Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Zefobol-SB 1000 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Zefobol-SB 1000 là thuốc gì? Thuốc Zefobol-SB 1000 có tác dụng gì? Thuốc Zefobol-SB 1000 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Zefobol-SB 1000 là thuốc gì?
Zefobol-SB 1000 là một sản phẩm của công ty Zeiss Pharmaceuticals PVT. Ltd, là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa. Thuốc có các hoạt chất là Cefoperazone và Sulbactam. Một viên Zefobol-SB 1000 có các thành phần:
Cefoperazone 500mg
Sulbactam 500mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 lọ.
Thuốc Zefobol-SB 1000 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Zefobol-SB 1000 có 1 lọ chứa bột pha tiêm, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 30.500vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Zefobol-SB 1000 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Zefobol-SB 1000 tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Sulcilat được sản xuất bởi ATABAYKIMYASANAYIVETICARET.A.S Tavsanli Koyu, Esentepe Mevkii. Gebzc Kocacli. Turkey/Thổ Nhĩ Kỳ.
- Thuốc Vimotram được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP. VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company, Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội – Việt Nam
Tác dụng
Cefoperazone:
Là thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Phổ tác dụng của Cefoperazone khá rộng: tiêu diệt được các vi khuẩn hiếu khí gram dương như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,…
Tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn hiếu khí gram âm như E.coli, H.influenza,…
Tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium,…
Tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh khác như thương hàn, lỵ,…
Sulbactam:
Tác dụng kháng lại beta-lactamase của vi khuẩn tiết ra để bảo vệ tác dụng toàn vẹn của Cefoperazone.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh gây ra do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm cả các vi khuẩn đã kháng kháng sinh beta lactam khác hoặc trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương nhạy cảm.
Điều trị các triệu chứng cho người bị nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn gây viêm màng bụng.
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn sản phụ khoa.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn da, mô mềm và nhiễm khuẩn xương khớp.
Điều trị cho bệnh nhân bị bệnh lậu và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc bào chế dạng bột pha tiêm nên được dùng theo đường tiêm bắp sâu hoặc truyền tĩnh mạch gián đoạn hoặc liên tục.
Liều dùng:
Liều dùng điều trị cho người lớn:
Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: 1-2g Cefoperazone mỗi 12 giờ tiêm/ truyền 1 lần.
Nhiễm khuẩn nặng: 2-4g Cefoperazone cách mỗi 12 giờ tiêm/truyền 1 lần.
Liều dùng bình thường cho trẻ em:
Tiêm liều 25-100mg/kg, cứ mỗi 12 giờ tiêm 1 lần.
Liều dùng cho trẻ sơ sinh: 50mg/kg, cách 12 giờ dùng 1 lần.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: không cần giảm liều Cefoperazone. Cần giảm liều nếu có dấu hiệu tích lũy thuốc trong cơ thể.
Liều dùng cho người bị các bệnh về gan hoặc tắc mật: không được dùng quá 4g trong vòng 24giờ.
Liều dùng cho bệnh nhân bị cả suy gan và suy thận: dùng liều 1-2g trong vòng 24 giờ.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Zefobol-SB 1000 cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Zefobol-SB 1000
- Trước khi sử dụng thuốc cần phải kiểm tra về tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân với kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin hoặc nhóm beta lactam nói chung.
- Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, nếu có xảy ra bội nhiễm thì phải ngưng thuốc ngay.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh nhân bị viêm đại tràng.
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị giảm prothrombin máu, nhất là ở các bệnh nhân bị rối loạn hấp thu.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Chỉ dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Zefobol-SB 1000
Tác dụng phụ thường gặp
- Máu: tăng số lượng bạch cầu,…
- Trên tiêu hóa: tiêu chảy.
- Trên da: tưa lưỡi ở trẻ, nổi ban đỏ, ngứa,…
Tác dụng phụ ít gặp
- Sốt, đau tại chỗ tiêm/truyền.
- Máu: giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, tan máu, thiếu máu,…
- Một số tác dụng phụ khác: co giật, nhức đầu, nôn mửa, viêm đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm độc thận,…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Zefobol-SB 1000 thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Zefobol-SB 1000, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể
Bệnh nhân không nên dùng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng thuốc.
Không nên dùng đồng thời thuốc với kháng sinh aminoglycosd do có nguy cơ gây độc cho thận.
Cẩn trọng khi dùng đồng thời Zefobol với Warfarin và Heparin do làm giảm prothrombin máu.
Không nên dùng cùng với các thuốc độc với tế bào gan.
Không dùng đồng thời với vaccine thương hàn do sẽ làm giảm hoạt lực của vaccine.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Zefobol-SB 1000
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ bao gồm tăng kích thích thần kinh cơ gây co giật. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp, hô hấp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.