Nhiễm khuẩn tiết niệu: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Luyến, TS.BS. Lê Thị Hằng,

TS.BS. Nguyễn Thị Hương Giang, ThS.BS. Phan Thị Tố Như, ThS.BS. Trần Thị Thanh Huyền

Bài viết Nhiễm khuẩn tiết niệu: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, điều trị được trích trong chương 5 sách Bệnh học (tái bản lần thứ hai năm 2021, có sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản y học.

1. ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI

1.1. Định nghĩa

Nhiễm khuẩn tiết niệu (Urinary Tract Infection) được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các phần của đường tiết niệu. Nó được đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở 1 hoặc nhiều phần của đường tiết niệu. Dựa vào vị trí giải phẫu bị nhiễm trùng mà người ta có tên gọi riêng cho từng loại nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể chia làm 2 nhóm theo giải phẫu:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên gồm viêm thận – bể thận.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gồm có viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.

Những vị trí bị nhiễm khuẩn này có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng và có thể không có triệu chứng.

1.2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi

1.2.1. Nguyên nhân

Nhiều loại vi sinh vật khác nhau có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hay gặp nhất là các vi khuẩn Gram âm: E. coli (chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các tác nhân gây bệnh, khoảng 80%), Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas. Các loại vi khuẩn Gram dương ít gặp hơn: tụ cầu, Enterococci. Ngoài ra có thể gặp các loại vi sinh vật khác: Chlamydia trachomatis, lậu cầu, Candida…

1.2.2. Điều kiện thuận lợi

  • Tắc nghẽn đường tiểu do u, sỏi, dị dạng đường niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
  • Rối loạn chức năng bàng quang do hệ thần kinh.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng: Hồi lưu bàng quang-niệu quản (trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niệu quản), sau khi soi bàng quang — niệu quản, chụp thận ngược dòng
  • Hoạt động tình dục, thai nghén.
  • Bệnh nhân có mắc một số bệnh khác đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
  • Đặc biệt nhiễm khuẩn tiết niệu hay xảy ra khi đặt sonde bàng quang.
  • Sau phẫu thuật hệ tiết niệu.
  • Có ổ viêm khu trú: viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm ruột thừa, viêm phần phụ…

2. BỆNH SINH

Con đường gây viêm niệu quản hay gặp nhất là vi khuẩn đi qua niệu đạo ngược lên bàng quang và cũng có thể lên đến niệu quản, thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu xảy ra do sự tương tác giữa độc tính của chủng vi khuẩn, mức độ sinh sản và cơ chế đề kháng tại chỗ cũng như đề kháng toàn thân của cơ thể. Bình thường vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang sẽ bị thanh lọc nhanh chóng do tác dụng pha loãng, dội sạch khi đi tiểu và tác dụng kháng khuẩn trực tiếp của niêm mạc, phản ứng của các bạch cầu trung tính trong thành bàng quang. Khi xuất hiện những điều kiện thuận lợi trên thì cơ chế đề kháng của cơ thể bị suy giảm và nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu dễ xảy ra.

Nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường máu chỉ xảy ra ở những cơ thể suy yếu do bị bệnh mạn tính hoặc do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

3.TRIỆU CHỨNG

3.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Nhiều bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu dưới mà không có triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng biểu hiện rõ với bệnh nhân viêm bàng quang:

Có hội chứng bàng quang rõ đái buốt, đái dắt, đái khó, có thể đái máu vi thể, nước tiểu đục.

  • Khi bàng quang căng, bệnh nhân có thể có đau nhẹ vùng trên khớp mu.
  • Đôi khi các triệu chứng biểu hiện không điển hình, chỉ có nóng rát khi đi tiểu hoặc tiểu dắt.
  • Bệnh nhân thường không có sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (nhiệt độ < 38°C).
  • Trong xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả có nhiều bạch cầu và vi khuẩn > 1051 mL nước tiểu.
  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy thành bàng quang dày hơn bình thường.

3.2. Viêm thận – bể thận cấp

3.2.1. Lâm sàng

Viêm thận – bể thận cấp thường xuất hiện đột ngột và có những biểu hiện cụ thể sau:

Hội chứng nhiễm trùng: Bệnh nhân sốt cao, rét run, nhiệt độ cơ thẻ có thể lên đến 39 – 40°C, kèm theo triệu chứng đau đầu và mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, sốt cao có thể làm cho bệnh nhân mất nước. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn.

Hội chứng bàng quang cấp: Biểu hiện của hội chứng này là tiểu buốt, tiểu dắt, khó tiểu, tiểu ra máu, nước tiểu đục, tiểu mủ. Đây là những dấu hiệu sớm xuất hiện trước khi có biểu hiện viêm thận – bể thận cấp.

Đau: Đau nhiều ở vị trí hông lưng hay mạn sườn, có cảm ứng khi sờ vào, đa thường xảy ra ở một bên, hiếm khi hai bên. Có thể xuất hiện các cơn đau quặn thận.

Vỗ hông lưng (+) hay gặp trong viêm thận – bể thận cấp.

Chạm thận bập bệnh thận (+/-), có thể sờ thấy kích thước thận to.

3.2.2. Cận lâm sàng

Số lượng bạch cầu tăng rõ rệt, nhất là tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

Cấy máu: nếu sốt cao > 39°C kèm theo rét run.

Protein niệu <lg/24h, tế bào niệu: có tế bào mủ, nhiều tế bào bạch cầu, hồng cầu

Cấy vi khuẩn niệu (+) > 100.000 vi khuẩn/mL nước tiểu, có thể âm tính. Trong trường hợp những cơn đau không điển hình cần phải tiến hành cấy vi khuẩn niệu để chẩn đoán phù hợp và có kháng sinh đồ cho điều trị.

Siêu âm: Hinh ảnh siêu ấm có dấu hiệu giãn đài bể thận, niệu quản, hình ảnh sỏi thận – tiết niệu, khối u chèn ép. Đây là những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu được phát hiện dễ dàng.

Chụp bụng không chuẩn bị: Khi nghi ngờ có sỏi thận tiết niệu có thể tiến hành xét nghiệm này.

Chụp thận – tiết niệu có cản quang (UIV): Thực hiện sau khi tình trạng sốt nhiễm trùng đã ổn định để xác định nguyên nhân.

Chụp bàng quang: Thực hiện sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được giải quyết và có nghi ngờ có trào ngược bàng quang – thận.

3.3. Viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai

Viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai là một thể nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, có triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng như viêm bàng quang cấp thông thường. Bệnh cần điều trị sớm để tránh viêm thận bể thận cấp dễ gây sảy thai.

Cần cấy nước tiểu trước khi dùng kháng sinh, cần lựa chọn kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi (thường dùng cephxecin hoặc amoxicilin — clavunalat). Thời gian điều trị kéo dài hơn, trung bình là 1 tuần. Khi có vi khuẩn niệu > 105/mL thì cho dù không có nhưng biểu hiện trên lâm sàng vẫn cần được điều trị. DO đó, nên chủ động xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu cho bệnh nhân khi đến khám thai định kỳ, đặc biệt là ở những phụ nữ mang đã có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu để khẳng định có vi khuẩn niệu hay không.

Các nhóm thuốc fluoroquinolon và trimethoprim-sulfamethoxazol có thể gây quái thai và ảnh hưởng đến thai nhi ngay cả ở những tháng cuối của thai kỳ nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Không dùng nitrofurantoin ở 3 tháng cuối thai kỳ vì có ntheer gây tan huyết sơ sinh.

4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Khi điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, các triệu chứng lâm sàng thường mất đi nhanh. Nếu điều trị không đúng, nhất là không đủ liều thì bệnh hay tái phát và có thể có những biến chứng sau:

Sốc nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết: hay xảy ra với bệnh nhân viêm thận – bể thận, người già

Viêm thận – bể thận mạn xảy ra nếu nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần ở bệnh nhân có yếu tố thuận lợi (sỏi, u, dị dạng đường niệu không được loại bỏ).

Bệnh thận mạn là diễn biến cuối cùng của viêm thận-bể thận cấp tái phát hoặc viêm thận – bể thận mạn.

5. ĐIỀU TRỊ

5.1. Nguyên tắc điều trị

  • Cần cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ để sử dụng lựa chọn kháng sinh.
  • Phát hiện những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu để điều chỉnh.
  • Khi các triệu chứng lâm sàng đã mất không phải luôn đồng nghĩa với đã khỏi bệnh.
  • Các nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không có biến chứng thường đáp ứng với liều điều trị thấp và thời gian ngắn, trong khi viêm thận-bể thận thường đòi hỏi liều điều trị cao hom và thời gian điều trị dài hơn.
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn tái phát cần phát hiện xem nguyên nhân do một chủng hay nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.

5.2. Điều trị cụ thể

5.2.1. Kháng sinh

Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào cơ sở phân tích nước tiểu và những hiểu biết về mặt dịch tễ học, vi khuẩn học. Đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh điều trị dựa trên kết quả cấy nước tiểu và kháng sinh đồ. Thông thường điều trị như sau:

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không biến chứng: có thể điều trị bằng uống amoxicillin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol khoảng 5 ngày.

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới có biến chứng và viêm thận-bể thận cấp không kèm theo sỏi tiết niệu: thường điều trị ngoại trú khoảng 14 ngày bằng trimethoprim- sulfamethoxazol, aminoglycosid hoặc cephalosporin thế hệ I.

Viêm thận bể thận cấp có biến chứng nhiễm khuẩn huyết cần điều trị tại bệnh viện.

Nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt sond bàng quang: cách tốt nhất là rút sond bàng quang và dùng kháng sinh với liệu trình ngắn. Chưa có phác đồ điều trị tối ưu cho những bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu mà không thể rút sond bàng quang.

5.2.2. Ngoại khoa (loại bỏ những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu)

Những bệnh nhân có kèm theo sỏi, u, dị dạng đường niệu cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát.

6. Câu hỏi lâm sàng

Câu 1

Nam 43 tuổi tới phòng khám do phù chân tăng dần trong vài tuần qua. Anh ta thấy mệt nhưng không kèm theo khó thở, khó thở khi nằm hay đau ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán HIV trong một lần tầm soát vào 5 năm trước. Trước đây anh ta từ chối điều trị nhưng hiện tại đang điều trị kháng virus và dự phòng bằng TMP-SMX sau khi nhập viện do viêm phổi Pneumocysitis 4 tháng trc. Anh ta không dùng thuốíc lá, rượu hay chất cấm. Thân nhiệt 36.7 độ C, huyết áp 140/86 mmHg, nhịp thở 16 lần/phút. Thăm khám thấy tim đều, phổi thô, bụng không chướng, gan lách không to, không có ban. Phù ấn lõm 2+ ở chi dưới hai bên. Cận lâm sàng thấy: Hemoglobin 12.5 g/dL, Bạch cầu 6.000/mm3, Tiểu cầu 190.000/mm3, Natri 135 mEq/L, Kali 5 mEq/L, BUN 28 mg/dL, Creatinine huyết thanh 2.4 mg/dL. Phân tích nước tiểu thấy protein niệu 3+ và không có bất thường nào khác. Creatinine huyết thanh thay đổi so với 4 tháng trước và số Tế bào CD4 đếm được một tháng trước là 220/mm3. Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra triệu chứng hiện tại của bệnh nhân này là?

  1. Bệnh thận do nhiễm virus BK.
  2. Bất thường chức năng ống thận do các tinh thể.
  3. Viêm thận kẽ do dùng thuốc.
  4. Bệnh thận liên quan tới HIV.
  5. Bệnh thận màng nguyên phát.

