Zona thần kinh: Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.com – Zona thần kinh là bệnh không quá gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại biến chứng. Để hiểu thêm về bệnh zona thần kinh và cách điều trị hiệu quả, mời bạn cùng nhà thuốc Ngọc Anh theo dõi bài viết dưới đây.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh Zona thần kinh  còn có tên gọi khác trong dân gian là Giời Leo. Bệnh được hình thành do sự tái hoạt động của virus Herpes-Zoster (VZV hoặc Varicella-Zoster). Nếu lúc còn nhỏ bị nhiễm loại virus này và sau khi khỏi bệnh virus vẫn chưa được tiêu diệt hết mà tồn tại ở hạch thần kinh và tế bào thần kinh dưới dạng không hoạt động. Virus sẽ tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy nhược cơ thể, tinh thần chấn động, hệ miễn dịch suy yếu.

Virus VZV sau khi nhân lên sẽ lan truyền theo dây thần kinh rồi tại khu vực dây thần kinh đó sẽ bộc phát gây đau đớn, rộp đỏ. Bệnh có thể khỏi sau 2 đến 3 tuần nhưng có thể tái phát lại đối với người từng bị nhiễm VZV.

Tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh tăng lên theo độ tuổi . Xử lý bằng vi-rút dung lượng dữ liệu (được khuyến cáo ở những người có hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng, người bị suy giảm miễn dịch, những người ≥50 tuổi và những người bị đau dữ dội hoặc phát nghiêm trọng ) và thuốc giảm đau.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý zona thần kinh là virus VZV có tên khoa học là “herpes zoster”. Virus VZV chọn cách trú ngụ tại hạch gốc của hệ thống thần kinh ngoại biên không hoạt động. Nếu gặp điều kiện thích hợp thì virus này sẽ được kích thích hoạt động trở lại và di chuyển đến dây thần kinh gây nhiễm trùng.

Virus tạo ra sự ẩn chứa trong dây thần kinh trong kỳ thi thủy đậu và khi được kích hoạt trở lại, sẽ chuyển dọc theo các sợi dây thần kinh cảm giác để gây ra bệnh zona (herpes zoster [HZ]) . Có hơn 1 triệu trường hợp hiễm HZ với công thức tỉ lệ ước tính là 30%. HZ tỷ lệ mắc lỗi, nguyên nhân gây bệnh, tăng tuổi và đạt khoảng 10 trường hợp trên 1.000 bệnh nhân ở độ tuổi 80. Miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI) được biết là suy giảm theo tuổi như một CMI miễn dịch và giảm bớt phần có liên quan với VZV kích hoạt lại.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác có thể kích thích virus VZV hoạt động trở lại như:

  • Chấn thương hay thần kinh bị căng thẳng.
  • Bị nhiễm HIV.
  • Sức đề kháng yếu, cao tuổi.
  • Điều trị bệnh bằng các hoạt chất gây ức chế miễn dịch.
  • BỊ bệnh ung thư và điều trị ung thư.

Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng:

  • Khi bị zona thần kinh triệu chứng xuất hiện đầu tiên là tăng cảm giác da như: bỏng, ngứa, căng, đau sâu, nhức dai dẳng, đau nhói.
  • Sau 1 đến 3 ngày bị đau bạn sẽ thấy các dải ban nổi lên, phồng, tấy đỏ ngay ở vị trí đau ban đầu và tụ mủ. Sau 10 đến 12 ngày nó đóng vảy.
  • Dải ban sẽ biến mất sau 2 đến 3 tuần và có thể để lại sẹo.

Trường hợp cần đến gặp bác sĩ

Nếu bạn bị 1 dải ban dài và đau và nghi ngờ đó là bị zona thần kinh hoặc đã biết bị zona thần kinh mà cơ thể đang mắc bệnh làm suy giảm miễn dịch cơ thể thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời tránh bị biến chứng.

Nếu zona xuất hiện ở gần mắt và mũi thì bạn nên đi khám ngày để tránh làm tổn thương trực tiếp tới mắt và mũi.

