ++++++
Liệu pháp bơm insulin không tự động +++ +++ ++++
HÌNH 6. TỔNG QUAN RÚT GỌN CÁC CHỈ ĐỊNH THAY THẾ TẾ BÀO BETA ĐẢO TỤY Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
HÌNH 6. TỔNG QUAN RÚT GỌN CÁC CHỈ ĐỊNH THAY THẾ TẾ BÀO BETA ĐẢO TỤY Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
HÌNH 7 (9.3). CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2: TIẾP CẬN TỔNG QUÁT
HÌNH 7 (9.3). CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2: TIẾP CẬN TỔNG QUÁT
HÌNH 8. TĂNG CƯỜNG TRỊ LIỆU BẰNG THUỐC TIÊM
HÌNH 8. TĂNG CƯỜNG TRỊ LIỆU BẰNG THUỐC TIÊM

Bảng 3. Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc trong điều trị đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành

Hiệu lực Nguy cơ hạ ĐH Cân nặng Tác động lên tim mạch Già PO/SQ Tác động trên thận Cân nhắc lâm sàng
BTMDXV Suy tim Tiến triển bệnh thân do ĐTĐ Cân nhắc liều/sử dụng*
Metfomin Cao Không Không ảnh hưởng (có thể giảm nhẹ) Có thể có lợi Không ảnh hưởng Thấp PO Không ảnh hưởng CCĐ: eGFR <30 mL/phút/1,73m² ADR thường gặp trên đường tiêu hóa, cân nhắc chỉnh liều từ tử, dùng dạng giải phóng kéo dài và uống cùng thức ăn để hạn chế ADR

Có thể gây thiếu hụt B12, theo dõi định kì

Nhóm ức chế SGLT-2 Trung bình – cao Giảm (mức độ trung bình) Có lợi: empagliflozin, canafliflozin Có lợi: empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin, ertugliflozin Cao Có lợi: empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin PO Có lợi: empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin Xem thông tin sản phẩm để cân nhắc liều trên thận đối với từng thuốc

Tác dụng hạ đường huyết thấp ở bệnh nhân có eGFR thấp

Nguy cơ DKA, hiếm gặp ở ĐTĐ týp 2: ngưng thuốc, đánh giá và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ; lưu ý các yếu tố nguy cơ và biểu hiện làm sàng (bao gồm DKA cuglycacmic): ngừng thuốc trước khi phẫu thuật theo lịch trinh (ví dụ 3-4 ngày), trong thời gian bệnh nặng, hoặc trong thời gian nhịn ăn kéo dài để giảm nguy cơ tiềm ẩn

Tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu dục

Nguy cơ hoại tử

Fournier

Chú ý tình trạng thể tích tuần hoàn, huyết áp, điều chỉnh các tác nhân khác ảnh hưởng đến thể tích dịch nếu có

Chú vận cụ thể GLP-1 Cao – rất cao Không Giảm (mức độ trung bình – rất cao) Có lợi: dulaglutide, liraglutide, semaglutide (SQ) Không ảnh hưởng SQ,PO (semaglutide) Cao SQ,PO (semaglutide) Lợi ích trên thận trong các thử nghiệm tiêm mạch (chi phối bởi các kết cục trên albumin niệu): liraglutido Nguy cơ u tế bào C tuyển giáp với loài gặm nhắm, liên quan đến người chưa được xác định (liraglutide, dulaglutide, exenatido ER, semaglutide)

Tư vấn cho BN về các ADR có thể xảy ra với GI và tỉnh tạm thời của ADR này; cung cấp hướng dẫn về việc thay đổi chế độ ăn uống đề giảm thiều ADR trên GI (giám khẩu phần ăn, thực hành ăn uống có chủ đích (ví dụ: ngừng ăn khi no), giảm ăn nhiều chất béo hoặc thức ăn cay]: Cân nhác việc điều chỉnh liều chậm hơn cho những BN có nguy cơ gặp ADR trên GI

Viêm tụy cấp đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng mối quan hệ nhân-quả chưa được thiết lập. Ngưng dùng thuốc nếu nghi ngờ viêm tụy cấp

Đánh giá bệnh túi mặt nếu nghi ngờ có sỏi mật hoặc viêm túi mật

Không ảnh hưởng: exenatide 1 lần/tuần, lixisenatide
GIP và GLP-1RA Rất cao Không Giảm (mức độ rất cao) Đang được điều tra Đang được điều tra Cao SQ Đang được điều tra Xem thông tin sản phẩm để cân nhắc liều trên thân

Không cần chỉnh liều

Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân được báo cáo có tác dụng phụ nghiêm trọng trên tiêu hóa khi bắt đầu hoặc tăng liều

Nguy cơ u tế bào C tuyến giáp với loài gồm nhầm, liên quan đến người chưa được xác định

Tư vấn cho BN về các ADR có thể xảy ra với GI và tính tạm thời của ADR này: cung cấp hướng dẫn và việc thay đổi chế độ ăn uống để giảm thiểu ADR trên Gi (giảm khẩu phần ăn, thực hành ăn uống có chủ đích (ví dụ: ngừng ăn khi no), giảm ăn nhiều chất béo hoặc thức ăn cay): Cần nhắc việc điều chỉnh liều chậm hơn cho những BN có nguy cơ gặp ADR trên GÌ

Viêm tụy cấp đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng mối quan hệ nhân quá chưa được thiết lập. Ngưng dùng thuốc nếu nghi ngờ viêm tụy cấp

Đánh giá bệnh túi mật nếu nghi ngờ có sỏi mật hoặc viêm túi mật

Ức chế DPP-4 Trung bình Không Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Có thể có nguy cơ saxagliptin Cao Pao Không ảnh hưởng Cần điều chỉnh liều theo chức năng thận (sitagliptin, saxagliptin, alogliptin); có thể sử dụng khi suy giảm chức năng thận

Không cần điều chỉnh liều đôi với linagliptin

Đau khớp

Viêm tụy cấp đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng mối quan hệ nhân-quả chưa được thiết lập. Ngưng dùng thuốc nếu nghi ngờ viêm tụy cáp

Pemphigoid bọng nước (dự liệu hậu mại sau khi thuốc đưa ra thì trường: ngưng thuốc nếu nghi ngờ

Thiazolidinedione Cao Không Tăng Có thể có lợi: pioglitazone Tăng nguy cơ Thấp PO Không ảnh hưởng Không cần điều chỉnh liều

Thường không khuyến cáo khi suy giảm chức năng thận vì có thể giữ dịch

Suy tim sung huyết (ploglitazone, rosiglitazone)

Giữ dịch (phủ; suy tim)

Lợi ích trên bệnh nhân GNMKDR

Nguy cơ gây xương

Tăng cân cần nhắc dùng liều thấp hơn để giảm tình trạng tăng cân và phù ně

Sulfonylurea (Thế hệ 2) Cao Tăng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng PO PO Không ảnh hưởng Glyburide: thường không khuyến cáo cho suy thận mạn

Glipizide và glimepiride thận trọng khi bắt đầu để tránh hạ đường huyết

FDA cảnh báo đặc biệt về tăng nguy cơ tử vong do tim mạch dựa trên các nghiên cứu trên nhóm sulfonylurea thế hệ cũ (tolbutamide), glimepiride cho thấy an toàn trên tim mạch

Thận trọng khi sử dụng trên người có nguy cơ hạ đường huyết

Insulin Human insulin Cao- Rất cao Tăng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Thấp (SQ) SQ: hít Không ảnh hưởng Dùng liều thấp hơn khi giảm eGFR; điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng Phản ứng tại chỗ tiêm

Tăng nguy cơ hạ đường huyết với human insulin (NPH hoặc dạng trộn sản) so với insulin analog

Insulin Analog Cao SQ
HÌNH 10. KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
HÌNH 10. KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Figure 10.2, ADA 2023

“một thuốc ức chế ACE (ACEI) hoặc chọn thụ thể angiotensin (ARB) được khuyến cáo điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành (CAD) hoặc UACR (tỷ số albumin niệu – creatinine) 30 299mg/g creatinine và khuyến cáo mạnh với bệnh nhân có UACR 2300mg/g creatinine.

“Lợi tiểu giống thiazide, tác động kéo dài (như chlorthalidone. indapamide) cho thấy làm giảm các biến cố tim mạch, được ưa dùng. …Thuốc chọn kênh calci (CCB) dihydropyridine HA: huyết áp

HÌNH 11. CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ GIẢM NGUY CƠ VỚI LIỆU PHÁP SGLT2I HOẶC GLP-1 RA KẾT HỢP DỰ PHÒNG TRUYỀN THỐNG
HÌNH 11. CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ GIẢM NGUY CƠ VỚI LIỆU PHÁP SGLT2I HOẶC GLP-1 RA KẾT HỢP DỰ PHÒNG TRUYỀN THỐNG

Figure 10.3, ADA 2023

*ASCVD được định nghĩa là có tiền sử hội chứng vành cấp hay Mi, đau thắt ngực ổn định/không ổn định, bệnh mạch vành có hoặc không có tái thông mạch, những trường hợp tái thông động mạch khác, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên được cho là có nguồn gốc xơ vữa động mạch

*DKD là một chẩn đoán lâm sàng biểu hiện bởi sự giảm eGFR, sự hiện diện của albumin niệu hoặc cả hai Xem xét SGLT2i khi bệnh nhân có ASCVD, HF, DKD hay có nguy cơ cao của ASCVD. Xem xét GLP-1RA khi bệnh nhân có ASCVD hay có nguy cơ cao của ASCVD

Bệnh nhân có nguy cơ cao ASCVD bao gồm người bị tổn thương cơ quan đích như phì đại thất trái, bệnh võng mạc hay có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch (ví dụ: tuổi già, cao huyết áp, béo phì…) Hầu hết bệnh nhân tham gia thử nghiệm dùng metformin như là thuốc cơ bản để hạ đường huyết ASCVD = bệnh tim mạch do xơ vữa; CV = tim mạch; DKD = bệnh thân ĐTĐ, eGFR = độ lọc cầu thân ước tính; Hồ = suy tim; MI = nhồi máu cơ tim

Tổng hợp kết quả các nghiên cứu về nhóm thuốc SGLT-2I và GLP-1 ra

Bảng 4. Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1

Kết quả về tim mạch và tim – thận từ các thí nghiệm của thuốc chú vận thụ thể GLP-1
ELIXA LEADER SUSTAIN-6’ EXSCEL REWIND PIONEER-6
(n= 6,068) (n= 9,340) (n= 3,297) (n= 14,752) (n=9,901) (n= 3,183)
Can thiệp Lixisenatide/giả dược Liraglutide/ giả dược Semaglutide tiêm SC/ giả dược Exenatide 1 lần mỗi tuần/ giả dược Dulaglutide/ giả dược Semaglutide uống/ giả dược
Tiêu chí lựa chọn chính ĐTĐ týp 2 và tiền sử hội chứng vành cấp (<180 ngày) ĐTĐ týp và có bệnh lý nền tim mạch, bệnh thận mạn hoặc suy tim ở bênh nhân >=60 tuổi ĐTĐ tysp 2 và có bệnh lý nền tim mạch, suy tim hoặc bệnh thận mạn ở BN >=50 tuổi hoặc nguy cơ tim mạch ở BN >=60 tuổi ĐTĐ týp 2 có hoặc không có bệnh lý nền tim mạch ĐTĐ tysp 2 và tiền sử biến cố ASCVD hoặc có các yếu tố nguy cơ ASCVD ĐTĐ týp 2 và nguy cơ tim mạch cao (>= 50 tuổi có bệnh tim mạch hoặc bệnh thận mạn hoặc tuổi >=60 chỉ có các yếu tố nguy cơ tim mạch)
Tiêu chí lựa chọn về A1C (%) 5.5-11.0 ≥7.0 ≥7.0 6.5-10.0 ≤9.5 Không có
Tuổi (năm) 60.3 64.3 64.6 62 66.2 66
Chủng tộc (% da trắng ) 75.2 77.5 83.0 75.8 75.7 72.3
Giới tính (% nam) 69.3 64.3 64.6 62 66.2 66
Thời gian mắc ĐTĐ (năm) 9.3 12.8 13.9 12 10.5 14.9
Thời gian theo dõi trung vị (năm) 2.1 3.8 2.1 3.2 5.4 1.3
Sử dụng stalin (%) 93 72 73 74 66 85.2 (tính tất cả các thuốc hạ lipid máu)
Sử dụng metformin (%) 66 76 73 77 81 77.4
CVD/CHF trước đó (%) 100/22 81/18 60/24 73.1/16.2 32/9 84.7/12.2
Mức A1C trung bình ban đầu (%) 7.7 8.7 8.7 8.0 7.4 8.2
Khác biệt A1C trung bình giữa các nhóm khi kết thúc điều trị (%) -0.3ˆ -0.4ˆ -0.7 hoặc -1.0↑ -0.53ˆ -0.61ˆ -0.7
Năm bắt đầu/báo cáo 2010/2015 2010/2016 2013/2016 2010/2017 2011/2019 2017/2019
Tiêu chí chính 4-P MACE 1.02 (0.89-1.17) 3-P MACE 0.87 (0.78-0.97) 3-P MACE 0.74 (0.58-0.95) 3-P MACE 0.91 (0.83-1.00) 3-P MACE 0.88 (0.79-0.99) 3-P MACE 0.79 (0.57-1.11)
Tiêu chí phụ quan trong MACE mở rộng (0.90-1.11) MACE mở rộng (0.81-0.96) MACE mở rộng 0.74 (0.62-0.89) Các tiêu phí riêng lẻ của MACE (xem bên dưới) Tiêu chí gộp về biến cố trên mạch máu nhỏ (tiêu chí trên mắt hoặc thận) 0.87 (0.79-0.95) MACE mở rộng hoặc nhập viện do suy tim 0.82 (0.6-1.10)
Tử vọng do tim mạch 0.98 (0.78-1.22) 0.78 (0.66-0.93) 0.98(0.65-1.48) 0.88 (0.76-1.02) 0.91 (0.78-1.06) 0.49 (0.27-0.92)
Nhồi máu cơ tim 1.03 (0.87-1.22) 0.86 (0.73-1.00) 0.74 (0.51-1.08) 0.97 (0.85-1.10) 0.96 (0.79-1.15) 1.18 (0.73-1.90)
Đột quỵ 1.12 (0.79-1.58) 0.86 (0.71-1.06) 0.61 (0.38-0.99) 0.85 (0.70-1.03) 0.76 (0.61-0.95) 0.74 (0.35-1.57)
Nhập viện do suy tim 0.96 (0.75-1.23) 0.87 (0.73-1.05) 1.11 (0.77-1.61) 0.94 (0.78-1.13) 0.93 (0.77-1.12) 0.86 (0.48-1.55)
Nhập viện do đau thắt ngực không ổn định 1.11 (0.47-2.62) 0.98 (0.76-1.26) 0.82 (0.47-1.44) 1.05 (0.94-1.18) 1.14 (0.84-1.54) 1.56 (0.60-4.01)
Tử vong do mọi nguyên nhân 0.94 (0.78-1.13) 0.85 (0.74-0.97) 1.05 (0.74-1.50) 0.86 (0.77-0.97) 0.90 (0.80-1.01) 0.51 (0.31-0.84)
Trầm trọng hơn bệnh nhân 0.78 (0.67-0.92) 0.64 (0.46-0.88) 0.85 (0.77-0.93)
Table 10.38, ADA 2023

Không được đánh giá báo cáo, ASCVD, bệnh tim mạch do xơ vữa; CHE, suy tim sung huyết, CVD, bệnh tim mạch; GLP-1, glucagon like peptide 1; MACE, biến cố tim mạch nghiêm trọng, JP MACE, tiêu chí góp gồm tử vong từ vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim không từ vong, và đột quy không tử vong; 4-P MACE; tiêu chỉ gộp gồm 3 P MACE và nhập viện do đau thắt ngực không ổn định. Đủ hiệu học để loại trừ HR 18, giả thuyết vượt trội không xác định trước. Từ Tuổi được báo cáo là giá trị trung bình trong thì cả các thử nghiệm; thời + Sự khác biệt có ý nghĩa và A16 giữa các nhóm (P. 0.05) gian mắc bệnh ĐTĐ được báo cho là giá trị trung bình trong tất cả các thử nghiệm ngoại trừ EXSCEL được báo cáo với giá trị trung và TAIC thay đổi 0.66.. với liều 0.5 mg và 1.05%, với liều 1 me somaglunde .Kết quả được báo cáo là HR 195 CH Tí Tiêu chi trầm trọng hơn bệnh thận được định nghĩa trọng thử nghiệm LEADER và SUSTAIN-6 là xuất hiện tỷ lệ albumirverealnin niệu (ACR) > 300 mang creatinin hoặc tăng gấp đôi mức creatinin huyết thanh và 9GER 245 mL phanh Tâm, cần siêu pháp thay thế thân liên tục, hoặc tử vong do bệnh thận, trong thử nghiệm REWIND là mới xuất hiện albumin niệu đại thể, giảm liên tục từ 30% trở lớn so với ban đầu hoặc cần liệu pháp thay thế thận mạn tính. Trầm trọng hơn bệnh thận là một tiểu chí thăm dò được xác định trước khi tiến hành trong thử nghiệm LEADER, SUSTAIN-6 VÀ REWIND

Bảng 5. Thuốc ức chế SGLT-2

Kết quả về tim mạch và tim-thận từ các thử nghiệm của thuốc ức chế SGLT-2
EMPA-REG outcome CANVAS Program DECLARE-TIMI 58 CREDENCE DAPA-CKD VERTIS CV DAPA-HF EMPEROR-Reduced EMPEROR-Preserved Deliver
n=7,020 n=10,142 n=17,160 n=4,401 n=4,304; 2,906 mắc ĐtĐ n=8,246 n=4,744; 1,983 mắc ĐtĐ n= 3,370; 1,856 mắc ĐTĐ n= 5,988; 2,938 mắc ĐtĐ n=6,263; 2,807 mắc ĐTĐ
Can thiệp Empagliflozin/giẩ dược Canagliflozin/giả dược Dapagliflozin/giả dược Canagliflozin/giả dược Dapagliflozin/giả dược Ertuglifozin/giả dược Dapagliflozin/giả dược Empagliflozin/giả dược Empagliflozin/giả dược Dapagliflozin/giả dược
Tiêu chí lựa chọn chính ĐTĐ týp 2 và có bệnh lý nền tim mạch ĐTĐ týp 2 và có bệnh lý nền tim mạch ở BN ≥30 tuổi hoặc có hơn 2 yếu tố nguy cơ tim mạch ở BN ≥50 tuổi. ĐTĐ týp 2 và đã có ASCVD hoặc nhiều yếu tố nguy cơ ASCVD ĐTĐ týp 2 và bệnh thận có albumin niệu Bênh thận có albumin niệu, mắc hoặc không mắc ĐTĐ ĐTĐ týp 2 và ASCVD Suy tim NYHA II, III hoặc IV và phân suất tổng máu ≤40%, mắc hoặc không mắc ĐTĐ Suy tim NYHA II, III hoặc IV và phân suất tổng máu ≤40%, mắc hoặc không mắc ĐTĐ Suy tim NYHA II, III, hoặc IV và phân suất tổng máu ≥40% Suy tim NYHA II, III, hoặc IV và phân suất tổng máu ≥40%, mắc hoặc không mắc ĐTĐ
Tiêu chí lựa chọn về A1C (%) 7.0-10.0 7.0-10.5 ≥6.5 6.5-12 7.0-10.5
Tuổi (năm) 63.1 63.3 64.0 63 61.8 64.4 66 67.2, 66.5 71.8,71.9 71.7
Chủng tộc (% da trắng) 72.4 78.3 79.6 66.6 53.2 87.8 70.3 71.1, 69.8 76.3, 75.4 71.2
Giới tính (% nam) 71.5 64.2 62.6 66.1 66.9 70 76.6 76.5,75.6 55.4, 55.3 56.1
Thời gian mắc ĐTĐ (năm) 57%>10 13.5 11.0 15.8 12.9
Thời gian theo dõi trung vị (năm) 3.1 3.6 4.2 2.6 2.4 3.5 1.5 1.3 2.2 2.3
Sử dụng statin (%) 77 75 75 (statin hoặc ezertimib) 69 64.9 68.1, 68.8
Sử dụng metformin (%) 74 77 82 57.8 29 51.2% (trong tổng số bệnh nhân ĐTĐ)
CVD/CHF trước đó (%) 99/10 65.6/14.4 40/10 50.4/14.8 37.4/10.9 99.9/23.1 100% mắc CHF 100% mắc CHF 100% mắc CHF 100% mắc CHF
Mức A1C trung bình ban đầu (%) 8.1 8.2 8.3 8.3 7.1% (7.8% ở những BN mắc ĐTĐ)8.2 6.6
Khác biệt A1C trung bình giữa các nhóm khi kết thúc điều trị (%) -0.3 -0.58 -0.43 -0.31 N/A (-0.48)-(-0.5) N/A N/A
Năm bắt đầu/báo cáo 2010/2015 2009/2017 2013/2018 2017/2019 2017/2020 2013/2020 2017/2019 2017/2020 2017/2020 2018/2022
Tiêu chí chính 3-P MACE 0.86 (0.74-0.99) 3-P MACE 0.86 (0.75-0.97) 3-P MACE 0.93 (0.84-1.03)

Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.83 (0.73-0.95)

ESRD, gấp đôi creatinihe, hoặc tử vong do bệnh thận hoặc bệnh tim mạch 0.70 (0.59-0.82) Giảm ≥50% eGFR, ESRD hoặc tử vong do bệnh thận hoặc bệnh tim mạch 0.61 (0.51-0.72) 3-P MACE 0.97 (0.85-1.11) Trầm trọng hơn hơn suy tim hoặc tử vong do bệnh tim mạch 0.74 (0.65-0.85). Kết quả không khác biệt giữa có/không mắc ĐTĐ Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.75 (0.65-0.86) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.75 (0.69-0.90) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc tiến triển nặng suy tim 0.82 (0.73-0.92)
Tiêu chí phụ quan trọng 4-P MACE 0.89 (0.78-1.01) Tử vong do mọi nguyên nhân hoặc do bệnh tim mạch (xem bên dưới ) Tử vong do mọi nguyên nhân 0.93 (0.82-1.04) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.69 (0..57-0.83) 3-P MACE 0.80 (0.67-0.95) Giảm ≥50% eGFR, ESRD hoặc tử vong do bệnh thận 0.57 (0.45-0.68) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.88 (0.75-1.03) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.75 (0.65-0.85) Tổng BN nhập viện do suy tim 0.70 (0.58-0.85) Tổng BN nhập viện do suy tim (lần đầu và tái phát) 0.73 (0.61-0.88) Tổng BN tử vong do bệnh tim mạch và tiến triển nặng suy tim 0.77 (0.67-0.89)
Tiêu chí gộp trên thận (giảm ≥40% tỷ lệ eGFR xuống <60 mL/phút/1.73 m², mới mắc ESRD, hoặc tử vọng do bệnh nhân hoặc do bênh tim mạch 0.76 (0.67-0.87) Tử vong do bệnh tim mạch hoặc nhập viện do suy tim 0.71 (0.55-0.92) Tử vong do mọi nguyên nhân 0.69 (0.53-0.88) Tử vong do bệnh tim mạch 0.92 (0.77-1.11)

Tử vong do bệnh thận, liệu pháp thy thế thận, hoặc gấp đôi creatinine 0.81 (0.63-1.04)

Thay đổi độ dốc trung bình của eGFR 1.73 (1.10-2.37) Tỷ lệ giảm eGFR (-1.25 với -2.62 mL/phút/1.73m², Ρ <0.001) Thay đổi tổng điểm triệu chứng (TSS) KCCQ trong tháng 8 1.11 (1.03-1.21)

Thay đổi KCCQ TSS trung bình 2.4 (1.5-3.4)

Tử vong do mọi nguyên nhân 0.94 (0.83-1.07)

