Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Arme-Rogyl tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Arme-Rogyl là thuốc gì? Thuốc Arme-Rogyl có tác dụng gì? Thuốc Arme-Rogyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Arme-Rogyl là thuốc gì?
Arme-Rogyl là loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn kê theo đơn được bào chế dạng viên gồm 2 dược chất chính Spiramycin và Metronidazol được sản xuất tại Công Ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO.
Mỗi viên thuốc có những thành phần sau:
- Spiramycin có hàm lượng 750.000 UI.
- Metronidazol có hàm lượng 0,125g.
- Tá dược (Magnesi stearat, PVP K30, Erythrosin, Talc, Titandioxyd, PEG 6000, HPMC, lactose monohydrat) vừa đủ 1 viên.
Thuốc Arme-Rogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Arme-Rogyl có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén bao phim, được bán phổ biến tại nhiều cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Đây là 1 loại thuốc bán theo đơn, mọi người chỉ có thể mua thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ có kê loại thuốc này. Khi đi mua thuốc phải mang theo đơn của bác sĩ đã kê.
Khuyến cáo nên mua thuốc ở các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm chính hãng, tránh thuốc kém chất lượng, thuốc lậu.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh đảm bảo uy tín chất lượng, được khách hàng tin yêu lựa chọn, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Rodogyl được sản xuất tại Công ty Farma Health Care Services Madrid, S.A.U – TÂY BAN NHA.
Tác dụng của Arme-Rogyl
Spiramycin
- Thành phần spiramycin có mặt ở khắp nơi trên cơ thể, đạt nồng độ tối đa tại các cơ quan hô hấp chính, và ít tồn tại ở dịch tủy, não. Nồng độ thuốc trong huyết thanh có tác dụng kìm khuẩn trong khoảng 0,1 – 3,0 microgam/ml.
- Thành phần spiramycin trong thuốc được hấp thu khá nhanh nhưng là hấp thu không hoàn toàn. Nó được hấp thu trong hệ tiêu hóa vào khoảng 20 – 50% lượng dùng. Sau 2-4 tiếng thì mới đạt được nồng độ spiramycin định mức ở huyết tương . Thức ăn làm ảnh hưởng đến sự hấp thu spiramycin trong cơ thể. Chúng làm giảm đi đến 70% nồng độ thành phần spiramycin khiến cơ thể phải mất hơn 2 tiếng nữa để đạt được nồng độ định mức.
Metronidazol
- Sau khi sử dụng, Metronidazol được hấp thu nhanh và gần như toàn bộ. Sau khi dùng 500mg khoảng 1 tiếng, Metronidazol có trong huyết tương khoảng 10 microgam/ml. Metronidazol có thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 8 giờ và phân bố đều khắp cơ thể giống như nước. Khoảng 10 – 20% thuốc liên kết với protein huyết tương. Metronidazol len lỏi, phân bố khắp các mô và dịch cơ thể, vào cả nước bọt và sữa mẹ, đạt được nồng độ thích hợp cho điều trị trong dịch não tủy.
Công dụng – Chỉ định
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khoang miệng như viêm nướu, viêm lợi, viêm chân răng,…
Tránh nhiễm trùng hậu phẫu thuật.
Cách dùng – Liều dùng
Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: mỗi lần 2 viên, 2 lần 1 ngày.
Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: mỗi lần 3 viên, 2 lần 1 ngày
Người lớn: mỗi lần 4 – 6 viên 2-3 lần 1 ngày, nên uống trong bữa ăn. Những ca bệnh nặng, có thể gấp đôi liều.
Uống viên nguyên vẹn với nước vừa đủ, uống đủ đúng liều. Không tự ý nhai, bẻ, nghiền.
Không dùng khi thuốc bị biến chất hết hạn. Không cố uống khi phát hiện điều bất thường.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú.
- Và các trường hợp được bác sĩ khuyên không nên sử dung.
Tác dụng phụ của thuốc
- Thường là các triệu chứng không quá nghiêm trọng như: đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Thấy có vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng. Giảm số lượng bạch cầu vừa phải, hồi phục ngay sau không dùng nữa.
- Điều trị trong thời gian dài có thể gặp tác dụng hiếm gặp: Mất cảm giác, khó vận động, mất thăng bằng,,…
- Biểu hiện dị ứng: phát ban , mề đay nổi .
- Nước tiểu có màu nâu đỏ.
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng phụ khác gặp phải khi dùng thuốc để có biện pháp phù hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Ngừng dùng thuốc khi mất thăng bằng, chóng mặt và lú lẫn tâm thần.
Người bị bệnh thần kinh trung ương hay ngoại biên, ổn định hay phát triển có thể nặng thêm sự tổn thương tâm thần.
Do có thể gây hiệu ứng antabuse không uống rượu khi đang dùng thuốc.
Nếu người bệnh từng rối loạn thể tạng máu hoặc điều trị với liều cao và / hoặc dài ngày nên kiểm tra công thức máu thường xuyên. Trong trường hợp giảm bạch cầu, tình trạng nhiễm trùng quyết định việc tiếp tục điều trị.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
- Khuyến cáo không dùng thuốc chung với: Disulfiram (thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nghiện rượu mãn tính) vì Metronidazol có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người bệnh gây chứng rối loạn thần kinh và hoang tưởng.
- Khuyến cáo không dùng thuốc chung với thuốc tránh thai vì Spiramycin sẽ ngăn cản triệt để tác dụng của thuốc tránh thai, thuốc tránh thai sẽ không còn tác dụng nữa.
- Khuyến cáo không dùng thuốc chung với bất cứ loại rượu bia nào vì Metronidazol sẽ kích thích cơ thể gây ra hiệu ứng antabuse (tim đập nhanh, nóng người, nôn mửa,…).
- Thận trọng khi dùng thuốc với Vecuronium: kích thích tăng tác dụng của vecuronium. Được sử dụng cho đối tượng người bệnh đang có nồng độ lithi trong máu cao.
- Thận trọng khi dùng thuốc với warfarin: giảm đi quá trình dị hóa ở gan từ đó phối hợp với thuốc chống đông máu có thể gây chảy nhiều máu. Nếu bắt buộc phải dùng đến thì nên kiểm tra lại lượng chất prothrombin.
- Metronidazol có thể làm tăng lượng lithi trong máu từ đó gây độc.
- Fluorouracil: dùng cùng giảm sự thanh thải từ đó tăng nồng độ và đọc tính của fluorouracil. Tim đập nhanh.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Nếu lạm dụng thuốc bệnh nhân có thể mắc những triệu chứng không mong muốn như: choáng váng, mất thăng bằng, mất điều hòa, buồn nôn, các tác dụng nguy hiểm hơn như cơ thể bị co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.
Xử trí: Hiện tại chưa có thuốc để đặc trị trong trường hợp quá liều thuốc.
Khi nhận thấy triệu chứng trên khuyến cáo sử dụng biện pháp như gây nôn, rửa dạ dày,… để đưa thuốc ra khỏi cơ thể. Khi thuốc vào tuần hoàn có thể dùng phương pháp thẩm phân máu.
Quên liều: chú ý sử dụng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn. Khi quên 1 liều thì uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên, tuyệt đối không tự ý gấp đôi liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.