Trường hợp cần đi cấp cứu

  • Khi bị Zona thần kinh kèm với mệt mỏi và sốt cao.
  • Vết phồng do zona bị lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể.

Lâm sàng và cận lâm sàng

Để chuẩn đoán bạn bị nhiễm Herpes Zoster nếu xuất hiện vết phồng nổi thành một dải ở một bên cơ thể. Cũng có trường hợp bệnh nhân không bị nổi ban mà chỉ đau theo một dải.

  • Có thể làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh zona thần kinh nhưng không phải trường hợp nào cũng làm xét nghiệm.
  • Sử dụng phương pháp phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng do sự xuất hiện của các phương pháp hiện đại khác.
  • Test kháng thể đặc biệt hoặc cấy virus: với phương pháp này sẽ có kết quả sau khoảng 1 giờ và có thể phân biệt được virus HSV và VZV.
triệu chứng, giai đoạn zona

Các giai đoạn thần kinh Zona

Thần kinh Zona trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm riêng và dễ nhận biết.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh khá quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Zona thần kinh. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất bạn nên phát hiện và điều trị sớm đặc biệt trong 72 giờ đầu.

Nhưng đây là giai đoạn khó để phát hiện nhất do triệu chứng của giai đoạn ủ bệnh có cảm giác nóng ran, đau âm ỉ không rõ nguyên nhân.

Giai đoạn bùng phát bệnh

Giai đoạn bùng phát bệnh xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh chỉ vài ngày. Ở giai đoạn này các biểu hiện rõ rệt hơn và dễ nhật biết với một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Nốt phát ban xuất hiện rải rác tại một số vùng da.
  • Trên vùng da bị phát ban có xuất hiện mụn nước.
  • Tùy vào loại vị trí rễ thần kinh mà virus tấn công và phù thuộc vào tình trạng bệnh thì các triệu chứng zona sẽ xuất hiện ở những vùng da khác nhau như thân, mặt,…
  • Tình trạng của mụn sẽ dần thay đổi, dịch bên trong bị biến đổi từ nước trong sang đục và có thể có mủ.
  • Khi người bệnh bị Zona thần kinh cơ thể thường mệt mỏi và đau nhức.

Mụn nước ở trên vùng da bị Zona sẽ phát triển đến một mức độ nhất định rồi vỡ ra và bắt đầu đóng vảy. Nếu không cẩn thận mụn nước vỡ ra dịch tiết sẽ chảy ra và lan sang những vị trí khác. Vì vậy, điều trị bệnh Zona thần kinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, vị trí bị bệnh, các biện pháp điều trị có phù hợp và có đúng cách, kịp thời không,…

Nếu điều trị sớm từ những ngày xuất hiện dấu hiệu bệnh Zona thần kinh đầu tiên thì thời gian điều trị bệnh khoảng 2 tuần. Nếu trường bệnh nặng hơn thì thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài hơn. Nhưng thông thường thời gian điều trị bệnh zona thần kinh khoảng 2 đến 4 tuần.

Giai đoạn sau Zona

Có một số trường hợp sau Zona là giai đoạn đau dây thần kinh. Trong bệnh Zona thần kinh thì đây là trường hợp nguy hiểm và sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Những dấu hiệu nhiễm khuẩn bùng phát.
  • Mụn nước bị vỡ và lan rộng ra các vị trí khác ảnh hưởng tới da.
  • Có dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do bệnh Zona thần kinh sẽ gây ra những tổn thương không mong muốn tới các cơ quan khác.

Những người bị Zona thần kinh chuyển sang giai đoạn sau Zona thì hệ thống miễn dịch của cơ thể lúc này đang bị suy yếu. Vì vây, ở trương hợp này cần điều trị sớm để tránh được những hậu quả xấu nhất xảy ra.