Tử vong do bệnh tim mạch 0.62 (0.90.77) 0.87 (0.72-1.06) 0.98 (0.82-1.17) 0.78 (0.61-1.00) 0.81 (0.58-1.12) 0.92 (0.77-1.11) 0.82 (0.69-0.98) 0.92 (0.76-1.09) 0.91 (0.76-1.09) 0.88 (0.74-1.05)
Nhồi máu cơ tim 0.87 (0.70-1.09) 0.89 (0.73-1.09) 0.89 (0.77-1.01) 1.04 (0.86-1.26)
Đột quỵ 1.18 (0.89-1.56) 0.87 (0.69-1.09) 1.01 (0.84-1.21) 1.06 (0.82-1.37)
Nhập viện do suy tim 0.65 (0.50-0.85) 0.67 (0.52-0.87) 0.73 (0.61-0.88) 0.61 (0.47-0.80) 0.70 (0.54-0.90) 0.70 (0.59-0.83) 0.69 (0.59-0.81)) 0.73 (0.61-0.88) 0.77 (0.67-0.89)
Nhập viện do đau thắt ngực không ổn định 0.99 (0.74-1.34)
Tử vong do mọi nguyên nhân 0.68 (0.57-0.82) 0.87 (0.74-1.01) 0.93 (0.82-1.04) 0.83 (0.68-1.02) 0.69 (0.53-0.88) 0.93 (0.80-1.08) 0.83 (0.71-0.97) 0.92 (0.77-1.10) 1.00 (0.87-1.15) 0.94 (0.83-1.07)
Trầm trọng hơn bệnh thân 0.61 (0.53-0.70) 0.60 (0.47-0.77) 0.53 (0.43-0.66) (Xem tiêu chí chính) (Xem tiêu chí chính) (Xem tiêu chí phụ) 0.71 (0.44-1.16) Tiêu chí chính gộp trên thận 0.50 (0.32-0.77) Tiêu chí chính gộp trên thận ** 0.95 (0.73-1.24)

Table 10 3C, chapter 10. ADA 2022. Kết quả tim mạch và tim thân từ các thử nghiệm thuốc ức chế SGL-2 không được đánh giá/báo cáo. ASCVD, bệnh tim mạch do xe vừa: CHI, suy tim sung huyết: CVD, bệnh tim mạch; eGFR; độ lọc cầu thận ước tỉnh; ESRD, bệnh thận giai đoạn cuối SGLTZ hình đồng vận chuyển ra Eucose Z: NHA. HIỆU Hội Tin New TƯỚC MACE, biến cố tim mạch nghiêm trọng : 3P MACL, tiêu chỉ gộp gồm tử vong tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim không từ vơng, và đột quy không tử vong. 4. PMACE, tiêu chỉ gộp gồm JP MACE và nhập viện do đau thắt ngực không ổn định * Dân số chung của nghiên cứu EMPEROR-Reduced được chia thành sử dụng empagliflozin hoặc giải được – Tuổi được báo cáo là giá trị trung bình trong tất cả các thử nghiệm; thời gian mắc ĐTD được báo cáo là giá trị trung bình trong các thử nghiệm ngoại trừ EMA-REG OUTCOME được báo cáo với tỷ lệ phần trăm Bi mắc ĐTD 20 năm và DECLARE TIM SE được báo cáo với giá vị

Sự khác biệt có ý nghĩa về AIC giữa các nhóm { P<0.05)

* Mức thay đổi 0.3 ALC trong thử nghiệm EMPA. REG OUTCOME dựa trên kết quả gộp từ 2 biểu (0.24% với lầu 107 và 0.35% với liều 25mg empagliflozin)

Kết quả được bo cot HR (95% CI)

Tiêu chí trầm trọng hơn bệnh thân được định nghĩa khác nhau giữa các thử nghiệm SO SÁNH TƯƠNG QUAN CÁC PHÁC ĐỒ INSULIN CHO NGƯỜI MẶC ĐẠI THẢO DƯƠNG TẬP 1

Tiêu chỉ gộp của thử nghiệm EMPEROR-Preserved. Thời gian lần đầu chơi thân nhân tạo, phép thân eGFR giảm liên tục 240%, eGFR duy trì <15 ml/phi/1.73 mà đối với BN có eGFR ban đầu 230 m/phi/1,73 m

Quản lý bệnh nhân thận mạn

Khuyến cáo Mức độ khuyến cáo
11.1a. Đánh giá albumin niệu (ví dụ: tỷ lệ albumin/creatinin niệu) và eGFR hằng năm ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 25 năm và tất cả BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 bất kể điều trị. B
11.1a. Đánh giá albumin niệu (ví dụ: tỷ lệ albumin/creatinin niệu) và eGFR hằng năm ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 25 năm và tất cả BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 bất kể điều trị. B
11.2. Tối ưu hóa việc kiểm soát đường huyết để làm giảm nguy cơ hoặc làm chậm tiến triển của bệnh thận man. A
11.3. Tối ưu hóa kiểm soát huyết áp và giảm mức dao động của huyết áp để giảm nguy cơ hoặc làm chậm tiến triển bệnh thận mạn A
11.4a BN không mang thai mắc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG và tăng huyết áp. ACEI hoặc ARB được khuyến cáo cho BN tăng albumin niệu vừa phải (tỷ lệ albumin-creatinin trong nước tiểu 30–299 mg/g creatinine) và được khuyến cáo mạnh cho BN tăng albumin niệu nghiêm trọng (tỷ lệ albumin-creatinin trong nước tiểu 2300 mg/g creatinine) và hoặc eGFR <60 mL/phút/1,73 m2, B, A
11.4b Theo dõi định kỳ nồng độ creatinin và kali máu để phát hiện tình trạng tăng creatinin và tăng kali mẫu khi sử dụng ACEI, ARB và thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid (MRA) hoặc tỉnh trạng hạ kali máu khi sử dụng thuốc lợi tiểu. B
11.4C ACEI hoặc ARB không khuyến cáo cho dự phòng bệnh thận mạn liền phát ở bệnh BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG có HẠ bình thương, tỷ lệ albumin/creatinin trong nước tiểu bình thường (<30 mg/g) và eGFR binh thường. A
11.4d Không dừng thuốc ức chế hệ renin angiotensin ở BN tăng creatinin huyết thanh (s30%) khi không giảm thể tích tuần hoàn. A
11.5a Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 kèm bệnh thận ĐÁI THÁO ĐƯỜNG với eGFR 220 ml/phút/1,73 mã và albumin niệu 2200 mg/g, khuyên cáo sử dụng SGLT2i để giảm tiến triển bệnh thận mạn và biến cố tìm mạch. A
11.5b Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 kèm bệnh thận ĐÁI THÁO ĐƯỜNG với eGFR 220 ml/phút/1,73 m và albumin niệu dao động từ ngưỡng bình thường đến 200 mg/g, khuyến cáo sử dụng SGLT2i để giảm tiến triển bệnh thận mạn và biến cố tim mạch. B
11.5c Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 kèm bệnh thận ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, cân nhắc sử dụng thêm SGLT2i (nếu eGFR 220 ml/phút/ 1,73 m2), GLP-1 RA hoặc chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid không steroid (MRA) (nếu eGFR 225 ml/phút/1,73 m) để giảm nguy cơ mắc biến cố tim mạch. A
11.5d Ở BN mắc bệnh thận mạn và albumin niệu có nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch hoặc tiến triển bệnh thận mạn, sử dụng thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid không steroid (MRA) cho thấy hiệu quả giảm tiến triển bệnh thận mạn và các biến cố tim mạch trong các thử nghiệm lâm sàng. A
11.6. Ở BN suy thận mạn có albumin niệu 2300 mg/g: Khuyến cáo giảm 230% mg/g albumin niệu để làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn. B
11.7. Đối với BN mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 trở lên không chạy thận nhân tạo, lượng protein trong chế độ ăn nên đặt mục tiêu là 0,8 g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Đối với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nên cân nhắc lượng protein ăn vào ở mức cao hơn vì việc tiêu hao năng lượng protein là một vấn đề lớn ở một số BN chạy thận nhân tạo.

