Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc 3BTP tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: 3BTP là thuốc gì? Thuốc 3BTP có tác dụng gì? Thuốc 3BTP giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
3BTP là thuốc gì?
3BTP là thuốc bổ sung tổng hợp các vitamin nhóm B cho cơ thể đặc biệt trong trường hợp thiếu vitamin nhóm B.
Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – VIỆT NAM, với dạng bào chế viên nén phân tán
Thuốc gồm các thành phần chính với hàm lượng như sau:
Vitamin B1 hàm lượng 100mg
Vitamin B6 hàm lượng 200mg
Vitamin B12 hàm lượng 200mg
Cùng với tá dược gồm các thành phần Lactose, copovidon, colloidal, anhydrous silica, sucralose, vanillin, erythrosine, crospovidon, glyceryl behenate vừa đủ 1 viên.
3BTP giá bao nhiêu? Mua ở đâu
3BTP hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
3BTP được cung cấp bởi nhà thuốc Ngọc Anh chúng tôi với giá 125.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Vitamin B1-HD do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG sản xuất.
Thuốc Vitamin B1 Mekophar 250mg do Công ty Mekophar (Việt Nam) sản xuất.
Thuốc Vitamin B1-B6-B12 do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TÊ HÀI DƯƠNG sản xuất.
Tác dụng của thuốc 3BTP
Thuốc bổ sung cho cơ thể 3 loại vitamin B1,B6,B12 , đây là các vitamin cần thiết cho các hoạt động chức năng sinh lí bình thương của cơ thể, trong đó:
Vitamin B1 khi vào cơ thể được biến đổi thành dạng có hoạt tính à Thiamin pyrophosphate, chính sản phẩm này đóng vai trò là coenzyme trong chuyển hóa đường ở con đường đường phân. Khi thiếu vitamin B1 sẽ gây ra các rối loạn như bệnh beriberi (bệnh tê phù), viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác chi như tê hay có cảm giác kim châm, giảm trương lực cơ hoặc tê bại cơ , rối loạn nhân cách, trầm cảm, giảm sút trí nhớ, giảm khả năng hoạt động trí não,…
Vitamin B6 là 1 coenzym đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất trong cơ thể bao gồm glucid, protid và lipid,ngoài ra còn tham gia vào quá trình tạo hemoglobin để tạo ra các tế bào máu (hồng cầu), biến đổi glycogen thành glucose trong trường hợp phân giải glycogen khi nồng độ đường huyết giảm. Khi thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, môi khô, da khô, rụng tóc, thiếu máu, viêm dây thần kinh,…
Vitamin B12 là một coenzyme quan trọng tham gia quá trình tạo hồng cầu cho máu. Khi thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu yếu tố cần thiết trong quá trình tạo máu, tế bào hồng cầu không được hình thành hoặc hình thành với sự sai khác về đặc điểm so với hồng cầu bình thường như hình dạng thay đổi (thường to hơn bình thường), kém bền dễ vỡ, đời sống hồng cầu ngắn, giảm khả năng vận chuyển oxy,…
Trong chế độ ăn hàng ngày hay do thói quen ăn uống,…thường sẽ không cung cấp đủ các chất trong chế độ dinh dưỡng, thường gặp là các vitamin gây ra các rối loạn chức năng sinh lí, do đó thuốc 3BTP có tác dụng bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể để phòng ngừa và điều trị một số bệnh do thiếu vitamin gây ra.
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng bổ sung vitamin B1,B6,B2 cho cơ thể, thuốc được chỉ định trong các trường hợp thiếu vitamin này trong chế độ ăn uống, những người thiếu máu, viêm dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh ngoại vi, bệnh beriberi , đau đầu, trẻ em chậm lớn ,còi xương,suy dinh dưỡng, bệnh zona, người già, hồi phục và duy trì sức khỏe sau hồi phục vấn đề sức khỏe.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: với dạng bao chế viên nén phân tán, thuốc được dùng chủ yếu theo đường uống với nước trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng: thay đổi tùy theo đối tượng dùng thuốc
Người lớn: uống 1 viên một lần, mỗi ngày uống 2 lần
Trẻ em: uống 1 viên một lần, mỗi ngày uống 1 lần
Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ
Tác dụng phụ của thuốc 3BTP
Vitamin B1 : Có thể xảy ra phản ứng dị ứng, mẩn ngứa, ban đỏ da, cảm giác đau ngứa, nổi mề đay, suy hô hấp, phù phổi, cảm giác kim châm, giãn mạch, hạ huyết áp, trụy mạch, tử vong.
Vitamin B6 : dùng kéo dài có thể làm nặng thêm các triệu chứng thần kinh
Vitamin B12: ít gặp phản ứng dị ứng
Trên đây là 1 số các tác dụng phụ điển hình,do thuốc là các vitamin nên rất ít tác dụng phụ, trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ để nhận diện và đề phòng . Khi gặp phải bất kì tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với những bệnh nhân có khối u ác tính do thuốc làm tăng nhanh sự phát triển của tế bào
Đối với những người có tiền sử dị ứng với vitamin B12
Đối với những người có cơ địa dị ứng như bệnh nhân hen phế quản, bệnh nhân eczema
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc 3BTP
Chú ý: đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng, không tự ý thay đổi liều và chế độ dùng thuốc
Thận trọng:
Đối với những người đã phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày vì vitamin B12 muốn được hấp thu cần có yếu tố nội được sản sinh và bài tiết ra từ tế bào viền ở dạ dày
Khi dùng vitamin B1 liều 200mg 1 ngày trong thời gian kéo dài có thể gây ra những rối loạn về thần kinh
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ gây tình trạng lệ thuộc thuốc ở con sinh ra hoặc ức chế tác dụng của prolactin ngăn chặn tiết sữa cho con bú. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Sau đây là 1 số tương tác thường gặp:
Không phối hợp với levodopa do làm giảm hiệu quả của levodopa
Không phối hợp với phenytoin, Phenobarbital do 3BTP làm giảm nồng độ của các thuốc này trong máu
Khi dùng một số thuốc có thể cần dùng thêm vitamin B6 như: các thuốc tránh thai đường uống, isoniazid, hydralazin,…
Trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn hợp lí.
Không dùng thuốc với rượu hay các đồ uống có cồn do có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc dẫn đến giảm tác dụng của thuốc trong cơ thể
Trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ về những tương tác thuốc có thể gặp để xây dựng chế độ dùng thuốc hợp lí.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc 3BTP
Quá liều: ít gặp vì đây là các vitamin. Quá liều ít gây ra những biểu hiện cấp tính trừ phản ứng dị ứng,ban đỏ da, nổi mề đay,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .