Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Ceftriaxon tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Ceftriaxon là thuốc gì? Thuốc Ceftriaxon có tác dụng gì? Thuốc Ceftriaxon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Ceftriaxon là thuốc gì?
Ceftriaxon là thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm mà cụ thể ở đây thuốc là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 thuộc nhóm beta-latam có khả năng kháng khuẩn mạnh và phổ tác dụng rộng.
Khi sử dụng Ceftriaxon không những có hiệu quả cao trong điều trị mà còn có phạm vi an toàn rộng với người sử dụng: nồng độ cao nhất của thuốc trong máu cao hơn nhiều so với nồng độ ức chế tối thiểu của các chủng vi khuẩn nhạy cảm, nhưng thấp hơn nhiều so với nồng độ có thể gây độc cho cơ thể.
Thuốc Ceftriaxon giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Ceftriaxon hiện nay được sản xuất và đóng gói dưới dạng bột pha tiêm 1g được bảo quản trong lọ thủy tinh 250mg, thuốc được nhiều nhà sản xuất có uy tín cả trong và ngoài nước chịu trách nhiệm sản xuất với quy trình hiện đại đảm bảo chất lượng của thuốc sử dụng.
Ceftriaxone được dùng phổ biến hiện nay do công ty cổ phần Dược phẩm Minh Dân sản xuất với hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 1g Ceftriaxon hoặc sản phẩm của công ty Panpharma được đóng gói đa dạng hộp 10 lọ, 25 lọ và 50 lọ.
Giá thuốc hiện tại đang được cập nhật tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Bạn có thể tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc và quầy thuốc trên toàn quốc với giá thành tùy thuộc vào từng loại và từng cơ sở kinh doanh.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Cefalexin do BRAWN LABORATORIES LTD sản xuất.
Thuốc Cephalexin 500mg do Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA Việt Nam sản xuất.
Thuốc Cefotaxone 1g do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH ( BIDIPHAR ) sản xuất.
Thuốc Medocef 1g do Medochemie, Ltd sản xuất.
Tác dụng của thuốc Ceftriaxon
Ceftriaxon là thuốc kháng sinh Cephalosorin thế hệ 3 do đó thuốc có tác dụng rộng rãi trên nhiều loại vi khuẩn, tác dụng diệt khuẩn của Ceftriaxon chính là nhờ vào sự ức chế, ngăn cản không cho vi khuẩn hình thành vách tế bào, làm tế bào của vi khuẩn mất đi chức năng sống.
Phổ tác dụng của Ceftriaxon rộng và có tác dụng tốt lên nhiều nhóm vi khuẩn đặc biệt là các nhóm vi khuẩn sau:
Các vi khuẩn thuộc gram âm : vi khuẩn màng não cầu, lậu cầu, các họ vi khuẩn đường ruột, Escherichia coli, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn ho gà, Brucella…
Các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn gram dương: tụ cầu vàng, liên cầu A, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, uốn ván, các trực khuẩn gây hoại tử sinh hơi,…
Tác dụng của Cephalosorin thế hệ 3 sau khi được nghiên cứu và tổng hợp có các ưu thế hơn thế hệ trước như: tác dụng kém hơn thế hệ 1 và penicillin trên cầu khuẩn gram (+) nhưng mạnh hơn thế hệ 1 và 2 trên lậu cầu.
Tiêu diệt gân như hết với trực khuẩn mủ xanh và trên vi khuẩn gram(-) ruột nó cũng cho những hiệu quả đáng kể, kể cả loại tiết beta-lactamase.
Công dụng – Chỉ định
Nhờ phổ tác dụng rộng và hiệu quả diệt khuẩn cao nên Ceftriaxon được sử dụng hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn.
Được bác sĩ sử dung điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, vi khuẩn đã kháng lại cephalosporin thế hệ 1 và thế hệ 2
Các trường hợp nhiễm khuẩn phổi do Gr(-) măc phải ở bệnh viện hoặc lưu thông: viêm phổi, viêm tai giữa..