A, B
11.8 BN nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa thận để đánh giá nếu liên tục tăng nồng độ albumin trong nước tiểu và/hoặc liên tục giảm eGFR và nếu eGFR <30 mL/phút/1,73 m2 A
11.9 Kịp thời chuyển đến bác sĩ chuyên khoa thận không chắc chắn về nguyên nhân của bệnh thận, khô khăn trong vấn để quản lý và bệnh thận tiến triển nhanh chóng. A

Các biến chứng mạch máu nhỏ và chăm sóc bàn chân

Đối tượng chăm sóc đặc biệt

Khuyến cáo Mức độ bằng chứng
12.1. Tối ưu hóa việc kiểm soát đường huyết để để nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. A
12.2. Tối ưu hóa việc kiểm soát huyết áp và lipid huyết thanh để giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG A
12.3. Người trưởng thành mắc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG typ 1 nên kiểm tra giãn đồng tử ban đầu và khám mắt toàn diện | bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo thị lực trong vòng 5 năm sau khi khởi phát ĐÁI THÁO ĐƯỜNG B
12.4. Bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 nên kiểm tra giãn đồng tử ban đầu và khám mắt toàn diện bởi bác sĩ nhân khoa hoặc chuyên viên đo thị lực tại thời điểm chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG B
12.5. Nếu không có bằng chứng về bệnh lý võng mạc trong một hoặc nhiều lần khám mắt hàng năm và đường huyết được kiểm soát tốt thì có thể cân nhắc sàng lọc 1-2 năm 1 lần ăn. Nếu đang mắc bắt kỳ mức độ nào của bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG kiểm tra tình trạng võng mạc giãn tiếp theo nên được bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo thị lực lập lại ít nhất hàng năm 5. Nếu bệnh võng mạc do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG đang tiến triển hoặc đe dọa đến thị lực việc kiểm tra sẽ được yêu cầu thường xuyên hơn. B
12.6 Các chương trình sử dụng chụp ảnh võng mạc (với chức năng đọc từ xa hoặc sử dụng công cụ đánh giá đã được xác thực) để cải thiện khả năng tiếp cận các chiến lược tầm soát phù hợp với bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. Các chương trình cần cung cấp các lộ trình chuyển tuyến kịp thời để khám mắt toàn diện khi có chỉ định B
12.7. BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 hoặc týp 2 có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai nên được tư vấn về nguy cơ phát triển và/hoặc tiến triển của bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG B
12.8. BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 hoặc týp 2 trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng đầu nên kiểm tra mắt, tùy theo mức độ bệnh lý võng mạc được chỉ định tiếp tục theo dõi mỗi 3 tháng và 1 năm sau sinh B
12.9. Kịp thời chuyển bệnh nhân bị phù hoàng điểm do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ở bất kỳ mức độ nào bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG không tăng sinh mức độ trung bình hoặc nặng ( tiền thân của bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh) hoặc bất kỳ bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG tăng sinh nào đến bác sĩ nhãn khoa có kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG A
12.10. Liệu pháp quang đồng toàn võng mạc laser được chỉ định để giảm nguy cơ mất thị lực ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG tăng sinh và trong một số trường hợp, bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh nặng A
12.11. Tiêm nội nhãn yếu tố chế tăng trưởng nội mô mạch máu là một lựa chọn thay thế hợp lý cho quang đông bằng laser truyền thống cho một số bệnh nhân mắc bệnh võng mạc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG tăng sinh và làm giảm nguy cơ mất thị lực A
12.12. Tiêm nội nhãn yếu tố ức chế tăng trưởng nội mô mạch máu được chỉ định là phương pháp điều trị đầu tay cho hầu hết các trường hợp bị phù hoàng điểm do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG liên quan đến trung tâm hồ mắt và suy giảm thị lực A
12.13. Sự hiện diện của bệnh võng mạc không phải là chống chỉ định của liệu pháp Aspirin để bảo vệ tim mạch vì Aspirin không làm tăng nguy cơ xuất huyết võng mạc A
12.14. Tất cả bệnh nhân nên được đánh giá bệnh lý thần kinh ngoại biến do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG kể từ khi chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 và 5 năm sau khi chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 và ít nhất hàng năm sau đó A
12.15. Tầm soát bệnh đa dây thần kinh ngoại biên đối xứng ở ngọn chi nên hỏi kỹ bệnh sử và khám nhiệt độ hoặc cảm giác đau (chức năng sợi thần kinh nhỏ) và cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz (chức năng sợi thần kinh lớn), tất cả bệnh nhân nên được kiểm tra hàng năm với test monofilament 10 g để xác định bàn chân có nguy cơ bị loét và cắt cụt chi A
12.16. Tầm soát bệnh đa dây thần kinh ngoại biên đối xứng ở ngọn chi nên hỏi kĩ bệnh sử và khám nhiệt độ hoặc cảm giác (chức năng sợ thần kinh nhỏ) và cảm giác rung bằng âm thoa 128 Hz (chức năng dây thần kinh lớn). Tất cả BN được kiểm tra hàng năm với test monofilament 10g để xác định | bàn chân có nguy cơ bị loét và cắt cụt chi B
12.17 Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý thần kinh thực vật nên được đánh giá ở những BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG bắt đầu từ khi chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 và sau 5 năm được chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 và ít nhất mỗi nằm sau đó và có bằng chứng về các biến chứng vi mạch khác đặc biệt là bệnh thận và bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. Sàng lọc có thể bao gồm hỏi về chóng mặt khi đứng, ngất hoặc da khô nứt ở tứ chi. Các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh tự chủ bao gồm hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi, hoặc bằng chứng khô hoặc nút da ngoại biên. E
12.18,Tối ưu hóa kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh thần kinh ở những BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG typ 1. A và làm chậm sự tiến triển của bệnh thần kinh ở những BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2. C
12.18. Tối ưu hóa việc kiểm soát huyết áp và lipid máu để giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh thần kinh do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. B
12.19. Đánh giá về điều trị bệnh nhân để giảm đau liên quan đến bệnh thần kinh ngoại vi II hay đo ĐÁI THÁO ĐƯỜNG và các triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ và để cải thiện chất lượng cuộc sống E
12 20. Gabapentinoids, chất ức chế tái hấp thu serotoni-norepinephrine, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chẹn kênh natri được khuyến cáo là phương pháp điều trị bằng thuốc ban đầu cho bệnh đau thần kinh ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. A
12.20. Chuyển đến bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia về đau khi bác sĩ không kiểm soát được cơn đau trong phạm vi hành nghề. E
12.21. Khám toàn diện bàn chân ít nhất 1 năm 1 lần để đánh giá các yếu tố nguy cơ gây loét và cắt cụt chi. B
12 22. BN có bằng chứng mất cảm giác hoặc có vết loét trước đó hoặc cắt cụt chi nên được kiểm tra bàn chân mỗi lần thăm khám B
12.23. Có tiền sử nét cắt cụt chỉ bàn chân Charcot, nang mạch hoặc phẫu thuật mạch máu, hút thuốc lá, bệnh võng mạc và bệnh thận và đánh giá các tiêu chí hiện tại của bệnh thần kinh (đau, rát, tê) và bệnh mạch máu (mỗi chân, đau cách quãng) B
12.24. Việc kiểm tra phải bao gồm kiểm tra da, đánh giá dị tật bàn chân, thần kinh (kiểm tra 10 g monofilament với ít nhất 1 đánh giá khác nhau: đầu, tận, nhiệt độ, độ rung) và đánh giá mạch máu, bao gồm cả mạch ở chân và bàn chân. B
12.25. Sàng lọc ban đầu đối với bệnh động mạch ngoại vi nên bao gồm đánh giá mạch ở chi dưới, thời gian đỗ đầy mao mạch, da chân đỏ ở vị trí phụ thuộc, da nhợt khi nâng chân cao và thời gian đỗ dầy tĩnh mạch. Những người có tiền sử mỏi chân, đau cách hồi và giảm đau khi nghỉ ngơi phụ thuộc hoặc mạch bàn đạp giảm hoặc không có khuyến nghị đo chỉ số mắt cá chân cảnh tay và đánh giá mạch máu thêm nếu thích hợp. B
12.26. Phương pháp tiếp cận đa ngành được khuyến nghị cho những người bị loét bàn chân và bàn chân có nguy cơ cao (ví dụ: những người chạy thận nhân tạo, những người mắc bệnh bán chân Charcot, những người có tiền sử loét hoặc cắt cụt chi và những người mắc bệnh động mạch ngoại vi). B
12.27.Tư vấn BN hút thuốc và có tiền sử biến chứng ở chi dưới, mất cảm giác bảo vệ, bất thường về cấu trúc hoặc bệnh động mạch ngoại biên đến các chuyên gia chăm sóc bàn chân để được chăm sóc dự phòng liên tục và theo dõi suốt đời. B
12 28. Cung cấp chương trình giáo dục tự chăm sóc bàn chân chung để dự phòng cho tất cả bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG B
12 29. Các loại giày chuyên dụng được khuyến nghị cho những người mắc bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG có nguy cơ loét cao, bao gồm những người mất cảm giác bảo vệ, biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hình thành vết chai, tuần hoàn ngoại vi kém hoặc tiền sử cắt cụt chi. B
12.30. Đối với các vết loét bàn chân mãn tính do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG không thể chữa lành chỉ bang chăm sóc tiêu chuẩn tối ưu, nên cân nhắc điều trị bổ trợ bằng các thuốc tiên tiến đã được chứng minh trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Các cân nhắc có thể bao gồm điều trị vết thương bằng áp lực âm, màng nhau thai, chất thay thế da công nghệ sinh học, một số chất nền tế bào, fibrin tự thân và miếng dần tiểu cầu bạch cầu, và liệu pháp oxy tại chỗ. A

Béo phì

Bảng 6. Các thuốc FDA chấp thuận trong béo phì

Tên thuốc Liều duy trì điển hiển hình ở người trưởng thành Khối lượng giảm trung bình trong 1 năm (52 hoặc 56 tuần) Tác dụng phụ thường gặp Cảm nhận về tính an toàn
Chế độ điều trị Khối lượng giảm (%)
Điều trị ngắn hạn (≤12 tuần)
Phentemine 8-37,5 mg x 1 lần/ngày* 15 mg x 1 lần/ngày 6,1 Khô miệng, mất ngủ, chóng mặt, dễ bị kích thích, tăng nhịp tim, tăng huyết áp
  • CCĐ phố hợp với nhóm MAOI
7,5 mg x 1 lần/ngày 5,5
Giả dược 1,2
Điều trị dài hạn (≥ 12 tuần)
Thuốc ức chế lipase
Orlistal 60 mg x 3 lần/ngày (OTC)

120 mg x 3 lần/ngày (Rx)

120 mg x 3 lần/ngày 9.6 Đau bụng, đầy hơi, đi tiêu không kiểm soát
  • Có thể hấp thu kém các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) và một số thuốc khác (cyclosporine, hormone tuyến giáp, thuốc chống co giật,..)
  • Một số hiếm các báo cáo ca về tổn thương gan nghiêm trọng
  • Sỏi mắt, sỏi thận
Giả dược 5,6
Phối hợp thuốc chống động kinh/thuốc gây chán ăn nhóm amine kích thích giao cảm
Phentermine/topiramate ER 7,5 mg/46 mg x 1 lần/ngày 15 mg/92 mg x 1 lần/ ngày 9,8 Táo bón, dị cảm, khó ngủ, viêm mũi họng, khô miệng, tăng huyết áp và nhịp tim
  • CCĐ ở bệnh nhân THA chưa kiểm soát và/hoặc các rối loạn động kinhn
  • CCĐ sử dụng liệu pháp opioid mạn tính
  • Glaucom góc đóng cấp tính

Cảnh báo đóng khung: Nguy cơ có hành vi/ suy nghĩ tự tử ở người nhỏ hơn 24 tuổi mắc trầm cảm

7.5 mg/46 mg x 1 lần/ ngày 7,8
Giả dược 1,2
Thuốc chủ vận thụ thể GLP1
Liraglutide** 3 mg x 1 lần/ngày 3,0 mg x 1 lần/ngày 6,0 Tác dụng phụ trên dạ dày -ruột thường gặp (buồn nôn, nôn, tiêu chảy)

Phản ứng tại vị trí tiêm

Tăng nhịp tim

Hạ đường huyết

Viêm tụy cấp đã được báo cáo trong các thứ nghiệm làm sáng nhưng mối quan hệ nhân quân chưa được thiết lập. Ngưng dùng thuốc nếu nghi ngờ viêm tụy cấp

Thận trọng khi khởi đầu hoặc tăng liều do nguy cơ tổn thương thận cấp

Có thể gây sỏi mật và các biến chúng liên quan đến sỏi mật

Cảnh báo đóng khung: Nguy cơ u tế bào C tuyến giáp trên loài gặm nhấm, chưa xác định có liên quan tới người

1,8 mg x 1 lần/ngày

Giả dược

4,7

2,0

Semaglutide 2,4 mg x 1 lần/tuần 2,4 mg x 1 lần/ tuần 9,6 Tác dụng phụ trên dạ dày -ruột thường gặp (buồn nôn, nôn, tiêu chảy)

Phản ứng tại vị trí tiêm

Tăng nhịp tim

Hạ đường huyết

  • Viêm tụy cấp đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng mối quan hệ nhân-quả chưa được thiết lập. Ngưng dùng thuốc nếu nghi ngờ viêm tụy cấp
  • Thận trọng khi khởi đầu hoặc tăng liều do nguy cơ tổn thương thận cấp
  • Có thể gây sỏi mật và các biến chứng liên quan đến sỏi mật
  • Cảnh báo đóng khung: Nguy cơ u tế bào C tuyến giáp trên loài gặm nhắm, chưa xác định có liên quan tới người
Giả dược 3,4
Table 8.2, ADA 2023

*Dùng liều thấp nhất có hiệu quả, liều tối đa phù hợp là 37,5 mg

*Thời gian điều trị 28 tuần ở nhóm người trưởng thành béo phì nói chung

*Thuốc chứng minh tính an toàn trên tim mạch trong thử nghiệm về tiêu chí trên tim mạch

*Người tham gia dung nạp glucose bình thường (79%) hoặc rối loạn (21%)

Liều tối đa, tùy thuộc vào đáp ứng, là 15 mg/92 mg x 1 lần/ngày

Khoảng 68% người tham gia mắc ĐTĐ týp 2 hoặc rồi giảm dung nạp glucose

Trẻ em

HÌNH 14. QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI KHỞI PHÁT Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ
HÌNH 14. QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI KHỞI PHÁT Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ

Phụ nữ có thai

Các khuyến cáo mới cập nhật:

  • 15.13. Người tư vấn dinh dưỡng nên xác nhận về sự cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn của BN, bao gồm trái cây giàu dinh dưỡng, rau củ, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt cho sức khỏe có acid béo n-3 bao gồm các loại hạt và cá. E
  • 15.20 Với phụ nữ có thai mắc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 1 hoặc 2, nên kê aspirin liều thấp 100–150 mg/ngày, bắt đầu từ tuần thứ 12 đến 16 của thai kỳ để giảm nguy cơ tiền sản giật. E. Có thể chấp nhận liều 162 mg/ngày. E; hiện tại, ở Mỹ, aspirin liều thấp sẵn có ở dạng viên nén 81 mg;
  • 15.27 Khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ để giảm nguy cơ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG týp 2 ở mẹ và nên cân nhắc giữa lựa chọn này với dùng sữa công thức. B

Bảng 7. Checklist chăm sóc trước khi mang thai cho phụ nữ mắc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Figure 15.1. ADA 2023
Giáo dục trước khi mang thai

  • Đánh giá dinh dưỡng toàn diện và khuyến nghị về:
  • Thừa béo phì hoặc thiếu cần
    • Lập kế hoạch ăn uống
    • Điều chỉnh chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
    • Lượng caffeine sử dụng
    • Sử dụng kỹ thuật chế biến thực phẩm an toàn
    • Khuyến nghị về lối sống.
    • Thường xuyên tập thể dục cường độ trung bình
    • Tránh việc tăng thân nhiệt (sử dụng bồn nước nóng)
    • Ngủ đủ giấc
  • Giáo dục tự quản lý ĐÁI THÁO ĐƯỜNG toàn diện
  • Tư vấn về ĐÁI THÁO ĐƯỜNG trong thai kỳ tiền sử đề kháng insulin trong thai kỳ và sau sinh; mục tiêu đường huyết trước khi mang thai; tránh DKA/tăng đường huyết nghiêm trọng; tránh hạ đường huyết nghiêm trọng; bệnh võng mạc tiến triển; HCBTĐN (nếu có); khả năng sinh sản ở bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG; ĐÁI THÁO ĐƯỜNG di truyền; những nguy cơ đối với phụ nữ mang thai bao gồm sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, thai quá lớn (macrosomia), sinh non, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ..
  • Chế phẩm bổ sung
    • Chế phẩm bổ sung acid folic (400 mcg thường xuyên)
    • Sử dụng phù hợp thuốc không kê đơn (OTC) và chế phẩm bổ sung
Đánh giá và lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát
  • Đánh giá bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG và các bệnh kém cùng biến chứng: DKA tăng đường huyết nghiêm trọng và hạ đường huyết nghiêm trọng/hạ đường huyết không triệu chứng, rào cần chăm sóc; các bệnh kèm như tăng lipid máu, tăng huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, HCBTĐN và rối loạn chức năng tuyến giáp, các biến chứng như mạch máu lớn, bệnh thận, thần kinh (bao gồm cả rồi loạn chức năng bàng quang và ruột) và bệnh võng mạc.
  • Đánh giá tiền sử sản phụ khoa như mổ lấy thai, dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai, các phương pháp tránh thai hiện tại, rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, chảy máu sau sinh, sinh non, có thai quá lớn (macrosomia) trước đó, không tương thích Rh và các biến cố huyết khối (DVT/PE)
  • Đánh giá sự phù hợp các thuốc đang sử dụng trong thai kỳ
Thực hiện tầm soát

Biến chứng ĐÁI THÁO ĐƯỜNG và bệnh kèm, bao gồm: thăm khám bàn chân toàn diện; khám nhãn khoa toàn diện; thực hiện ECG ở phụ nữ từ độ tuổi 35 và có dấu hiệu triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ và cần đánh giá thêm nếu có bất thường; lipid máu; creatinine huyết thanh; TSH và tỷ lệ protein-creatinin trong nước tiêu

Thiếu máu

Mang gen di truyền (dựa trên tiền sử)

  • Xơ nang
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh Tay-Sachs
  • Thalassemia
  • Những tình trạng khác nếu được chỉ định

Bệnh nhiễm

  • Neisseria gonorrheae/Chlamydia trachomatis
  • Viêm gan C (HCV)
  • HIV
  • Phát tế bào cổ tử cung
  • Giang mai

Tiêm ngừa

  • Sởi (Rubella)
  • Thủy đậu (Varicella)
  • Viêm gan B (HBV)
  • Cúm (Influenza)
  • Những trường hợp khác nếu được chỉ định
Kế hoạch trước khi mang thai

  • Lên kế hoạch dinh dưỡng và điều trị bằng thuốc để đạt mục tiêu đường huyết trước khi mang thai, bao gồm thực hiện theo dõi thích hợp, theo dõi đường huyết liên tục sử dụng thiết bị tiêm insulin dưới da liên tục.
  • Lên kế hoạch tránh thai cho đến khi đạt được mục tiêu đường huyết.
  • Lên kế hoạch quản lý sức khỏe tổng quát, chú tâm các vấn đề phụ khoa, tình trạng bệnh kem hoặc biến chúng (nếu có) bao gồm: tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh võng mạc, không tương thích Rh và rối loạn chức năng tuyến giáp.
Viết tắt: DKA = nhiễm toan ceton do ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, DVT/PE = huyết khối tĩnh mạch sâu/thuyên tắc phổi, HCBTĐN = hội chứng buồng trứng đá nang. TSH = hormone kích thích tuyến giáp

Người già

HÌNH 15. ĐƠN GIẢN HÓA LIỆU PHÁP INSULIN PHỨC TẠP
HÌNH 15. ĐƠN GIẢN HÓA LIỆU PHÁP INSULIN PHỨC TẠP

Bảng 8. Mục tiêu kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu cho BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG cao tuổi

Cân nhắc về mục tiêu điều trị kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Đặc điểm BN/ tình trạng sức khỏe Cơ sở để chọn lựa A1C mục tiêu ‡ Glucose máu lúc đói hoặc trước ăn Glucose máu trước khi đi ngủ Huyết áp Lipid máu
Khỏe mạnh (ít bệnh mạn tính kèm theo, khả năng nhận thức và chức năng bình thường) Kỳ vọng sống dài <7.0 – 7.5% (53-58 nmol/mol) 80-130 mg/dL (4.4-7.2 nmol/L) 80-180 mg/dL (4.4-10.0 nmol/L) <130/80 nm/Hg Statin trừ khi chống chỉ định hoặc không dung nạp
Phức tạp/sức khỏe trung bình (nhiều bệnh mạn tính kèm theo” hoặc suy giảm IADL 2+ hoặc suy giảm nhận thức nhẹ trung bình) Kỳ vọng sống trung bình, gánh nặng điều <8,0% trị lớn, nguy cơ (64 mmol/mol) hạ đường huyết, tẻ ngã <8.0% (64 nmol/mol) 90-150 mg/L (5.0-8.3 nm/L) 100-180 mg/dL (5.6-10.0 mmol/L) <130/80 mm/Hg Statin trừ khi chống chỉ định hoặc không dung nạp
Rất phưc tạp/ sức khỏe kém (LTC hoặc bệnh mạn tính giai đoạn cuối ** hoặc suy giảm nhận thức trung bình -nặng hoặc suy giảm ADL 2+) Kỳ vọng sống ngắn khiến lợi ích không rõ ràng Các quyết định để kiểm soát đường huyết không phụ thuộc A1C mà phải dựa trên việc tránh hạ đường huyết và tăng đường huyết có triệu chứng 100-180 mg/dL (5.6-10.0 mmol/L) 110-200 mg/dL (6.1-11.1 mmol/L) <140/90 mm/Hg Cân nhắc khả năng dùng được lợi ích khi dùng statin
Table 13.1, ADA 2023. Cân nhắc về mục tiêu điều trị kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi Băng này thể hiện đồng thuận về các mục tiêu điều trị kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid máu ở người cao tuổi mắc đái tháo đường Đặc điểm bệnh nhân là khái niệm chung. Không phải mọi bệnh nhân đều rõ ràng thuộc một nhóm cụ thể. Cân nhắc về sở thích của bệnh nhân và người chăm sóc là một khía cạnh quan trọng của cá thể hóa điều trị. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe và sở thích của bệnh nhân có thể thay đổi theo thời gian.

ADL: hoạt động chức năng cơ bản (activities of daily living); IADL hoạt động chức năng sinh hoạt (instrumental ADL); LTC. chăm sóc dài hạn (long-term care) + Có thể đặt mục tiêu A1C thấp hơn nếu có thể đạt được mà không bị hạ đường huyết tái phát/nghiêm trọng hoặc gánh nặng điều trị quá mức

* Các bệnh man tinh kèm theo là những bệnh đủ nghiêm trọng cần dùng thuốc hoặc quản lý lối sống và có thể gồm: viêm khớp, ung thư, suy tim, trầm cảm, khí phế thũng, té ngã, tăng huyết áp, không tự chủ, bệnh thận mạn từ giai đoạn 3, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. “Nhiều” có nghĩa là ít nhất 3, nhưng nhiều bệnh nhân có thể có 5 hoặc nhiều hơn.

** Sự hiện diện của bệnh mạn tính giai đoạn cuối, chẳng hạn như suy tim giai đoạn 3–4 hoặc bệnh phổi phụ thuộc vào oxy, bệnh thận mạn cần lọc máu hoặc ung thư di căn không kiểm soát được, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc suy giảm chức năng và giảm tuổi thọ đáng kể.

Chăm sóc đái tháo đường tại bệnh viện

Bảng 9. Chăm sóc đái tháo đường tại bệnh viện

Khuyến cáo Mức độ khuyến cáo
16.1. Thực hiện xét nghiệm A1C trên tất cả các bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG hoặc đường huyết cao nhập viện (lượng đường trong máu >140 mg/dL (7.8 mmol/LJ) nếu không thực hiện trong 3 tháng gần đây. B
16.2. Insulin nên được sử dụng bằng cách sử dụng các quy trình được viết hoặc vi tính hóa đã được xác thực cho phép điều chỉnh liều lượng insulin dựa trên thay đổi đường huyết. B
16.3. Khi chăm sóc bệnh nhân nhập viện mắc gia quản lý đường huyết hoặc ĐÁI THÁO ĐƯỜNG khi có thể. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, tham khảo ý kiến của nhóm chuyên C
16.4. Khởi đầu điều trị bằng liệu pháp insulin để điều trị tăng đường huyết kéo dài từ ngưỡng ≥180 mg/dL (10 mmol/L) (kiểm tra 2 lần). Một khi bắt đầu liệu pháp insulin, khoảng đường huyết mục tiêu là từ 140–180 mg/dL (7,8 – 10 mmol/L) được khuyến nghị cho đa số bệnh nhân nặng và không nặng. A
16.5. Các mục tiêu nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như 110–140 mg/dL (6,1–7,8 mmol/L) hoặc 100–180 mg/dL (5,6–10,0 mmol/L), có thể phù hợp với một số bệnh nhân cụ thể và có thể chấp nhận được nếu họ có thể đạt được mục tiêu mà không hạ đường huyết đáng kể C
16.6. Phác đồ insulin nền hoặc phác đồ điều chỉnh insulin nền kết hợp với insulin nhanh là chỉ định ưu tiên cho những bệnh nhân nhập viện có bệnh không nặng kèm theo gặp khó khăn hoặc không thể ăn uống qua đường miệng. A
16.7. Phác đồ phối hợp insulin nền, insulin tăng cường và insulin hiệu chỉnh (basal prandial + correction insulin) là phương pháp điều trị ưu tiên cho hầu hết bệnh nhân nhập viện không nguy kịch, có dinh dưỡng đầy đủ. A
16.8. Phác đồ insulin liều bậc thang sử dụng đơn độc trong bệnh nội trú rất không được khuyến cáo. A
16.9. Phác đồ quản lý hạ đường huyết nên được thông qua và được thực hiện đầy đủ bởi mỗi bệnh viện hoặc hệ thống bệnh viện. Kế hoạch phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết nên được xây dựng cho mỗi bệnh nhân. Các giai đoạn hạ đường huyết trong bệnh viện nên được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án và được theo dõi để cải thiện/đánh giá chất lượng điều trị. E
16.10. Với từng bệnh nhân, khi giá trị glucose máu ghi nhận được <70 mg/dL (3,9 mmol/L), phác đồ điều trị nên được xem xét và thay đổi khi cần thiết để ngăn hạ đường huyết nặng hơn. C
16.11. Nên có một kế hoạch xuất viện có phù hợp với từng bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. B

Câu hỏi lâm sàng

Một người đàn ông 46 tuổi đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân không có than phiền gì và nói rằng đã dùng thuốc theo chỉ định. Ông có tiền sử đái tháo đường tuýp 2 được điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và Metformin. Bệnh nhân hút thuốc nửa gói mỗi ngày và uống 1 đến 2 ly rượu vang ba lần một tuần.

Nhiệt độ 36,7 độ C, huyết áp 120/76 mmHg, mạch 80 lần trên phút, nhịp thở 14l/ph. Kết quả xét nghiệm như sau:

Cholesterol toàn phần 160 mg/dL

HDL 50 mg/dL

LDL 70 mg/dL

Triglycerides 250 mg/dL

HbAlc 6,5%

Creatinin 1,1 mg/dL

Giá trị hóa sinh huyết thanh trong giới hạn bình thường. Phân tích nước tiểu thấy không có protein niệu. Thêm thuốc nào dưới đây là phù hợp nhất trong quản lý bệnh nhân này ?

  1. Amlodipin.
  2. Gemfibrozil.
  3. Glimepiride.
  4. Metoprolol.
  5. Rosuvastatin.

Đáp án đúng là E:

Chỉ định của liệu pháp statin trong ngăn ngừa ASCVD
Phòng ngừa thứ phát ASCVD đã có:

  • Hội chứng vành cấp.
  • Đau thắt ngực ổn định.
  • Tái thông mạch máu động mạch (vd CABG) Đột quỵ, TIA, PAD.
Phòng ngừa nguyên phát
  • LDL >= 190 mg/dL.
  • Tuổi >40 với đái tháo đường.
  • Ước lượng nguy cơ 10 năm của ASCVD > 7,5%-10%.

ASCVD: atherosclerosis cardiovascular disease: bệnh xơ vữa tim mạch

CABG: bắc cầu động mạch chủ vành

PAD: bệnh mạch máu ngoại vi

TIA: thiếu máu não thoáng qua

Đái tháo đường thúc đẩy xơ vữa và và làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tim mạch xơ ện lâm sàng đáng kể. Liệu pháp statin có hiệu quả trong giảm nguy cơ này và nhiều khả năng được dùng không phụ thuộc vào nồng độ lipid. Do đó nó được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân tuổi lớn hơn hoặc bằng 40 có đái tháo đường được điều trị với liệu pháp statin để để phòng ngừa nguyên phát ASCVD, bất kể nồng độ LDL.

Ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn mắc đái tháo đường, quyết định bắt đầu liệu pháp statin nên được thực hiện dựa vào từng cá nhân. Ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch xơ vữa (dựa vào đường máu được kiểm soát kém hoặc các yếu tố nguy cơ khác (ví dụ tăng huyết áp, tiền sử gia đình)) và mong muốn quản lý yếu tố nguy cơ, việc bắt đầu liệu pháp spa tiêm trước tuổi 40 nên được cân nhắc.

Lựa chọn A và D: Huyết áp của bệnh nhân này gần như đã đặt mục tiêu theo như guideline hiện tại khuyến cáo mục tiêu < 140/90 mmHg ở bệnh nhân tuổi < 60 có hoặc không có đái tháo đường. Bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường có thể có lợi ích khi kiểm soát huyết áp chặt chẽ < 130/80 mmHg. Do tác dụng bảo vệ thận, thuốc ức chế men chuyển được ưa dùng là thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường. Chẹn kênh canxi dihydropyridine (VD amlodipin) cũng phù hợp khi cần. Chẹn beta thông thường (VD metoprolol) thường không phải là lựa chọn ưu tiên ở bệnh nhân mắc đái tháo đường do tác dụng tiêu cực lên độ nhạy insulin.

Lựa chọn B: Fibrates (VD gemfibrozil) có hiệu quả làm giảm nồng độ triglycerides, tuy nhiên, statins có tác dụng phòng ngừa trên tim mạch tốt hơn và được ưa chuộng là liệu pháp đầu tiên để ngăn ngừa ASCVD ở bệnh nhân tăng mỡ máu nhẹ (150-250 mg/dL). Fibrates được chỉ định ở bệnh nhân tăng mỡ máu nặng (>1000 mg/dL) để làm giảm nguy cơ viêm tụy cấp.

Lựa chọn C: HbA1c của bệnh nhân này gần như trong mục tiêu <7%, và việc gia tăng điều trị (VD thêm glimepiride) không được chỉ định và có khả năng gây ra các đợt hạ đường huyết.

Mục tiêu học tâp:

Liệu pháp statin được chỉ định để dự phòng nguyên phát bệnh xơ vữa tim mạch ở tất cả bệnh nhân tuổi >=40 mắc đái tháo đường, bất kể nồng độ LDL.

Khuyến cáo của Joint national committee 8 cho điều trị tăng HA
Bắt đầu chẩn đoán Mục tiêu HA
Tuổi >=60 >=150 mmHg HA tâm thu hoặc >90 mmHg HA tâm trương <150/90 mmHg
Tuổi <60, bệnh thân mạn tính, đái tháo đường >=140mmHg HA tâm thu hoặc >90mmHg HA tâm trương <140/90mmHg
Lựa chọn điều trị ban đầu Da đen Lợi niệu thiazid hoặc CCB, đơn độc hoặc kết hợp (ACEI/ARB, không phải hàng đầu)
Các chủng tộc khác Lợi niệu thiazid, ACEI, ARB, hoặc CCB, đơn độc hoặc kết hợp
Tất cả các chủng tộc khác có bệnh thận mạn ACEI hoặc ARB, đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác

ACEI: ức chế ACE

ARB: chẹn receptor angiotensin II

CCB: chẹn kênh canxi

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here