Giai đoạn tự lành bệnh

Nếu trường hợp bị zona thần kinh mà không có biến chứng thì sẽ không có giai đoạn sau zona và có thể tự chuyển sang giai đoạn tự lành bệnh. Sau khoảng 2 đến 4 tuần mụn nước tại vị trí bị zona sẽ dần xẹp và khô, bong ra và để vết thâm trên da.

Bệnh Zona thần kinh có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của bệnh nhân, các biến chứng và vị trí bị bệnh. Nhưng hầu hết bệnh nhân bị Zona thần kinh sẽ có những triệu chứng giảm dần trong vòng 4 tuần. Nhưng vẫn có những trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm gây ra các bệnh lý khác nhau gây mất thính lực, thị lực làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh xuất hiện các triệu chứng tiến triển nhanh gây đau, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không kiểm soát được bệnh thì các triệu chứng này sẽ chuyển biến nặng gây các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện bị bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị kịp thời để giảm sưng phù và đau nhức tại các vị trí như tai, mắt,…

Nếu phát hiện bệnh thì bạn nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm nhanh chóng. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh và vị trí gây bệnh. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nên không được chủ quan do có thể gây biến chứng nặng như điếc, mù lòa.

Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Bệnh Zona thần kinh có lây không?

Bệnh Zona thần kinh không thể truyền trực tiếp giữa người với người. Nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mụn nước thì sẽ có khả năng nhiễm virus VZV. Nếu trước đây bạn chưa được tiêm vaccine thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu thì sẽ có nguy cơ bị bệnh thủy đậu. Và sau khi khỏi bệnh thủy đậu thì có thể bị bệnh Zona thần kinh.

Bệnh Zona thần kinh thuộc loại bệnh truyền nhiễm có thể lây lan với những thành viên trong gia đình, sinh hoạt chung với người mắc bệnh đặc biệt là vào mùa mưa, mùa hè. Bệnh có thể lây lan sang người khác và có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần.

Những người đã được tiêm phòng Zona thần kinh nhưng vân có khả năng mắc bệnh nếu hệ miễn dịch không bền vững do thường xuyên tiếp xúc, sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt với người bệnh. Bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm khi mụn nước zona đã khô, tróc vảy.

Cách điều trị bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh có các triệu chứng chuyển biến nhanh chóng nên bạn cần có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thuốc trị Zona thần kinh

Để tình trạng bệnh nhanh chóng tuyên giảm và tránh lây lan sang vị trí khác bạn nên sử dụng thuốc để điều trị Zona thần kinh. Thuốc điều trị Zona thần kinh có cả dạng uống và dạng bôi.

Thuốc bôi kháng khuẩn và sát trùng:

  • Bệnh zona thần kinh do virus gây ra nên cần phải dùng thuốc để tránh nhiễm khuẩn, ngăn chặn bệnh lây lan.
  • Hồ nước: Là loại thuốc bôi được bào chế dưới dạng dung dịch có tác dụng giảm sưng viêm, giảm cảm giác đau, kháng khuẩn.
  • Acyclovir Cream: Acyclovir là hoạt chất chính trong thuốc với tác dụng chống virus. Thuốc còn có tác dụng ngăn chặn quá trình nhân đôi của virus. Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi ở thời điểm khi mới phát bệnh.
  • Thuốc xanh Methylen 1%: với tác dụng kháng khuẩn nhẹ nên thuốc có thể bôi trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. Nên cần thận nếu sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Cách điều trị bệnh zona

Thuốc mỡ kháng sinh trị Zona thần kinh:

  • Loại thuốc mỡ kháng sinh này có tác dụng ức chế vi khuẩn và cải thiện tình trạng của da. Để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn bạn có thể kết hợp thuốc chống virus và thuốc mỡ kháng sinh.
  • Thuốc mỡ Bactroban: Mupirocin là thành phần chính của thuốc, nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh da liễu và đặc biệt là bệnh Zona thần kinh.
  • Thuốc mỡ Foda: Acid fusidic là thành phần chính của thuốc, nhạy cảm với các vi khuẩn gram dương.

