Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Medazolin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Medazolin là thuốc gì? Thuốc Medazolin có tác dụng gì? Thuốc Medazolin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Medazolin là một hộp thuốc gồm 10 pha tiêm với thành phần chính là ceftriaxon hàm lượng 1g/lọ, và tác dược vừa đủ 1 lọ.
Medazolin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Medazolin là thuốc nhập khẩu từ nước ngoài, do công ty Asia pharm. IND. Co, Ltd sản xuất. Thuốc do công ty TNHH MTV DV Trung Ương 1 nhập khẩu về Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường medazolin được bán với giá 210000 đồng/hộp gồm 10 lọ và được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua medazolin ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua medazolin tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Ceftriaxon – Kháng sinh họ cephalosporin phổ rộng do công ty F.Hofmann-La Roche Ltd sản xuất.
Tác dụng của medazolin
Tác dụng của medazolin chính là tác dụng của thành phần chính ceftriaxone.
Ceftriaxone là kháng sinh thuốc nhóm cephalosprin thế hệ III.
Ceftriaxone có phổ tác dụng trên gram dương và mở rộng hơn trên gram âm so với thế hệ II, nó tác dụng trên Citrobacter, S.marcescens, providemcia. Chúng còn có phổ tác dụng trên heamophilus (như heamophilus influenza bao gồm cả chủng kháng ampicillin, hemaphilus parainfluenza), neisseria sinh beta- lactamase (như Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoeae). Tuy nhiên ceftriaxone không tác dụng trên Enterobacter. Ceftriaxone có phổ tác dụng tốt trên lậu câu khuẩn, phổ rộng trên gram âm nhưng không tác dụng trên cầu khuẩn ruột và P.aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) và chúng bền với beta-lactamase.
Cefatriaxone có tác dụng ứng chế sự tạo thành thành tế bào vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
Cơ chế tác dụng của ceftriaxon
Peptidoglycan cần thiết cho thành tế bào vi khuẩn đặc biệt là gram (+), D-alanin-transpeptidase là enxym xúc tác tổng hợp nên peptidoglycan còn murein hydrolase là enzyme xúc tác thủy phân peptidoglycan. Thông qua việc ức chế D-alanin-transpeptidase và hoạt hóa murein hydrolase, ceftriaxone đã ức chế sự tạo thành peptidoglycan và tăng thủy phân peptidoglycan do đó ức chế sự tạo thành thành tế bào vi khuẩn.
Công dụng và chỉ định
Công dụng
Thuốc Medazolin có tác dụng chọn lọc trên lậu cầu, bên cạnh đó còn được dùng trong điều trị viêm màng não trẻ em và các nhiễm khuẩn nặng.
Chỉ định
Với tác dụng ức chế sự tạo thành thành tế bào vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn phát triển, phổ tác dụng trên gram dương và được mở rộng hơn trên vi khuẩn gram âm nên thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp như: điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxone ( như bệnh viêm màng não , viêm phổi, giang mai, nhiễm khuẩn da, thương hàn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và, xương và khớp và lậu).
Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuât và nội soi can thiệp như phẫu thuật ổ bụng và phẫu thuật âm đạo.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Medazolin là thuốc được bào chế ở dạng dùng đường tiêm do thuốc có khả năng hấp thu kém.
Bạn cần đến các cơ sở ý tế để được các bác sĩ và y tá tiêm cho không được tự ý tiêm ở nhà do có thể gây nhiễm trùng cũng như là không biết tiêm đúng cách.
Liều dùng
Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, các trường hợp bệnh khác nhau.
Thông thường thuốc được dùng cho người lớn với liều 1- 2 lọ/ngày (1g/lọ) và tiêm 01 lần (hoặc chia đều làm 02 lần/ngày), trong các trường hợp nặng thì có thể dùng liều lên tới 4 lọ (1g/lọ).
Trong các trường hợp dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật thì sử dụng một liều duy nhất dùng đường tiêm tĩnh mạch là 1 lọ (1g) từ 30 phút đến 2 giờ trước khi mổ.
Thông thường thuốc được dùng cho trẻ em với liều dùng là 50 – 75mg/ kg/ngày và tiêm một lần/ngày hoặc chia đều và tiêm 2 lần/ngày tuy nhiên tổng liều không vượt quá 2g/ ngày.