Nhiễm khuẩn tiết niệu: dùng đơn độc trong viêm thận, bể thận do trực khuẩn Gr (-) có hoặc không kèm theo nhiễm trùng huyết, thuốc vào tiền liệt tuyến kém
Một số bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, gan mật
Trong điều trị các bệnh hoa liễu( đặc biệt là lậu cầu tiết beta- lactamse) và viêm màng não do vi khuẩn gram (-), các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu giang mai
Ngoài ra còn sử dụng trong sốt ở người suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu trung tính, giảm khả năng bảo vệ của cơ thể trước những tác nhân từ bên ngoài.
Cách dùng – Liều dùng
Ceftriaxon là thuốc sử dụng theo đơn nên liều lượng sử dụng thuốc sẽ do các bác sí chỉ định phù hợp với từng bệnh mức độ của bệnh và với từng bệnh nhân cụ thể.
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha thuốc tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch và chỉ được dùng bởi nhân viên y tế
Liều sử dụng thuốc:
Người lớn tiêm bắp sâu hay tĩnh mạch 1-2g/ngày (bệnh nặng tiêm 4g và giảm liều ở người cao tuổi)
Trẻ em tiêm thuốc từ 50mg-100mg/kg/ngày(tối đa 2g), chia 2 lần
Tiêm 1 liều duy nhất 1g đối với trường hợp bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh lậu không xảy ra biến chứng
Với trường hợp để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tiêm 1gam x 1 liều duy nhất, ít nhất 5p trước khi tiến hành phẫu thuật.
Chống chỉ định
Ceftriaxon được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân mẫn cảm với cephalosporin hoặc có tiền sử xuất hiện phản ứng phản vệ với penicillin
Khi tiêm bắp sâu thuốc được pha trong lidocain nên được chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với lidocain
-Không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận.
Tác dụng phụ của thuốc Ceftriaxon
Giống như penicillin, cephalosporin thế hệ 3 làm tăng transaminase huyết thanh (gặp ít và tạm thời), có thể xuất hiện các chấm xuất huyết
Dùng thuốc kéo dài có thể gây viêm ruột kết màng giả, nhiễm nấm candida hoặc làm tăng độc tính của rượu ethylic ảnh hưởng đến súc khỏe người sử dụng.
Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, và nôn
Xuất hiện những chủng vi khuẩn khánh thuốc khi sử dụng thuốc bừa bãi không hiệu quả.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc
Thuốc được bán theo đơn và phải có sự chỉ thị của bác sĩ điều chị về liều lượng cũng như cách sử dụng, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc làm xuất hiện các chủng vi khuẩn khấng thuốc.
Nên tìm hiểu kĩ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân và làm test ngoài da trước khi sử dụng thuốc đồng thời theo dõi bệnh nhân trong và sau quá trình sử dụng thuốc để xử lý kịp thời sốc phẩn vệ có thể xảy ra.
Nếu có điều kiện thì cần làm kháng sinh đồ để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tuy chưa có nghiêm cứu về tác hại của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú nhưng khi sử dụng cho 2 đối tượng trên, cần thận trọng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận, cần sử dụng thuốc tối đa không vượt quá 2g/ngày đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Theo các nghiên cứu cho thấy khả năng gây độc cho thận của cephalosporin có xu hướng hay gặp ở những bệnh nhân kết hợp xử dụng Ceftriaxon với gentamicin, colistin và furosemide
Ceftriaxon làm tăng độc tính của rượu etylic đối với cơ thể
Sử dụng Ceftriaxon với probenecid làm chậm quá trình đào thải cephalosporin qua thận, kéo dài thời gian tác dụng thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Ceftriaxon
Thuốc được dùng dưới dạng bột pha thuốc tiêm và được dùng theo chỉ định của bác sĩ, nên hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều, khi quên liều bạn nên sử dụng lại thuốc ngay khi nhớ ra, không được tự ý tăng liều, khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo có thể bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng như chỉ định ban đầu.
Trong trường hợp sử sụng thuốc quá liều cho phép, tuy chưa có ghi nhận về tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá liều nhưng người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng ngộ độc hoặc tác dụng không mong muốn. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay với cán bộ y tế gần nhất để dc xử lý kịp thời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.