Thuốc điều trị Zona thần kinh gây tê tại chỗ:

  • Loại thuốc gây tê tại chỗ này chỉ được dùng ở vị trí da đã liền sẹo.
  • Thuốc Lidocain gel: có tác dụng giảm cảm giác khó chịu, đau, ngứa.
  • Thuốc Capsaicin cream: có tác dụng chống viêm và giảm đau.

Lá cây chữa zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh có tên gọi khác trong đông y như chứng xuyên sang, chứng hỏa đái sang, tri thù sang,… Có nhiều cách để điều trị bệnh Zona thần kinh trong đông y như đắp thuốc, châm cứu,… Nhưng trong số đó, sử dụng lá cây để điều trị bệnh Zona thần kinh là hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện nhất, an toàn. Có một số loại cây có thể sử dụng để điều trị Zona như: lá sung, cây rau sam, lá mơ lông, cây rau dừa nước, lá cây xấu hổ.

Sử dụng lá sung để điều trị bệnh Zona thần kinh:

  • Ngoài công dụng để là lá thơm trong bữa ăn hàng ngày, lá sung còn được biết đến với công dụng tiêu thũng, lợi tiểu, tiêu đờm, bổ máu và sát trùng. Vì vậy, lá sung có thẻ giúp làm bong các nốt mụn nước của bệnh zona gây ra.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cắt nhỏ lá sung rồi thêm một ít giấm đắp vào vị trí da bị bệnh. Nếu thuốc khô lại thì tiếp tục đắp đợt tiếp theo. bạn sẽ thấy mụn nước Zona không dần và giảm các triệu chứng chỉ sau 1 đến 2 ngày sử dụng cách này.

Sử dụng cây rau dừa nước để điều trị bệnh Zona thần kinh:

  • Rau dừa nước có tính hàn, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng và hay được sử dụng để điều trị mụn nhọt, ban sởi, lở ngứa…
  • Cách thực hiện: rửa sạch rau dừa nước rồi giã nát lấy nước cốt. Sau đó trộn với bột gạo nếp rồi đắp vào vị trí da bị Zona thần kinh.

Sử dụng lá mơ lông để điều trị Zona thần kinh:

  • Lá mơ lông có khả năng tiêu thực, hoạt huyết, trừ phong, giải độc,…
  • Cách thực hiện: rửa sạch lá mơ lông, giã nát và đắp vào vùng da bị bệnh. Để đạt hiệu quả cao bạn nên đắp từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng lá mơ lông để điều trị Zona thần kinh

Biến chứng và cách chữa zona thần kinh biến chứng

Biến chứng của bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh nhân biết qua biểu hiện như mụn nước chứa dịch, nổi mẩn đỏ, phát ban trên mặt và gây ngứa. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: mệt mỏi cơ thể, ớn lạnh, nhức đầu, sốt, yếu cơ, da nhạy cảm,… Sau khoảng 4 tuần bệnh Zona thần kinh có thể biến mất. Nhưng nếu bệnh Zona thần kinh không được điều trị sớm và trở nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những biến chứng của bệnh Zona thần kinh thường gặp là:

Suy giảm thị lực và có thể mất thị lực

Theo thống kê cho thấy có khoảng 10% đến 15% trường hợp bị bệnh Zona thần kinh biến chứng gây suy giảm thị lực, mất thị lực. Dây thần kinh mắt có độ nhạy cảm cao nên khi virus tấn công thì khả năng gây biến chứng cao. Vì vậy, giác mạc và mắt có thể tổn thương nặng.

Khi gặp biến chứng mắt của bệnh Zona thần kinh sẽ phải đối mặt với các tình trạng đỏ mắt trong thời gian dài, viêm mắt, ảnh hưởng tới vùng da xung quanh. Bệnh nhân cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi thường xuyên để tránh tổn thương nặng hơn.

Đau dây thần kinh

Theo thống kê có khoảng 5% đến 20% gặp biến chứng đau dây thần kinh do bệnh Zona thần kinh. Có những trường hợp sau khi khỏi viêm rộp, phát ban trên da nhưng vẫn còn cảm giác đau đớn với mức độ từ trung bình đến nặng và kéo dài là do vẫn còn tình trạng viêm mặc dù virus tấn công dây thần kinh đã được khắc phục. Thời gian viêm kéo dài sẽ làm cho hiện tượng truyền dẫn bất thường xung quanh thần kinh và các cơn đau thường xuyên xuất hiện hơn và kèm theo cảm giác nhức ran khó chịu, cơn tê ngứa.

Tùy thuộc vào cơ địa của từng người thì tình trạng đau dây thần kinh sẽ kéo dài vài tháng cũng có thể kéo dài vài năm. Biến chứng bệnh Zona thần kinh này ảnh hưởng tới tính lực, rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh nếu không điều trị sớm.

Hội chứng Ramsay Hunt

Khi người mắc bệnh zona thần kinh mà bị bại liệt dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra hội chứng Ramsay Hunt. Biểu hiện của hội chứng này là phát ban ở tai, nổi mụn nước, tê liệt mặt, miệng gây đau tai, mất thính giác.

Hội chứng Ramsay Hunt là biến chứng của bệnh Zona thần kinh gây viêm đau dây thần kinh. Đây là hội chứng nghiêm trọng nên phải có cách ddieuf trị thích hợp và hiệu quả để trị những tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan.

Biến chứng khác do bệnh zona thần kinh

Ngoài các biến chứng trên, zona có thể xâm nhập và gây các tác động tiêu cực đến các bộ phận khác gây biến chứng nghiêm trọng như tình trạng viêm gan, viêm phổi, viêm màng não,.. Đây là biến chứng cấp tính nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Biến chứng của bệnh Zona thần kinh dễ kiểm soát, ít khi gặp và có thể tự khỏi nhưng không được chủ quan do nếu không được điều trị đúng cách thì tình trạng viêm sẽ diễn biến nặng gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng Ramsay Hunt

Cách điều trị biến chứng bệnh Zona thần kinh

Hiện nay, bệnh Zona thần kinh chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Virus gây ra bệnh Zona thần kinh cư trú ở gốc thần kinh chờ điều thiện thuận lợi để quay trở lại gây bệnh. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu sẽ khả năng ngăn chặn lại virus kém hơn.

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ và tình trạng biến chứng của bệnh Zona thần kinh. nhưng hầu hết bác sĩ thường dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc thường dùng để điều trị biến chứng của bệnh Zona thần kinh như:

  • Thuốc giảm đau: Khi bị zona thần kinh sẽ gây cảm giác khó chịu và nếu gặp phải các biến chứng sẽ phải gặp các cơn đau kéo dài. Vì vậy, thuốc giảm đau được lựa chọn để điều trị các triệu chứng. Ở người lớn tuổi sẽ có biến chứng nặng, tổn thương thần kinh lớn và thời gian biến chứng kéo dài hơn trẻ nhỏ. Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen, naproxen, ibuprofen trong trường hợp này sẽ làm dịu các biến chứng tạm thời cho người bệnh.
  • Thuốc kháng virus: Có tác dụng ức chế sự phát triển của zona thần kinh và kiểm soát được biến chứng của bệnh gây ra. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn cả bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Khi bệnh nhân có hiện tượng bị nhiễm khuẩn sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để tránh bội nhiễm. Chỉ khi bác sĩ chỉ định mới được sử dụng loại thuốc kháng sinh này. Nếu không bị nhiễm khuẩn thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc này không có tác dụng với virus gây bệnh zona thần kinh.
  • Thuốc bôi capsaicin: Đây là loại thuốc được bôi trực tiếp vào vị trí da bị bệnh zona để giảm đau và sẽ làm lành nhanh vết thương. Khi sử dụng thuốc này bệnh nhân cần cẩn thận tránh bôi vào khu vực quanh mặt.
  • Thuốc chống động kinh, co giật: Sử dụng cho những bệnh nhân bị biến chứng đau dây thần kinh sau zona.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Có thể dùng để giảm đau nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nên nếu trường hợp nào thực sự cần thiết mới nên dùng.
  • Thuốc gây tê: Có nhiều dạng như bột, miếng dán, dung dịch, có tác dụng giảm đau tại chỗ nhanh nhưng nếu sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Điều trị biến chứng bệnh zona thần kinh bằng thuốc tân dược có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị các biến chứng tại nhà như sử dụng nha đam, mật ong

Bị Zona thần kinh kiêng gì?