Đáp án đúng là D: Bệnh nhân có tiền sử HIV không điều trị trước đây hiện tại có phù, tổn thương thận cấp, protein niệu nhiều khả năng mắc bệnh thận liên quan tới HIV (HIV- associated nephropathy, HIVAN), bệnh được cho rằng gây ra bởi nhiễm khuẩn trực tiếp tại ống thận và tế bào cầu thận do virus HIV. Bệnh nhân mắc HIV tiến triển (TB CD4 giảm, tăng tải lượng virus) hoặc AIDS thường dễ mắc bệnh, dù cho HIVAN có thể xảy ra ở bệnh nhân với số lượng CD4 bth. Nó đặc biệt hay xảy ra ở bệnh nhân châu Phi hạ Sahara, có khả năng do sự xuất hiện của đột biến gen APOL1 được cho rằng có khả năng kháng lại trypanosomiasis nhưng lại có thể tăng nguy cơ HIVAN.

HIVAN có thể tiến triển nhanh và thường biểu hiện protein niệu cao và suy thận tiến triển nhanh. Phù, đái máu và Tăng huyết áp có thể xảy ra. Chẩn đoán được xác định bởi sinh thiết thận chỉ ra sự hẹp xơ hóa từng đoạn cầu thận, dưới kính hiển vi thường thấy hình ảnh xâm lấn tại lưới ống thận. Điều trị kháng virus (Antiretroviral therapy-ART) có thể giúp phục hồi chức năng thận và nên được bắt đầu ở bệnh nhân có HIVAN tiến triển mà chưa được điều trị; do đó, dù cho bệnh nhân này chức năng thận suy giảm sau khi bắt đầu điều trị ART nhưng nó ít khả năng là do ART. ACEIs được sử dụng ở bệnh nhân có protein niệu và Tăng huyết áp. Tiên lượng đối với HIVAN là xấu và nhiều bệnh nhân tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối dù đã được điều trị.

Đáp án A: Bệnh thận do nhiễm virus BK có thể gây suy thận tiến triển nhưng nó đặc trưng bởi viêm thận kẽ với đái máu, đái mủ và trụ BC, không có protein niệu. Nó thường xảy ra phổ biến hơn ở bệnh nhân được ghép thận.

Đáp án B: Suy giảm chức năng ống thận do tinh thể có thể xảy ra do dùng kháng sinh chứa TMP nhưng thường biểu hiện bằng đái máu, đái mủ và có tinh thể trong nước tiểu, đau hạ sườn có thể xảy ra nhưng thường không tăng nhiều protein niệu.

Đáp án C: Viêm thận kẽ thường xảy ra do dùng kháng sinh (TMP-SNZ) và một số thuốíc kháng virus (Indinavir) nhưng thường biểu hiện sốt, có ban, tăng bạch cầu trung tính và đái mủ kèm trụ Bạch cầu. Protein niệu đơn độc không thường được thấy.

Đáp án E: Bệnh thận màng nguyên phát gây hội chứng thận hư với protein niệu tuy nhiên nó thường gây bệnh thận mạn tiến triển chậm và đa số bẹnh nhân có Creatinine bình thường. Bệnh màng thận thứ phát thường xảy ra kèm với viêm gan C,B chứ không phải HIV.

Tổng kết: Bệnh thận do HIV được cho là do nhiễm khuẩn trực tiếp tại biểu mô thận bởi HIV và thường biểu hiện protein niệu cao, suy thận tiến triển nhanh và phù. Nó thường biểu hiện ở ng châu Phi với HIV tiến triển.

Câu 2

Nữ 62 tuổi tới phòng khám do tiểu nhiều và tiểu buốt, bệnh nhân không sốt,
không rét run, buồn nôn, đau lưng hay đau bụng. Tiền sử Đái tháo đường kéo dài và Tăng huyết áp sử dụng metforminlisinopril. Bệnh nhân không dùng thuốc là hay rượu. Huyết áp 149/100 mmHg, mạch 70 lần/phút, Hematocrit 43% và bạch cầu 8.500. Creatinine huyết thanh 1.1 mg/dL. Phân tích nước tiểu thấy Glucose -, Keton -, Nitrit +, Protein 2+, WBC 20-25/vi trường năng lượng cao, RBC 3-5/vi trường năng lượng cao. Bệnh nhân được dùng TMP-SNZ. 2 tuần sau, phân tích nước tiểu thấy protein 2+ nhưng không có nitrit, bạch cầu hoặc hồng cầu. Triệu chứng của cô sau đó được cải thiện. Creatinine huyết thanh làm lại là 1.1 mg/dL. Cái gì có nhiều khả năng nhất gây ra bất thường trên phân tích nước tiểu ở bệnh nhân này?