Trong các trường hợp điều trị viêm màng não thì liều khởi đầu là 100mg/ kg (chú ý là không được quá 4g). Sau đó sử dụng với liều là 100 mg/kg/ngày, tiêm 1 lần/ngày, thời gian điều trị khoảng 7 đến 14 ngày
Trong các trường hợp nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes cần chú ý là phải điều trị ít nhất trong 10 ngày.
Trẻ sơ sinh được dùng thuốc với liều dùng là 50mg/ kg/ ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan và suy thận cần phải hiệu chỉnh liều sao cho hợp lí.
Trong các trường hợp bệnh nhân thẩm phân máu thì được tiêm với liều 2 lọ (1g/lọ) ở cuối đợt thẩm phân máu để vẫn duy trì được nồng độ điều trị của thuốc cho đến kì thẩm phân máu tiếp theo.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc do thành phần chính ceftriaxon và các thành phần phụ trong thuốc gây ra.
Ceftriaxon có thể có một số các tác dụng không mong muốn liên quan đến các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng mặt, lưỡi và họng và có thể có khó thở.
Ceftriaxone có nguy cơ sốc phản vệ cao.
Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn nghiêm trọng do ceftriaxone gây ra như lở loét ở miệng và môi, ngứa nặng, rối loạn huyết học, các phản ứng da nghiêm trọng, viêm tại nơi tiêm, động kinh, các tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy có máu hoặc có nước, đau dạ dày sau ăn một bữa cơm, đầy hơi, ở nóng, phân màu phấn.
Bạn nên báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn mắc phải để có hướng điều trị tốt nhất và cân nhắc dừng sửu dụng thuốc khi xem xét về mặt lợi và hại của thuốc.
Chống chỉ định
Medazolin được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần ceftriaxone nói chung và cephalosporin nới riêng và các thành phần khác của thuốc.
Do có thể có hiện tượng di ứng chéo với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penincillin nên thuốc cũng được chống chỉ định trong trường hợp này.
Ngoài ra thuốc còn không được dùng cho trẻ em sinh non thiếu tháng.
Chú ý – thận trọng khi sử dụng
Cần chú ý thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc hen cũng như là các bệnh nhân quá mẫn với cephalosporin.
Đồng thời đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh thận, suy thân, suy gan cần chú ý khi sử dùng thuốc này, cần hiệu chỉnh liều hợp lí cho bênh nhân.
Đối với phụ nữ có thai:
Chưa có báo cáo, nghiên cứu đầy đủ gì liên quan đến tác dụng không mong muốn cho phụ nữ có thai và thai nhi của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai, nghiên cứu trên xúc vật thì chưa thấy độc với bào thai. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc.
Đối với phụ nữ cho con bú
Medazolin có thể được bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp nhưng chưa có báo cáo, nghiên cứu đầy đủ gì liên quan đến tác dụng không mong muốn gây ra cho trẻ đang bú sữa mẹ sử dụng medazolin. Do vậy bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xem có nên dừng thuốc hay không khi cân nhắc mặt lợi và hại của chúng.
Lưu ý khi sử dụng với các thuốc khác
Tưởng tác với các thuốc khác có thể làm tăng độc tính của thuốc.
Khi sử dụng đồng thời gentamicin, colistin, furosemide với các cephalosporin nói chung và ceftriaxon nói riêng sẽ làm tăng nguy cơ gây đôc với thận.
Khi bênh nhân sử dụng đồng thời probenecid và ceftriaxon sẽ làm tăng nồng độ của ceftriaxone có trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận do đó sẽ làm tăng tác dụng cũng như độc tính của thuốc.
Bạn nên báo cho bác sĩ về các thuốc mình đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc không mong muốn có thể xảy ra.
Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Medazolin
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Medazolin để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều thuốc Medazolin bệnh nhân nên sử dụng thuốc sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần tiêm thuốc tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và tiêm liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức ghi nhớ về lịch hẹn tiêm thuốc với bác sĩ và y tá. Bạn nên báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh để tránh hiện tượng quá liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.