Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Rodogyl tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Rodogyl là thuốc gì? Thuốc Rodogyl có tác dụng gì? Thuốc Rodogyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Rodogyl là thuốc gì?
Rodogyl là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh. Rodogyl là một sản phẩm của Công ty Farma Health Care Services Madrid, S.A.U – Tây Ban Nha; được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Rodogyl chứa dược chất chính là Spiramycin với hàm lượng 750.000IU, Metronidazole với hàm lượng 125mg và kết hợp cùng với các tá dược: tinh bột ngô, povidone, natri croscamellose, silica colloidal khan, magnesi-stearat, sorbitol, cellulose vi tinh thể, hypromellose, macrogol 6000 và titani dioxid vừa đủ 1 viên.
Thuốc Rodogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Rodogyl gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp loại 10 vỉ vào khoảng 15.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Rodogyl là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm thuốc Rodogyl tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Cadirogyn do công ty TNHH US PHARMA USA Lô B1 – 10 sản xuất.
Thuốc Kitaro do công ty cổ phần dược phẩm SaVi – VIỆT NAM sản xuất.
Tác dụng của thuốc Rodogyl
Thuốc Rodogyl là sự kết hợp của một kháng sinh thuộc họ macrolid là Spiramycin và một kháng sinh thuộc họ nitro-5-imidazol là Metronidazol. Với sự phối hợp kháng sinh này, thuốc được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở vùng răng – miệng.
Đối với một số loài vi khuẩn, ở mỗi địa điểm và mỗi thời gian khác nhau thì tỷ lệ kháng thuốc cũng sẽ thay đổi. Vì thế cần phải làm các nghiên cứu, báo cáo thu thập thông tin về tỷ lệ kháng thuốc tại các địa phương trên cả nước và cần phải chú ý đến tỷ lệ kháng thuốc ở các bệnh nhân điều trị các nhiễm khuẩn nặng.
Nhờ có chỉ số nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), cho thấy khi kết hợp 2 thuốc kháng sinh là Spiramycin và Metronidazol có thể tác dụng lên 1 số vi khuẩn nhạy cảm hơn là sử dụng riêng rẽ từng loại kháng sinh.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Rodogyl có thành phần chính là Spiramycin và Metronidazol có tác dụng diệt các vi khuẩn nhạy cảm. Cụ thể là được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn cấp tính, mạn tính, tái diễn trong nha khoa: áp-xe răng hoặc viêm nha chu.
- Bệnh nhân nhiễm các vi khuẩn kỵ khí gây tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng.
- Bệnh nhân mắc các nhiễm khuẩn ở vùng tai – mũi – họng: viêm tai, viêm xoang.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật vùng răng miệng cần dự phòng các biến chứng nhiễm khuẩn.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho mục đích khác.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Người bệnh nên uống Rodogyl cùng với một cốc nước lọc đầy (ít nhất 50ml nước). Bệnh nhân không được phép nhai thuốc, nghiền viên thuốc trước khi thuốc.
Người bệnh sử dụng thuốc Rodogyl cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng
Tùy vào thể trạng cơ thể bệnh nhân, tình trạng của bệnh, tuổi tác mà liều lượng có thể được điều chỉnh để phù hợp với bệnh nhân.
Đối với người lớn trên 15 tuổi thì liều được khuyến cáo trong 1 ngày từ 4 đến 6 viên, cần chia ra từ 2 đến 3 lần/ngày.
Đối với trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thì được khuyến cáo là trong 1 ngày sử dụng 3 viên.
Đối với trẻ em từ 5 đến 10 tuổi thì chỉ khi thực sự cần thiết, được bác sĩ chỉ định dùng thì liều khuyến cáo là trong 1 ngày sử dụng 2 viên.
Đối với các bệnh nhân bị suy thận thì dùng liều tương tự như trên, do thuốc chỉ đào thải qua thận 1 lượng không đáng kể.
Bác sĩ nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc từ 6 đến 10 ngày.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Rodogyl cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh Metronidazole, Spiramycin, các Imidazole hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định đối với các bệnh nhân mắc các biến chứng ở gan.