Bạn nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng chính là biện pháp để chữa zona thần kinh. Theo các chuyên gia thì bạn nên ăn kiêng những thực phẩm sau để quá trình điều trị bệnh rút ngắn thời gian:

  • Thực phẩm nhiều chất béo: do lipid làm chậm quá trình chuyển hóa tái tạo tế bào nên sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm lành vết thương.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: làm ngăn cản quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể.
  • Ngũ cốc tinh chế: chứa nhiều tinh bột làm tăng lượng đường và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thực phẩm có chứa axit amin arginine: do đây là nguyên nhân khiến cho virus quay trở lại gây bệnh zona thần kinh và khiến cho bệnh lây lan rộng hơn ra các vị trí khác trên cơ thể.
  • Thực phẩm chứa Gelatin: đây cũng là một thực phẩm khiến virus VZV hoạt động mạnh hơn. Chất này thường có mặt ở sữa chua, thạch, chân giò.
  • Đồ uống có cồn: làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến các yếu tố gây bệnh dễ xâm nhập và phát triển mạnh. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn gây tác động không tốt với gan nên quá trình đào thải độc tố bị ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương bị kéo dài hơn.

Biện pháp phòng ngừa Zona thần kinh

Để tránh bị mắc bệnh Zona thần kinh bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. tránh dính nước bẩn, bụi bẩn vào vùng da bị mụn nước, phát ban, tránh nhiễm trùng. Nếu da sạch sẽ thông thống sẽ ngăn chặn được quá trình hình thành bệnh của virus VZV.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau, hoa quả để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt để chống lại virus.
  • Vệ sinh môi trường sống, các dụng cụ sử dụng cần đảm bảo sạch sẽ.
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và không khí bụi bẩn bạn nên có các để bảo vệ da khỏi các tác nhân đó như ử dụng kem chống nắng, quần áo che chắn.
  • Có lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

Hy vong bài viết trên đây của nhà thuốc Ngọc Anh về Zona thần kinh sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc.

Xem thêm:

Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị

Tăng nhãn áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Câu hỏi lâm sàng

Bệnh nhân nữ 68 tuổi đi khám vì đau ngực bên phải dai dẳng. Bệnh nhân bị đau rát ở ngực phải và lưng trong vài tháng qua. Bà ấy không bị ho, khó thở hoặc chấn thương kèm theo nhưng bị phát ban thoáng qua ở cùng một vùng trước khi xuất hiện các triệu chứng. Tiền căn ghi nhận bệnh ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị, cũng như tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2. Nhiệt độ là 37,1 C (98,8 F), huyết áp là 130/80 mmHg và mạch là 82/min. Khám ngực không thấy phát ban da, nhưng có một vùng tăng cảm giác phân bố giống như một dải băng ở bên phải. Nghe phổi ghi nhận thì thở ra kéo dài không có khò khè. Tiếng tim bình thường. Khám lưng không thấy dị dạng hoặc ấn đau khu trú. Bước tiếp theo nào sau đây là tốt nhất trong điều trị bệnh nhân này?

  1. Gabapentin therapy
  2. Glucocorticoid therapy
  3. MRI of the thoracic spine
  4. Plain chest radiograph
  5. Valacyclovirtherapy

Đáp án: A. Gabapentin therapy.

Bệnh nhân này bị phát ban tự giới hạn (có thể là bệnh herpes zoster) và hiện vẫn tiếp tục đau rát và tăng cảm giác ở vùng phát ban, gợi ý chứng đau dây thần kinh sau zona (PHN – postherpetic neuralgia). Zona cấp tính (giời leo – shingles) là do sự tái hoạt động của virus varicella zoster (VZV) và gây ra cơn đau thoáng qua do viêm xuất huyết dây thần kinh cảm giác. Khi sự nhân lên của virus giảm đi, các tổn thương trên da sẽ hết và cơn đau thường giảm dần; tuy nhiên, cơn đau kéo dài > 4 tháng cho thấy PHN.

PHN xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân mắc bệnh zona, nhất là ở những người lớn tuổi, khởi đầu bằng cơn đau dữ dội hoặc phát ban nghiêm trọng. Cơn đau có thể liên tục hoặc không liên tục và thường liên quan đến loạn cảm đau – allodynia (đau gây ra bởi các kích thích không gây đau [ví dụ: chạm nhẹ]). Khám thực thể thường ghi nhận những bất thường về cảm giác (ví dụ, mất cảm giác, tăng cảm giác) ở vùng da bị ảnh hưởng.

PHN thường cải thiện theo thời gian, nhưng để hết đau thì sẽ mất nhiều năm và mức độ nặng của cơn đau thường cần được điều trị bằng thuốc. Thuốc chống co giật (chủ yếu là gabapentin pregabalin) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ: amitriptyline) là những loại thuốc phù hợp nhất. Capsaicin và lidocaine tại chỗ là được dùng những bệnh nhân bị đau nhẹ đến trung bình. Opioids (ví dụ oxycodone) cũng có hiệu quả nhưng không được ưa chuộng do thời gian điều trị và nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng thuốc

(Lựa chọn B) Glucocorticoid toàn thân (ví dụ: prednisone) có thể làm giảm cơn đau do bệnh zona cấp nhưng không hữu ích trong việc phòng ngừa hoặc điều trị PHN. Rất ít khi liệu pháp glucocorticoid nội tủy có thể được xem xét cho những bệnh nhân có các triệu chứng PHN nặng, dai dẳng.

(Lựa chọn C) MRI rất hữu ích để đánh giá bệnh lý rễ thần kinh, có thể gây đau rát tại vùng da rễ thần kinh phân bố nhưng đoạn tủy ngực ít gây triệu chứng này hơn các đoạn tủy khác. Chẩn đoán PHN chủ yếu dựa trên sự tương quan giữa thời gian phát ban da và cơn đau sau đó; hình ảnh thường không hữu ích.

(Lựa chọn D) X-quang ngực có thể xác định tràn dịch màng phổi do viêm màng phổi hoặc di căn màng phổi, có thể gây đau ngực. Tuy nhiên, bệnh nhân này không có triệu chứng ho, khó thở hoặc thăm khám (ví dụ: âm phế bào không đối xứng) gợi ý tràn dịch, và tiền sử đau rát, tăng cảm giác và phát ban của bà ấy phù hợp hơn với PHN. Viêm phổi do VZV (do lây lan virus) cũng có thể xả ra nhưng thường xuất hiện cùng lúc với phát ban và có liên quan đến các triệu chứng hô hấp.

(Lựa chọn E) Liệu pháp kháng vi-rút (ví dụ valacyclovir) có thể rút ngắn quá trình bệnh zona cấp tính và giảm nguy cơ PHN. Tuy nhiên, PHN không liên quan đến sự nhân lên của vi-rút đang diễn ra và liệu pháp kháng vi-rút không có lợi.

Kết luận:

Đau dây thần kinh sau zona được biểu hiện bằng đau rát và tăng cảm giác kéo dài >4 tháng sau zona cấp tính. Nguy cơ cao nhất ở những người lớn tuổi, khởi đầu bằng đau dữ dội hoặc phát ban nặng. Điều trị đầu tay bao gồm thuốc chống co giật (ví dụ gabapentin) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptyline).

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Shingles, Mayoclinic, đăng ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  2. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, truy cập ngày 2/1/2024.
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here