  1. Sự thâm nhiễm viêm cấp tính ở kẽ thận.
  2. Xơ hóa làm hẹp động mạch thận.
  3. Thay đổi màng đáy cầu thận.
  4. Sự lắng đọng tinh thể không tan ở trong lòng ống.
  5. Nước tiểu đi ngược dòng vào bể thận.

Đáp án đúng là C: Các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân bao gồm tiểu khó, tiểu nhiều kèm các bất thường khi phân tích nước tiểu (đái máu, Bạch cầu và nitrit dương tính) gợi ý nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên, sau điều trị và giải quyết các triệu chứng tiết niệu thì bệnh nhân vẫn tiếp tục có protein niệu, trên nền bệnh nhân có đái tháo đường kéo dài và Tăng huyết áp kiểm soát kém, protein niệu kéo dài gợi ý bệnh thận đái tháo đường (diabetic nephropathy -DN).

Các sản phẩm chuyển hóa (các sản phẩm cuối của glucose, các chất oxy hóa) liên quan tới đái tháo đường dẫn tối các thay đổi không hồi phục của DN, ban đầu ảnh hưởng tới màng đáy cầu thận và các tổ chức xung quanh. Chúng bao gồm:

  • Tăng mức lọc cầu thận.
  • Tăng xơ hóa và dày màng đáy cầu thận.
  • Xơ hóa mô kẽ, dày màng cuộn mao mạch và hình thành các nốt (Tổn thương Kimmelstiel-Wilson).

Bất thường chính trên lâm sàng trong DN là tăng sự đào thải albumin trong thời gian dài được biết tới là sự tăng “vừa” albumin niệu (tỷ lệ Albumin/Creatinine niệu khoảng 30-300 mg/g). Do đó, tầm soát thông qua tỷ lệ Albumin/Creatinine niệu nên được tiến hành ít nhất là hàng năm, bắt đầu từ khi chẩn đoán (Type 2) và sau 5 năm (type 1). Điều chỉnh
các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn, luyện tập, sử dụng thuốc lá, sự kiểm soát đường huyết (A1c <7.0%) và quản lý điều trị tăng lipid máu, tăng huyết áp (ACEIs) cũng giúp làm chậm sự tiến triển của DN.

Đáp án A: Viêm thận kẽ cấp tính (AIN) có thể gây ra do kháng sinh (Methicillin), nhiễm khuẩn (Legionella) hoặc các bệnh hệ thống (Sarcoidosis). TMP_ZNS có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh tuy nhiên bệnh nhân này không có các dấu hiệu đặc trưng như tăng Creatinine cấp, đái mủ và trụ bạch cầu trong nước tiểu.

Đáp án B: Xơ hóa mạch máu có thể dẫn tới hẹp đm thận, nguyên nhân chính gây Tăng huyết áp thứ phát ở ng trưởng thành. Tăng huyết áp kiểm soát kém là một tiêu chuẩn của tình trạng này tuy nhiên Protein niệu kéo dài thì không phải triệu chứng thường gặp.

Đán án D: Kháng sinh sulfamide có thể dẫn tới lắng đọng tinh thể không hòa tan tại ống thận và gây hẹp, tổn thương thận cấp. Các nguyên nhân khác bao gồm acyclovir, quá liều vitamin C, methrotrexate. Tuy nhiên, hẹp do tinh thể không gây nên Protein niệu kéo dài và hơn nựa sẽ thấy Creatinine tăng cấp tính hoặc tinh thể trong nước tiểu.

Đáp án E: Ở người trưởng thành, trào ngược niệu quản bàng quang đi kèm với bất thường thần kinh tại bàng quang và thường gây UTI. Đái tháo đường kéo dài có thể gây bất thường hệ thần kinh tự chủ tại bàng quang nhưng bệnh nhân này không có triệu chứng tiểu tiện không tự chủ và protein niệu nên ít khả năng.

Tổng kết: Bệnh thận do đái thường đặc trưng bởi tăng sức lọc cầu thận, dày màng đáy và nốt ở cuộn mao mạch, tăng Protein niệu kéo dài ở bệnh nhân ĐTĐ lâu năm và kiểm soát huyết áp kém nên được đặt nghi ngờ với chẩn đoán này.

Câu 3

Nữ 34 tuổi có hoạt động tình dục tới phòng khám do tiểu nhiều và khó tiểu hai ngày qua. Cô ta có hai đợt mắc triệu chứng như thế trước đây, mỗi lần đều điều trị bằng kháng sinh đường uốíng. Thăm khám thấy ấn đau trên xương mu và phân tích nước tiểu có Nitrite (+), bạch cầu esterase (+), nhiều bạch cầu và một lượng vừa vi khuẩn trong nước tiểu. Nguyên nhân phổ biến nhất mà gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở nữ so với nam giới là?

  1. Ở nữ khoảng cách từ lỗ đái tới hậu môn ngắn
  2. Việc thường xuyên sử dụng thuốc diệt tinh trùng và màng ngăn ở nữ giới
  3. Đường niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn
  4. Lượng nước tiểu cặn sau đái ở phụ nữ nhiều hơn
  5. Sự dao động (fluctutaion) hormone ở nữ giới.

Đáp án đúng là C: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn nam và một nửa phụ nữ trưởng thành mắc nhiễm khuẩn niệu (urinary tract infection-UTI) một lần trong đời. Mức độ mắc cao UTI ở phụ nữ là do độ ngắn của đường niệu đạo. Sau khi vùng quanh niệu đạo bị xâm nhập bởi các vi khuẩn chí (flora) tại hậu môn thì chúng sẽ đi tới bàng quang và gây nhiễm khuẩn. Điều này được tạo điều kiện bởi niệu đạo ngắn ở phụ nữ. Các yếu tố khác gây UTI ở phụ nữ bao gồm sự thay đổi của các vi khuẩn chí tại âm đạo do dùng kháng sinh, quan hệ tình dục, sử dụng chất diệt tinh trùng hoặc màng ngăn, tiền sử gia đình mắc UTI.

Nam giới, ít mắc UTI hơn bởi họ có đường niệu đạo dài hơn. Họ cũng có môi trường quanh niệu đạo khô hơn và có các chất kháng vi khuẩn trong dịch tuyến tiền liệt giúp chống lại vi khuẩn.

Đáp án A Khoảng cách ngắn hơn giữa hậu môn với niệu đạo ở nữ giới có liên quan tới tỉ lệ mắc UTI cao hơn ở phần đông phụ nữ nhưng không phải lí do chính gây ra sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai giới.

Đáp án B Sử dụng các thuốc diệt tinh trùng và màng ngăn là các yếu tố nguy cơ mắc UTIs ở phụ nữ. Tuy nhiên chiều dài niệu đạo ngắn hơn ở phụ nữ mới là cái chịu trách nhiệm cho tỷ lệ mắc UTI cao hơn so với nam giới

Đáp án D Tăng thể tích nước tiểu sau đái không liên quan tới việc tỷ lệ mắc UTI ở nữ cao hơn nam giới.

Đáp án E Sự thay đổi về hormone ở phụ nữ không liên quan tới sự tăng tỷ lệ mắc UTIs ở nam giới.

Tổng kết: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở nữ cao hơn nam là do đường niệu đạo ngắn hơn. Các nguyên nhân khác bao gồm quan hệ tình dục, sử dụng kháng sinh thường xuyên, sử dụng chất diệt tinh trùng hay màng ngăn và khoảng cách ngắn từ hậu môn tới niệu đạo.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here