Vì vậy, việc dùng thuốc ở đối tượng trên cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Tác dụng phụ của thuốc Rodogyl
Các triệu chứng trên lâm sàng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc ở bệnh nhân như:
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ đe dọa đến tính mạng hay có triệu chứng sưng phồng ở bàn chân, bàn tay, họng, môi và đường hô hấp.
- Ảnh hưởng đến thị giác: giảm thị lực, giảm nhận biết màu sắc, song thị, cận thị, nhìn mờ, tổn thương hoặc viêm tại dây thần kinh thị giác, nặng có thể gặp viêm thần kinh thị giác.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: dị cảm thoáng qua, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, co giật, bệnh dây thần kinh ngoại biên thoái hóa. Nặng hơn là bệnh lý não hoặc tổn thương não và hội chứng tiểu não bán cấp hoặc sự mát điều hòa các động tác xuất hiện đột ngột, khó phát âm, dáng đi khác thường, rung, giật nhãn cầu, và run, sẽ biến mất sau khi ngưng điều trị và một số loại viêm màng não.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn, viêm lưỡi đi kèm với khô miệng, viêm miệng, miệng có vị kim loại, giảm vị giác, ói mửa, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm tụy có thể hồi phục, viêm đại tràng giả mạc.
- Ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học: giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
- Ảnh hưởng đến gan – mật: có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt.
- Ảnh hưởng đến da và mô mềm: mụn mủ, nổi mẩn, mề đay, ngứa, cơn bốc hỏa.
- Bệnh nhân có thể bị sốt kèm theo.
Nếu có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Rodogyl
Thận trọng khi sử dụng Rodogyl ở bệnh nhân mắc các bệnh nặng ở các dây thần kinh hoặc não.
Thận trọng khi sử dụng Rodogyl ở bệnh nhân có tiền sử có bệnh về máu, cần phải theo dõi thường xuyên các chỉ số huyết học.
Thận trọng khi sử dụng Rodogyl ở bệnh nhân có bệnh gan, tùy theo mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà liều sẽ được điều chỉnh. Cần phải làm các xét nghiệm khác nhau về gan trước khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng Rodogyl ở bệnh nhân dùng chung với thức ăn có cồn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng không mong muốn như: buồn nôn, ói mửa, đổ mồ hôi và đỏ da.
Chú ý trong quá trình sử dụng Rodogyl bệnh nhân có thể gặp tình trạng nước tiểu có màu đỏ, rối loạn thần kinh.
Khi gặp các tình trạng trên cần phải ngưng ngay việc sử dụng thuốc, ngay lập tức phải đưa đến các cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Kết hợp Spiramycin với Levodopa và Carbidopa có thể làm giảm tác dụng của 2 thuốc này lên bệnh nhân.
Kết hợp Metronidazol với Disulfiram có thể làm bệnh nhân rơi vào trạng thái ảo giác cấp tính và lú lẫn.
Kết hợp Metronidazol với thuốc kháng đông dạng uống sẽ làm tăng khả năng xuất huyết ở bệnh nhân.
Kết hợp Metronidazol với Phenobarbital, thuốc kháng acid và Prednisone sẽ khiến tác dụng của Metronidazol bị giảm sút.
Kết hợp Metronidazol với Cimetidin có thể khiến bệnh nhân tăng khả năng gặp các tác dụng không mong muốn.
Kết hợp Metronidazol với Busulfan có thể khiến bệnh nhân tăng khả năng gặp các tác dụng không mong muốn.
Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Rodogyl
Làm gì khi dùng quá liều?
Các triệu chứng khi dùng quá liều có thể gặp như: buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Cách xử lý khi sử dụng thuốc Rodogyl quá liều:
- Không có thuốc đặc hiệu để giải quyết tình trạng quá liều Rodogyl.
- Phải rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc chưa hấp thu và điều trị triệu chứng ở bệnh nhân.
Làm gì nếu quên 1 liều?
Bổ sung ngay lập tức khi nhớ ra.
Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn so với chỉ định thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc đúng lịch trình. Không được phép dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.