Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Medocef 1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Medocef 1g là thuốc gì? Thuốc Medocef 1g có tác dụng gì? Thuốc Medocef 1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Medocef 1g là thuốc gì?
Medocef 1g là kháng sinh beta-lactam thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn, do Medochemie, Ltd sản xuất, được bào chế dạng bột pha tiêm chứa trong hộp 1 lọ hoặc hộp 50 lọ.
Medocef 1g dạng bột pha tiêm có thành phần chính là Cefoperazon Natri với hàm lượng 1g.
Medocef 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Medocef 1g hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
Medocef 1g được cung cấp bởi nhà thuốc Ngọc Anh chúng tôi với giá 2.800.000đ/hộp gồm 50 lọ.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Acectum do Karnataka Antibiotics & Pharmaceuticals Limited sản xuất.
Thuốc Piperacillin Panpharma 1g do Panpharma – France sản xuất.
Thuốc Ziusa do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO sản xuất.
Tác dụng của thuốc Medocef 1g
Thuốc có thành phần chính là Cefoperazon với vòng beta-lactam có hoạt tính chủ yếu trong diệt khuẩn. Trong đó cơ chế tác dụng của Cefoperazon là ức chế sự tổng hợp lớp Peptidoglycan-thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp thành tế bào của các vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Không có thành tế bào, tế bào vi khuẩn không tồn tại được, từ đó có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn
Cefoperazon có cấu trúc rất bền vững với Beta-lactamase, do đó thuốc có tác dụng trên cả các vi khuẩn có khả năng tiết men kháng thuốc đặc biệt là các vi khuẩn Gram(-).
Gram(-):thuốc tác dụng mạnh trên N. gonorrhoeae tiết penicilinase, Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Morganella, Providencia, Salmonella, Shigella, và Serratia spp, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis, Neisseria spp …, thuốc còn có tác dụng trên cả Ps.aeruginosa nhưng ơ liều cao.
Khả năng tác dụng trên vi khuẩn Gram(+) yếu hơn các thế hệ 1,2. Tuy nhiên thuốc vẫn có tác dụng trên các chủng tụ cầu vàng, liên cầu, phê cầu, một số chủng cầu khuẩn ruột.
Thuốc còn có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí:, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis, và các chủng Bacteroides.
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng diệt khuẩn đặc biệt trên các vi khuẩn Gram(-), 1 số chủng vi khuẩn Gram(+) và vi khuẩn kị khí,thuốc được chỉ định chủ yếu trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm và các vi khuẩn sinh men kháng các kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam khác.
Thuốc được chỉ định trong các nhiễm khuẩn trên ở các vùng: đường hô hấp trên và dưới, da, mô mềm, đường mật, xương khớp, đường tiết niệu, thận, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu, nhiễm khuẩn ổ bụng,…
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm nên được hòa tan trong dung dịch pha tiêm và sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên người tiêm phải là người có kĩ thuật chuyên môn và bệnh nhân không được tự tiêm mà không có sự đồng ý của bác sĩ trừ trường hợp bắt buộc.
Liều dùng:
Người lớn: 1-2g /lần, ngày 2 lần
Nhiễm trùng nặng có thể tăng số lần dùng thuốc trong ngày, hoặc tăng lên đến 8-12g/ ngày hoặc 16g/ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng
Trẻ em: 50 – 200 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần. Đối với trường hợp viêm màng não có thể tăng liều đến 300mg/kg/ngày.
Đối với những người có suy thận,không được dùng quá 4g/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc Medocef 1g
Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp là
Máu: tăng bạch cầu ái toan tạm thời, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, Giảm prothrombin huyết.
Tiêu hóa: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn
Da:ban da, mề đay, ngứa, hội chứng Stevens – Johnson.
Tại chỗ: đau tạm thời tại vị trí tiêm, nhất là tiêm bắp, có thể xảy ra phản ứng tại chỗ như kích ứng, sưng ,đỏ, …
Hiếm gặp hơn: đau đầu, bồn chồn, co giật, vàng da ứ mật, nhiễm độc thận tạm thời, viêm thận kẽ, đau khớp, bệnh nấm Candida,…
Chống chỉ đinh
Đối với người quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và dung dịch pha tiêm
Đối với những người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin
Đối với những người có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Penicillin
Đối với những người có suy giảm chức năng gan,thận nặng.
Chú ý và thận trọng khi dùng thuốc Medocef 1g
Trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin hoặc Cephalosporin
Cung cấp cho bác sĩ điều trị các bệnh lí mắc kèm và tiền sử dị ứng với thực phẩm, đồ uống, phấn hoa,…
Thận trọng với bệnh nhân có bội nhiễm, nếu cần phải ngừng thuốc để tránh xuất hiện kháng thuốc
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ bú mẹ, cân nhắc nguy cơ và lợi ích trong trường hợp bắt buộc.
Thận trọng đối với trẻ sơ sinh, tuân thủ về liều và theo dõi tình hình bệnh nhân chặt chẽ trong suốt quá trình dùng thuốc
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không phối hợp Medocef 1g với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì có thể gia tăng độc tính trên thận
Không sử dụng với warfarin và heparin, có thể làm tăng cường tác dụng giảm prothrombin huyết của cefoperazon.
Phối hợp Medocef 1g với các thuốc kháng beta-lactamase làm tăng khả năng kháng men của thuốc, tăng tác dụng trên các chủng vi khuẩn kháng thuốc theo cơ chế sinh men như Sulbactam
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Medocef 1g
Quá liều ít xảy ra, khi quá liều có thể có các triệu chứng tăng kích thích thần kinh cơ, co giật, khi có quá liều cần ngừng ngay thuốc, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Các biên pháp cấp cứu cos thể là truyền dịch và hỗ trợ thông phí, thẩm phân máu để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể,kết hợp điều trị triệu chứng . Tùy từng trường hợp, sẽ có những biện pháp cấp cứu khác nhau.
Quên liều: khi phát hiện quên liều, tiêm thuốc sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó tiêm liều kế tiếp như bình thường, không tiêm thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .